Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2002/QĐ-UB

Bình Phước, ngày 30 tháng 05 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TIN HỌC HÓA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ( sửa đổi) ngày 21/06/1994;

- Căn cứ Chỉ thị số 58-Chủ tịch UBND/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa giai đoạn 2001-2005;

- Căn cứ Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 – 2005 ;

- Căn cứ Công văn số 126/VPCP-BĐH 112 ngày 02/5/2002 của Ban Điều hành Đề án 112 của Chính phủ về việc thông báo kết quả thẩm định kỹ thuật Đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước tỉnh Bình Phước giai đoạn 2001-2005;

- Xét đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt Đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 – 2005 đẻ làm căn cứ cho Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện Đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước thuộc phạm vi chức năng và thẩm quyền của mình (Đề án kèm theo).

Tổng đầu tư : 40,860 tỷ đồng ( Bốn mươi tỷ, tám trăm sáu mươi triệu đồng).

Trong đó, chia ra thành các khoản mục chính như sau :

STT

Nội dung

Thành tiền
(triệu đồng)

1

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật

13.032

2

Bảo trì, bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật

1.448

3

Phát triển các ứng dụng

8.600

4

Xây dựng và cập nhật các CSDL

9.000

5

Bảo trì hệ thống phần mềm và CSDL

2.000

6

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

5.970

7

Quản lý, điều hành thực hiện đề án

810

 

Tổng cộng

40.860

Điều 2: Giao Văn phòng UBND tỉnh phối hợp vớ Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Khoa học – Công nghệ và Môi trường, Ban tổ chức chính quyền hướng dẫn các Sở, ban, ngành UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện Đề án này.

Điều 3: Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Tấn Hưng

 

ĐỀ ÁN

TIN HỌC HÓA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 – 2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2002/QĐ-UB ngày 03-0602002 của UBND tỉnh Bình Phước)

Thi hành Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 – 2005.

Tổ xây dựng Đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước tỉnh giai đoạn 2001 – 2005 được thành lập tại Quyết định số 2788/QĐ-UB ngày 07/11/2001 của UBND tỉnh. Với chức năng được giao, Tổ xây dựng Đề án 113 của tỉnh phối hợp với Viện Công nghệ Viễn thông – Thành phố Hồ Chí Minh (đơn vị tư vấn xây dựng đề án) đã triển khai xong giai đoạn khảo sát đánh giá hiện trạng và xây dựng Đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước tỉnh Bình Phước giai đoạn 2001 – 2005.

Sau khi có thông báo kết quả thẩm định kỹ thuật của Đề án tại Công văn số 126/VPCP-BĐH112 ngay 12/02/2002 của Ban Điều hành Đề án 112 của Chính phủ, Chủ tịch UBND quyết định phê duyệt “Đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước” của tỉnh giai đoạn 2001 – 2005 với các nội dung chủ yếu sau đây và giao Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện.

I. NHỮNG CĂN CỨ CỦA ĐỀ ÁN

Đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước tỉnh Bình Phước được xây dựng dựa trên những căn cứ sau đây :

1. Nghị quyết của Chính phủ số 49/CP ngày 04/8/1993 về phát triển Công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90 và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 211/TTg ngày 07/4/1995 đã xác định quản lý Nhà nước là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin.

2. Chỉ thị số 58/Chủ tịch UBND-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3. Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58/CT-TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa giai đoạn 2001-2005 nêu rõ “Các Bộ, ngành và địa phương phải xây dựng và triển khai thực hiện có kết quả và hiệu quả kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm về ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin như một bộ phận ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị mình”.

4. Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 – 2005. Đề án đã đưa ra mục tiêu : “Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước; đến cuối năm 2005, đưa hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ vào hoạt động”.

5. Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2005 đã đề ra mục tiêu hiện đại hóa nền hành chính Nhà nước, theo đó, đến năm 2010 xây dựng và đưa vào vận hành mạng điện tử - tin học thống nhất của Chính phủ với hai giai đoạn 2001 – 2005, 2006 – 2010.

II. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA TỈNH

1. Tình hình chung

Thực hiện Nghị quyết Chính phủ số 49/CP ngày 4/8/1993 về phát triển Công nghệ thông tin ở nước ta những năm 90, UBND tỉnh xác định Tin học hóa hoạt động quản lý Nhà nước là một trong những mục tiêu quan trọng trong “Chương trình phát triển Công nghệ thông tin” của tỉnh giai đoạn 1998 – 2000.

Mục tiêu của chương trình Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước của tỉnh Bình Phước là nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời, đáp ứng mọi yêu cầu trong việc ra quyết định và điều hành công việc của UBND tỉnh. Cải tiến từng bước việc cung cấp thông tin trong các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, v.v…; góp phần cải tiến tổ chức bộ máy và Tin học hóa công tác văn phòng trong các cơ quan Nhà nước.

Với mục tiêu nêu trên, tính đến nay việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý Nhà nước của tỉnh đã đạt được một số kết quả chính như sau :

+ Xây dựng và hoàn thiện dần các mạng cục bộ đã có.

+ Trong năm 2001 bắt đầu triển khai xây dựng mạng diện rộng của UBND tỉnh với một số Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã qua kênh điện thoại.

+ Xây dựng một số phần mềm ứng dụng, các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chuyên môn.

+ Bước đầu xây dựng thí điểm hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế - xã hội phục vụ công tác quản lý Nhà nước tại tỉnh Bình Phước.

+ Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức của các đơn vị trong tỉnh về tin học, chủ yếu tập trung vào kỹ năng sử dụng máy tính trong công tác văn phòng, sử dụng và khai thác các phần mềm, cơ sở dữ liệu hiện có trên mạng.

2. Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin :

Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin của các Sở, ban, ngành tỉnh còn rất khiêm tốn. Một số đơn vị trong tỉnh đã xây dựng được mạng LAN là : Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá, Cục thuế, Kho Bạc, Bưu điện, Ngân hàng. Còn lại, các đơn vị khác chưa có mạng LAN. Các máy đơn lẻ chủ yếu dùng để soạn thảo tài liệu và chưa được kết nối với nhau.

3. Về phần mềm :

Các Sở, ban, ngành trong tỉnh hầu như chưa có chương trình ứng dụng nào đáng kể, nếu có chỉ là những ứng dụng hoạt động độc lập hoặc hoạt động trong mạng nội bộ của đơn vị mà không có sự liên thông với UBND tỉnh hay các Sở, ban, ngành khác, thậm chí đối với ngành dọc cũng chỉ là báo cáo kết xuất dạng file gửi qua đĩa mềm hoặc Email. Đại đa số các máy đều sử dụng phần mềm văn phòng (Word, Excel) cho việc báo cáo, tính toán.

Phần mềm đang ứng dụng tại UBND tỉnh chủ yếu được viết trên ngôn ngữ Lotus Notes.

Các thông tin cập nhật trên mạng của UBND tỉnh chủ yếu là Công báo của Văn phòng Chính phủ; gửi nhận văn bản với Văn phòng Chính phủ; một số thông tin được sao chép về máy chủ từ các tờ báo điện tử như VnExpress để các cán bộ trong Văn phòng UBND tỉnh có thể khai thác (theo chế độ off-line).

Ngoài ra có một số phần mềm như Kế toán hành chính sự nghiệp; Quản lý nhân sự, v.v… chỉ hoạt động mang tính cục bộ phục vụ báo cáo lãnh đạo UBND tỉnh, các báo cáo kết xuất lãnh đạo vẫn bằng phương pháp thủ công truyền thống.

Việc trao đổi thông tin trong bộ máy quản lý hành chính Nhà nước của tỉnh vẫn qua đường công văn là chủ yếu.

Một số cơ quan trực thuộc UBND tỉnh đã có phòng đặt máy chủ riêng như : Văn phòng UBND tỉnh, Cục Thuế, Sở Khoa học – Công nghệ và Môi trường, Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch - Đầu tư. Các cơ quan này đã có cán bộ chuyên trách về Công nghệ thông tin tuy nhiên vẫn còn rất mỏng, năng lực còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp với thực tế đặt ra.

Các Sở, ban, ngành hiện nay hầu như chưa có Cơ sở dữ liệu nghiệp vụ riêng cho đơn vị, công tác tổng hợp báo cáo phục vụ lãnh đạo tỉnh vẫn thực hiện bằng tay.

4. Hệ thống mạng

Hệ thống các cơ quan, đơn vị trong tổ chức bộ máy quản lý hành chính Nhà nước của tỉnh Bình Phước hiện nay có 4 mạng cục bộ của các đơn vị : Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính - Vật giá, Sở Khoa học – Công nghệ và Môi trường, Sở Kế hoạch - Đầu tư. Theo điều tra toàn tỉnh có 147 máy vi tính, trong đó phần lớn là máy có cấu hình yếu.

5. Nguồn nhân lực

Tỉnh Bình Phước, tính đến nay đã đào tạo tin học cho 418 người (trong tổng 1.144 cán bộ công chức của các cơ quan trong bộ máy quản lý hành chính Nhà nước tỉnh). Trong số đó có 5 người có trình độ đại học và cao đẳng về tin học, trung cấp 9 người, kỹ thuật viên 10 người còn lại 394 người mới qua lớp tin học văn phòng. Điều này cho thấy nguồn nhân lực về Công nghệ thông tin của tỉnh còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu về việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính Nhà nước đặt ra ở địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa tổ chức được các loại hình đào tạo phù hợp, chưa có một trung tâm đào tạo Công nghệ thông tin đủ mạnh được đầu tư, trang bị đủ năng lực để nâng cao chất lượng đào tạo. Do vậy cần có chiến lược đầu tư thống nhất, hợp lý về con người và trang thiết bị kỹ thuật từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Tình hình Tin học hóa các dịch vụ công trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa phát triển bởi nhiều lý do khách quan. Mặc dù vậy các Sở, ban, ngành trong tỉnh luôn sẳn sàng đưa cơ sở dữ liệu của mình vào phục vụ công tác Tin học hóa các dịch vụ công để phục vụ nhân dân.

III. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung

Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ điều hành và quản lý của cơ quan hành chính Nhà nước tỉnh Bình Phước theo hai cấp chính quyền là tỉnh và huyện, thị xã.

Bám sát các mục tiêu của Chương trình cải cách hành chính Nhà nước, thúc đẩy mạnh mẽ việc hiện đại hóa Công nghệ hành chính, thực hiện Tin học hóa các quy trình phục vụ nhân dân trong các lĩnh vực dịch vụ công, nâng cao năng lực của các cơ quan hành chính Nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ công cho nhân dân và doanh nghiệp được thuận tiện, nhanh gọn và đảm bảo chất lượng công việc.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Xây dựng các hệ thống Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước, phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, điều hành trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước. Hoàn thiện và thống nhất áp dụng các chương trình ứng dụng phục vụ quản lý, điều hành (quản lý hồ sơ, thư tín điện tử, gửi nhận văn bản điện tử, quản lý các bộ, kinh tế - xã hội …).

2.2. Tổ chức xây dựng và tích hợp các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trước hết lac ở các Sở, ban, ngành trọng điểm như : Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính - Vật giá, Khoa học – Công nghệ và Môi trường, Giáo dục & Đào tạo, Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công an tỉnh, Ban Tổ chức chính quyền, Địa chính, v.v…để sử dụng chung.

2.3. Tin học hóa một số dịch vụ công nhằm nâng cao năng lực của các cơ quan hành chính Nhà nước trong việc phục vụ nhân dân và doanh nghiệp thuận tiện, nhanh chóng và đảm bảo chất lượng.

2.4. Đào tạo tin học : Đào tạo đội ngũ chuyên trách và bán chuyên trách về Công nghệ thông tin có đủ năng lực chuyên môn trên nhiều lĩnh vực để đáp ứng nhiệm vụ triển khai Đề án. Phổ cập Công nghệ thông tin cho càn bộ lãnh đạo, chuyên viên và cán bộ nghiệp vụ của các cơ quan hành chính cấp huyện, thị xã trở lên để có đủ khả năng sử dụng máy tính và mạng máy trong xử lý công việc thường xuyên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

2.5. Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, cải cách bộ máy tổ chức và lề lối làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước thuộc phạm vi thẩm quyền của UBND tỉnh trên cơ sở gắn mục tiêu Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước với chương trình cải cách hành chính của Chính phủ.

3. Phạm vi, đối tượng Tin học hóa của Đề án

Hệ thống thông tin phục vụ quản lý, điều hành của UBND các cấp, của các cơ quan ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh.

Công tác chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp và lãnh đạo các Sở, ban, ngành trong tỉnh.

Hoạt động cung cấp dịch vụ công của các cơ quan hành chính Nhà nước đối với nhân dân và doanh nghiệp.

4. Nhóm các dự án thành phần

4.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Công nghệ thông tin

· Xây dựng trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu tại UBND tỉnh và xây dựng mạng diện rộng của hệ thống quản lý hành chính Nhà nước tỉnh.

· Hoàn thiện các mạng cục bộ hiện có; xây dựng mới tại những đơn vị chưa có mạng và kết nối chúng với hệ thống thống nhất qua mạng diện rộng.

Cụ thể là :

a) Xây dựng Trung tâm tích hợp Cơ sở dữ liệu đặt tại Văn phòng UBND tỉnh. Các cơ sở dữ liệu dùng chung trong bộ máy hành chính Nhà nước được tập trung lưu trữ và xử lý tại Trung tâm này. Trung tâm có chức năng liên kết cơ sở dữ liệu tác nghiệp của các Sở, ban, ngành, huyện, thị xã trong tỉnh nhằm mục đích tích hợp thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND tỉnh và các đơn vị quản lý hành chính Nhà nước trong tỉnh. Trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu của tỉnh được kết nối trực tiếp với CPNet của Chính phủ. Do tính quan trọng của Trung tâm nên yêu cầu về hệ thống máy chủ, mạng, an toàn dữ liệu, bảo mật thông tin v.v… rất cao. Điều đó có tính chất quyết định đến việc lựa chọn giải pháp cho toàn bộ hệ thống.

b) Nâng cấp và xây dựng mới các mạng cục bộ tại các Sở, ban, ngành, huyện, thị xã theo các chuẩn thống nhất, hiện đại.

c) Tùy theo vị trí địa lý, nhu cầu về đường truyền các Sở, ban, ngành trong tỉnh được kết nối vào Trung tâm bằng cáp quang, cáp đồng hay bằng các công nghệ khác như kết nối vô tuyến, kết nối qua đường điện thoại công cộng.

d) Mỗi UBND huyện, thị có một mạng cục bộ tương đương với một Sở. Các xã, phường thí điểm được trang bị một máy tính với một modem. Huyện, xã kết nối đến mạng của tỉnh qua đường điện thoại công cộng.

* Giải pháp cho mạng WAN tỉnh :

· Đường trục chính : Văn phòng HĐND và UBND tỉnh và các Sở, ban, ngành trong khu vực hành chính của tỉnh được nối với nhau bằng cáp quang.

· Các đơn vị nằm ngoài khu vực hành chính, UBND thị xã Đồng Xoài và UBND các huyện nối đến mạng trục cáp quang trên bằng cáp đồng trục theo công nghệ Long Reach Ethrnet hoặc kênh thoại.

· Tất cả các đơn vị khác nối với mạng trung tâm của tỉnh bằng Dial-up qua kênh thoại.

· Mạng của tỉnh được nối vào mạng Chính phủ qua router tại Trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu của tỉnh bằng công nghệ do Văn phòng Chính phủ chỉ định.

4.2. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và các phân hệ ứng dụng

Đây chính là hệ thống thông tin Tin học hóa phục vụ cho sự chỉ đạo điều hành của Chủ tịch UBND tỉnh, của lãnh đạo các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước thuộc tỉnh. Các cơ sở dữ liệu và các phân hệ quản lý được tích hợp tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, bảo đảm cung cấp nhanh chóng, kịp thời các thông tin cần thiết về kinh tế, văn hóa, xã hội, hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành các quyết định quản lý, điều hành.

Các hệ thống ứng dụng và cơ sở dữ liệu được chia làm 3 nhóm gồm:

a) Nhóm các hệ thống thông tin tác nghiệp

· Hệ thống xử lý công văn, hồ sơ công việc

· Hệ thống tổng hợp báo cáo

· Hệ thống thư điện tử

· Website tỉnh Bình Phước

· Hệ thống các website tác nghiệp của các đơn vị quản lý hành chính Nhà nước tỉnh.

b) Nhóm các hệ thống quản lý

· CSDL văn bản pháp quy

· CSDL kinh tế - xã hội

· CSDL quản lý cán bộ, công chức

· CSDL đầu tư XDCB

· Xây dựng CSDL hệ thống thông tin địa lý (GIS) tỉnh.

c) Nhóm các dịch vụ công

· Quản lý, cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

· Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.

· Xây dựng mô hình hệ thống thông tin hành chính điện tử UBND thị xã Đồng Xoài.

4.3. Đào tạo

Nội dung đào tạo được chia làm 3 mục :

1. Đào tạo, nâng cao nhận thức về Công nghệ thông tin cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh.

2. Đào tạo cho cán bộ, chuyên viên của bộ máy quản lý hành chính Nhà nước tỉnh khai thác, sử dụng và vận hành hệ thống nhằm mục tiêu khai thác sử dụng một cách hiệu quả các chương trình ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của các Sở, ban, ngành.

3. Đào tạo chuyên sâu cho nhóm cán bộ chuyên ngành Công nghệ thông tin để tiếp nhận chuyển giao công nghệ và quản trị hệ thống kỹ thuật, tham gia xây dựng, phát triển các ứng dụng, bảo trì, bảo hành toàn bộ hệ thống và tham gia đào tạo cho các đơn vị trong tỉnh.

Cụ thể trong giai đoạn 2002 – 2005, dự án đào tạo về Công nghệ thông tin :

STT

Nội dung đào tạo

Đối tượng đào tạo

 

01

Nâng cao nhận thức, các kỹ năng cơ bản, nguyên tức hoạt động của các ứng dụng, tham quan trong và ngoài nước

Cán bộ lãnh đạo, quản lý

600

02

Các hệ thống ứng dụng, các CSDL dùng chung, làm việc trên mạng diện rộng, hệ thống thư điện tử, khai thác website trong, ngoài tỉnh và Internet

Chuyên viên, cán bộ nghiệp vụ, chuyên trách thuộc VP UBND và các Sở, ban, ngành, huyện, thị xã

6.200

03

Xây dựng và quản trị hệ thống, web design, CSDL, phân tích hệ thống, thiết kế các ứng dụng, bảo trì, phát triển, quản trị dự án.

Cán bộ chuyên Công nghệ thông tin và CEO của tỉnh.

96

IV. ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2002 – 2005

1. Yêu cầu đầu tư :

Tuân thủ các yêu cầu về đầu tư được quy định tại Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Kinh phí và phân kỳ đầu tư :

Nội dung

Thành tiền
(VNĐ)

Phân kỳ đầu tư

2002

2003

2004

2005

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật

1. Trung tâm tích hợp CSDL và mạng WAN

6.450

2.800

3.000

350

300

2. Mạng LAN cho 24 đơn vị QLNN tỉnh

6.700

1.800

1.340

2.260

1.300

3. Xây dựng các trạm thông tin công cộng

1.630

 

 

620

1.010

Tổng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật

14.780

4.600

4.340

3.230

2.610

Xây dựng các hệ thống ứng dụng và CSDL

4. Hệ thống xử lý văn bản hồ sơ công việc

1.800

900

510

190

200

5. Hệ thống báo cáo

1.500

 

490

500

510

6. Hệ thống xử lý khiếu nại tố cáo

1.800

100

700

700

300

7. Hệ thống thư điện tử

600

360

120

60

60

8. Website tác nghiệp của 24 đơn vị QLNN

2.500

600

700

600

600

9. Website Bình Phước

600

280

200

60

60

10. CSDL văn bản pháp quy

250

120

60

35

35

11. CSDL cán bộ công chức tỉnh

840

140

140

280

280

12. CSDL kinh tế - xã hội

2.000

600

480

420

500

13. CSDL thông tin địa lý GIS

2.000

500

800

400

300

14. CSDL đầu tư xây dựng cơ bản

480

145

120

100

115

15. Hệ thống cấp phép kinh doanh

1.000

400

400

100

100

16. Hệ thống cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, sở hữu nhà ở

830

 

100

400

330

17. Mô hình hành chính điện tử UBND thị xã Đồng Xoài

3.800

1.500

1.200

500

600

Tổng đầu tư xây dựng các ứng dụng và CSDL

20.000

5.645

6.020

4.345

3.990

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin

18. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

6.080

1.770

1.760

1.550

1.000

Tổng cộng

40.860

12.015

12.120

9.125

7.600

Tổng kinh phí của Đề án : 40.860 triệu đồng

Trong đó :

Vốn xin Trung ương cấp : 24.516 triệu đồng

Vốn địa phương : 16.344 triệu đồng

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chỉ đạo chung

Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước phải được tổ chức đồng bộ trong các cơ quan hành chính Nhà nước, dựa vào bộ máy hành chính hiện có của tỉnh để tổ chức thực hiện Đề án. Việc tổ chức được phân định như sau :

UBND tỉnh là cơ quan chủ quản đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh là chủ đầu tư có trách nhiệm :

- Phân tích nhu cầu Tin học hóa của tỉnh, xây dựng Đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước của tỉnh;

- Đôn đốc, kiểm tra việc triển khai các Đề án Tin học hóa trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng và lưu trữ thông tin điện tử thuộc phạm vi thẩm quyền;

- Áp dụng chuẩn thông tin và bảo vệ thông tin;

- Chủ động phối hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia trên cùng địa bàn nhằm thực hiện Đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước của tỉnh tiết kiệm và có hiệu quả.

2. Trách nhiệm của các đơn vị :

Việc triển khai, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra triển khai Đề án được phân công như sau :

2.1. Văn phòng UBND tỉnh :

Quản lý thống nhất lĩnh vực Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước trong phạm vi toàn tỉnh; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã thực hiện Đề án nói chung, các dự án thành phần nói riêng.

Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Khoa học – Công nghệ và Môi trường, Cục Thống kê trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quy định chuẩn hóa các loại thông tin cho các hoạt động quản lý điều hành Nhà nước của tỉnh trên cơ sở có sự chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ.

Tổng hợp tình hình thực hiện Đề án Tin học hóa của các Sở, ban, ngành để thực hiện báo cáo định kỳ Văn phòng Chính phủ, UBND tỉnh.

2.2. Sở Kế hoạch - Đầu tư :

Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính - Vật giá, Sở Khoa học – Công nghệ và Môi trường đưa Đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 – 2005 vào kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm (đối với nguồn kinh phí địa phương) để đảm bảo cơ sở thực hiện Đề án.

2.3. Sở Tài chính - Vật giá :

Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch - Đầu tư cân đối mức ngân sách Nhà nước dành cho Đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước.

Cấp phát kinh phí hàng năm cho từng nội dung của Đề án đã xét duyệt; hướng dẫn, kiểm tra tài chính trong việc thực hiện Đề án; tổng hợp tình hình cấp phát kinh phí hàng năm cho từng nội dung của Đề án và duyệt quyết toán kinh phí Đề án sau khi kết thúc.

2.4. Sở Khoa học – Công nghệ và Môi trường :

Có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị chỉ đạo triển khai Đề án nói riêng, các dự án nằm trong kế hoạch tổng thể chương trình Công nghệ thông tin của tỉnh giai đoạn 2002 – 2005 nói chung, đảm bảo tính hiệu quả, tránh trùng lặp và chồng chéo.

2.5. Ban Tổ chức chính quyền :

Có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh nghiên cứu về cơ cấu tổ chức bộ máy trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập Trung tâm Tin học trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh để chủ trì xây dựng và thực hiện Đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước, phục vụ quản lý và điều hành của Chủ tịch UBND tỉnh, theo Quyết định 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

2.6. Đối với các đơn vị chủ trì dự án thành phần :

Đối với các Sở, ban, ngành chủ trì các dự án thành phần, thành lập Ban quản lý Dự án và có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai có hiệu quả dự án do mình chủ trì theo sự chỉ đạo chung của Ban Điều hành 112 của tỉnh.

3. Kế hoạch và tiến độ thực hiện :

Thực hiện theo tiến độ chung của Ban Điều hành Đề án 112 :