Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2258/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2011 |
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG LÃNH ĐẠO BỘ
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Quy chế làm việc của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Chánh Văn phòng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nguyên tắc phân công và quan hệ công tác giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng
1. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu, lãnh đạo Bộ và chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về quản lý nhà nước ngành giao thông vận tải; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, đảm bảo thống nhất quản lý công tác giao thông vận tải trong phạm vi cả nước; trực tiếp chỉ đạo, điều hành những vấn đề lớn, quan trọng, mang tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ.
2. Bộ trưởng phân công các Thứ trưởng giúp Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, xử lý thường xuyên, toàn bộ các công việc trong các lĩnh vực, đơn vị và địa bàn công tác được phân công.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, Thứ trưởng chủ động chỉ đạo, xử lý công việc; sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng và nhân danh Bộ trưởng để kiểm tra, đôn đốc, giải quyết các công việc thuộc các lĩnh vực, đơn vị, địa bàn công tác được phân công. Các Thứ trưởng đề xuất hoặc báo cáo Bộ trưởng các điều kiện khác để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về chất lượng, tiến độ thực hiện nhiệm vụ, về duy trì kỷ luật, kỷ cương hành chính, đoàn kết nội bộ; chăm lo, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; về những vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng xảy ra ở các lĩnh vực, đơn vị phụ trách.
Thứ trưởng phải kịp thời báo cáo Bộ trưởng về những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm; những vấn đề lớn có ý kiến khác nhau giữa Bộ Giao thông vận tải với các Bộ, ngành, địa phương; những vấn đề do Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trực tiếp chỉ đạo; những vấn đề mới phát sinh chưa có trong quy định của Đảng và Nhà nước.
Trong khi thực thi nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực, đơn vị, địa bàn do Thứ trưởng khác phụ trách thì các Thứ trưởng chủ động phối hợp với nhau để giải quyết. Trường hợp các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau thì Thứ trưởng đang phụ trách giải quyết công việc đó báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Ngoài các nhiệm vụ, lĩnh vực công tác cụ thể được phân công, các Thứ trưởng có trách nhiệm quán xuyến hoạt động chung của Bộ để có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
3. Bộ trưởng và các Thứ trưởng duy trì các cuộc hội ý Lãnh đạo Bộ định kỳ hàng tuần, hội ý đột xuất khi cần thiết để trao đổi thông tin và phối hợp xử lý công việc.
Nội dung, thời gian hội ý Lãnh đạo Bộ do Bộ trưởng quyết định hoặc do các Thứ trưởng đề nghị Bộ trưởng xem xét, quyết định theo Quy chế làm việc của Bộ.
4. Trong trường hợp xét thấy cần thiết hoặc vì tính chất quan trọng, cấp bách của công việc, Bộ trưởng có thể trực tiếp chỉ đạo xử lý công việc thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng cơ quan tham mưu giúp việc của Bộ
5. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thứ trưởng xử lý công việc trực tiếp trên cơ sở hồ sơ, tài liệu trình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan mà không nhất thiết phải có Phiếu trình của cơ quan tham mưu giúp việc của Bộ
6. Khi vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Bộ trưởng ủy nhiệm một Thứ trưởng thay mặt Bộ trưởng lãnh đạo công tác của Bộ và giải quyết các công việc do Bộ trưởng trực tiếp phụ trách.
7. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, hoặc khi Thứ trưởng vắng mặt thì Bộ trưởng trực tiếp hoặc phân công Thứ trưởng khác xử lý công việc đã phân công cho Thứ trưởng;
8. Đối với những công việc có sự chồng lấn về địa bàn hoặc nội dung liên quan đến hai Thứ trưởng trở lên, Bộ trưởng sẽ phân công một Thứ trưởng phụ trách.
9. Tùy theo tình hình thực tế, để đảm bảo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ, Bộ trưởng sẽ xem xét, điều chỉnh việc phân công công tác giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng quy định tại
Khi có sự điều chỉnh việc phân công công tác giữa các Thứ trưởng thì các Thứ trưởng phải bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan cho nhau và báo cáo Bộ trưởng biết.
Điều 2. Trách nhiệm, quyền hạn của Thứ trưởng trong phạm vi nhiệm vụ được Bộ trưởng phân công
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, cơ chế, chính sách, các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật quản lý ngành liên quan đến lĩnh vực được phân công để trình Bộ trưởng ban hành, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, phê duyệt; tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực mình phụ trách; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; đề nghị Bộ trưởng sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, pháp luật cho phù hợp; trực tiếp chỉ đạo xử lý hoặc báo cáo xin ý kiến Bộ trưởng để có biện pháp xử lý hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ nếu vượt thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
3. Thường xuyên theo dõi và xử lý các vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền được phân công và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các Bộ, ngành, địa phương, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ; chủ động phối hợp công tác với các cơ quan, tổ chức, các hội nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực được phân công.
Đề xuất với Bộ trưởng các chủ trương, chính sách, phương thức, giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ đối với các lĩnh vực công tác được phân công.
4. Thứ trưởng không xử lý các vấn đề không được Bộ trưởng phân công và các vấn đề không thuộc thẩm quyền của Thứ trưởng.
5. Hàng năm, báo cáo Bộ trưởng và tập thể Lãnh đạo Bộ tình hình các cơ quan, đơn vị được phân công quản lý, đánh giá nhận xét và kiến nghị các vấn đề cần giải quyết.
6. Trong lĩnh vực được phân công, các Thứ trưởng: chỉ đạo công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại/tố cáo, xử lý các kết luận thanh tra; kiêm chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu nhà nước / Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ đối với các dự án, công trình được phân công phụ trách.
Điều 3. Phân công công tác cụ thể
a) Lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện các mặt công tác của Bộ, được Chính phủ quy định tại Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ và Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải.
b) Trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, cơ chế đột phá, kế hoạch phát triển chung của ngành giao thông vận tải; công tác tổ chức cán bộ, kế hoạch và đầu tư, hợp tác quốc tế, thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, an toàn giao thông, thi đua, khen thưởng và kỷ luật.
c) Theo dõi và chỉ đạo hoạt động của các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Thanh tra Bộ.
d) Kiêm các chức danh:
- Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng Bộ GTVT;
- Trưởng ban Chống tham nhũng Bộ GTVT;
- Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính Bộ GTVT;
- Thành viên Ban chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin;
- Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
- Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia;
- Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT.
a) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
- Xây dựng cơ bản, bao gồm: xây dựng thể chế, chính sách chung; xây dựng tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc gia về cấp hạng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; xây dựng các quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong quản lý xây dựng cơ bản và quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; chất lượng xây dựng cơ bản;
- Chuẩn bị đầu tư và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh; Dự án Đường Hồ Chí Minh khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các dự án khác do Bộ trưởng phân công (có phụ lục kèm theo);
- Chủ động bao quát, quán xuyến, theo dõi, đôn đốc thực hiện công tác xây dựng cơ bản trong toàn ngành;
- Chủ động kêu gọi, xúc tiến và đàm phán huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho các dự án đầu tư xây dựng trong lĩnh vực và phạm vi được phân công;
- Chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án xây dựng đường sắt cao tốc;
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện về tiến độ và chất lượng các dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn phụ trách và các dự án khác do Bộ trưởng phân công;
- Chịu trách nhiệm theo dõi chung công tác quản lý nhà nước về GTVT, công tác giao thông nông thôn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh;
- Công tác khoa học - công nghệ.
b) Giúp Bộ trưởng các công tác:
- Chỉ đạo xây dựng cơ chế đột phá huy động nguồn vốn và triển khai thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông;
- Cải cách hành chính;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (kể cả thanh tra chuyên ngành).
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực và phạm vi được phân công.
c) Theo dõi chỉ đạo hoạt động của: Vụ Khoa học - Công nghệ, Ban QLDA 85, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT.
d) Thay mặt Bộ thực hiện chỉ đạo quản lý nhà nước đối với: Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT.
đ) Theo dõi và phối hợp công tác với các hội, hiệp hội: Hội khoa học và kỹ thuật cầu đường Việt Nam.
e) Kiêm các chức danh:
- Phó Trưởng ban thường trực Ban phòng chống tham nhũng;
- Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ;
- Thành viên Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ;
- Tham gia Ban Chỉ đạo nhà nước về tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm (khu vực Nam bộ);
- Thành viên Ủy ban Điều phối chung Việt Nam - Nhật Bản về 3 dự án hạ tầng quy mô lớn;
- Thành viên Ban chỉ đạo và Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình trọng điểm ngành GTVT;
- Thành viên Ban chỉ đạo Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia;
- Thành Viên Ban chỉ đạo các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT.
3. Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường
a) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
- Quản lý nhà nước về lĩnh vực hàng hải;
- Kinh tế GTVT;
- Tài chính - kế toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản;
- Chính sách chế độ đối với cán bộ, công nhân viên chức và người lao động;
- Công tác thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng;
- Công tác xuất khẩu lao động;
- Chuẩn bị đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và Hà Nội; Dự án đường Hồ Chí Minh qua các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và Hà Nội; các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường biển và các dự án khác do Bộ trưởng phân công (có phụ lục kèm theo);
- Theo dõi và tổng hợp chung dự án đường Hồ Chí Minh;
- Chủ động kêu gọi, xúc tiến và đàm phán huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho các dự án đầu tư xây dựng trong lĩnh vực và phạm vi được phân công;
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện về tiến độ và chất lượng các dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn phụ trách và các dự án khác do Bộ trưởng phân công;
- Chịu trách nhiệm theo dõi chung công tác quản lý nhà nước về GTVT, công tác giao thông nông thôn tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và Hà Nội;
- Chỉ đạo xây dựng và triển khai đề án công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành GTVT;
- Công tác an toàn, an ninh hàng hải;
- Công nghệ thông tin.
b) Giúp Bộ trưởng các công tác:
- Kế hoạch vốn sự nghiệp kinh tế;
- Lao động, tiền lương và an toàn lao động;
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực và phạm vi được phân công.
c) Theo dõi và chỉ đạo hoạt động của các đơn vị: Vụ Tài chính, Cục Hàng hải Việt Nam, Trung tâm Công nghệ thông tin, Ban QLDA 1, Ban QLDA Thăng Long, Ban QLDA Đường Hồ Chí Minh.
d) Thay mặt Bộ thực hiện chỉ đạo quản lý nhà nước đối với: Tổng công ty Xây dựng đường thủy, Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các doanh nghiệp khác thuộc Bộ khác hoạt động trong lĩnh vực hàng hải.
đ) Theo dõi và phối hợp công tác với các hội, hiệp hội: Hiệp hội cảng biển Việt Nam, Hiệp hội chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội Đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam.
e) Kiêm các chức danh:
- Thành viên Ban Chỉ đạo Tây Bắc;
- Thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thuỷ điện Sơn La;
- Thành viên Ban chỉ đạo Biển Đông - Hải đảo;
- Thành viên Ban chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin.
a) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
- Quản lý nhà nước về lĩnh vực đường sắt;
- Sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp;
- Vận tải đường bộ và kết nối các phương thức vận tải;
- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật phương tiện, thiết bị giao thông vận tải;
- Chuẩn bị đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông từ Đà Nẵng đến các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, trừ các dự án thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; dự án Đường Hồ Chí Minh từ Bình Phước đến khu vực Tây Nguyên; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt, trừ đường sắt cao tốc; các dự án ATGT và các dự án khác do Bộ trưởng phân công (có phụ lục kèm theo);
- Chủ động kêu gọi, xúc tiến và đàm phán huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho các dự án đầu tư xây dựng trong lĩnh vực và phạm vi được phân công;
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện về tiến độ và chất lượng các dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn phụ trách và các dự án khác do Bộ trưởng phân công;
- Chịu trách nhiệm theo dõi chung công tác quản lý nhà nước về GTVT, công tác giao thông nông thôn tại các tỉnh từ Đà Nẵng đến các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, trừ thành phố Hồ Chí Minh;
- Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Chỉ đạo xây dựng và triển khai Đề án khai thác có hiệu quả đường sắt Việt Nam
- Kinh tế tập thể và hợp tác xã ngành GTVT;
- Công tác đăng kiểm, kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn phương tiện, thiết bị giao thông vận tải; công tác xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị vận tải;
- Công tác đào tạo: kế hoạch, chương trình đào tạo bồi dưỡng của các trường đào tạo thuộc ngành, trừ lĩnh vực hàng không; đào tạo và cấp giấy phép lái xe;
- Bảo vệ môi trường giao thông vận tải;
- Công tác thông tin, báo chí và xuất bản của ngành giao thông vận tải;
- Công tác y tế;
- Công tác an toàn giao thông đường sắt;
- Phối hợp với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo và triển khai các giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông;
- Hoạt động của Cơ quan Bộ.
b) Giúp Bộ trưởng:
- Các công tác ATGT và xử lý ùn tắc giao thông toàn ngành;
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực và phạm vi được phân công.
c) Theo dõi và chỉ đạo hoạt động của các đơn vị: Vụ Vận tải, Vụ An toàn giao thông, Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, Vụ Môi trường, Văn phòng Bộ, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Y tế Giao thông vận tải, Báo Giao thông vận tải, Tạp chí Giao thông vận tải.
d) Thay mặt Bộ thực hiện chỉ đạo quản lý nhà nước đối với các Trường thuộc Bộ, trừ Học viện Hàng không; các doanh nghiệp: Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam và các doanh nghiệp khác thuộc Bộ
đ) Theo dõi và phối hợp công tác với các hội, hiệp hội: Hội Môi trường GTVT Việt Nam, Hội Cơ khí GTVT Việt Nam, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam
e) Kiêm các chức danh:
- Trưởng ban Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ GTVT;
- Thành viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
- Trưởng ban chỉ đạo vận tải công cộng;
- Tham gia Hội đồng Trung ương Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam;
- Thành viên Ban chỉ đạo Tây Nguyên;
- Tham gia Ban Chỉ đạo nhà nước về tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm (khu vực Trung bộ);
- Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Lào;
- Nhóm trưởng công tác về dự án kết nối mạng giao thông tại khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia;
- Thủ trưởng cơ quan Bộ;
- Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức;
- Trưởng ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;
- Trưởng ban phòng chống AIDS và các tệ nạn xã hội;
- Trưởng ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Giao thông vận tải;
- Phó Chủ tịch Chương trình phòng chống thương tích quốc gia.
a) Kiêm Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
b) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
- Quản lý nhà nước về hàng không;
- Công tác quốc phòng và an ninh quốc gia ngành GTVT;
- Công tác tìm kiếm, cứu nạn;
- Công tác an toàn, an ninh hàng không;
- Chuẩn bị đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hàng không;
- Chủ động kêu gọi, xúc tiến và đàm phán huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho các dự án đầu tư xây dựng trong lĩnh vực và phạm vi được phân công;
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện về tiến độ và chất lượng các dự án thuộc lĩnh vực phụ trách và các dự án khác do Bộ trưởng phân công;
c) Giúp Bộ trưởng công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực và phạm vi được phân công.
d) Thay mặt Bộ, thực hiện chỉ đạo quản lý nhà nước đối với các học viện, trường, doanh nghiệp thuộc ngành hàng không và Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
đ) Kiêm các chức danh:
- Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn;
- Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia;
- Thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch;
- Thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Bộ Giao thông vận tải;
- Thành viên Ban Chỉ đạo công tác Phòng không nhân dân Trung ương.
6. Thứ trưởng Trương Tấn Viên:
a) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
- Quản lý nhà nước về đường thủy nội địa;
- Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm và dài hạn;
- Chuẩn bị đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng đến Thừa Thiên Huế; dự án Đường Hồ Chí Minh từ Hòa Bình đến Túy Loan (Đà Nẵng); các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các dự án khác do Bộ trưởng phân công (có phụ lục kèm theo);
- Cơ chế, chính sách chung về các dự án BOT, BT, BTO, PPP;
- Cơ chế, chính sách chung về giao thông địa phương, giao thông nông thôn - miền núi;
- Chủ động kêu gọi, xúc tiến và đàm phán huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho các dự án đầu tư xây dựng trong lĩnh vực và phạm vi được phân công;
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện về tiến độ và chất lượng các dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn phụ trách và các dự án khác do Bộ trưởng phân công;
- Chịu trách nhiệm theo dõi chung công tác quản lý nhà nước về GTVT, công tác giao thông nông thôn tại các tỉnh từ khu vực đồng bằng sông Hồng đến Thừa Thiên Huế;
- Công tác an toàn giao thông đường thủy nội địa;
- Công tác phòng chống lụt, bão Bộ GTVT.
b) Giúp Bộ trưởng các công tác:
- Chỉ đạo chung công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch và các đề án khác;
- Kế hoạch vốn đầu tư phát triển;
- Công tác giải quyết chất vấn của đại biểu Quốc hội và kiến nghị cử tri;
- Tham gia xây dựng cơ chế đột phá huy động nguồn vốn và triển khai thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông;
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực và phạm vi được phân công.
c) Theo dõi và chỉ đạo hoạt động của các đơn vị: Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Cục Đường thủy nội địa VN, Viện Chiến lược phát triển GTVT.
d) Thay mặt Bộ thực hiện chỉ đạo quản lý nhà nước đối với: Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1, Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 4, Tổng công ty cổ phần đường sông miền Nam, Tổng công ty Vận tải thủy.
đ) Theo dõi và phối hợp công tác với các hội, hiệp hội: Hội Vận tải thủy nội địa, Hội Cảng đường thủy thềm lục địa Việt Nam.
e) Kiêm các chức danh:
- Tham gia Ban Chỉ đạo nhà nước về tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm (khu vực Bắc bộ);
- Thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương;
- Thành viên Ủy ban sông Mê Công của Việt Nam; Ủy ban sông Cầu; Ủy ban sông Nhuệ;
- Thành viên Ban Chỉ đạo CNH - HĐH nông nghiệp - nông thôn;
- Trưởng ban phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn Bộ GTVT.
7. Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông:
a) Kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
b) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
- Công tác an toàn giao thông đường bộ;
- Chỉ đạo xây dựng và triển khai Đề án khai thác có hiệu quả hệ thống đường bộ Việt Nam.
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện về tiến độ và chất lượng các dự án Tổng cục Đường bộ làm chủ đầu tư và các dự án khác do Bộ trưởng phân công;
- Chủ động kêu gọi, xúc tiến và đàm phán huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho các dự án đầu tư xây dựng trong lĩnh vực và phạm vi được phân công;
c) Giúp Bộ trưởng công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực và phạm vi được phân công.
d) Thực hiện một số nhiệm vụ do Bộ trưởng trực tiếp phân công.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3434/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng.
Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải và các đồng chí được phân công công tác chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 1279/QĐ-BGTVT năm 2012 phân công nhiệm vụ lãnh đạo Bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 6300/QĐ-BCT năm 2011 phân công nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ Công thương
- 3Quyết định 517/QĐ-BGTVT năm 2013 về phân công nhiệm vụ lãnh đạo Bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 2405/QĐ-BCT năm 2015 điều chỉnh phân công nhiệm vụ trong Lãnh đạo Bộ Công Thương
- 5Quyết định 526/QĐ-BXD năm 2015 về phân công nhiệm vụ trong Lãnh đạo Bộ Xây dựng
- 1Nghị định 178/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 2Nghị định 51/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải
- 3Quyết định 6300/QĐ-BCT năm 2011 phân công nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ Công thương
- 4Quyết định 517/QĐ-BGTVT năm 2013 về phân công nhiệm vụ lãnh đạo Bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 2405/QĐ-BCT năm 2015 điều chỉnh phân công nhiệm vụ trong Lãnh đạo Bộ Công Thương
- 6Quyết định 526/QĐ-BXD năm 2015 về phân công nhiệm vụ trong Lãnh đạo Bộ Xây dựng
Quyết định 2258/QĐ-BGTVT năm 2011 phân công nhiệm vụ trong lãnh đạo bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 2258/QĐ-BGTVT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/10/2011
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/10/2011
- Ngày hết hiệu lực: 04/06/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra