- 1Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001
- 2Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh phí và lệ phí
- 3Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 71/2003/TT-BTC hướng dẫn về phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài chính ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 1Quyết định 218/2008/QĐ-UBND về mức thu, quản lý và sử dụng nguồn thu phí cảng cá, bến cá, phí sử dụng bến bãi, mặt nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 2Quyết định 481/2009/QĐ-UBND công bố danh mục các văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành đã hết hiệu lực pháp luật theo Quyết định 53/2008/QĐ-BTC và Quyết định 94/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 229/2006/QĐ-UBND | Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 11 tháng 9 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 71/2003/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 12/2006/NQ-HĐND ngày 01 tháng 8 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khóa VIII kỳ họp thứ 7 về việc ban hành quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bến bãi, đường nội bộ, mặt bằng, mặt nước tại các cảng cá, bến cá tỉnh Ninh Thuận;
Căn cứ Văn bản số 151/HĐND-TH ngày 01 tháng 9 năm 2006 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ý kiến thời điểm thi hành Nghị quyết số 12/2006/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VIII;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thủy sản tại Tờ trình số 376/TTr-STS ngày 08 tháng 8 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bến bãi, đường nội bộ, mặt bằng, mặt nước tại các cảng cá, bến cá (gọi tắt là phí cảng cá, bến cá) tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Đối với các trường hợp đã nộp phí sử dụng mặt bằng, mặt nước cả năm 2006, không áp dụng hình thức truy thu hoặc thoái thu khi quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2006.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2006. Những quy định trước đây trái với nội dung quy định ban hành kèm theo Quyết định này đều bãi bỏ.
Ông Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Thủy sản, Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Ban quản lý Khai thác các công trình thủy sản; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã ven biển và Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ BẾN BÃI, ĐƯỜNG NỘI BỘ, MẶT BẰNG, MẶT NƯỚC TẠI CÁC CẢNG CÁ, BẾN CÁ TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 229/2006/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Điều 1. Khu vực cảng cá, bến cá bao gồm: bến cập tàu, bến neo đậu tàu, luồng lạch và mặt nước từ cửa biển trở vào đến hết khu vực bố trí tàu thuyền neo đậu; mặt bằng cảng, bãi, đường nội bộ cảng, các công trình kè, phao tiêu dẫn luồng và các thiết bị phục vụ hoạt động liên hoàn của cảng cá, bến cá.
- Bến cập tàu: nơi tàu thuyền cập bến để bốc dỡ hàng hóa, hải sản;
- Bến neo đậu: là vùng nước trong khu vực cảng, ở đó sau khi tàu thuyền bốc dỡ hàng hoá xong sẽ neo đậu lại;
- Mặt nước: nơi tàu thuyền di chuyển, neo đậu, kể cả phần cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng để hoạt động;
- Bãi, mặt bằng cảng: là mặt bằng của cảng, ở đó được phân chia, bố trí cho tổ chức, cá nhân sử dụng phục vụ cho dịch vụ hậu cần nghề cá;
- Đường nội bộ cảng: là mặt bằng trong cảng dành cho các phương tiện giao thông đường bộ qua lại;
- Tàu cá neo đậu ổn định thường xuyên trong tỉnh: là tàu cá của ngư dân trong tỉnh thực hiện neo đậu, cập bến ở tất cả các cảng, bến cá trong tỉnh và chỉ thực hiện nộp phí tại một nơi ngư dân đăng ký hộ khẩu cư trú ổn định;
- Tàu cá vãng lai ngoài tỉnh: là tàu cá của ngư dân ngoài tỉnh đến đánh bắt hải sản và vào neo đậu, cập bến tại các cảng, bến cá trong tỉnh;
- Tàu thuyền cung ứng dịch vụ nghề cá: là tàu thuyền kể cả tàu cá thực hiện mua bán cung ứng dịch vụ trên biển;
- Phí sử dụng bến, bãi, đường nội bộ, mặt bằng, mặt nước tại các cảng cá, bến cá là khoản tiền phải nộp cho nhà nước khi các tổ chức, cá nhân sử dụng cơ sở hạ tầng cảng, bến cá được nhà nước đầu tư.
Điều 3. Đối tượng nộp phí, tính phí
1. Đối tượng nộp phí
a) Các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh có các loại phương tiện gồm: tàu cá khai thác hải sản, tàu thuyền vận tải hàng hoá và các phương tiện vận tải khác khi vào khu vực cảng cá, bến cá để làm dịch vụ, kinh doanh mua bán, vận chuyển hành khách, hàng hóa đều phải nộp phí theo quy định này;
b) Các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có sử dụng mặt bằng cảng, bến bãi, mặt nước trong khu vực cảng, bến cá để hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải nộp phí theo quy định này.
2. Đối tượng tính phí
Là các phương tiện vận tải ra vào, lưu bãi; tàu thuyền cập cảng, neo đậu, lưu bến; mặt bằng, mặt nước trong khu vực cảng.
Điều 4. Đối tượng không phải nộp phí
1. Các đơn vị làm nhiệm vụ đặc biệt như: Biên phòng, Quân đội, Công an, cơ quan bảo vệ nguồn lợi thủy sản có tàu thuyền vào bến cập cảng không phải nộp phí nhưng phải đăng ký trước để đơn vị quản lý cảng cá, bến cá bố trí vị trí neo đậu.
2. Các tổ chức, cá nhân có tàu thuyền vào khu vực cảng, bến cá để neo đậu trong thời gian có bão, lũ không phải nộp phí neo đậu nhưng phải chấp hành đúng quy định của đơn vị quản lý cảng, bến cá về vị trí và thời gian neo đậu.
1. Mức thu phí bến, bãi, đường nội bộ, mặt bằng, mặt nước theo bảng quy định đính kèm.
- Các nhà đầu tư cơ sở chế biến xuất khẩu theo tiêu chuẩn ngành thủy sản được cơ quan quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thú y thuộc Bộ Thủy sản cấp giấy phép thì mức thu 10.000 đồng/m2/năm;
- Đối với mức thu phí sử dụng bãi, đường nội bộ cảng đối với phương tiện ra vào cảng, bến cá được thu như sau:
+ Khi phương tiện vào cảng, bến cá có hàng hóa và ra không có hàng hóa thì áp dụng mức thu đối với phương tiện có chở hàng hóa;
+ Khi phương tiện vào cảng, bến cá không có hàng hóa và ra có hàng hóa thì áp dụng mức thu đối với phương tiện có chở hàng hóa.
2. Đối với các phương tiện vận tải ra, vào cảng, bến cá thường xuyên thì có thể áp dụng hình thức thu phí khoán hàng tháng. Mức phí khoán tháng được mức thu từng chuyến trong 01 tháng (có xét đến yếu tố thời vụ).
Điều 6. Tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí
1. Đơn vị quản lý cảng cá, bến cá tổ chức lực lượng thu, bố trí địa điểm thu phí thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và dịch vụ phục vụ nghề cá trong khu vực cảng, bến cá. Khi thu phí phải:
a) Thông báo và niêm yết công khai mức thu phí tại điểm thu ở vị trí thuận tiện để các đối tượng nộp phí biết;
b) Phải đăng ký tại cơ quan Thuế trực tiếp quản lý để được cấp biên lai thu phí và quản lý, sử dụng theo đúng quy định của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán biên lai thu phí;
c) Khi thu phí phải cấp cho người nộp tiền biên lai thu phí; phải thực hiện đăng ký, kê khai, thu, nộp và quyết toán tiền thu phí theo quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.
2. Tổ chức thực hiện thu phí được trích để lại đơn vị 90% trên tổng số tiền thu phí hàng năm và được chi cho các nội dung:
- Chi cho cán bộ quản lý và lao động trực tiếp thu phí, bao gồm: các khoản tiền lương hoặc tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công theo chế độ hiện hành;
- Chi phí phục vụ cho việc thu phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước, công tác phí, công vụ phí và các hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành;
- Chi sửa chữa thường xuyên, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác thu phí;
- Chi cho công tác thông tin tuyên truyền, phối hợp hỗ trợ lực lượng phục vụ công tác thu;
- Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thu phí trong đơn vị. Mức trích lập hai quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện.
Hàng năm, đơn vị tổ chức thu phí chịu trách nhiệm lập dự toán thu, chi và tổng hợp chung vào dự toán thu, chi ngân sách của đơn vị, cuối năm thực hiện công tác quyết toán thu, chi theo chế độ hiện hành. Số phí để lại nếu chưa chi hết trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
Việc miễn, giảm phí sử dụng bến, mặt nước chỉ được thực hiện trong trường hợp do thiên tai, tai nạn gây ảnh hưởng trực tiếp đến tàu thuyền. Ban quản lý Khai thác các công trình thủy sản có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị quản lý cảng cá, bến cá trực thuộc phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng thường trú để xác định và tổng hợp số phí miễn, giảm đề nghị Sở Thủy sản, Cục Thuế tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 8. Quy định về sử dụng mặt bằng, bến, mặt nước
1. Thời gian đăng ký sử dụng mặt bằng, bến, mặt nước của các thành phần kinh tế dưới 20 năm (hai mươi năm) do đơn vị quản lý cảng cá, bến cá hợp đồng cho sử dụng theo quy hoạch đã được duyệt; từ 20 năm (hai mươi năm) trở lên phải được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Trong trường hợp tiền phí sử dụng mặt bằng được nộp từng năm thì mỗi năm nộp hai lần, lần đầu nộp trước ngày 01/4, lần sau nộp trước ngày 01/10 hàng năm. Trường hợp thời gian sử dụng mặt bằng dưới 01 năm (một năm) thì nộp 01 lần (một lần) vào thời điểm hợp đồng được ký kết.
3. Việc xây dựng các cơ sở sơ chế biến, dịch vụ hậu cần trên cảng cá, bến cá phải thực hiện đúng quy định.
4. Khuyến khích ưu đãi nộp phí trước thời hạn: giảm phí sử dụng mặt bằng và phí tàu cá trong tỉnh neo đậu ổn định thường xuyên 10% khi nộp đủ một lần tiền phí cả năm ngay trong tháng đầu tiên của năm và giảm 5% khi nộp đủ một lần tiền phí cả năm trong sáu tháng đầu năm đối với đối tượng nộp phí không còn nợ phí của các năm trước.
Điều 9. Các quy định về thu phí hưởng lợi mặt nước
Chiều dài hưởng lợi trực tiếp mặt nước đối với cơ sở sản xuất kinh doanh là chiều dài mặt đất của cơ sở tiếp xúc trực tiếp với mặt nước được tính theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc theo giấy xác nhận của chính quyền địa phương khi không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mức thu phí hưởng lợi mặt nước của từng ngành nghề kinh doanh được tính theo chiều dài hưởng lợi trực tiếp mặt nước của cơ sở sản xuất kinh doanh, sau khi trừ phần chiều dài được nhà nước trưng dụng, bị bồi lấp, dòng xoáy (nếu có).
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong khu vực cảng cá, bến cá phải đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, bảo vệ công trình ở khu vực cảng cá, bến cá; đồng thời chấp hành đúng nội quy của đơn vị quản lý cảng cá, bến cá.
2. Tàu thuyền mỗi lần cập cảng, bến cá tối đa không quá 3 (ba) giờ, tính từ lúc cập bến, xuất và nhập xong sản phẩm hàng hoá. Nếu đột xuất muốn lưu lại bến cập tàu phải được sự đồng ý của đơn vị quản lý cảng cá, bến cá.
3. Đơn vị quản lý cảng cá, bến cá tổ chức sắp xếp, bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, ... tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sản xuất kinh doanh hoạt động trong khu vực cảng cá, bến cá.
4. Những tổ chức, cá nhân vào cảng cá, bến cá hoạt động nhưng không chịu nộp phí, không thực hiện tốt các quy định thì đơn vị quản lý cảng cá, bến cá có quyền từ chối hoạt động và đề nghị các cơ quan chức năng xử lý theo đúng pháp luật hiện hành.
5. Đối với tàu thuyền nước ngoài khi vào khu vực cảng cá, bến cá phải chấp hành các quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phải thông báo, đăng ký trước để đơn vị quản lý cảng cá, bến cá đề nghị với các cơ quan chức năng cho phép về mục đích, thời gian neo đậu và thủ tục tiếp nhận.
6. Khi giá cả thị trường tăng, giảm 15% trở lên so với quy định này thì Ban quản lý Khai thác các công trình thủy sản lập báo về Sở Thủy sản để phối hợp với Sở Tài chính, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung.
Điều 11. Giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm và khen thưởng
1. Việc giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm và khen thưởng trong công tác thu phí tại các cảng cá, bến cá được áp dụng theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.
2. Những tổ chức, cá nhân cố tình chây ỳ không nộp phí thì ngoài việc xử lý phải nộp đủ số phí, còn tùy theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Đơn vị quản lý cảng cá, bến cá chịu trách nhiệm lập hồ sơ kiến nghị xử lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Điều 12. Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, Sở Thủy sản có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tại các cảng cá, bến cá trong tỉnh. Ban quản lý Khai thác các công trình thủy sản có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các đơn vị quản lý cảng, bến cá trực thuộc phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan khác, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn trong khu vực thực hiện tốt quy định này.
Điều 13. Trong quá trình thực hiện nếu có những vướng mắc phát sinh, Ban quản lý Khai thác các công trình thủy sản phải báo cáo kịp thời cho Giám đốc Sở Thủy sản để phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh và các ngành có liên quan xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
MỨC THU PHÍ SỬ DỤNG BẾN BÃI, ĐƯỜNG NỘI BỘ, MẶT BẰNG, MẶT NƯỚC TẠI CÁC CẢNG CÁ, BẾN CÁ TRONG TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 229/2006/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
ĐỐI TƯỢNG THU | ĐƠN VỊ TÍNH | MỨC THU (đồng) |
A. Sử dụng bãi, đường nội bộ, cảng cá, bến cá |
|
|
1. Phương tiện không chở hàng hóa | Lượt ra/vào |
|
- Máy kéo các loại | " | 3.000 |
- Xe tải, xe khách các loại | " | 15.000 |
2. Phương tiện có chở hàng hóa | Lượt ra/vào |
|
- Xe gắn máy, xích lô, ba gác đạp | " | 1.000 |
- Xe ba gác máy | " | 3.000 |
- Máy kéo các loại | " | 10.000 |
- Xe khách các loại | " | 15.000 |
- Xe có trọng tải dưới 01 tấn | " | 10.000 |
- Xe có trọng tải từ 01 tấn đến dưới 1,5 tấn | " | 20.000 |
- Xe có trọng tải từ 1,5 tấn đến dưới 2,5 tấn | " | 35.000 |
- Xe có trọng tải từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn | " | 45.000 |
- Xe có trọng tải từ 5 tấn đến dưới 10 tấn | " | 65.000 |
- Xe có trọng tải trên 10 tấn | " | 85.000 |
- Xe chở nước |
|
|
+ Xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên | " | 25.000 |
+ Sử dụng phương tiện máy kéo | " | 10.000 |
B. Sử dụng mặt bằng cảng |
|
|
1. Bãi, mặt bằng không có mái che |
|
|
- Lô số 1 | m2/năm | 80.000 |
m2/tháng | 20.000 | |
m2/ngày | 1.000 | |
- Số 2 và lô số 3 | m2/năm | 60.000 |
m2/tháng | 16.000 | |
- Lô số 4 | m2/năm | 50.000 |
m2/tháng | 13.000 | |
2. Mặt bằng có mái che do Nhà nước xây dựng |
|
|
- Mặt bằng cảng, bến cá | m2/năm | 160.000 |
m2/tháng | 30.000 | |
m2/ngày | 2.000 | |
- Kiốt | m2/năm | 300.000 |
m2/tháng | 40.000 | |
3. Lưu bãi, mặt bằng cảng, bến cá |
|
|
- Xe vận tải, xe khách (từ 24h đến 04h) | chiếc | 15.000 |
- Hàng hóa | tấn/ngày đêm | 10.000 |
C. Sử dụng bến, mặt nước đối với tàu thuyền |
|
|
1. Tàu cá neo đậu ổn định thường xuyên trong tỉnh |
|
|
- Tàu dưới 20CV | Năm | 130.000 |
- Tàu từ 20CV đến 29CV | " | 260.000 |
- Tàu từ 30CV đến 39CV | " | 400.000 |
- Tàu từ 40CV đến 49CV | " | 540.000 |
- Tàu từ 50CV đến 59CV | " | 620.000 |
- Tàu từ 60CV đến 69CV | " | 720.000 |
- Tàu từ 70CV đến 114CV | " | 880.000 |
- Tàu từ 115CV đến 159CV | " | 1.320.000 |
- Tàu từ 160CV trở lên | " | 1.800.000 |
2. Tàu thuyền vãng lai ngoài tỉnh |
|
|
- Tàu thuyền dưới 45CV | lần cặp bến | 20.000 |
- Tàu thuyền từ 45CV đến dưới 90CV | " | 40.000 |
- Tàu thuyền từ 90CV đến dưới 125CV | " | 60.000 |
- Tàu thuyền từ 125CV trở lên | " | 80.000 |
3. Tàu cung ứng dịch vụ nghề cá |
|
|
- Tàu cập bến có bốc dỡ hàng hóa | lượt cập bến | 100.000 |
- Tàu neo đậu
| ngày đêm | 50.000 |
D. Sự dụng mặt nước đối với các cơ sở SXKD hưởng lợi trực tiếp từ hệ thống công trình |
|
|
- Cơ khí tàu thuyền (đóng mới, sửa chữa) | m/năm | 100.000 |
- Kinh doanh hải sản, xăng dầu, nước đá | m/năm | 200.000 |
- 1Quyết định 218/2008/QĐ-UBND về mức thu, quản lý và sử dụng nguồn thu phí cảng cá, bến cá, phí sử dụng bến bãi, mặt nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 2Quyết định 481/2009/QĐ-UBND công bố danh mục các văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành đã hết hiệu lực pháp luật theo Quyết định 53/2008/QĐ-BTC và Quyết định 94/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- 3Quyết định 29/2013/QĐ-UBND quy định về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 4Công văn 5854/UBND-TCTM năm 2013 thực hiện công tác thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 5Quyết định 98/2013/QĐ-UBND sửa đổi quy định thuê đất, mặt nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 44/2011/QĐ-UBND
- 6Quyết định 35/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 7Quyết định 12/2006/QĐ-UBND hủy bỏ một số nội dung Quy chế quản lý hoạt động tại cảng cá và vùng nước cảng cá trong tỉnh Khánh Hòa ban hành kèm theo Quyết định 36/2003/QĐ-UB
- 1Quyết định 218/2008/QĐ-UBND về mức thu, quản lý và sử dụng nguồn thu phí cảng cá, bến cá, phí sử dụng bến bãi, mặt nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 2Quyết định 481/2009/QĐ-UBND công bố danh mục các văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành đã hết hiệu lực pháp luật theo Quyết định 53/2008/QĐ-BTC và Quyết định 94/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- 1Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001
- 2Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh phí và lệ phí
- 3Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 71/2003/TT-BTC hướng dẫn về phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài chính ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7Quyết định 29/2013/QĐ-UBND quy định về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 8Công văn 5854/UBND-TCTM năm 2013 thực hiện công tác thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 9Quyết định 98/2013/QĐ-UBND sửa đổi quy định thuê đất, mặt nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 44/2011/QĐ-UBND
- 10Quyết định 35/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 11Quyết định 12/2006/QĐ-UBND hủy bỏ một số nội dung Quy chế quản lý hoạt động tại cảng cá và vùng nước cảng cá trong tỉnh Khánh Hòa ban hành kèm theo Quyết định 36/2003/QĐ-UB
Quyết định 229/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bến bãi, đường nội bộ, mặt bằng, mặt nước tại các cảng cá, bến cá tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- Số hiệu: 229/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/09/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Hoàng Thị Út Lan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/08/2006
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực