Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2227/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2023 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 NĂM 2023
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình phòng chống dịch COVID-19;
Căn cứ Nghị quyết số 85/NQ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19 năm 2023”,
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
SỬ DỤNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số 2227/QĐ-BYT ngày 19/5/2023 của Bộ Y tế)
Vắc xin phòng COVID-19 là giải pháp quan trọng và cần thiết để phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế, xã hội. Các quốc gia trên thế giới đã triển khai chương trình tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Các nghiên cứu cũng như thực tế tiêm chủng trên thế giới đã chứng minh hiệu quả của vắc xin trong việc làm giảm mức độ nặng của bệnh, giảm nguy cơ nhập viện và tử vong, góp phần đáng kể trong việc kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh.
Tính đến ngày 03/5/2023, đã có hơn 13,3 tỉ liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó có khoảng 5,5 tỉ mũi 1, khoảng 5,1 tỉ mũi 2 và khoảng 2,7 tỉ mũi bổ sung, mũi nhắc lại1.
Tại Việt Nam cũng như tại các quốc gia trên thế giới, việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 bắt đầu từ các nhóm đối tượng ưu tiên từ 18 tuổi trở lên (nhân viên y tế, người cung cấp các dịch vụ thiết yếu, người cao tuổi, người mắc các bệnh mãn tính...), sau đó mở rộng dần nhóm đối tượng tiêm chủng là toàn bộ người từ 18 tuổi trở lên, trẻ em theo các nhóm tuổi từ cao xuống thấp, tiêm liều tăng cường cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên và cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi.
Từ năm 2020, Chính phủ, Bộ Y tế đã nỗ lực tiếp cận các nguồn cung vắc xin qua nhiều kênh khác nhau: làm việc trực tiếp với các nhà sản xuất vắc xin, các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán các nước, Đại sứ Việt Nam ở nước ngoài để được tiếp nhận viện trợ và ký hợp đồng mua vắc xin. Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 262 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 để triển khai tiêm chủng.
Đến hết ngày 26/4/2023, cả nước đã tiêm được hơn 266 triệu liều vắc xin2 với tỷ lệ bao phủ liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%, tỷ lệ tiêm mũi 3, mũi 4 ở người từ 18 tuổi trở lên đạt 81,9% và 88,8%; tỷ lệ tiêm mũi 3 ở trẻ từ 12-17 tuổi đạt 69,4%; tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 92,3% và 76,4%.
Như vậy, Việt Nam đã hoàn thành tiêm chủng liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên, trong năm 2023 cần tiếp tục triển khai tiêm cho các đối tượng mới đến độ tuổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và tiêm các mũi nhắc lại. Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương3, đến ngày 25/4/2023 còn khoảng 2,8 triệu liều vắc xin chưa sử dụng tại tất cả các tuyến.
Việt Nam là một trong những nước triển khai tiêm vắc xin COVID-19 với quy mô rộng rãi, nhiều đối tượng, nhiều mũi tiêm, sử dụng đa dạng các loại vắc xin; Là quốc gia có số liều vắc xin phòng COVID-19 sử dụng hiệu quả, tỷ lệ bao phủ vắc xin cao và tốc độ tiêm chủng nhanh so với các nước trên thế giới, được quốc tế công nhận. Việc triển khai tiêm chủng theo đúng đối tượng ưu tiên, lộ trình và khuyến cáo của WHO, hiệu suất sử dụng vắc xin cao, hầu như không có hao phí vắc xin. Tuy nhiên, trong năm 2021 - 2022, ghi nhận sự giảm thấp tỷ lệ tiêm các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng. Nguyên nhân do đại dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc; phải duy trì công tác tiêm chủng mở rộng trong bối cảnh dịch COVID-19, có thời điểm nhiều địa phương phải tạm dừng công tác tiêm chủng thường xuyên do giãn cách xã hội, nhiều hoạt động tiêm chủng bổ sung đã không thể triển khai theo kế hoạch, nhân lực y tế nhân lực tiêm chủng phải ưu tiên cho hoạt động chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cũng e ngại đưa con đi tiêm chủng trong thời gian dịch bệnh.
Ngày 5/5/2023, WHO đã công bố tuyên bố của cuộc họp thứ 15 của Ủy ban khẩn cấp thiết lập theo Điều lệ y tế quốc tế (IHR) 2005 về đại dịch COVID-19, theo đó xác định COVID-19 tuy là một vấn đề y tế đang tiếp diễn nhưng không còn là vấn đề y tế cộng đồng khẩn cấp gây lo ngại quốc tế. Dựa trên tham vấn của Ủy ban khẩn cấp, sau cuộc họp, Tổng giám đốc WHO đã đưa ra khuyến nghị tạm thời cho các quốc gia trong việc kiểm soát COVID-19, trong đó đối với việc tiêm vắc xin, WHO khuyến nghị tích hợp tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong chương trình tiêm chủng trọn đời; Tiếp tục gỡ bỏ các biện pháp hạn chế di chuyển liên quan đến COVID-19 dựa trên đánh giá về rủi ro, không yêu cầu chứng nhận tiêm phòng như là điều kiện tiên quyết trong di chuyển quốc tế. Tuyên bố này của WHO có thể làm thay đổi các biện pháp phòng chống dịch hiện nay, trong đó có tiêm vắc xin (đối tượng nguy cơ, số liều tiêm, loại vắc xin,..).
Việc xây dựng Kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19 còn nhiều khó khăn, tồn tại như: Nhu cầu vắc xin theo đề xuất của các tỉnh, thành phố thay đổi thường xuyên dẫn đến khó khăn trong việc xác định chính xác nhu cầu vắc xin phòng COVID-19 năm 2023; Việc tiếp nhận thêm vắc xin phòng COVID-19 gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân (hiện nay không còn áp dụng cấp phép khẩn cấp đối với vắc xin phòng COVID-19, các Công ty sản xuất vắc xin phòng COVID-19 chậm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép đăng ký lưu hành hoặc nộp hồ sơ không đầy đủ, việc cấp phép nhập khẩu, đăng ký lưu hành vắc xin tại Việt Nam, các thủ tục tiếp nhận viện trợ cần nhiều thời gian, các vắc xin được viện trợ có hạn sử dụng ngắn,..).
Để tiếp tục triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong năm 2023 cho nhóm đối tượng từ 5 tuổi trở lên, đồng thời có sự chuẩn bị để triển khai tiêm chủng cho nhóm đối tượng từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi và tiêm các mũi vắc xin nhắc lại tiếp theo khi có khuyến cáo, Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19 năm 2023 để làm căn cứ cho các địa phương tự xác định nhu cầu vắc xin, xây dựng và triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn phù hợp với tình hình.
1. Quan điểm chỉ đạo và căn cứ pháp lý xây dựng kế hoạch
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
- Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016.
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020.
- Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.
- Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình phòng chống dịch COVID-19.
- Nghị quyết số 85/NQ-CP ngày 09/7/2022 của Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022.
- Thông báo số 114/TB-VPCP ngày 30/4/2022 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 14 Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương.
- Đề xuất nhu cầu tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2023 của các tỉnh, thành phố.
2. Khuyến cáo sử dụng vắc xin
2.1. Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới
- Theo khuyến cáo của WHO ngày 21/01/2022:
+ Các quốc gia có tỷ lệ bao phủ mũi cơ bản vắc xin phòng COVID-19 thấp trước tiên cần tập trung tăng cao tỷ lệ bao phủ mũi cơ bản cho các nhóm có mức độ ưu tiên cao; Các quốc gia đã đạt tỷ lệ bao phủ mũi cơ bản từ trung bình đến cao (trong đó có Việt Nam) cần tập trung tăng cao tỷ lệ bao phủ mũi nhắc lại cho các nhóm có mức độ ưu tiên cao trước khi triển khai tiêm vắc xin cho các nhóm có mức độ ưu tiên thấp. Trẻ em cần được tiếp tục tiêm chủng đầy đủ các vắc xin trong tiêm chủng thường xuyên theo khuyến cáo.
+ Khi đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, có thể tiêm bổ sung các mũi nhắc lại tiếp theo (sau tiêm nhắc lần 2) cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi; người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng; người lớn có bệnh lý nền có nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng; phụ nữ có thai và nhân viên y tế). Các liều nhắc lại này được khuyến cáo tiêm từ 4 đến 6 tháng sau khi hoàn thành mũi tiêm trước đó.
- Lộ trình của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong giai đoạn 2022 - 2023 cập nhật ngày 21/1/2022:
+ Mục tiêu 1: Giảm bền vững tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong do COVID-19, trong đó đảm bảo tất cả đối tượng thuộc nhóm ưu tiên cao nhất và nhóm ưu tiên cao được tiêm vắc xin theo đúng lịch trình được khuyến nghị (bao gồm cả các liều nhắc lại) và duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao nhất có thể đối với các nhóm ưu tiên trung bình và tiếp tục mở rộng đến các nhóm ưu tiên thấp theo đúng lịch trình tiêm được khuyến nghị (bao gồm cả liều nhắc lại).
+ Mục tiêu 2: Lồng ghép tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 vào chương trình tiêm chủng thường xuyên.
- Theo khuyến cáo của WHO cập nhật ngày 30/3/2023:
+ Đối tượng tiêm vắc xin phòng COVID-19 được ưu tiên cao là người cao tuổi, người lớn với bệnh nền nặng như tiểu đường/tim mạch, những người có bệnh lý miễn dịch kể cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên, phụ nữ có thai và cán bộ y tế tuyến đầu; đối tượng ưu tiên trung bình là người lớn khỏe mạnh dưới 50 hoặc 60 tuổi không có bệnh nền, trẻ em và trẻ vị thành niên mắc các bệnh nền; đối tượng ưu tiên thấp là trẻ em và trẻ vị thành niên từ 6 tháng tới 17 tuổi4.
- Lộ trình của SAGE và WHO5 khu vực Tây Thái Bình Dương về việc sử dụng vắc xin COVID-19 trong bối cảnh Omicron và khả năng miễn dịch đáng kể trong quần thể cập nhật đến 30/3/2023 như sau:
+ Nhóm ưu tiên cao: tiêm thêm một mũi tiêm nhắc cách mũi tiêm trước từ 6-12 tháng (bất kể đã tiêm bao nhiêu mũi trước đó). Đối với phụ nữ có thai, việc tiêm vắc xin giúp bảo vệ cho thai nhi và trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
+ Nhóm ưu tiên trung bình: cần tiêm đủ các mũi cơ bản và mũi tiêm nhắc. Hiện tại, SAGE không khuyến cáo tiếp tục tiêm nhắc cho nhóm này.
+ Nhóm ưu tiên thấp: các mũi tiêm cơ bản và mũi tiêm nhắc là an toàn và hiệu quả cho nhóm trẻ từ 6 tháng tới 17 tuổi. Các quốc gia nên xem xét kỹ các yếu tố về tình hình dịch tễ, chi phí - hiệu quả và các ưu tiên khác trước khi quyết định tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho nhóm trẻ từ 6 tháng tới 17 tuổi.
- Hình thức tiêm chủng: Xem xét việc thay đổi hình thức triển khai từ tiêm chủng chiến dịch sang lồng ghép vào tiêm chủng thường xuyên.
- Tiêm chủng cho trẻ em: Trong bối cảnh hiện tại và tỷ lệ tiêm các vắc xin trong tiêm chủng thường xuyên thấp thì tiêm vắc xin COVID-19 cho nhóm từ 6 tháng đến 17 tuổi có hiệu quả thấp hơn rất nhiều so với việc tập trung cho tăng cường tiêm chủng thường xuyên.
- Các quốc gia có thể sử dụng vắc xin nhị giá (BA.5 bivalent mRNA) để tiêm các mũi cơ bản cũng như các mũi tiêm nhắc.
- Chưa có khuyến cáo về tiêm nhắc vắc xin COVID-19 hàng năm, kể cả cho nhóm ưu tiên cao.
2.2 Khuyến cáo của Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin của Bộ Y tế
Căn cứ khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các tổ chức quốc tế khác cũng như kinh nghiệm triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại các quốc gia, ngày 11/11/2022, Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin của Bộ Y tế đã họp và đưa ra khuyến cáo: Tại thời điểm hiện nay, chưa triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi mà cần tập trung nguồn lực vào các hoạt động nâng cao tỷ lệ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng đã có hướng dẫn như mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, mũi cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; Chưa khuyến cáo tiêm liều nhắc lại lần thứ 3 (mũi 5) vắc xin phòng COVID-19 và nhắc lại hàng năm.
Ngày 17/4/2023, Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin của Bộ Y tế đã họp và đưa ra khuyến cáo: Việc sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của WHO ngày 30/3/2023 là cần thiết; cần tiếp tục theo dõi, tổng hợp thông tin về tình hình triển khai trên thế giới và việc triển khai tiêm chủng tại Việt Nam để có cơ sở xem xét đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng vắc xin trong thời gian tới tại Việt Nam.
3. Chiến lược sử dụng vắc xin tại Việt Nam
1. Sử dụng tối đa các loại vắc xin hiện có, đặc biệt là vắc xin được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo hoặc đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp6 và vắc xin đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng.
2. Áp dụng các cách thức phối hợp các loại vắc xin phòng COVID-19 khác nhau căn cứ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm sử dụng vắc xin của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới để tạo hiệu quả miễn dịch cao, đảm bảo an toàn.
3. Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng theo khuyến cáo của WHO.
4. Sử dụng vắc xin theo nhu cầu đề xuất của địa phương, nhu cầu của người dân và lượng vắc xin được cung ứng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
1. Mục tiêu
Các đối tượng có nguy cơ cao được tiêm chủng đủ số mũi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
2. Nguyên tắc
- Vắc xin phòng COVID-19 được tiêm miễn phí.
- Trẻ em và người lớn có chỉ định tiêm chủng sẽ được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất đã đăng ký với Bộ Y tế.
- Trong trường hợp cần thiết, huy động tối đa các lực lượng tham gia tiêm chủng, bao gồm các cơ sở trong và ngoài ngành y tế, lực lượng công an, quân đội, các ban ngành đoàn thể.
- Đảm bảo việc sử dụng vắc xin an toàn và hiệu quả.
3. Phạm vi triển khai
Trên quy mô toàn quốc tại tất cả các xã, phường, thị trấn.
4. Hình thức triển khai:
Tiêm chủng chiến dịch và/hoặc có thể lồng ghép với hoạt động tiêm chủng thường xuyên phù hợp với thực tế triển khai tại địa phương. Tiêm chủng miễn phí.
5. Nguồn vắc xin: Vắc xin viện trợ, tài trợ, mua.
6. Loại vắc xin
Vắc xin đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng, có chỉ định tiêm theo lứa tuổi.
7. Đối tượng tiêm chủng
7.1. Người từ 18 tuổi trở lên
a) Đối tượng:
- Người thuộc đối tượng, chưa tiêm các mũi nhắc lại.
- Người đến lịch tiêm trong năm 2023 (người từ 17 lên 18 tuổi).
7.2. Người từ 12 đến dưới 18 tuổi
- Người chưa tiêm đủ 3 mũi.
- Người đến lịch tiêm trong năm 2023 (người từ 11 lên 12 tuổi).
7.3. Người từ 5 đến dưới 12 tuổi
- Người có nhu cầu tiêm mũi cơ bản
7.4. Trẻ dưới 5 tuổi và tiêm các mũi tiếp cho các nhóm đối tượng từ 5 tuổi trở lên
Việc triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều cơ bản cho trẻ dưới 5 tuổi và tiêm các mũi tiếp cho các nhóm đối tượng từ 5 tuổi trở lên sẽ được Bộ Y tế khuyến cáo và hướng dẫn cụ thể khi có đủ căn cứ, cơ sở khoa học và phù hợp với tình hình dịch bệnh.
8. Nhu cầu vắc xin đến hết năm 2023
Nhu cầu vắc xin theo văn bản đề xuất của các địa phương năm 2023 (Báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tại Công văn số 773/VSDTTƯ-TCQG ngày 04/5/2023) như sau:
TT | Đối tượng | Nhu cầu vắc xin (liều) | Số vắc xin đã cấp từ đầu năm 2023 (liều) | Số vắc xin hiện còn (liều) | Nhu cầu cần bổ sung (liều) |
1 | Người từ 18 tuổi trở lên | 1.176.443 | 2.347.720 | 333.500 | 0 |
2 | Người từ 12 đến dưới 18 tuổi | 1.199.720 |
|
| 1.199.720 |
3 | Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi | 1.563.408 | 504.000 | 65.560 | 1.059.408 |
| Tổng | 3.939.571 | 2.851.720 | 399.060 | 2.259.128 |
Ước tính đến hết năm 2023 nhu cầu vắc xin phòng COVID-19 của các địa phương cần bổ sung là 2.259.128 liều. Nhu cầu này có thể thay đổi theo đề xuất của địa phương.
Nhu cầu vắc xin của từng tỉnh, thành phố chi tiết tại Phụ lục.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
- Nguồn viện trợ của các Tổ chức quốc tế, Chính phủ một số quốc gia và các tổ chức phi chính phủ.
- Nguồn kinh phí của các doanh nghiệp tài trợ để mua (trong và ngoài nước) và tiêm miễn phí cho người dân.
- Nguồn kinh phí Trung ương từ Quỹ vắc xin phòng COVID-19 cấp cho Bộ Y tế mua.
2. Tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc xin
Sử dụng hệ thống dây chuyền lạnh sẵn có của hệ thống tiêm chủng mở rộng tại các tuyến để tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin ở nhiệt độ phù hợp.
- Tổ chức tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng, Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2022 về hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, Công văn số 2213/BYT-DP ngày 29/4/2022 về dừng áp dụng khai báo y tế nội địa và các hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế.
- Sử dụng hệ thống tiêm chủng mở rộng sẵn có, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh và các cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng để triển khai tiêm chủng cho cộng đồng.
- Trong trường hợp cần đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng thì bố trí các cụm điểm tiêm chủng lưu động tại các nhà máy, khu công nghiệp, trường học, nhà văn hóa,... để tiêm cho nhiều đối tượng cùng thời điểm và bố trí tổ tiêm lưu động để tiêm chủng tại nhà.
- Thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn tại Quyết định số 5785/QĐ-BYT ngày 21/12/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 dành cho người từ 18 tuổi trở lên, Quyết định số 1575/QĐ-BYT ngày 27/3/2023 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em và theo dõi, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo hướng dẫn tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018, Công văn số 3886/BYT-DP ngày 11/5/2021 của Bộ Y tế và các hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế.
- Các Bệnh viện tuyến Trung ương/tỉnh/thành phố, Bệnh viện và TTYT cấp huyện tổ chức các đội cấp cứu tại đơn vị mình và hỗ trợ cho các điểm tiêm chủng, đặc biệt là các xã ở các vùng đi lại khó khăn, ít nhất 01 đội cấp cứu lưu động tại mỗi cụm 3 - 4 điểm tiêm chủng.
- Các cơ sở tiêm chủng khác (Trạm Y tế cấp xã, Bệnh viện, Bệnh xá, cơ sở y tế... thuộc các Bộ, ngành, cơ sở tiêm chủng dịch vụ...) phải bố trí trang thiết bị, phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ và phương án cụ thể để hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần thiết.
- Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại các điểm tiêm chủng.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng
- Để công khai minh bạch thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19, các đơn vị, địa phương, cơ sở tiêm chủng tiếp tục sử dụng Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 để triển khai tiêm chủng.
- Ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong tiêm chủng, bố trí cán bộ hỗ trợ sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình triển khai.
- Truyền thông chủ trương, chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, UBND các cấp về công tác phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Truyền thông vận động người dân ủng hộ công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; khuyến khích người dân tích cực, chủ động tham gia tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch, đúng đối tượng theo khuyến cáo của ngành Y tế.
- Truyền thông về công tác cung ứng vắc xin phòng COVID-19, đảm bảo an toàn tiêm chủng, ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức... trong triển khai tiêm chủng trên toàn quốc, tại các địa phương.
- Xây dựng các câu chuyện, các sự kiện liên quan đến truyền thông vận động người dân tham gia tiêm chủng để tăng cường truyền thông đến các nhóm đối tượng đích.
- Thực hiện quản trị thông tin, theo dõi thông tin dư luận, báo chí và mạng xã hội, cung cấp thông tin khoa học, kịp thời để phối hợp các cơ quan chức năng phản bác, xử lý tin giả, tin đồn liên quan đến công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo đúng quy định.
- Nâng cao năng lực truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các cơ quan báo chí, các cán bộ y tế và các lực lượng tham gia Chiến dịch tiêm chủng: tổ chức đào tạo, tập huấn; xây dựng và cung cấp các tài liệu truyền thông, các hướng dẫn chuyên môn dành cho cán bộ y tế, cán bộ tiêm chủng.
- Phát hiện, nêu gương những cá nhân điển hình trong thực hiện tiêm chủng an toàn, đạt hiệu quả cao.
7. Quản lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau tiêm chủng
- Việc quản lý chất thải y tế phát sinh từ hoạt động tiêm chủng COVID-19 được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Các cơ sở tiêm chủng có phương án thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiêm theo quy định của Bộ Y tế. Lọ vắc xin sau khi sử dụng phải được hủy bỏ và ghi chép, báo cáo.
- Vắc xin phòng COVID-19 phải hủy do không đảm bảo điều kiện bao gồm vắc xin hết hạn dùng thực hiện theo quy định thuốc bị thu hồi phải tiêu hủy tại Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04/5/2018 của Bộ Y tế và Thông tư số 03/2020/TT-BYT ngày 22/01/2020 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04/5/2018 của Bộ Y tế.
8. Báo cáo hoạt động tiêm chủng
- Báo cáo nhanh kết quả tiêm chủng hàng ngày về các Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur khu vực để tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế.
- Báo cáo kết quả tiêm chủng định kỳ và báo cáo sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế và các hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Bộ Y tế, Sở Y tế và các đơn vị liên quan tiến hành theo dõi, giám sát các hoạt động tiêm vắc xin phòng chống COVID-19; Chỉ đạo đôn đốc việc đảm bảo tiến độ tiêm chủng và đảm bảo chất lượng vắc xin.
1. Ngân sách Trung ương phân bổ cho Bộ Y tế
- Vắc xin và một số vật tư tiêm chủng như bơm kim tiêm vắc xin, pha vắc xin và hộp an toàn.
- Vận chuyển vắc xin đến kho của địa phương và chi phí giám sát hỗ trợ về cách thức bảo quản, quản lý và sử dụng vắc xin theo đúng quy định.
- Các hoạt động tập huấn về tiêm chủng cho tuyến tỉnh.
- Chi phí bồi thường cho một số trường hợp tử vong theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ hoặc theo quy định của cơ quan, tổ chức viện trợ vắc xin (nếu có).
- Chi phí chi bồi dưỡng cho các kíp tiêm chủng, các vật tư tiêu hao, chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ tiêm chủng... đối với số lượng vắc xin tiêm tại các cơ sở y tế thuộc trung ương quản lý.
2. Ngân sách địa phương bảo đảm
- Chi phí vận chuyển vắc xin từ kho của tỉnh đến các điểm tiêm; trang thiết bị bảo quản vắc xin theo quy định.
- Chi phí tổ chức chiến dịch tiêm chủng, bao gồm: chi bồi dưỡng cho các kíp tiêm chủng và cán bộ hỗ trợ đảm bảo an toàn phòng chống COVID-19 khi tổ chức tiêm chủng, các vật tư tiêu hao (ngoài vật tư do Bộ Y tế bảo đảm), chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ tiêm chủng... đối với số lượng vắc xin tiêm tại các cơ sở y tế thuộc địa phương quản lý; chi phí cho các hoạt động tập huấn, truyền thông.
3. Nguồn kinh phí
- Ngân sách Nhà nước (gồm Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương).
- Quỹ vắc xin phòng COVID-197.
- Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Các Vụ/Cục, đơn vị thuộc Bộ Y tế
1.1. Cục Y tế dự phòng đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, rà soát, sửa đổi bổ sung các hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng (bao gồm cả cơ sở khám chữa bệnh), giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai kế hoạch.
1.2. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện Kế hoạch này tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tổ chức hướng dẫn thực hiện Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ.
1.3. “Cục Quản lý Dược có trách nhiệm hướng dẫn, thực hiện các thủ tục cấp giấy phép lưu hành, giấy phép nhập khẩu vắc xin phòng COVID-19 trong thời gian sớm nhất, thực hiện công tác quản lý nhà nước về chất lượng vắc xin.”
1.4. Cục Quản lý Môi trường Y tế đầu mối rà soát, phối hợp với các đơn vị liên quan sửa đổi bổ sung các quy định, hướng dẫn về xử lý rác thải y tế sau tiêm chủng.
1.5. Trung tâm thông tin y tế quốc gia, Văn phòng Bộ, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và các đơn vị liên quan thường xuyên rà soát, quản lý thông tin tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, hộ chiếu vắc xin trên các nền tảng công nghệ thông tin, đặc biệt về quản lý đối tượng tiêm chủng để phân tích, xem xét các đối tượng còn chưa tiêm chủng đủ liều tại các địa phương.
1.6. Vụ Kế hoạch - Tài chính tham mưu trình Bộ Y tế đảm bảo, đáp ứng các nhu cầu kinh phí cho các hoạt động của kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19; hướng dẫn các tỉnh, thành phố bố trí kinh phí triển khai tại địa phương.
1.7. Văn phòng Bộ đầu mối xây dựng, tham mưu Bộ Y tế phê duyệt và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch định hướng công tác truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam giai đoạn 2023-2024; hướng dẫn, giám sát các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông của đơn vị đạt hiệu quả.
1.8. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chịu trách nhiệm tổng hợp nhu cầu, mua, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, bảo quản, phân bổ, điều phối vắc xin và tổ chức triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
1.9. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur chịu trách nhiệm tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin; tập huấn, truyền thông, tổ chức thực hiện và giám sát hoạt động tiêm chủng theo phân công; theo dõi các sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
1.10. Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và Sinh phẩm y tế chịu trách nhiệm kiểm định chất lượng vắc xin đảm bảo đúng tiến độ, qui trình đã được phê duyệt, giám sát chất lượng vắc xin trong quá trình tiêm chủng.
1.11. Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương:
a) Phối hợp với Văn phòng Bộ để xây dựng các thông điệp truyền hình (video) và các tài liệu truyền thông mới về lợi ích tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Nội dung thông điệp cần dễ hiểu, dễ tiếp thu để người dân tiếp cận và ủng hộ tiêm chủng vắc xin.
b) Chủ động tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông về tiêm vắc xin phòng COVID-19.
c) Phối hợp với Văn phòng Bộ cung cấp thông tin cho báo chí các nội dung liên quan đến tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
2. Các Bộ, ngành phối hợp thực hiện
2.1. Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng trực thuộc tổ chức triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng thuộc diện Bộ Quốc phòng quản lý, đảm bảo an toàn tiêm chủng theo quy định; phối hợp với Bộ Y tế trong việc quản lý đối tượng tiêm chủng.
2.2. Bộ Công an
a) Chỉ đạo các cơ sở y tế trong lực lượng Công an nhân dân phối hợp với Sở Y tế các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng do Bộ Công an quản lý, đảm bảo an toàn tiêm chủng.
b) Chỉ đạo Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan của Bộ Y tế trong việc quản lý đối tượng tiêm chủng, hộ chiếu vắc xin trên các nền tảng công nghệ thông tin, đặc biệt là về quản lý đối tượng tiêm chủng để phân tích, xem xét các đối tượng còn chưa tiêm chủng đủ liều tại địa phương.
2.3. Bộ Giáo dục và đào tạo:
a) Rà soát, lập danh sách trẻ em mầm non, học sinh trong các cơ sở giáo dục chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ; chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, thông báo và phối hợp với Ngành Y tế tại địa phương để tổ chức các điểm tiêm chủng tại trường học hoặc các địa điểm phù hợp khác, đảm bảo an toàn.
b) Tăng cường công tác truyền thông về hiệu quả và tính an toàn của vắc xin phòng COVID-19, những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng và trách nhiệm bảo đảm quyền được tiêm chủng của trẻ em trong các cơ sở giáo dục thông qua việc cung cấp thông tin trực tiếp, tài liệu truyền thông, mời các chuyên gia, nhà tư vấn chuyên môn để tư vấn cho cha mẹ, người chăm sóc, người giám hộ hợp pháp của trẻ.
2.4. Bộ Thông tin và truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông và hệ thống thông tin cơ sở chủ động phối hợp với ngành y tế tích cực thông tin, tuyên truyền về hiệu quả và lợi ích của việc tiêm vắc xin để khuyến khích và hướng dẫn người dân tích cực tham gia tiêm vắc xin để bảo vệ bản thân và cộng đồng; chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động tổ chức nhắn tin tuyên truyền với tần suất và thời lượng phù hợp, nội dung tin nhắn do Bộ Y tế đề xuất; đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu độc xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tiêm vắc xin phòng COVID-19 và công tác phòng chống dịch COVID-19.
3. Địa phương
3.1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Chỉ đạo Sở Y tế và Sở, ngành khác xây dựng nhu cầu tiêm chủng, đề xuất cung ứng vắc xin và lập kế hoạch triển khai, bố trí nguồn lực thực hiện, chỉ đạo công tác thông tin truyền thông, công khai các điểm tiêm chủng trên địa bàn (địa chỉ, người phụ trách, thông tin liên hệ) và thông tin đến người dân để người dân biết và đi tiêm chủng kịp thời.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc triển khai tiêm chủng trên địa bàn, không để tình trạng vắc xin không được sử dụng kịp thời, gây lãng phí. Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cấp trên về kết quả tiêm vắc xin trên địa bàn.
- Chịu trách nhiệm trong việc tổng hợp và đề xuất nhu cầu vắc xin phòng COVID-19 của địa phương.
3.2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Xây dựng trình Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch triển khai và bố trí nguồn lực thực hiện. Chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện giám sát việc triển khai theo kế hoạch, đảm bảo tiêm chủng an toàn và đạt tỷ lệ.
4. Các cơ sở nhập khẩu vắc xin trong nước
- Chịu trách nhiệm về việc nhập khẩu, bảo quản theo đúng quy định.
- Báo cáo về việc nhập khẩu, phân phối và bảo quản vắc xin theo đúng các quy định
5. Các cơ sở tiêm chủng
- Chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
- Thực hiện tiêm chủng đúng qui trình, hướng dẫn người dân tham gia tiêm chủng và theo dõi sự cố bất lợi sau tiêm.
- Thực hiện báo cáo theo quy định.
NHU CẦU VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ NĂM 2023
(theo tổng hợp ngày 04/5/2023 của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương)
TT | Tỉnh/TP | Nhu cầu vắc xin phòng COVID-19 năm 2023 | ||
Nhóm từ 18 tuổi trở lên | Nhóm từ 12- 17 tuổi | Nhóm từ 5-11 tuổi | ||
1 | Hà Nội | 15.429 | 18.708 | 22.860 |
2 | Hải Phòng | 9.942 | 9.949 | 13.789 |
3 | Thái Bình | 15.440 | 25.675 | 46.653 |
4 | Nam Định | 4.009 | 7.857 | 8.590 |
5 | Hà Nam | 3.617 | 5.979 | 6.918 |
6 | Ninh Bình | 5.019 | 9.068 | 9.778 |
7 | Thanh Hóa | 34.927 | 40.084 | 57.963 |
8 | Bắc Giang | 19.996 | 22.131 | 20.096 |
9 | Bắc Ninh | 10.804 | 13.691 | 14.252 |
10 | Phú Thọ | 6.117 | 30.601 | 36.129 |
11 | Vĩnh Phúc | 8.687 | 17.480 | 37.435 |
12 | Hải Dương | 6.994 | 14.007 | 15.486 |
13 | Hưng Yên | 3.158 | 7.153 | 8.464 |
14 | Thái Nguyên | 5.573 | 13.685 | 23.087 |
15 | Bắc Kạn | 3.708 | 7.146 | 10.530 |
16 | Quảng Ninh | 21.871 | 19.157 | 23.861 |
17 | Hòa Bình | 11.485 | 12.249 | 14.019 |
18 | Nghệ An | 18.476 | 22.357 | 39.125 |
19 | Hà Tĩnh | 24.294 | 14.603 | 21.236 |
20 | Lai Châu | 4.178 | 7.603 | 11.715 |
21 | Lạng Sơn | 2.677 | 8.395 | 22.092 |
22 | Tuyên Quang | 12.645 | 13.989 | 25.512 |
23 | Hà Giang | 38.620 | 32.340 | 36.880 |
24 | Cao Bằng | 11.044 | 11.316 | 12.326 |
25 | Yên Bái | 5.576 | 11.661 | 27.836 |
26 | Lào Cai | 40.244 | 20.833 | 29.063 |
27 | Sơn La | 22.961 | 21.967 | 33.720 |
28 | Điện Biên | 5.720 | 11.530 | 19.280 |
29 | Quảng Bình | 4.317 | 3.858 | 4.150 |
30 | Quảng Trị | 8.067 | 10.504 | 12.110 |
31 | Thừa Thiên Huế | 23.654 | 18.643 | 19.807 |
32 | Đà Nẵng | 6.978 | 5.473 | 7.138 |
33 | Quảng Nam | 40.413 | 28.260 | 31.339 |
34 | Quảng Ngãi | 13.913 | 13.038 | 14.780 |
35 | Bình Định | 57.037 | 22.399 | 23.655 |
36 | Phú Yên | 6.240 | 7.123 | 6.935 |
37 | Khánh Hòa | 7.662 | 10.161 | 13.689 |
38 | Ninh Thuận | 11.496 | 11.880 | 14.333 |
39 | Bình Thuận | 59.270 | 37.128 | 42.930 |
40 | Kon Tum | 8.430 | 8.718 | 16.780 |
41 | Gia Lai | 38.038 | 32.885 | 50.227 |
42 | Đắc Lắc | 16.554 | 31.109 | 49.490 |
43 | Đắc Nông | 4.805 | 10.993 | 17.641 |
44 | Tp. Hồ Chí Minh | 71.044 | 78.781 | 54.045 |
45 | Bà Rịa-Vũng Tàu | 22.024 | 32.680 | 55.649 |
46 | Đồng Nai | 15.588 | 18.195 | 31.146 |
47 | Tiền Giang | 14.066 | 15.334 | 19.545 |
48 | Long An | 2.210 | 13.722 | 27.590 |
49 | Lâm Đồng | 16.058 | 16.373 | 30.107 |
50 | Tây Ninh | 15.670 | 14.176 | 20.080 |
51 | Cần Thơ | 35.593 | 23.454 | 22.852 |
52 | Sóc Trăng | 21.300 | 19.196 | 22.320 |
53 | An Giang | 29.646 | 22.058 | 19.395 |
54 | Bến Tre | 8.895 | 12.925 | 15.943 |
55 | Trà Vinh | 14.199 | 30.661 | 32.180 |
56 | Vĩnh Long | 20.624 | 24.562 | 26.330 |
57 | Đồng Tháp | 30.695 | 30.797 | 33.871 |
58 | Bình Dương | 29.203 | 22.453 | 32.436 |
59 | Bình Phước | 30.557 | 18.595 | 21.591 |
60 | Kiên Giang | 28.723 | 39.869 | 52.108 |
61 | Cà Mau | 36.570 | 24.334 | 21.820 |
62 | Bạc Liêu | 29.036 | 20.934 | 27.367 |
63 | Hậu Giang | 24.657 | 17.235 | 23.334 |
| Miền Bắc | 373.211 | 451.214 | 648.695 |
| Miền Trung | 239.047 | 168.467 | 190.866 |
| Tây Nguyên | 67.827 | 83.705 | 134.138 |
| Miền Nam | 496.358 | 496.334 | 589.709 |
| Toàn quốc | 1.176.443 | 1.199.720 | 1.563.408 |
* Ghi chú: Nhu cầu vắc xin sẽ được cập nhật, chỉnh sửa theo đề xuất của địa phương (nếu có).
1 https://covid19.who.int/table
2 Số liều vắc xin tiêm nhiều hơn số vắc xin phân bổ do sử dụng hiệu quả vắc xin trong giai đoạn đầu triển khai, lọ vắc xin đóng gói 10 liều/lọ (như AstraZeneca) có thể sử dụng tiêm tối đa 12 liều...
3 Văn bản báo cáo số 732/VSDTTƯ-TCQG ngày 25/4/2023 của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
4 Theo Lộ trình của SAGE, WHO cập nhật đến ngày 30/3/2023 tại đường link: https://apps.who.int/iris/handle/10665/366671
5 Theo Lộ trình của SAGE, WHO cập nhật đến ngày 30/3/2023 tại đường link: https://apps.who.int/iris/handle/10665/366671
6 Danh sách vắc xin phòng COVID-19 sử dụng khẩn cấp được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: https://extranet.who.int/pqweb/vaccines/vaccinescovid-19-vaccine-eul-issued
7 Tính đến 17h00 ngày 04/5/2023, Quỹ vắc xin phòng COVID-19 còn 3.106,52 tỷ đồng (https://vst.mof.gov.vn/)
- 1Quyết định 1210/QĐ-BYT năm 2021 phê duyệt Kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 do COVAX Facility hỗ trợ do Bộ Y tế ban hành
- 2Kế hoạch 271/KH-BYT truyền thông về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2021 do Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 5895/QĐ-BYT năm 2021 phê duyệt Kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2022-2023 do COVAX Facility hỗ trợ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Công văn 2461/BYT-DP năm 2024 hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 1Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 2Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- 3Luật Dược 2016
- 4Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng
- 5Thông tư 51/2017/TT-BYT về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Thông tư 11/2018/TT-BYT quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc do Bộ Y tế ban hành
- 7Thông tư 34/2018/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 8Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 9Thông tư 03/2020/TT-BYT sửa đổi Thông tư 11/2018/TT-BYT quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc do Bộ Y tế ban hành
- 10Quyết định 1210/QĐ-BYT năm 2021 phê duyệt Kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 do COVAX Facility hỗ trợ do Bộ Y tế ban hành
- 11Kế hoạch 271/KH-BYT truyền thông về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2021 do Bộ Y tế ban hành
- 12Công văn 3886/BYT-DP năm 2021 hướng dẫn giám sát sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 13Quyết định 3588/QĐ-BYT năm 2021 hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 14Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 15Quyết định 5785/QĐ-BYT năm 2021 về Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 dành cho người từ 18 tuổi trở lên do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 16Quyết định 5895/QĐ-BYT năm 2021 phê duyệt Kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2022-2023 do COVAX Facility hỗ trợ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 17Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 18Nghị quyết 38/NQ-CP năm 2022 về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 19Thông báo 114/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp lần thứ 14 Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 20Công văn 2213/BYT-DP năm 2022 về tạm dừng áp dụng khai báo y tế nội địa do Bộ Y tế ban hành
- 21Nghị quyết 85/NQ-CP về Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 do Chính phủ ban hành
- 22Nghị định 95/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 23Quyết định 1575/QĐ-BYT năm 2023 về Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 24Công văn 2461/BYT-DP năm 2024 hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
Quyết định 2227/QĐ-BYT về Kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19 năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 2227/QĐ-BYT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/05/2023
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Thị Liên Hương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/05/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra