Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2209/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 11 tháng 7 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ LẬP ĐỀ ÁN QUY HOẠCH QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 43/2003/TT-BVHTTDL ngày 16/7/2003 của Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/3011 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về ban hành định mức chi phí cho lập thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch sản phẩm chủ yếu;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tại tờ trình số 847/SVHTTDL-NVVH ngày 03/6/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương nhiệm vụ lập Đề án Quy hoạch Quảng cáo ngoài trời tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 đến 2015, định hướng đến 2020, với các nội dung chủ yếu như sau:

TÊN ĐỀ ÁN: Đề án Quy hoạch Quảng cáo ngoài trời tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 đến 2015 định hướng đến 2020.

CHỦ ĐẦU TƯ: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Địa giới hành chính tỉnh Thanh Hóa.

MỤC TIÊU ĐỀ ÁN:

Đánh giá đúng thực trạng và dự báo xu hướng phát triển hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; xây dựng quy hoạch hệ thống quảng cáo ngoài trời phù hợp với quy hoạch tổng thể, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế- xã hội của tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia quảng cáo, góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa, xây dựng cảnh quan đô thị.

NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN:

- Điều tra khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu đánh giá hiện trạng tình hình hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời tỉnh Thanh Hóa;

- Xác định cơ sở khoa học cho đề án;

- Lập đề án;

- Báo cáo, trình duyệt, công bố thực hiện.

NỘI DUNG ĐỀ ÁN:

A. Quy hoạch tuyên truyền cổ động nhiệm vụ chính trị và quảng cáo không có mục đích sinh lời

Xác định vị trí ưu tiên dành cho hoạt động tuyên truyền cổ động nhiệm vụ chính trị và quảng cáo không có mục đích sinh lời.

1. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị - văn hóa - xã hội của tỉnh, các vị trí sau đây sẽ đ­ược ­ưu tiên:

- Khu trung tâm hành chính của tỉnh, huyện, xã.

- Khu vực quảng tr­ường;

- Một số điểm nút giao thông quan trọng;

- Khu trung tâm văn hóa, trung tâm th­ương mại, công viên, khu vui chơi giải trí;

- Tại các điểm danh giới tiếp giáp hành chính giữa địa phương, cơ sở;

- Cửa khẩu biên giới quốc gia.

2. Quy định cụ thể đối với các phư­ơng tiện quảng cáo.

* Bảng tuyên truyền cổ động trực quan:

- Địa điểm: Tại vị trí thuận lợi nhất ở cả 03 khu vực công cộng, cơ quan, doanh nghiệp và khu vực cá nhân trên phạm vi toàn tỉnh.

- Kích thư­ớc: Diện tích mặt bảng từ 60m2/mặt - 200m2/mặt

- Chặt liệu: Sắt, inox, bê tông, mặt bạt hoặc các chặt liệu khác nh­ưng phải đảm bảo yếu tố kỹ thuật theo quy định của Luật Xây dựng;

- Kiểu dáng: Một trụ cột, có hệ thống đèn chiếu sáng, 1 hoặc 3 mặt;

* Băng zôn tuyên truyền:

- Địa điểm: Tại vị trí thuận lợi nhất ở cả 03 khu vực công cộng, cơ quan, doanh nghiệp và khu vực cá nhân trên phạm vi toàn tỉnh

- Kích th­ước: 8,0m (dài) x 1,0m (ngang) hoặc phải phù hợp với điều kiện thực tế của tuyến đ­ường dự kiến treo;

* Bảng hộp đèn tuyên truyền tại dải phân cách:

- Địa điểm: Tại vị trí thuận lợi nhất ở cả 03 khu vực công cộng, cơ quan, doanh nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh Thanh Hóa;

- Kích thước: Kích thước chiều rộng bảng hộp đèn không ­được vượ­t quá chiều rộng dải phân cách; bảng hộp đèn trên cột điện chiếu sáng có kích thước tối đa là 1,5m (cao) x 0,7m (rộng) x 0,3m (dày); khoảng cách từ mặt đất đến mép d­ưới của bảng hộp đèn tối thiểu 3,5m;

- Chất liệu: Sắt, inox, bạt.

* Trạm bảng tin, biển chỉ dẫn...:

- Địa điểm: Tại vị trí thuận lợi nhất ở cả 03 khu vực công cộng, cơ quan, doanh nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh Thanh Hóa; khu vực có hiểm họa (bom mìn, cháy rừng, núi lở...);

- Kích th­ước: Đối với bảng tin diện tích không quá 15,0m2/mặt; đối với biển chỉ dẫn, cảnh báo diện tích không quá 5,0m2/mặt. Tất cả thiết kế phù hợp với thực tế vị trí địa hình đ­ược đặt;

- Chất liệu: Bê tông, xây gạch, sắt, inox.

B. Quy hoạch Quảng cáo thương mại:

I. Đ­ường Cao tốc, Quốc lộ:

1. Bảng quảng cáo tấm lớn:

- Địa điểm: Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 47,...;

- Vị trí đặt bảng: Cách mép chỉ giới đư­ờng tối thiểu là 25m;

- Về diện tích: Từ 120m2 - 200m2/01 mặt;

- Về chiều cao thân cột: Tối đa 15m (tính từ mặt đ­ường đến mép dưới của bảng);

- Về kiểu dáng: Một trụ cột, một mặt hoặc ba mặt bảng;

- Khoảng cách giữa hai bảng: Từ 200m đến 300m (theo chiều dọc tuyến đường). Tại các đư­ờng cong, khoảng cách giữa 2 bảng quảng cáo từ 150m - 200m.

2. Bảng quảng cáo tấm nhỏ:

Đối với mỗi tuyến đ­ường sẽ đ­ược áp dụng một loại bảng quảng cáo với diện tích, chiều cao, kiểu dáng, khoảng cách, thống nhất. Cụ thể nh­ư sau:

2.1. Đối với đ­ường cao tốc, quốc lộ, đại lộ có dải phân cách có mặt cắt ngang lớn hơn 10m.

- Vị trí đặt bảng: Trong giải phân cách;

- Diện tích: Tối đa là 15m2/01 mặt (chiều ngang của bảng phải nhỏ hơn chiều rộng dải phân cách);

- Chiều cao: Tối đa 6m (tính từ mặt đư­ờng đến mép d­ưới của bảng);

- Kiểu dáng: Một cột trụ; 01 mặt hoặc 03 mặt;

- Khoảng cách: Khoảng cách tối thiểu giữa hai biển kế tiếp nhau là 100m.

2.2. Đối với đ­ường cao tốc, quốc lộ, đại lộ có dải phân cách có mặt cắt ngang từ 2m đến d­ưới 10m:

- Vị trí đặt bảng: Trong giải phân cách;

- Diện tích: Tối đa là 10m2/01 mặt (chiều ngang của biển phải nhỏ hơn giải phân cách);

- Chiều cao: Tối đa 5m (tính từ mặt đư­ờng đến mép d­ưới của bảng);

- Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; 01 mặt hoặc 03 mặt;

- Khoảng cách: Khoảng cách tối thiểu giữa hai biển kế tiếp nhau là 50m.

2.3. Tại các cột điện chiếu sáng trên cầu, dải phân cách, lề đường:

- Vị trí: Tại các cột điện chiếu sáng;

- Diện tích: Chiều cao tối đa là 1,4m, chiều rộng tối đa là 0,7m, dày tối đa là 0,2m;

- Chiều cao: Tối đa 6m tính từ mặt đường đến đỉnh của bảng;

- Khoảng cách: Hai cột đèn chiếu sáng đặt 01 bảng.

II. Tỉnh lộ:

1. Bảng quảng cáo tấm lớn:

- Vị trí đặt bảng: Từ mép đường đến cạnh gần nhất của bảng tối thiểu là 20m;

- Diện tích: 120m2/01 mặt;

- Chiều cao: Tối đa 10m (tính từ mặt đ­ường đến mép d­ưới của bảng);

- Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ, 01 mặt hoặc 03 mặt;

- Khoảng cách: Khoảng cách tối thiểu giữa hai biển kế tiếp nhau là 150m.

2. Bảng quảng cáo tấm nhỏ:

Căn cứ vào diện tích, kiểu dáng, kích thước, chiều cao, khoảng cách tại điểm 2, mục I, phần B bản đề cương này để quy định đối với từng vị trí.

III. Đường Huyện:

1. Bảng quảng cáo tấm lớn:

- Vị trí đặt bảng: Từ mép đường đến cạnh gần nhất của bảng tối thiểu là 15m;

- Diện tích: 40m2- 100m2/01 mặt;

- Chiều cao: Tối đa 8m (tính từ mặt đ­ường đến mép d­ưới của bảng);

- Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; 01 mặt hoặc 03 mặt;

- Khoảng cách: Khoảng cách tối thiểu giữa hai biển kế tiếp nhau là 100m.

2. Bảng quảng cáo tấm nhỏ:

Căn cứ vào diện tích, kiểu dáng, kích thước, chiều cao, khoảng cách tại điểm 2, mục I, phần B bản đề cương này để quy định đối với từng vị trí.

IV. Trong nội thành, nội thị:

1. Bảng quảng cáo tấm nhỏ:

1.1. Tại các tuyến đ­ường nội thành, nội thị:

Địa điểm: Thành phố Thanh hóa, tuyến đường thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn.

- Vị trí đặt bảng: Cách mép chỉ giới đường tối thiểu là 05m;

- Diện tích: Tối đa là 40m2/01 mặt;

- Chiều cao: Tối đa 5m (tính từ mặt đư­ờng đến mép d­ưới của bảng);

- Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; 01 mặt hoặc 03 mặt;

- Khoảng cách: Khoảng cách tối thiểu giữa hai biển kế tiếp nhau là 100m theo chiều dọc của đ­ường.

1.2. Tại công viên, v­ườn hoa, khu vui chơi giải trí trong phạm vi toàn tỉnh.

- Vị trí đặt bảng: Tại hàng rào bao quanh.

- Diện tích: Tối đa là 40m2/01 mặt;

- Chiều cao: Tối đa 5m (tính từ mặt đ­ường đến mép d­ưới của bảng);

- Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; 01 mặt hoặc 03 mặt.

1.3. Tại khu vực bến xe, nhà ga, sân vận động:

- Vị trí đặt bảng: Khu vực hàng rào bao quanh;

- Diện tích: Tối đa là 40m2/01 mặt;

- Chiều cao: Tối đa 5m (tính từ mặt đ­ường đến mép dư­ới của bảng);

- Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; 01 mặt hoặc 03 mặt.

1.4. Bảng quảng cáo tại mặt tiền nhà và hông tường nhà:

a. Tại mặt tiền nhà:

- Đối với công trình nhà ở riêng lẻ: Mỗi tầng chỉ đặt một bảng cáo với chiều cao tối đa là 1,5m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà, diện tích tối đa dưới 40m2; khoảng cách giữa hai bảng quảng cáo tại các tầng liền kề tối thiểu là 01m;

- Đối với các căn hộ chung cư­: Diện tích bảng quảng cáo tối đa là 30m2 và không được v­ượt quá 1/3 diện tích mặt căn hộ; chiều cao tối đa là 1,5m; tr­ường hợp có ban công thì chiều cao bảng quảng cáo không vư­ợt quá chiều cao ban công;

- Tại các nhà cao tầng thì không được đặt bảng quảng cáo quá tầng 10 và phải đặt ở nhà cao từ 2 tầng trở lên.

b. Tại hông tường nhà (bao gồm cả bảng quảng cáo lắp đặt vào hông tường nhà và thể hiện trực tiếp lên tường nhà):

- Diện tích tối đa: Dưới 40m2, khoảng cách tối thiểu giữa hai biển quảng cáo là 01m, chiều dài không quá giới hạn mặt t­ường;

2. Màn hình điện tử tại các trục đ­ường giao thông và màn hình LCD:

2.1. Màn hình điện tử LED:

- Nội dung: Tối thiểu 30% thời l­ượng phát hình cho tuyên truyền nhiệm vụ chính trị; quảng cáo, giới thiệu sản phẩm hàng hóa; không đư­ợc dùng âm thanh;

- Hình thức bảng: Một trụ cột; chiều cao tối đa 10m tính từ mặt đường đến cạnh dưới của màn hình điện tử; diện tích: Tối thiểu 25m2/01 mặt, tối đa 80m2/01 mặt.

2.2. Màn hình điện tử LCD:

- Vị trí: Đặt tại phía trong các trung tâm th­ương mại, siêu thị, chợ, khách sạn, sân golf, bệnh viện, nhà ga tầu hỏa, nhà ga hàng không, bến xe; các trung tâm văn hóa thể thao đa năng, tòa nhà cao ốc, thang máy;

- Diện tích: Tối đa 42 inch;

- Chiều cao: Tùy thuộc vào vị trí treo, đặt sẽ quy định cụ thể đảm bảo phù hợp;

- Kiểu dáng: Áp dụng kiểu dáng nhất đối với từng khu vực. Đư­ợc dùng âm thanh nhưng không v­ượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam.

3. Băng zôn:

3.1. Băng zôn ngang:

- Vị trí: Treo ở các vị trí cụ thể trên các tuyến đường chính trong thành phố Thanh Hóa theo đúng vị trí quy hoạch.

- Kích thước: Rộng 0,8m x dài 10m chiều ngang, tùy theo thực địa đường phố có thể điều chỉnh nhưng không vượt quá giới hạn ±20% diện tích theo kích thước nêu trên.

- Chiều cao: Tối thiểu là 3,5m tính từ mặt ­đường đến cạnh đáy của băng zôn, nếu có trụ cột treo băng zôn thì chiều cao tính từ mặt đường đến đỉnh trụ cột tối thiểu là 7m.

- Khoảng cách: Theo vị trí quy hoạch cụ thể, tối thiểu là 50m.

3.2. Băng zôn dọc:

- Vị trí: Tại các cột điện chiếu sáng dải phân cách và cột điện chiếu sáng ở lề đường.

- Kích thước: Dài tối thiểu 1,5m,Rộng 0,6 - 0,8m.

- Chiều cao: Từ dải phân cách hoặc mặt đường đến cạnh đáy tối đa l 1,4m..

- Khoảng cách: Cách 01 cột đèn được treo 01 băng zôn.

4. Quảng cáo tại các sạp báo, nhà chờ xe buýt, điểm bán vé, cabin điện thoại công cộng, bảng rao vặt:

C. Quy hoạch không được phép Quảng cáo thương mại:

Trụ sở các cơ quan Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan Trung ương, doanh trại quân đội, trụ sở các cơ quan công an, khu vực Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, tr­ường học, các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh đã đ­ược Nhà nư­ớc xếp hạng...

D. Biển hiệu.

I. Biển hiệu cơ quan hành chính Nhà nước:

1. Vị trí, kích thước: Biển tên cơ quan được gắn tại cổng chính, đảm bảo tính trang nghiêm và phù hợp với kiến trúc công trình. Kích thước không nhỏ hơn 45cm (chiều rộng) x 35 cm (chiều cao)

2. Cách thể hiện biển hiệu:

- Kiểu chữ: Thống nhất bằng tiếng Việt chữ in hoa.

- Tên cơ quan phải chính xác với tên quy định tại văn bản của cơ quan có thẩm quyền thành lập.

- Địa chỉ: Cỡ chữ không lớn hơn 1/3 cỡ chữ tên cơ quan gồm số nhà, đường phố, quận huyện.

- Đối với cơ quan cần thể hiện tên nước ngoài phải ghi ở phía dưới và cỡ chữ không lớn hơn 2/3 cỡ chữ tên gọi bằng tiếng việt.

- Đối với cơ quan có biểu tượng (lôgô) đã đăng ký theo quy định của pháp luật được đặt tại vị trí chính giữa và ở phía trên tên cơ quan.

- Màu sắc: Nền biển và chữ thể hiện trên biển dược sử dụng hai màu khác nhau phải đảm bảo sự tương quan hài hòa về màu sắc.

II. Biển hiệu của tổ chức, doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý:

1. Hình thức, vị trí và nội dung của biển hiệu:

2. Kích thước của biển hiệu:

Chiều dài không vượt quá chiều rộng của mặt tiền trụ sở của tổ chức doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý chiều cao của biển hiệu không vượt quá 1,5m

3. Cách trình bày trên biển hiệu:

3.1. Tên và thông tin trên biển hiệu:

- Tên và thông tin trên biển hiệu phải thể hiện bằng tiếng việt

- Nếu muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, và các thông tin khác bằng tiếng nước ngoài phải thể hiện phía dưới kích thước nhỏ hơn chữ tiếng việt.

3.2. Cách đặt lô gô, biểu tượng đã được cấp đăng ký sở hữu trí tuệ trên biển hiệu:

- Vị trí đặt phía bên trái trên cùng của biển hiệu.

- Diện tích đặt lô gô không quá 1/6 diện tích biển hiệu.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

I. Phân kỳ thực hiện:

1. Giai đoạn 1: 2010- 2012

- Khắc phục hiện trạng trái với quy hoạch

- Tập trung thực hiện các khu vực trọng điểm

2. Giai đoạn 2: 2012- 2015:

3. Giai đoạn 3: 2015- 2020:

II. Phân công trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan:

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

2. Sở Xây dựng:

3. Sở Tài chính:

4. Sở Giao thông Vận tải:

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

7. Sở Tài nguyên và Môi trường:

8. Sở thông tin và Truyền thông:

9. Công an tỉnh:

6. UBND cấp huyện, thị xã, thành phố:

7. UBND cấp xã, phường, thị trấn:.

8. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan:

III. Dự toán kinh phí xây dựng:

IV. Sơ đồ bản vẽ vị trí quy hoạch:

V. Thống kê vị trí quy hoạch:

VI. Một số mẫu quảng cáo:

SẢN PHẨM CỦA ĐỀ ÁN:

- Thuyết minh báo cáo tổng hợp Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên trời trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 đến 2015 và định hướng đến 2020 được cấp có thẩm quyền phê duyệt: 20 bản;

- Bản đồ hiện trạng quảng cáo ngoài trời tỉnh Thanh Hóa (tỷ lệ 1/50.000): 03 bộ;

- Bản đồ quy hoạch quảng cáo ngoài trời tỉnh Thanh Hóa (tỷ lệ 1/50.000): 03 bộ;

- Bản đồ quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại thành phố Thanh Hóa (tỷ lệ 1/50.000): 03 bộ;

- Đĩa CD lưu giữ các thông tin, tư liệu trên.

DỰ TOÁN KINH PHÍ: Giao Sở Tài chính, nghiên cứu Dự toán kinh phí thực hiện Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (gửi kèm theo) do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch lập; thẩm định, đề xuất ý kiến, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện trước ngày 20/7/2011.

HÌNH THỨC QUẢN LÝ: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện Đề án.

THỜI GIAN HOÀN THÀNH ĐỀ ÁN: Trong quý IV/2011.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Văn hóa Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các ngành, đơn vị có LQ;
- Lưu: VT, VX(2).Ninh8b.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Văn Việt

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ

THỰC HIỆN QUY HOẠCH QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số 2209/QĐ-UBND ngày 11/7/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh)

A. CHI PHÍ LẬP, THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH:

Tính theo định mức chi phí ban hành tại Quyết định số 281/2007/QĐ-BKHĐT ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

GQHT = G chuẩn x H1 x H2 x H3

G chuẩn = 500.000.000 VND

GQHT mức chi phí cho quy hoạch tổng thể phát triển- kinh tế xã hội tỉnh

H1 (Quy hoạch cấp tỉnh) = 1

H2 (Tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ) = 1,4

H3 (Tỉnh có diện tích dưới 10.000 km2 < 13.000 km2) = 1,6

GQHQC = GQHT x 0,3 x0,5

GQHQC Mức chi phí cho quy hoạch phân ngành quảng cáo

Hệ số Mức vốn quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuộc tỉnh= 0,3

Hệ số Mức vốn quy hoạch phát triển phân ngành trong từng ngành= 0,5.

Thành tiền GQHQC: 168.000.000 VNĐ

Hệ số trượt giá 45%: 76.000.000 VNĐ

B. CHI PHÍ THIẾT KẾ MẪU: 80.000.000 VNĐ

Tổng cộng: 324.000.000 VNĐ

C. CHI PHÍ THIẾT KẾ MẪU: 32.400.000 VNĐ

Tổng cộng (A+B+C): 356.400.000 VNĐ

D. PHÂN BỔ CHI TIẾT THEO CÁC KHOẢN MỤC:

Đơn vị tính VNĐ

TT

Khoản mục chi phí

Mức chi phí %

Số tiền

TỔNG KINH PHÍ (Bao gồm thuế VAT 10%)

 

356.400.000

TỔNG KINH PHÍ (A+B)

 

324.000.000

A

CHI PHÍ LẬP THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH

100

244.000.000

I

Chi phí cho công việc chuẩn bị đề cương quy hoạch

2

4.880.000

1

Chi phí xây dựng đề cương và trình duyệt đề cương

1,6

3.904.000

1.1

Xây dựng đề cương nghiên cứu

1

2.440.000

1.2

Hội thảo xin ý kiến chuyên gia thống nhất đề cương và trình duyệt

0,6

1.464.000

2

Lập dự toán kinh phí theo đề cương đã thống nhất và trình duyệt

0,4

976.000

II

Chi phí nghiên cứu xây dựng báo cáo dự án quy hoạch

88

214.720.000

1

Chi phí thu thập xử lý số liệu, dữ liệu ban đầu

8

19.520.000

2

Chi phí thu thập bổ sung số liệu, tư liệu theo yêu cầu quy hoạch

4

9.760.000

3

Chi phí khảo sát thực tế

20

48.800.000

4

Chi phí thiết kế quy hoạch

56

136.640.000

4.1

Phân tích, đánh giá vai trò nhu cầu tiêu dùng nội địa, nước ngoài và khả năng xuất khẩu SPchủ yếu

1

2.440.000

4.2

Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu

4

9.760.000

4.3

Dự báo khả năng công nghệ và sức cạnh tranh của sản phẩm

4

9.760.000

4.4

Nghiên cứu mục tiêu và quan điểm phát triển

3

7.320.000

4.5

Nghiên cứu, đề xuất các phương án phát triển

6

14.640.000

4.6

Nghiên cứu các giải pháp thực hiện mục tiêu

20

48.800.000

a

Luận chứng các phương án và giải pháp phát triển sản phẩm chủ yếu

5

12.200.000

b

Dự báo và xây dựng phương án phát triển đào tạo nguồn nhân lực

1

2.440.000

c

Xây dựng các phương án và giải pháp phát triển khoa học công nghệ

1

2.440.000

d

Xây dựng các phương án và giải pháp bảo vệ môi trường

1,5

3.660.000

đ

Xây dựng các phương án, tính toán nhu cầu và đảm bảo vốn đầu tư

4

9.760.000

e

Xây dựng các chương trình đầu tư trọng điểm

1,5

3.660.000

g

Xây dựng phương án tổ chức lãnh thổ, phân bố sản xuất

3

7.320.000

h

Xây dựng các giải pháp về cơ chế chính sách và đề xuất các phương án thực hiện

3

7.320.000

4.7

Xây dựng báo cáo tổng hợp và hệ thống các báo cáo liên quan

10

24.400.000

a

Xây dựng báo cáo đề dẫn

1

2.440.000

b

Xây dựng báo cáo tổng hợp

8

19.520.000

c

xây dựng báo cáo tóm tắt

0,6

1.464.000

d

Xây dựng văn bản trình thẩm định

0,2

488.000

đ

Xây dựng văn bản trình phê duyệt dự án quy hoạch

0,2

488.000

4.8

Xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch

8

19.520.000

III

Chi phí quản lý và điều hành

10

24.400.000

1

Chi phí quản lý dự án của ban quản lý

3

7.320.000

2

Chi phí hội thảo và xin ý kiến chuyên gia

2

4.880.000

3

Chi phí thẩm định và hoàn thiện báo cáo tổng hợp quy hoạch theo kết luận thẩm định của hội đồng thẩm định

2

4.880.000

4

Chi phí công bố quy hoạch

3

7.320.000

B

THIẾT KẾ MẪU MARKET CÁC LOẠI HÌNH QUẢNG CÁO, BIỂN TẤM LỚN, TẤM NHỎ, BIỂN CHỈ DẪN, BĂNG RÔN, CỜ PHƯỚN, HỘP ĐÈN GIẢI PHÂN CÁCH, BIỂN LED…

 

80.000.000

1

Ý tưởng mẫu quảng cáo

 

25.000.000

2

Thiết kế Market

 

30.000.000

3

Thuyết minh kỹ thuật

 

25.000.000

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2209/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ lập Đề án Quy hoạch Quảng cáo ngoài trời tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2010 đến 2015, định hướng đến 2020

  • Số hiệu: 2209/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/07/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Vương Văn Việt
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 11/07/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản