Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2268/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 22 tháng 06 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BỘ CHỈ SỐ (KPI) GIÁM SÁT, ĐO LƯỜNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH BÌNH ĐỊNH (PHIÊN BẢN 1.0)

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định (Khóa XX) về chuyển đổi số tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 5151/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Bình Định (phiên bản 1.0);

Căn cứ Quyết định số 5360/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Bình Định phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định (phiên bản 2.0);

Công văn số 3098/BTTTT-KHCN ngày 13 tháng 9 năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Công bố Bộ chỉ số đô thị thông minh Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 (Phiên bản 1.0);

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 37/TTr-STTTT ngày 02/6/2023 về việc ban hành Bộ Chỉ số (KPI) giám sát, đo lường quá trình xây dựng và phát triển đô thị thông minh tỉnh Bình Định (phiên bản 1.0).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chỉ số (KPI) giám sát, đo lường quá trình xây dựng và phát triển đô thị thông minh tỉnh Bình Định (phiên bản 1.0).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ TT&TT (b/cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP;
- Lưu: VT, K9.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Hải Giang

 

BỘ CHỈ SỐ (KPI) GIÁM SÁT, ĐO LƯỜNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH BÌNH ĐỊNH

(Phiên bản 1.0)

(Kèm theo Quyết định số     /QĐ-UBND ngày     /    /2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định)

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2005;

- Luật An toàn thông tin mạng ngày 19/11/2015;

- Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030;

- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 20/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định (Khóa XX) về chuyển đổi số tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 5151/QĐ-UBND ngày 23/12/2020 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Bình Định, phiên bản 1.0.

- Quyết định số 5360/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh Bình Định phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định (phiên bản 2.0).

- Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 25/4/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 20/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XX) về chuyển đổi số tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 10/3/2023 của UBND tỉnh về chuyển đổi số năm 2023, định hướng đến năm 2025;

- Văn bản số 3098/BTTTT-KHCN ngày 13/9/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Công bố Bộ chỉ số đô thị thông minh Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 (Phiên bản 1.0).

2. Mục đích, ý nghĩa của Bộ chỉ số đô thị thông minh

Việc xây dựng và phát triển đô thị thông minh là một quá trình liên tục, lâu dài. Do đó, để quá trình này triển khai đúng hướng và đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã đặt ra, cần có một bộ chỉ số để giám sát, đo lường quá trình xây dựng và phát triển (gọi là Bộ chỉ số hiệu năng hoạt động hoặc Bộ chỉ số - KPI). Bộ chỉ số đô thị thông minh là tập hợp các chỉ số nhằm giúp theo dõi, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển của đô thị; giám sát được quá trình xây dựng đô thị thông minh đảm bảo hướng đến các mục tiêu đã đặt ra; đồng thời hỗ trợ chính quyền ra quyết định trong công tác quản lý đô thị.

3. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Bộ chỉ số đô thị thông minh (Phiên bản 1.0) được đưa ra để đánh giá mức độ “thông minh hóa” các hoạt động của đô thị theo định hướng và mục tiêu phát triển đô thị thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Bình Định.

4. Một số khái niệm thuật ngữ

4.1. Đô thị thông minh: Đô thị hoặc khu vực cư dân ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information Communication Technology- ICT) phù hợp, tin cậy, có tính đổi mới sáng tạo và các phương thức khác nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phân tích, dự báo, cung cấp các dịch vụ, quản lý các nguồn lực của đô thị có sự tham gia của người dân; nâng cao chất lượng cuộc sống và làm việc của cộng đồng; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo phát triển kinh tế; đồng thời bảo vệ môi trường trên cơ sở tăng cường liên thông, chia sẻ dữ liệu, an toàn thông tin giữa các hệ thống và dịch vụ.

Khái niệm đô thị thông minh được hiểu là đô thị thông minh phát triển bền vững.

4.2. Bộ chỉ số (Key Performance Indicators - KPI): Là thước đo để đo lường và giám sát hiệu quả hoạt động hoặc chiến lược phát triển của tổ chức/cá nhân, có ý nghĩa quan trọng cho sự thành công hiện tại cũng như tương lai của tổ chức/cá nhân.

4.3. Bộ chỉ số đô thị thông minh: Được dùng để đo lường và giám sát hiệu quả hoạt động của đô thị thông minh, là công cụ hỗ trợ chính quyền giám sát và định hướng xây dựng đô thị hướng tới đô thị phát triển thông minh bền vững.

4.4. Đô thị thông minh trong mối quan hệ với các ngành, lĩnh vực: Đô thị thông minh được hiểu là việc đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực của đô thị. Sự “thông minh” của các ngành, lĩnh vực thể hiện ở các dịch vụ thông minh (giao thông thông minh, lưới điện thông minh, y tế thông minh, chính quyền điện tử...) giúp cho người dân hay chính quyền ra quyết định thuận lợi hơn; đồng thời, các đối tượng ở tất cả các ngành, lĩnh vực trong đô thị cũng có thể hiểu nhau và thực hiện các hoạt động một cách tự động để phục vụ cuộc sống đô thị được tốt hơn. Quá trình này sẽ tạo ra sự phát triển cân bằng, bền vững hướng đến mục tiêu chung của đô thị. Việc phản ánh vai trò, tác động của công nghệ ICT trong xây dựng đô thị hướng tới thông minh được thể hiện trong các chỉ số đô thị thông minh.

5. Bộ chỉ số (KPI) đô thị thông minh

5.1. Cấu trúc Bộ chỉ số

Bộ chỉ số KPI đô thị thông minh (phiên bản 1.0) gồm 27 chỉ số và được phân bổ vào các “Lớp” và các “Nhóm chỉ số”. Các “Nhóm chỉ số” lại được chia thành các “Phân nhóm” và được thể hiện chi tiết theo bảng sau:

TT

Lớp

Nhóm chỉ số

Phân nhóm

Tên chỉ số

1.

Lấy người dân làm trung tâm

Chia sẻ thông tin và lắng nghe ý kiến cư dân đô thị

Dân biết

Tình hình công khai thông tin đô thị cho người dân

2.

Dân bàn

Việc công khai kết quả phản ánh của người dân về hoạt động của chính quyền

3.

Dân giám sát

Mức độ thường xuyên đánh giá sự hài lòng của người dân

4.

Tạo điều kiện cho người dân tham gia xây dựng đô thị

Người dân tham gia phản hồi thông tin cho chính quyền

Sự sẵn sàng của hạ tầng giúp người dân tham gia phản hồi thông tin cho chính quyền

5.

Cảm nhận của người dân đô thị

Cảm nhận của người dân về tiến bộ của đô thị

Đánh giá chung của người dân về sự tiến bộ của đô thị

6.

Hiệu quả hoạt động của bộ máy Chính quyền

Dịch vụ, tiện ích đô thị thông minh

Dịch vụ công

Tình hình sử dụng một mã số điện tử trong các dịch vụ hành chính công

7.

Mức độ ứng dụng ICT trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến

8.

Hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính ứng dụng ICT

9.

Dịch vụ giao thông

Tình hình cung cấp thông tin giao thông theo thời gian thực

10.

Dịch vụ y tế

Tình hình sử dụng bệnh án điện tử

11.

Tình hình ứng dụng ICT trong đăng kí khám chữa bệnh

12.

Dịch vụ giáo dục

Tình hình ứng dụng ICT trong kết nối gia đình và nhà trường

13.

Các dịch vụ đô thị

Tình hình cung cấp các dịch vụ đô thị

14.

Mức độ sử dụng dịch vụ đô thị qua Internet

15.

Dịch vụ an sinh xã hội

Tình hình lập hồ sơ thông tin điện tử của các hộ gia đình khó khăn

16.

Quản lý đô thị hiệu quả

Công tác quản lý đô thị

Tình hình ứng dụng ICT trong quản lý tài sản công

17.

An ninh trật tự

Tình hình lắp đặt camera giám sát an ninh trật tự công cộng

18.

Bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường

Tình hình ứng dụng ICT theo dõi ô nhiễm nguồn nước

19.

Tình hình ứng dụng ICT theo dõi ô nhiễm không khí

20.

Tình hình ứng dụng ICT giám sát xử lý nước thải

21.

Mức độ công khai các thông tin về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, tổ chức

22.

Định hướng và thúc đẩy

Hạ tầng thông tin

Hạ tầng thông tin băng rộng

Tình hình phổ cập Wifi tại các điểm công cộng

23.

Tình hình cung cấp mạng cáp quang đến khách hàng

24.

Tình hình phổ cập băng rộng di động

25.

 

Chia sẻ tài nguyên

Tình hình chia sẻ tài nguyên thông tin giữa các ngành/lĩnh vực quản lý của tỉnh

26.

An toàn thông tin

An toàn thông tin

Tình hình đảm bảo an toàn thông tin

27.

Đổi mới sáng tạo/ tính mở của đô thị

Thúc đẩy, định hướng các điều kiện hỗ trợ xây dựng ĐTTM

Mức độ đóng góp/tham gia của người dân trong hoạt động đổi mới, sáng tạo của đô thị

5.2. Bảng chi tiết các chỉ số KPI:

STT

Lớp

Nhóm chỉ số

Phân nhóm

Tên chỉ số

Ý nghĩa chỉ số

Đơn vị tính

Phương pháp tính toán

Yêu cầu dữ liệu

Nguồn dữ liệu đánh giá

1.

Lấy người dân làm trung tâm

Chia sẻ thông tin và lắng nghe ý kiến cư dân đô thị

Dân biết

Tình hình công khai thông tin đô thị cho người dân

Chỉ số này dùng để đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính của đô thị.

%

Tỷ lệ % số lượng thông tin đô thị được cung cấp công khai/Tổng số lượng thông tin trong danh mục phải công khai theo quy định.

Thông tin đô thị bao gồm các quy hoạch của đô thị, ngân sách, dịch vụ công được công khai thông tin trên tối thiểu 3 phương tiện bao gồm cổng thông tin điện tử trong cơ quan nhà nước, truyền thông trong khu dân cư và công bố tại trụ sở của cơ quan nhà nước các cấp.

UBND cấp huyện

2.

 

 

Dân bàn

Việc công khai kết quả phản ánh của người dân về hoạt động của chính quyền

Chỉ số này đánh giá việc thực hiện công khai thông tin phản hồi của người dân về các hoạt động của chính quyền

%

Tỷ lệ số lĩnh vực của đô thị có công khai thông tin phản hồi của người dân/Tổng số lĩnh vực của đô thị

Thông tin đô thị bao gồm các quy hoạch của đô thị, ngân sách, dịch vụ công.

UBND cấp huyện

3.

 

 

Dân giám sát

Mức độ thường xuyên đánh giá sự hài lòng của người dân

Chỉ số này cho thấy mức độ thường xuyên quan tâm đến sự hài lòng của người dân theo địa bàn nhằm cải thiện công việc của chính quyền

%

Tỷ lệ % số đơn vị hành chính có dữ liệu đánh giá sự phản hồi của người dân định kỳ theo năm/Tổng đơn vị hành chính

Đơn vị hành chính là các đơn vị cấp xã, phường, thị trấn. Nội dung khảo sát của chính quyền có thể có nhiều nội dung nhưng tối thiểu cần có cảm nhận chung của người dân về chính quyền.

UBND cấp huyện

4.

 

 

Người dân tham gia phản hồi thông tin cho chính quyền

Sự sẵn sàng của hạ tầng giúp người dân tham gia phản hồi thông tin cho chính quyền

Chỉ số này đánh giá về mức độ sẵn sàng của hạ tầng ICT cho phép người dân tham gia đóng góp ý kiến cho công tác quản lý đô thị

%

Tỷ lệ % lượng thông tin được cung cấp công khai có cơ chế phản hồi thông tin thông qua ứng dụng ICT/Tổng lượng thông tin được công khai

Thông tin đô thị bao gồm các quy hoạch của đô thị, các dự án đô thị. Các hệ thống phản hồi thông tin dựa trên ứng dụng ICT là một trong số các loại hình như email, tin nhắn, cổng thông tin điện tử, ứng dụng smartcity Bình Định trên thiết bị thông minh.

Sở Thông tin và Truyền thông

5.

 

Cảm nhận của người dân đô thị

Cảm nhận của người dân về tiến bộ của đô thị

Đánh giá chung của người dân về sự tiến bộ của đô thị

Chỉ số này dùng để đánh giá sự hài lòng của người dân về sự tiến bộ của đô thị nói chung, không xét theo từng vấn đề cụ thể.

%

Tỷ lệ người dân được khảo sát về sự hài lòng đối với sự tiến bộ của đô thị/Tổng số dân của đô thị.

Dữ liệu thực hiện khảo sát cuối năm theo hình thức lấy mẫu, ưu tiên hình thức khảo sát qua ứng dụng ICT giao tiếp cư dân với chính quyền. Các mức độ tiến bộ bao gồm cả sự thụt lùi (-1 điểm), không tiến bộ (0 điểm), tiến bộ không rõ rệt (1 điểm), tiến bộ rõ rệt (2 điểm).

Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các thị xã, thành phố: Quy Nhơn, An Nhơn, Hoài Nhơn).

6.

Hiệu quả hoạt động của bộ máy Chính quyền

Dịch vụ, tiện ích đô thị thông minh

Dịch vụ công

Tình hình sử dụng một mã số điện tử trong các dịch vụ hành chính công

Chỉ số này dùng để đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính của chính quyền

%

Tỷ lệ % số các dịch vụ công sử dụng duy nhất một mã số điện tử thay thế cho CCCD hoặc số định danh của pháp nhân và các tổ chức xã hội/Tổng số lượng các dịch vụ hành chính công

Tổng số các dịch vụ được xác định căn cứ trên tình hình thực tế và văn bản pháp luật, quy định có liên quan

Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông

7.

 

 

 

Mức độ ứng dụng ICT trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Chỉ số này dùng để đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính của đô thị.

%

Tỷ lệ dịch vụ công toàn trình trên tổng số thủ tục dịch vụ công trực tuyến cung cấp.

Dịch vụ công toàn trình theo quy định hiện hành. Tổng số thủ tục hành chính được xác định căn cứ trên tình hình thực tế và văn bản pháp luật, quy định có liên quan của tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

8.

 

 

 

Hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính ứng dụng ICT

Chỉ số này dùng để đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính của chính quyền

%

Tỷ lệ hệ thống một cửa điện tử/cổng dịch vụ công tập trung có cơ chế tương tác, trả lời tự động cho người dân/Tổng số hệ thống một cửa điện tử/cổng dịch vụ công tập trung của tỉnh

Dịch vụ công có cơ chế tương tác, trả lời tự động là các dịch vụ có ứng dụng tương tác thoại hay cơ chế để tương tác tự động (chatbot) với người dân.

Văn phòng UBND tỉnh

9.

 

 

Dịch vụ giao thông

Tình hình cung cấp thông tin giao thông theo thời gian thực

Chỉ số này dùng để đánh giá ứng dụng ICT phục vụ giao thông, cung cấp các dịch vụ thông tin giao thông cũng như giám sát chất lượng dịch vụ giao thông công cộng.

%

Tỷ lệ % số bến đỗ và nhà ga có cung cấp thông tin giao thông theo thời gian thực/Tổng số bến xe và nhà ga công cộng của tỉnh

Hình thức cung cấp thông tin bao gồm qua mạng internet, ứng dụng cho thiết bị di động, bảng điện tử... cho các loại hình giao thông trong đô thị. Các loại thông tin được cung cấp bao gồm giờ chạy, thời gian trễ, thời gian đến chuyến tiếp theo, mật độ giao thông, các sự kiện, sự cố...

Sở Giao thông vận tải

10.

 

 

Dịch vụ y tế

Tình hình sử dụng bệnh án điện tử

Chỉ số này dùng để đánh giá việc ứng dụng ICT vào việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ y tế.

%

Tỷ lệ % cư dân có bệnh án điện tử/Tổng số dân cư của tỉnh

Bệnh án điện tử theo quy định của Bộ Y tế.

Sở Y tế

11.

 

 

 

Tình hình ứng dụng ICT trong đăng kí khám chữa bệnh

Chỉ số này đánh giá việc ứng dụng ICT vào việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe.

%

Tỷ lệ % bệnh viện và cơ sở y tế cho phép đăng kí khám chữa bệnh thông qua ứng dụng ICT/Tổng số bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn đô thị.

Các cơ sở y tế bao gồm bệnh viện và cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên. Hình thức đăng ký khám chữa bệnh từ xa thông qua Nền tảng y tế thông minh

Sở Y tế

12.

 

 

Dịch vụ giáo dục

Tình hình ứng dụng ICT trong kết nối gia đình và nhà  trường

Chỉ số này dùng để đánh giá việc xây dựng môi trường học tập thông minh.

%

Tỷ lệ % số trường học có sử dụng Sổ liên lạc điện tử/Tổng số trường học trên địa bàn tỉnh.

Trường học bao gồm các trường thuộc hệ thống giáo dục phổ thông theo quy định của Nhà nước. Sổ liên lạc điện tử bao gồm các ứng dụng trên thiết bị thông minh.

Sở Giáo dục và Đào tạo

13.

 

 

Các dịch vụ đô thị

Tình hình cung cấp các dịch vụ đô thị

Chỉ số này dùng để đánh giá mức độ ứng dụng Internet trong cung cấp các dịch vụ cơ bản đô thị qua đó giúp người dân dễ dàng truy cập và sử dụng.

 

Tỷ lệ % số dịch vụ cơ bản được triển khai thực hiện qua Intemet/Tổng số dịch vụ của đô thị.

Các dịch vụ đô thị ở đây bao gồm: Dịch vụ phản ánh hiện trường; Dịch vụ giám sát, điều hành giao thông; Dịch vụ an ninh trật tự đô thị; và dịch vụ khác (liên quan đến nhóm ngành điện, nước, môi trường...)

Sở Thông tin và Truyền thông

14.

 

 

 

Mức độ sử dụng dịch vụ đô thị qua Internet

Chỉ số này dùng để đánh giá tình phát triển các dịch vụ hữu ích cho người dân

%

Tỷ lệ % số hộ gia đình có sử dụng phương thức thanh toán trực tuyến cho dịch vụ cơ bản đô thị/ Tổng số hộ gia đình của tỉnh.

Công thức: (Số hộ thanh toán điện trực tuyến số hộ thanh toán nước trực tuyến)/Tổng số hộ gia đình trên địa bàn đô thị.

Dịch vụ đô thị cơ bản của đô thị trong chỉ số này gồm điện và nước sạch.

Điện lực Bình Định;

Công ty  Cổ phần Cấp thoát nước Bình Định;

UBND các huyện, thị xã, thành phố

15.

 

 

Dịch vụ an sinh xã hội

Tình hình lập hồ sơ thông tin điện tử của các hộ gia đình khó khăn

Chỉ số này dùng để đánh giá tình hình ứng dụng ICT vào trợ giúp đỡ những nhóm người khó khăn như người tàn tật, người nghèo khó.

%

Tỷ lệ % số hộ gia đình khó khăn được lập hồ sơ thông tin điện tử hộ nghèo/Tổng số hộ gia đình khó khăn của tỉnh

Các hộ khó khăn phải phù hợp quy định của Nhà nước. Hồ sơ lưu trữ thông tin hộ nghèo đã được số hóa

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và UBND các huyện, thị xã, thành phố

16.

 

Quản lý đô thị hiệu quả

Công tác quản lý đô thị

Tình hình ứng dụng ICT trong quản lý tài sản công

Chỉ số này đánh giá mức độ ứng dụng ICT vào quản lý hiệu quả các hoạt động nội bộ của chính quyền

%

Tỷ lệ % các tài sản công được quản lý bằng ứng dụng ICT/Tổng số các tài sản công thuộc phạm vi quản lý của tỉnh

Các tài sản công gồm: xe công, các tòa nhà công. Thông tin được quản trị gồm hồ sơ nguồn gốc, nhật ký sửa chữa, đơn vị/cá nhân vận hành

Sở Tài chính;

Sở Kế hoạch và Đầu tư

17.

 

 

An ninh trật tự

Tình hình lắp đặt camera giám sát an ninh trật tự công cộng

Chỉ số dùng để đánh giá tình hình triển khai ứng dụng ICT vào giám sát an ninh trật tự của đô thị

%

Tỷ lệ % số điểm công cộng trọng điểm có lắp đặt camera giám sát an ninh trật tự/Tổng số điểm công cộng trọng điểm của đô thị

Điểm công cộng trọng điểm theo quy định của ngành công an và quản lý có liên quan. Các camera được kết nối về điểm giám sát chung của đô thị.

Công an tỉnh;

Sở Thông tin và Truyền thông;

UBND các huyện, thị xã, thành phố

18.

 

Bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường

Tình hình ứng dụng ICT theo dõi ô nhiễm môi trường nước

Chỉ số này dùng để đánh giá tình hình ứng dụng ICT trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

%

Tỷ lệ % số lượng những nguồn ô nhiễm trọng điểm lắp đặt công cụ đo đạc tự động trực tuyến /Tổng số nguồn ô nhiễm trọng điểm.

Tài nguyên nước bao gồm sông, hồ. Nguồn ô nhiễm trọng điểm bao gồm các nguồn ô nhiễm được quản lý bởi cấp tỉnh

Sở Tài nguyên và Môi trường

19.

 

 

 

Tình hình ứng dụng ICT theo dõi ô nhiễm không khí

Chỉ số này dùng để đánh giá tình hình ứng dụng ICT trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đô thị.

%

Tỷ lệ % số điểm ô nhiễm trọng điểm được lắp các hệ thống giám sát ngoài trời/Tổng số điểm ô nhiễm trọng điểm về không khí của đô thị

Số điểm được giám sát là số điểm có cảm biến môi trường thu thập thường xuyên, số điểm ô nhiễm trọng điểm là số điểm nóng về môi trường không khí do cơ quan tài nguyên và môi trường xác định.

Sở Tài nguyên và Môi trường

20.

 

 

 

Mức độ công khai các thông tin về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, tổ chức

Chỉ số này dùng để đánh giá tình hình công khai tin tức môi trường của đô thị.

%

Tỷ lệ % doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công khai thông tin bảo vệ môi trường/Tổng số doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp trọng điểm có chất thải ô nhiễm trong địa bàn đô thị.

Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nằm trong danh sách các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thải chất thải ô nhiễm trọng điểm của chính quyền địa phương. Hình thức công khai là thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như mạng, báo chí, phát thanh truyền hình... để người dân có thể tiếp cận thông tin nhanh chóng và đầy đủ nhất.

Sở Tài nguyên và Môi trường

21.

 

 

 

Tình hình ứng dụng ICT giám sát xử lý nước thải

Chỉ số này dùng để đánh giá tình hình ứng dụng ICT trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đô thị.

%

Tỷ lệ cơ sở sản xuất có lắp đặt thiết bị quan trắc môi trường tự động, đạt chuẩn tại các trạm xử lý nước thải/Tổng số cơ sở sản xuất bắt buộc lắp đặt quan trắc theo quy định.

Các cơ sở sản xuất bắt buộc lắp đặt quan trắc theo quy định

Sở Tài nguyên và Môi trường

22.

Định hướng và thúc đẩy phát triển

Hạ tầng thông tin

Hạ tầng thông tin băng rộng

Tình hình phổ cập Wifi tại các điểm công cộng

Chỉ số này dùng để đánh giá sự phát triển của hệ thống băng thông rộng cố định và di động của tỉnh

%

Tỷ lệ % số điểm công cộng trọng điểm có phủ sóng wifi/Tổng số điểm công cộng trọng điểm của tỉnh. Điểm công cộng trọng điểm do tỉnh xác định (khu vui chơi, thư viện, điểm du lịch, bệnh viện, trung tâm tổ chức sự kiện...).

Điểm công cộng trọng điểm do tỉnh xác định (khu vui chơi, thư viện, điểm du lịch, bệnh viện, trung tâm tổ chức sự kiện...).

Sở Thông tin và Truyền thông

23.

 

 

 

Tình hình cung cấp mạng cáp quang đến khách hàng

Chỉ số này dùng để đánh giá sự phát triển của hệ thống kết nối băng thông rộng cố định

%

Tỷ lệ % số hộ gia đình được triển khai mạng cáp quang/Tổng số hộ gia đình có kết nối băng thông cố định.

Khách hàng ở đây là các hộ gia đình hay doanh nghiệp (không tính các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng truyền tải).

Sở Thông tin và Truyền thông

24.

 

 

 

Tình hình phổ cập băng rộng di động

Chỉ số này dùng để đánh giá sự phát triển của hệ thống kết nối băng thông rộng di động

%

Tỷ lệ % số người dân sử dụng dịch vụ băng thông rộng di động/Tổng số cư dân trong địa bàn tỉnh

Dịch vụ di động băng rộng được tính là từ 3G trở lên.

Sở Thông tin và Truyền thông

25.

 

 

Chia sẻ tài nguyên

Tình hình chia sẻ tài nguyên thông tin giữa các ngành/lĩnh vực quản lý của tỉnh

Chỉ số này đánh giá mức độ chia sẻ dữ liệu giữa các ngành/lĩnh vực quản lý của đô thị và mức độ công khai thông tin công cộng trước xã hội.

%

Tỷ lệ % số các ngành xây dựng danh mục dữ liệu và thực hiện chia sẻ/Tổng số các ngành thuộc tỉnh

Danh mục dữ liệu và thực hiện chia sẻ mà các cơ quan quản lý ngành/lĩnh vực trong phạm vi quyền hạn của mình xây dựng danh mục các thông tin không bí mật và thực hiện chia sẻ chúng với các cơ quan quản lý ngành/lĩnh vực khác.

Sở Thông tin và Truyền thông

26.

 

An toàn thông tin

An toàn thông tin

Tình hình đảm bảo an toàn thông tin

Chỉ số này dùng để đánh giá năng lực đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin quan trọng.

%

Tỷ lệ % hệ thống thông tin quan trọng đáp ứng đầy đủ yêu cầu đảm bảo ATTT theo các cấp độ 1,2,3/Tổng số hệ thống thông tin mức độ 1,2,3 đã được đánh giá cấp độ.

Các hệ thống thông tin trong phân cấp đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ được quy định trong Nghị định số 85/2016/Nđ-CP của Chính phủ. Việc kiểm tra do các cơ quan được cấp phép thực hiện.

Sở Thông tin và Truyền thông

27.

 

Đổi mới sáng tạo/ tính mở của đô thị

Thúc đẩy, định hướng các điều kiện hỗ trợ xây dựng đô thị thông minh

Mức độ đóng góp/tham gia của người dân trong hoạt động đổi mới, sáng tạo của đô thị

Chỉ số này đánh giá sự sẵn sàng của chính quyền cho việc xây dựng đô thị thông minh

Có/ Chưa

Địa phương đã có chủ trương hay chính sách quan trọng liên quan đến phát triển đô thị thông minh hay chưa?

Chính sách ở đây bao gồm các văn bản: Nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch tổng thể cho phát triển đô thị thông minh.

Sở Thông tin và Truyền thông

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2268/QĐ-UBND năm 2023 về Bộ chỉ số (KPI) giám sát, đo lường quá trình xây dựng và phát triển đô thị thông minh tỉnh Bình Định (phiên bản 1.0)

  • Số hiệu: 2268/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/06/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Lâm Hải Giang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/06/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản