- 1Luật Quản lý ngoại thương 2017
- 2Nghị định 98/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 3Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại
- 4Quyết định 3752/QĐ-BCT năm 2017 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 5Thông tư 37/2019/TT-BCT hướng dẫn biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6Quyết định 1933/QĐ-BCT năm 2020 về áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Hoa và In-đô-nê-xi-a do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2217/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
RÀ SOÁT LẦN THỨ NHẤT VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ MỘT SỐ SẢN PHẨM BỘT NGỌT CÓ XUẤT XỨ TỪ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA VÀ CỘNG HÒA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 3752/QĐ-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 1933/QĐ-BCT ngày 22 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hoà In-đô-nê-xi-a;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tiến hành rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt được phân loại theo mã HS 2922.42.20 có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hoà In-đô-nê-xi-a (mã vụ việc AR01.AD09) với nội dung chi tiết nêu tại Thông báo kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Trình tự, thủ tục điều tra rà soát thực hiện theo quy định pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam.
Điều 3. Việc tiến hành các thủ tục liên quan đến quá trình rà soát không được gây cản trở việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đang có hiệu lực.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại và Thủ trưởng các đơn vị, các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
THÔNG BÁO
RÀ SOÁT LẦN THỨ NHẤT VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ MỘT SỐ SẢN PHẨM BỘT NGỌT CÓ XUẤT XỨ TỪ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA VÀ CỘNG HOÀ IN-ĐÔ-NÊ-XI-A
(Kèm theo Quyết định số 2217/QĐ-BCT ngày 28 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Thông tin cơ bản
Ngày 22 tháng 7 năm 2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1933/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hoà In-đô-nê-xi-a.
Sau khi hết thời hạn tiếp nhận hồ sơ đề nghị rà soát, Cơ quan điều tra nhận được hồ sơ đề nghị rà soát của 01 nhóm công ty sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).
2. Hàng hóa thuộc đối tượng rà soát
- Hàng hóa thuộc đối tượng rà soát là các sản phẩm bột ngọt (còn được gọi là mỳ chính, monosodium glutamate, MSG, mononatri glutamat, monosodium L- glutamate, sodium glutamate, muối natri của a-xít glutamic).
- Phân loại theo mã số hàng hóa (Mã HS): 2922.42.20.
- Xuất xứ từ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
- Mức thuế chống bán phá giá hiện hành: Từ 3.529.958 đồng/tấn tới 6.385.289 đồng/tấn tùy thuộc tên nhà sản xuất/xuất khẩu và nước xuất xứ. Mức thuế cụ thể được nêu tại Thông báo ban hành kèm Quyết định số 1933/QĐ-BCT.
3. Cơ sở và phạm vi rà soát
Bên yêu cầu là nhóm công ty Fufeng, bao gồm các công ty sau:
- Hulunbeier Northeast Fufeng Biotechnologies Co., Ltd.;
- Neimenggu Fufeng Biotechnologies Co., Ltd.;
- Fufeng Marketing Co., Ltd.;
- Shandong Fufeng Fermentation Co., Ltd.;
- Qingdao Wanchuang International Trade Co., Ltd.;
- Fufeng (Hong Kong) Import And Export Company Limited;
- Wuxi Mifun International Trade Co., Ltd.
Nhóm công ty Fufeng đề nghị Cơ quan điều tra rà soát lại mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với nhóm công ty.
Căn cứ hồ sơ và bằng chứng cung cấp ban đầu về các yêu cầu rà soát nêu trên, theo Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương, Cơ quan điều tra tiến hành rà soát và đưa ra kết luận cuối cùng về mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với nhóm công ty Fufeng.
4. Thời kỳ rà soát
Từ ngày 01 tháng 10 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021.
5. Quy trình và thủ tục rà soát
Cơ quan điều tra tiến hành các thủ tục điều tra, rà soát như sau:
5.1. Đăng ký bên liên quan
a) Căn cứ Điều 6 Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi là Thông tư 37/2019/TT-BCT), tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 74 Luật Quản lý ngoại thương có thể đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc rà soát với Cơ quan điều tra để tiếp cận thông tin lưu hành công khai trong quá trình tiến hành rà soát, gửi các ý kiến bình luận, thông tin và bằng chứng liên quan đến nội dung rà soát được nêu tại Mục 3 Thông báo này.
b) Tổ chức, cá nhân đăng ký bên liên quan theo mẫu Đơn đăng ký bên liên quan ban hành tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 37/2019/TT-BCT và gửi tới Cơ quan điều tra theo địa chỉ nêu tại Thông báo này trong thời hạn sáu mươi (60) ngày làm việc kể từ ngày có hiệu lực của quyết định tiến hành rà soát bằng cách gửi công văn chính thức kèm theo Đơn đăng ký bên liên quan theo một trong hai phương thức sau: (i) bưu điện hoặc (ii) thư điện tử.
c) Bên liên quan theo quy định tại Điều 74 Luật Quản lý ngoại thương thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định 10/2018/NĐ-CP).
5.2. Bản câu hỏi rà soát
Căn cứ Điều 57 Nghị định 10/2018/NĐ-CP:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định rà soát, Cơ quan điều tra gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan mà Cơ quan điều tra cho là cần thiết.
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản câu hỏi điều tra rà soát, bên nhận được bản câu hỏi phải gửi bản trả lời đầy đủ cho Cơ quan điều tra. Thời hạn này có thể được Cơ quan điều tra xem xét, gia hạn một lần với thời hạn tối đa không quá 30 ngày trên cơ sở văn bản đề nghị gia hạn của bên đề nghị gia hạn.
- Bản câu hỏi điều tra được coi là nhận được sau 07 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan điều tra gửi đi.
5.3. Điều tra tại chỗ
a) Căn cứ khoản 3 Điều 75 Luật Quản lý ngoại thương, trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều tra có quyền tiến hành việc điều tra tại chỗ, bao gồm cả việc điều tra tại nước ngoài nhằm xác minh tính xác thực của thông tin, tài liệu do bên liên quan cung cấp hoặc thu thập thêm thông tin, tài liệu cần thiết để giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại.
b) Quy trình, thủ tục điều tra tại chỗ được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
5.4. Tiếng nói và chữ viết trong quá trình rà soát
a) Tiếng nói và chữ viết dùng trong quá trình rà soát là tiếng Việt. Bên liên quan có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có phiên dịch.
b) Các thông tin, tài liệu không phải bằng tiếng Việt do bên liên quan cung cấp phải được dịch ra tiếng Việt. Bên liên quan phải đảm bảo tính trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung được dịch thuật.
5.5. Bảo mật thông tin
Cơ quan điều tra thực hiện việc bảo mật thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 11 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
5.6. Hợp tác trong quá trình rà soát
Căn cứ Điều 10 Nghị định 10/2018/NĐ-CP:
a) Bất kỳ bên liên quan nào từ chối tham gia vụ việc hoặc không cung cấp chứng cứ cần thiết hoặc gây cản trở đáng kể tới việc hoàn thành việc rà soát thì kết luận rà soát đối với bên liên quan đó sẽ dựa trên các cơ sở thông tin sẵn có.
b) Bất kỳ bên liên quan nào cung cấp các chứng cứ không chính xác hoặc gây nhầm lẫn thì các chứng cứ đó sẽ không được xem xét và kết luận rà soát đối với bên liên quan đó sẽ dựa trên cơ sở các thông tin sẵn có.
Cơ quan điều tra khuyến nghị các Bên liên quan tham gia hợp tác đầy đủ trong quá trình vụ việc để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
5.7. Thời hạn rà soát
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương, thời hạn rà soát không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
6. Thông tin liên hệ
Cục phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương
Địa chỉ: 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84.24.7303.7898 (112) (Cán bộ đầu mối Trần Hoàng Mai)
Thư điện tử: maitrh@moit.gov.vn
Quyết định và Thông báo tiến hành rà soát có thể truy cập tại trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương: www.moit.gov.vn: hoặc Cục Phòng vệ thương mại: www.trav.gov.vn hoặc www.pvtm.gov.vn.
- 1Quyết định 1989/QĐ-BCT năm 2023 về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 2Quyết định 2494/QĐ-BCT năm 2023 về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tháp điện gió có xuất xứ từ Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 3Quyết định 2537/QĐ-BCT năm 2023 về điều tra rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm nhôm xuất xứ từ Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 1Luật Quản lý ngoại thương 2017
- 2Nghị định 98/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 3Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại
- 4Quyết định 3752/QĐ-BCT năm 2017 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 5Thông tư 37/2019/TT-BCT hướng dẫn biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6Quyết định 1933/QĐ-BCT năm 2020 về áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Hoa và In-đô-nê-xi-a do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 7Quyết định 1989/QĐ-BCT năm 2023 về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 8Quyết định 2494/QĐ-BCT năm 2023 về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tháp điện gió có xuất xứ từ Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 9Quyết định 2537/QĐ-BCT năm 2023 về điều tra rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm nhôm xuất xứ từ Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Quyết định 2217/QĐ-BCT năm 2021 rà soát lần thứ nhất áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa In-đô-nê-xi-a do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- Số hiệu: 2217/QĐ-BCT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/09/2021
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Trần Quốc Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/09/2021
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết