Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2232/QĐ.UBT.97

Cần Thơ, ngày 08 tháng 09 năm 1997

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH CẦN THƠ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21-06-1994;

- Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ngày 25 tháng 04 năm 1989;

Căn cứ Nghị định số 48/CP ngày 12 tháng 08 năm 1996 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về “Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Cần Thơ”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với nội dung Quyết định này đều không còn hiệu lực thi hành.

Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp - PTNT chịu trách nhiệm phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan tổ chức triển khai, hớng dẫn thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp - PTNT, Chi cục Trưởng Chi cục BV-PTNL Thủy sản, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ và các huyện. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

TM. UBND TỈNH CẦN THƠ
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Lũy

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH CẦN THƠ
(Ban hành kèm theo QĐ số 2232/QĐ.UBT.97 ngày 08-09-97 của UBND tỉnh Cần Thơ)

Tỉnh Cần Thơ có tiềm năng lớn để phát triển nuôi thủy sản nước ngọt hiện tại cũng như lâu dài, trên cơ sở bảo vệ tốt các giống loài thủy sản tự nhiên.

Trong những năm gần đây, người dân đã dùng nhiều hình thức khai thác thủy sản một cách tùy tiện làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt; một số giống loài quý hiếm gần như không còn.

Từ tình hình trên, UBND tỉnh Cần Thơ quy định việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, như sau:

Chương I :

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Việc bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản và vấn đề xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này được áp dụng theo:

- Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ngày 25 - 04 - 1989.

- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06-07-1995.

- Nghị định 48/CP ngày 12-08-1996.

- Thông tư 04.TT/BVNLTS ngày 10-10-1996.

Điều 2. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn đầu tư vào việc nuôi trông và khai thác nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh phải chấp hành đúng pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; các quy định bảo về và phát triển nguồn lợi thủy sản tại địa phương.

Các hoạt động về nghiên cứu, thăm dò điều tra nguồn lợi thủy sản của các tổ chcs nước ngoài trên địa bàn tỉnh phải được sự chấp thuận của Bộ thủy sản và UBND tỉnh.

Điều 3. UBND tỉnh khuyến khích và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ nghề cá theo pháp luật quy định.

Chương II :

BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN

Mục I: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Điều 4. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

- Sử dụng các loại điện như: mạng lưới điện, dy-na-mô, bình ắc quy có biến thế, ... để khai thác, giết chết hàng loạt các loài thủy sản.

- Sản xuất, tàn trữ, mua bán các thiết bị điện chuyên dùng vào mục đích làm tê liệt các loài thủy sản để khai thác.

- Sử dụng hóa chất, thuốc nổ, thuốc trừ sâu vào mục đích khai thác thủy sản.

Điều 5.

a) Cấm khai thác, đánh bắt các loài thủy sản đang mang trứng, đang giữ đàn con non ở các vùng nước nội địa từ ngày 01 tháng 05 đến ngày 31 tháng 07 dương lịch hàng năm (từ đầu mùa mưa - mùa sinh sản tự nhiên của giống loài thủ sản).

b) Cấm khai thác các loài thủy sản trong vùng nước tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước trong bản quy định dưới đây:

STT

TÊN ĐỊA PHƯƠNG

TÊN KHOA HỌC

L (cm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Tôm Càng xanh

Cá Lóc

Cá Lóc bông

Cá Bống t­ợng

Cá Trê vàng

Cá Thát lát

Cá Rô đồng

Cá Sặc rằng

Cá Cóc

Cá Chài

Cá Cơm

Cá Linh

Cá Dảnh

Cá Mè vinh

Cá Phèn

Macrobrachium rosenbergii

Ophiocephalus striatus

Ophiocephalus micropeltes

Oxyeleotris marmoratus

Clarias marmoratus

Notopterus notopterus

Anabas testudineus

Trichogaster pectudineus

Cyclocheilichthys enoplos

Leptobarbus hoevenii (Bleeker)

Corica sp

Cirrhinus jullieni Sauvage

Puntioplites proctozysron

Puntius gonionotus (Bleeker)

Polynemus sp

8

15

25

15

15

15

5

8

10

10

3

3

6

6

8

Ghi chú:

L: Của cá là chiều dài tính từ chót mõm đến góc vây đuôi (đến đốt sống cuối cùng).

L: Của tôm là chiều dài tính từ hốc mắt đến chẻ 3 vây đuôi (Telson).

Điều 6. Quy định khích thước mắc lưới và các loại ngư cụ khai thác thủy sản:

a) Cho phép sử dụng lưới và các loại ngư cụ có kích thước mắc lưới: 2a lớn hơn hoặc bằng 10mm.

b) Các hình thức khai thác thủy sản bị cấm:

1- Cấm sử dụng các ngư cụ có mắc lưới nhỏ hơn quy định ngư: lưới mùng, lưới cước, dớn, lưới bao ven bờ để bắt thủy sản non.

2- Cấm dùng mồi vịt, mồi thuốc để đánh bắt thủy sản cha mẹ đang giữ con.

3- Cấm đánh bắt các loài thủy sản còn non có giá trị kinh tế cao ở vực nước tự nhiên, như: ròng ròng, cá rô non, sặc non,... (ngoại trừ trường hợp dùng vào mục đích nuôi thủy sản).

Mục II: Phát triển nguồn lợi thủy sản

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tạo cơ sở vững chắc cho phát triển nuôi thủy sản. Nuôi thủy sản nhằm bảo vệ nguồn lợi và phát triển bền vững tài nguyên vùng đất, nước.

Điều 7.

a) Ngành thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức điều tra, định hướng, quy vùng cho phát triển nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh, có sự phối hợp vói các ngành hữu quan khác, xây dựng dự án đáp ứng yêu cầu phát triển nuôi thủy sản phù hợp cho từng địa phương.

b) Khuyến khích phát triển nuôi thủy sản, nâng dần hình thức từ thấp đến quy mô, có sự kết hợp hài hòa các mặt trên vùng đất, nước, tiến đến chuyên ngành, nuôi các giống loài thủy sản có hiệu quả kinh tế cao.

Điều 8. Đẩy mạnh sản xuất giống thủy sản:

a) Khuyến khích mọi người dân giữ gìn và tạo điều kiện để nguồn giống tự nhiên phát triển, đáp ứng yêu cầu nuôi thủy sản ở tại chỗ và cung cấp nơi khác.

b) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất giống thủy sản nhân tạo để cung cho nhu cầu nuôi. Các trung tâm, trại sản xuất giống của tỉnh, thành phố Cần thơ và các huyện, các nông lâm trường đảm bảo đủ giống loài thủy sản nuôi có chất lượng tốt để phát triển nuôi và tái tạo nguồn lợi, làm nông cốt cho người dân phát triển giống thủy sản.

c) Những giống quý, có giá trị kinh tế cao như: tôm càng, rắn, rùa, lươn, ếch, cá bông, thát lát, cá lóc, trê, rô, bóng tượng... cần nghiên cứu, thực nghiệm tiến đến sản xuất đại trà để đáp ứng yêu cầu nuôi.

Điều 9. Thức ăn cho các loài thủy sản:

Nhà nước khuyến khích mọi người dân tận dụng dòng đất, nước hiện có để sản xuất thức ăn cho nuôi thủy sản, vừa giảm ô nhiễm môi trường, vừa tạn dụng phụ phế liệu để phát triển nuôi. Mặt khác, người dân cần chủ động cung thức ăn giàu đạm, từng bước đưa thức ăn công nghiệp vào phát triển nuôi thủy sản.

Điều 10. Đăng ký sản xuất kinh doanh phát triển thủy sản.

Các tổ chức, cá nhân có yêu cầu sản xuất kinh doanh về con giống, thức ăn, phòng trị bệnh thủy sản hoặc nuôi chuyên hay khai thác thủy sản (như: cào, lưới thả, lưới kéo, lưới đăng, đáy, bè...) đều phải đăng ký hành nghề tại Chi cục bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh để được cấp giấy đăng ký hoạt động.

Điều 11. Công tác phòng chống dịch bệnh:

a) Chi cục Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng nghiên cứu và dự báo dịch bệnh của các loài thủy sản. Đề ra biện pháp, hướng dẫn phòng trị và có kế hoạch dự phòng thuốc để dập tắt, hạn chế lây lan dịch bệnh.

b) Chi cục bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh tăng cường quản lý, kiểm tra chặt chẽ chất lượng con giống khi xuất nhập vào tỉnh.

c) Khi phát hiện dịch bệnh; các tổ chức, cá nhân, địa phương phải kịp thời xử lý ngăn chặn và báo cáo kịp thời đến các cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp hỗ trợ.

Chương III :

QUẢN LÝ VIỆC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN

Điều 12 : Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có nhiệm vụ:

1- Phối hợp với Cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Bộ Thủy sản trong việc chỉ đạo thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

2- Tham mưu cho UBND tỉnh về các vấn đề có liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong tỉnh.

3- Trực tiếp quản lý và chỉ đạo Chi cục bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản thực hiện các công tác: tuyên truyền, giáo dục, hớng dẫn, cấp giấy phép hành nghề, kiểm dịch thủy sản; thanh tra và kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, xây dựng chương trình dự án phát triển nuôi thủy sản.

4- Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Sở Khoa học công nghệ và môi trường trong việc sử dụng vùng nước của tỉnh để vừa đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy, vừa đảm bảo phát triển nuôi thủy sản bền vững.

Chương IV :

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ và các huyện, theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo dõi và tổ chức hướng dẫn thực hiện Quy định này.

UBND các cấp cần phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các cơ quan truyền thông để phổ biến rộng rãi, tạo ý thức tốt cho nhân dân thực hiện các quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp toàn diện.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2232/QĐ-UBT-97 bản quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Cần Thơ

  • Số hiệu: 2232/QĐ-UBT-97
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 08/09/1997
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cần Thơ
  • Người ký: Võ Văn Lũy
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản