- 1Luật cán bộ, công chức 2008
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 6Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 7Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 8Quyết định 28/2023/QĐ-UBND năm 2023 về Quy định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
- 9Quyết định 39/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quy định tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn tỉnh Tây Ninh kèm theo Quyết định 12/2022/QĐ-UBND
- 10Quyết định 73/2023/QĐ-UBND về Quy định bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử, điều động, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, người quản lý doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
- 11Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2024 tăng cường công tác tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, quản lý về công tác bổ nhiệm, tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 226/QĐ-UBND-TCCB | Đồng Tháp, ngày 21 tháng 06 năm 2024 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật Viên chức ngày 15/11/2010;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quy định số 80-QĐ/TW ngày 18 tháng 8 năm 2022 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử;
Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Quy định số 811-QĐ/TU ngày 19 tháng 5 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, luân chuyển cán bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 1714/SNV-TCCC ngày 14 tháng 6 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
a) Bước 1: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cấp phòng.
b) Bước 2: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cấp phòng; cấp ủy cùng cấp: Ban chấp hành đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng bộ cơ sở hoặc chi ủy chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở hoặc bí thư, phó bí thư chi bộ (nếu chi bộ không có chi ủy). Nếu cấp phòng không có chi bộ thì cấp ủy cơ sở (chi ủy chi bộ cơ sở) dự; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc (nếu có).
c) Bước 3: Thực hiện như quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
d) Bước 4: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cấp phòng; cấp ủy cùng cấp như nêu ở bước 2; trưởng các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp (nếu có); người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ quan, tổ chức thuộc và trực thuộc (nếu có).
Đối với cơ quan, tổ chức có dưới 30 người hoặc không có tổ chức cấu thành, thành phần tham dự gồm toàn thể công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức cấp phòng.
đ) Bước 5: Thực hiện như quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc chi cục và tương đương (gọi chung là chi cục) thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh
a) Bước 1: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cấp phòng.
b) Bước 2: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cấp phòng; cấp ủy cùng cấp: Chi ủy chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng bộ cơ sở hoặc bí thư, phó bí thư chi bộ (nếu chi bộ không có chi ủy). Nếu cấp phòng không có chi bộ thì chi ủy chi bộ (cùng cấp chi cục) trực thuộc đảng bộ cơ sở dự. Nếu cấp phòng không có chi bộ và chi cục không có chi bộ thì cấp ủy cơ sở (chi ủy chi bộ cơ sở) dự; người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc và trực thuộc (nếu có).
c) Bước 3: Thực hiện như quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
d) Bước 4: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cấp phòng; cấp ủy cùng cấp như nêu ở bước 2; người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ quan, tổ chức thuộc và trực thuộc (nếu có).
Đối với cơ quan, tổ chức có dưới 30 người hoặc không có tổ chức cấu thành, thành phần tham dự gồm toàn thể công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức cấp phòng.
đ) Bước 5: Thực hiện như quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
1. Bước 1: Tập thể lãnh đạo gồm:
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không trong cấp ủy (cùng cấp): Ban Thường vụ đảng ủy cơ sở hoặc Ban chấp hành đảng bộ cơ sở (nơi không có Ban Thường vụ đảng ủy cơ sở) hoặc Ban chấp hành đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng bộ cơ sở hoặc chi ủy chi bộ cơ sở hoặc chi ủy chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở thì bí thư đảng ủy (nơi có đảng bộ) hoặc bí thư chi bộ (nơi có chi bộ) dự. Nếu đơn vị sự nghiệp không có chi bộ và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cấp phòng không trong cấp ủy cơ sở (chi ủy chi bộ cơ sở) thì bí thư chi bộ cơ sở dự.
Căn cứ vào phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm, đại diện lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chủ trì hội nghị hoặc ủy quyền chủ trì hội nghị.
Người đứng đầu cơ quan hoặc bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm tham dự hoặc ủy quyền cho cấp phó tham dự hội nghị nhưng không bỏ phiếu.
2. Bước 2: Tập thể lãnh đạo theo quy định tại khoản 1 Điều này; cấp ủy cùng cấp: Ban Thường vụ đảng ủy cơ sở hoặc Ban chấp hành đảng bộ cơ sở (nơi không có Ban Thường vụ đảng ủy cơ sở) hoặc Ban chấp hành đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng bộ cơ sở hoặc chi ủy chi bộ cơ sở hoặc chi ủy chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở. Nếu đơn vị sự nghiệp không có chi bộ thì cấp ủy cơ sở (chi ủy chi bộ cơ sở) dự; người đứng đầu các đơn vị thuộc và trực thuộc (nếu có).
3. Bước 3: Thực hiện như quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Bước 4: Tập thể lãnh đạo theo quy định tại khoản 2 Điều này; người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội của đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có); cấp phó người đứng đầu đơn vị thuộc và trực thuộc (nếu có).
Đơn vị có đơn vị thuộc, trực thuộc nhưng có dưới 30 người hoặc đơn vị không có tổ chức cấu thành thì thành phần tham dự gồm toàn thể viên chức của đơn vị.
5. Bước 5: Thực hiện như quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Bước 1: Tập thể lãnh đạo gồm:
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cấp phòng.
Trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cấp phòng không trong (cùng cấp): Ban Chấp hành đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng bộ cơ sở hoặc chi ủy chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở hoặc chi ủy chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng bộ cơ sở hoặc không là bí thư, phó bí thư chi bộ (nơi chi bộ không có chi ủy) thì bí thư đảng ủy (nơi có đảng bộ) hoặc bí thư chi bộ (nơi có chi bộ) dự. Nếu cấp phòng không có chi bộ và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cấp phòng không trong cấp ủy cơ sở (chi ủy chi bộ cơ sở) thì bí thư chi bộ cơ sở dự.
Căn cứ vào phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm, đại diện lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chủ trì hội nghị hoặc ủy quyền chủ trì hội nghị.
Người đứng đầu cơ quan hoặc bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm tham dự hoặc ủy quyền cho cấp phó tham dự hội nghị nhưng không bỏ phiếu.
b) Bước 2: Tập thể lãnh đạo theo quy định tại điểm a khoản này; cấp ủy cùng cấp: Ban chấp hành đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng bộ cơ sở hoặc chi ủy chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở hoặc chi ủy chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng bộ cơ sở hoặc bí thư, phó bí thư chi bộ (nơi chi bộ không có chi ủy). Nếu cấp phòng không có chi bộ thì cấp ủy cơ sở (chi ủy chi bộ cơ sở) dự; người đứng đầu các đơn vị thuộc và trực thuộc (nếu có).
c) Bước 3: Thực hiện như quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
d) Bước 4: Toàn thể viên chức của cấp phòng.
đ) Bước 5: Thực hiện như quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh.
a) Bước 1: Tập thể lãnh đạo gồm:
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cấp phòng.
Trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cấp phòng không trong cấp ủy (cùng cấp): Chi ủy chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng bộ cơ sở, hoặc không là bí thư, phó bí thư chi bộ (nơi chi bộ không có chi ủy) thì bí thư chi bộ dự. Nếu cấp phòng không có chi bộ và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cấp phòng không trong chi ủy chi bộ (cùng cấp đơn vị sự nghiệp) trực thuộc đảng bộ cơ sở thì bí thư chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở dự. Nếu cấp phòng không có chi bộ và đơn vị sự nghiệp không có chi bộ và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cấp phòng không trong cấp ủy cơ sở (chi ủy chi bộ cơ sở) thì bí thư chi bộ cơ sở dự.
Căn cứ vào phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm, đại diện lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chủ trì hội nghị hoặc ủy quyền chủ trì hội nghị.
Người đứng đầu cơ quan hoặc bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm tham dự hoặc ủy quyền cho cấp phó tham dự hội nghị nhưng không bỏ phiếu.
b) Bước 2: Tập thể lãnh đạo theo quy định tại điểm a khoản này; cấp ủy cùng cấp: Chi ủy chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng bộ cơ sở hoặc bí thư, phó bí thư chi bộ (nơi chi bộ không có chi ủy). Nếu cấp phòng không có chi bộ thì chi ủy chi bộ (cùng cấp đơn vị sự nghiệp) trực thuộc đảng bộ cơ sở dự. Nếu cấp phòng không có chi bộ và đơn vị sự nghiệp không có chi bộ thì cấp ủy cơ sở (chi ủy chi bộ cơ sở) dự; người đứng đầu các đơn vị thuộc và trực thuộc (nếu có).
c) Bước 3: Thực hiện như quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. d) Bước 4: Toàn thể viên chức của cấp phòng.
đ) Bước 5: Thực hiện như quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
3. Bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh
a) Bước 1: Tập thể lãnh đạo đơn vị gồm:
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cấp phòng.
Trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cấp phòng không trong cấp ủy (cùng cấp): Ban chấp hành đảng bộ bộ phận thuộc đảng bộ cơ sở hoặc chi ủy chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, hoặc không là bí thư, phó bí thư chi bộ (nơi chi bộ không có chi ủy) thì bí thư đảng ủy (nơi có đảng bộ) hoặc bí thư chi bộ (nơi có chi bộ) dự. Nếu cấp phòng không có chi bộ và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cấp phòng không nằm trong cấp ủy cơ sở (chi ủy chi bộ cơ sở) thì bí thư chi bộ cơ sở dự.
Căn cứ vào phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm, đại diện lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chủ trì hội nghị hoặc ủy quyền chủ trì hội nghị.
Người đứng đầu cơ quan hoặc bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm tham dự hoặc ủy quyền cho cấp phó tham dự hội nghị nhưng không bỏ phiếu.
b) Bước 2: Tập thể lãnh đạo theo quy định tại điểm a khoản này; Ban chấp hành đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng bộ cơ sở hoặc chi ủy chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở hoặc bí thư, phó bí thư chi bộ (nơi chi bộ không có chi ủy). Nếu cấp phòng không có chi bộ thì cấp ủy cơ sở (chi ủy chi bộ cơ sở) dự; người đứng đầu các đơn vị thuộc và trực thuộc (nếu có).
c) Bước 3: Thực hiện như quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. d) Bước 4: Toàn thể viên chức của cấp Phòng.
đ) Bước 5: Thực hiện như quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 28/2023/QĐ-UBND năm 2023 về Quy định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
- 2Quyết định 39/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quy định tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn tỉnh Tây Ninh kèm theo Quyết định 12/2022/QĐ-UBND
- 3Quyết định 73/2023/QĐ-UBND về Quy định bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử, điều động, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, người quản lý doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
- 4Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2024 tăng cường công tác tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, quản lý về công tác bổ nhiệm, tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Quyết định 226/QĐ-UBND-TCCB năm 2024 về Quy định thành phần tham dự cụ thể các bước trong quy trình bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng từ nguồn nhân sự tại chỗ do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- Số hiệu: 226/QĐ-UBND-TCCB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/06/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Phạm Thiện Nghĩa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/06/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực