Hệ thống pháp luật

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2200/1998/QĐ-UB

….., ngày 24 tháng 08 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HỌACH VÀ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT QUY HỌACH PHÂN BỔ LAO ĐỘNG ĐẾN NĂM 2010.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994;

Căn cứ Quyết định 656/TTg ngày 13/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây nguyên thời kỳ 1996 -2000 và 2010;

Xét Tờ trình số 83/TT ngày 8 tháng 8 năm 1998 của Chicục di dân và phát triển vùng kinh tế mới;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kế hoạch và đề cương chi tiết dự án quy hoạch phân bổ lao động đến năm 2010 (kèm theo quyết định này).

Điều 2. Giao Giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục di dân phát triển vùng kinh tế mới chủ trì tổ chức hướng dẫn kế hoạch và đề cương chi tiết cho UBND các huyện, thành phố Đà lạt, Thị xã Bảo lộc để triển khai thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh theo đúng điều I quyết định này.

Điều 3. Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giám đốc các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Đà lạt căn cứ quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Thành Trung

 

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

DỰ ÁN QUY HỌACH PHÂN BỔ LAO ĐỘNG DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH LÂM ĐỒNG:

GIAI ĐOẠN 1998 ĐẾN NĂM 2010 THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 656/TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo quyết định số: 2200/QĐ-UB ngày 24/8/1998 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Gồm 6 phần:

Phần thứ I: Vị trí tiềm năng và lợi thế phát triển các mục tiêu kinh tế - xã hội thời kỳ 1998 - 2000 - 2010.

Phần thứ II: Những thực trạng liên quan đến vấn đề phân bổ lao động dân cư.

Phần thứ III: Quy hoạch phân bổ lao động dân cư 1998 - 2000 và 2010.

Phần thứ IV: Quy hoạch dân cư, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên các điểm nhập cư.

Phần thứ V: Các chính sách, giải pháp và kiến nghị.

Phần thứ VI: Hiệu quả kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.

 

Phần thứ nhất

VỊ TRÍ TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ PHÁT TRIỂN, CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI THỜI KỲ 1998 - 2010 (HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ, TỈNH ...)

1. Vị trí:

2. Tiềm năng - lợi thế và hạn chế:

3. Mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 1998 -2000 và 2010 (lồng ghép với quy hoạch đã có của địa phương)

a. Về phát triển sản xuất nông nghiệp

- Sản xuất cây công nghiệp

+ Cà phê

+ Trà

+ Dâu tằm

+ Điều

- Sản xuất cây lương thực

+ Cây lúa

+ Cây màu ..v.v...

- Rau, quả và hoa

- Chăn nuôi ...v.v...

b. Lâm nghiệp

c. Phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp

d. Giáo dục y tế văn hóa xã hội

đ. Định canh định cư và di dân phát triển nông thôn mới . Xóa đói giảm nghèo.

Phần thứ hai

NHỮNG THỰC TRẠNG KIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ PHÂN BỔLAO ĐỘNG DÂN CƯ (HUYỆN THỊ XÃ, THÀNH PHỐ, TỈNH ...).

I. Tình hình khai thác, sử dụng đất đai và những chi phối ảnh hưởng:

1.1. Đánh giá về quá trình sử dụng, cải tạo đất hoang hóa tại các vùng KTM vào sản xuất nông nghiệp trong những năm qua(1976-1997).

a. Đầu tư cải tạo, sử dụng đất.

b. Các loại hình sản xuất và hiệu quả, khả năng mở rộng các mô hình sản xuất tốt.

c. Quá trình tổ chức khai thác sử dụng gắn với điều kiện kinh tế hộ nông dân. Các chính sách của Nhà nước có liên quan.

1.2. Tác động chi phối của điều kiện tự nhiên như điều kiện khí hậu, môi trường, môi sinh thủy văn, yếu tố địa hình, quá trình xói mòn.

1.3. Ảnh hưởng của quá trình khai thác và phát triển kinh tế của vùng và lãnh thổ đã tác động sâu sắc như: hình thành các vùng kinh tế, ảnh hưởng của các ngành kinh tế phi nông nghiệp.

Nhận xét đánh giá chung về thực trạng đất trống đồi trọc của địa phương để làm rõ tiềm năng, yếu tố hạn chế, thuận lợi và các điều kiện có thể khai thác, sử dụng đất hoang hóa vào sản xuất nông nghiệp có hiệu quả.

(Bản đồ đất hoang hóa đính kèm).

II- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống và những chi phối ảnh hưởng:

Đánh giá về tốc độ tăng trưởng cơ cấu ngành và hiệu quả đầu tư vào các ngành kinh tế.

II.1. Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp phục vụ du lịch, công nghiệp cơ khí ...

II.2. Các loại hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ ngành nghề truyền thống có hiệu quả, khả năng mở rộng các mô hình sản xuất tốt.

II.3. Chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước, cơ chế điều hành, vùng nguyên liệu, phát triển thị trường, chương trình đào tạo tay nghề.

Nhận xét đánh giá chung về thực trạng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, NNTT. Để làm rõ những yếu tố hạn chế hoặc thuận lợi và các điều kiện có thể phát triển mở rộng (kèm theo bản đồ phân bố công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngành nghề truyền thống, dịch vụ).

III- Đánh giá các chương trình dự án liên quan về phân bổ lao động dân cư đã có trên địa bàn:

- Phân tích các mục tiêu.

- Giải pháp.

- Kết quả về kinh tế đã phù hợp hoặc cần phải điều chỉnh

IV- Thực trạng phân bố lao động dân cư:

1. Phân bố không gian của các cộng đồng dân cư.

- Cộng đồng dân bản địa

- Cộng đồng người kinh đến trước 1975

- Cộng đồng người kinh đến sau 1975

2. Biến động lao động dân cư và các hình thức di dân của địa phương:

- Cộng đồng người kinh đến sau 1975

3. Biến lao động dân cư và các hình thức di dân của địa phương:

+ Biến động dân cư (cộng đồng di dân sau 1975)

- Giai đoạn 1976 - 1980

- Giai đoạn 1980 - 1990

- Giai đoạn 1991 - 1996

- Giai đoạn 1997 - 1998

+ Các hình thức di dân có tổ chức:

- Di dân làm nông nghiệp

- Di dân công nghiệp

- Di dân giải phóng mặt bằng phục vụ mục tiêu có tính chất quốc gia

- Di dân giải tỏa lề đường phố trong các đô thị, thị trấn, thị tứ

Cần đánh giá tác động của công tác phân bổ lao động dân cư trên các mặt:

1. Kinh tế

2. Xã hội

3. Môi trường

4. An ninh, quốc phòng

5. Cơ chế chính sách đã áp dụng

+ Di dân tự do

- Tổ chức điều tra nắm bắt đầy đủ số lượng dân di cư tự do mới phát sinh từ năm 1997 đến nay (kể cả di dân thành thị)

- Các thực trạng về kinh tế xã hội liên quan.

Phần thứ ba

QUY HOẠCH PHÂN BỔ LAO ĐỘNG DÂN CƯ 1998 - 2000 VÀ 2010 (HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ, TỈNH ...)

A- Quy hoạch sử dụng đất hoang hóa và bảo vệ môi trường:

- Vào sản xuất nông nghiệp

- Vào sản xuất nông - lâm kết hợp và lâm nghiệp (trồng bảo vệ rừng)

- Nuôi trồng thủy sản

- Dành cho khu vực phi nông nghiệp

- Khu vực cần bảo vệ vì mục đích giữ môi trường, môi sinh

- Đất cần cải tạo trước khi sử dụng.

Thông qua quy hoạch sử dụng đất hoang cân đối khả năng cần điều đi, chuyển đến bao nhiêu lao động.

B- Rà soát nhu cầu lao động đáp ứng phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống, dịch vụ:

- Phát triển công nghiệp chế biến, nông lâm sản

- Phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

- Phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

- Phát triển công nghiệp phục vụ du lịch

- Phát triển công nghiệp cơ khí

- Phát triển ngành nghề truyền thống

Thông qua quy hoạch trên để xác định nhu cầu lao động, chất lượng lao động cần đáp ứng.

C- Quy hoạch phân bổ lao động dân cư:

I- Nguyên tắc phân bổ lao động dân cư:

Theo khu vực I, II, III theo địa bàn xã, phường, huyện, thị xã, thành phố, tỉnh với quy mô phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của địa phương.

II- Quan điểm phân bổ lao động dân cư của địa phương đến 2010:

- Thực tế trước năm 1990 phân bổ lao động dân cư chủ yếu tuân thủ theo cơ chế hành chính bao cấp, theo yêu cầu đổi mới sau năm 1990 và tiếp tục về sau cần phải phù hợp với sự chuyển đổi cả về cơ cấu và cơ chế quản lý.

- Quan điểm cụ thể về phân bổ lao động dân cư của địa phương đến 2010?

III- Quy hoạch phân bổ lao động dân cư (có lồng ghép QH 393)

- Quy hoạch thiết kế quy mô các điểm dân cư thôn, xã, phường, định hình từ đó cân đối quy hoạch thật cụ thể.

- Di dân làm nông nghiệp: đưa dân đến các vùng đất hoang, nhằm kết hợp lao động với đất đai khai hoang, phục hóa.

- Di dân công nghiệp: dự kiến điều động lao động dân cư đáp ứng nhu cầu mở mang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề truyền thống.

- Di dân giải phóng mặt bằng cho các chương trình xây dựng cơ bản phục vụ các mục tiêu phát triển mang tính quốc gia và cộng đồng.

- Di dân mang tính kinh tế quốc phòng.

- Di dân giải tỏa lề đường phố trong các đô thị, thị trấn, thị tứ.

Giải quyết hậu quả của sự phát triển loại hình di dân tự do tại đây từ những năm 1990.

- Xác định các điều kiện tồn tại của dòng di cư tự do nông thôn, thành thị.

Tổng hợp dự án di dân nội tỉnh, ổn định dân di cư tự do, thu hút dân KTM ngoại tỉnh 1999-2000 và 2010.

- Số lượng dự án điểm và quy mô mỗi dự án, các dự án xác định ở mức:

+ Phương án tối đa

+ Phương án trung bình

+ Phương án thấp

- Xác định vùng trọng điểm, các dự án ưu tiên

- Chọn địa điểm quy hoạch làng dân cư kiểu mẫu

Mục tiêu cuối cùng của phương án là nâng cao mức sống dân cư, nâng cấp xã hội trên cơ sở phân bổ và sử dụng hợp lý nguồn lao động.

Phần thứ tư

QUY HOẠCH DÂN CƯ, ĐẦU TƯ PHÁTTRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TRÊN CÁC ĐIỂM NHẬP CƯ (1998-2000-2010)

1. Quy hoạch dân cư: mô hình làng dân cư mới

2. Đầu tư giao thông

3. Đầu tư thủy lợi

4. Đầu tư hệ thống các hạng mục trường học, trạm xá, điện chợ

5. Đầu tư phát triển sản xuất

6. Các phương án về đầu tư tài chính

- Nguồn vốn ngân sách cấp

- Nguồn vốn vay

- Nguồn vốn tự có của nhân dân

- Vốn huy động và các nguồn khác

7. Phân kỳ đầu tư:

Dự án quy hoạch phân bổ lao động dân cư địa bàn tỉnh Lâm Đồng chia làm 2 giai đoạn.

+ Giai đoạn I từ 1998 đến năm 2000:

Tập trung nhiệm vụ chủ yếu là:

* Đầu tư sắp xếp ổn định dân di cư tự do

* Phân bổ dãn dân nội tỉnh cân đối giữa lao động và đất đai ngành nghề, dịch vụ

* Củng cố ổn định đời sống đồng bào vùng sâu,vùng xa, vùng KTM tiếp nhận ở giai đoạn sau; chưa được Nhà nước đầu tư, hoặc đầu tư không đáng kể, hiện đồng bào gặp khó khăn nhiều. Thực hiện xóa đói giảm nghèo.

+ Giai đoạn II từ năm 2000 đến 2010:

Nhiệm vụ đầu tư phân bổ lao động dân cư là phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa nông lâm nghiệp và chế biến lâm sản, ngành nghề, dịch vụ, cụ thể là:

- Sau khi đã sắp xếp dân cư nội tỉnh, ổn định dân di cư tự do từ năm 2000 đến 2005 sẽ tiếp nhận lao động dân cư ngoại tỉnh đến các khu vực còn đất đai chưa sử dụng để khai thác hợp lý lợi thế của vùng, hình thành và mở rộng các vùng nguyên liệu tập trung chuyên môn hóa. Tăng cường lao động phục vụ chương trình "5 triệu ha rừng". Đồng thời tăng cường đào tạo tay nghề cho người lao động để bắt đầu chuyển dịch một bộ phận lao động dân cư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ và ngành nghề truyền thống.

Từ năm 2005 đến 2010 công tác phân bổ lao động dân cư tập trung chủ yếu là di dân làm công nghiệp (phục vụ công nghiệp hóa nông, lâm nghiệp) làm du lịch, dịch vụ. Đầu tư xây dựng các cụm dân cư văn minh và hiện đại.

Vốn đầu tư phân theo nguồn:

+ Vốn ngân sách tập trung chủ yếu để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và vốn sự nghiệp kinh tế về phân bổ dân cư.

+ Về đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm, ngư chủ yếu sử dụng vốn tự có của nhân dân, vốn tín dụng và vốn vay ưu đãi.

Phân kỳ đầu tư dự án

ĐVT: triệu đồng

TT

Hạng mục

ĐVT

Giai đoạn 1998- 2000

Số lượng Tiền

Giai đoạn 2000- 2010

Số lượng Tiền

Ghi chú

 

Tổng số:

 

 

 

 

 

 

A

Đầu tư và phát triển sản xuất

 

 

 

 

 

 

1

Đầu tư cây Công nghiệp dài ngày cây ăn quả

ha

 

 

 

 

 

2

Vốn chăn nuôi kinh tế vườn

hộ

 

 

 

 

 

3

Trồng rừng

ha

 

 

 

 

 

4

Hỗ trợ SX và PT ngành nghề

hộ

 

 

 

 

 

B

Xây dựng hạ tầng và phúc lợi

 

 

 

 

 

 

1

Giao thông

km+c

 

 

 

 

 

2

Thủy lợi nhỏ

ha/tưới

 

 

 

 

 

3

Trường học

m2

 

 

 

 

 

4

Trạm xá

m2

 

 

 

 

 

5

Giếng nước sinh hoạt

cái

 

 

 

 

 

6

Điện sinh hoạt đường dây 0,4 kv

km

 

 

 

 

 

C

Vốn sự nghiệp kinh tế

 

 

 

 

 

 

1

Di dãn dân

hộ

 

 

 

 

 

 

- Làm nông nghiệp

hộ

 

 

 

 

 

 

- Làm công nghiệp

hộ

 

 

 

 

 

 

- Giải phóng mặt bằng

hộ

 

 

 

 

 

 

- Làm du lịch và dịch vụ

hộ

 

 

 

 

 

 

- Quốc phòng, an ninh

hộ

 

 

 

 

 

2

Đào tạo và quản lý dự án

dự án

 

 

 

 

 

 

Tổng hợp vốn đầu tư

1998 - 2000

2000 - 2010

Phân theo nguồn:

* Vốn ngân sách

* Vốn vay ưu đãi

* Vốn tự có

* Vốn huy động và nguồn vốn khác

 

.................

.................

.................

.................

 

.................

.................

.................

.................

 

Phần thứ năm

CÁC CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP VÀKIẾN NGHỊ

I- Các chính sách đối với đô thị:

Chính sách đối với các loại hình di dân, nhóm di dân.

Chính sách phát huy tác động kinh tế của di dân hơn là cố gắng để hạn chế các luồng di dân bằng các biện pháp hành chính.

Chính sách phát triển cung cấp dịch vụ nhằm giúp đỡ những người di cư.

Chính sách về chăm sóc sức khỏe, sinh đẻ, kế hoạch hóa gia đình, về điều kiện học hành cho con em của người nhập cư.

Chính sách quy định chung về quyền hạn và nghĩa vụ của người di cư.

II- Các chính sách phát triển nông thôn:

Chính sách về thực hiện luật đất đai, phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, các điều kiện khác để thu hút vốn đầu tư.

Chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông qua các phương thức sử dụng nhiều lao động như xây dựng cơ sở hạ tầng mở rộng hệ thống tưới tiêu và thâm canh gối vụ, đa dạng hóa cây trồng.

Chính sách về đào tạo dạy nghề cho người lao động, nâng cao năng lực kỹ thuật cho cán bộ địa phương.

Chính sách đảm bảo các điều kiện về hạ tầng cơ sở và tổ chức hành chính cần thiết để những người dân tự di chuyển đến có thể bám trụ thành công.

Chính sách tái phân bổ, rời chuyển do thiên tai.

III- Các kiến nghị bổ sung sửa đổi các chủ trương chính sách về phân bổ dân cư:

Đối với thành thị

Đối với nông thôn.

IV- Tổ chức và quản lý dự án:

Dự án được quản lý theo hệ thống của ngành nông nghiệp và PTNT (Cục Định canh Định cư và vùng KTM).

Ở tỉnh: Chi Cục di dân PTVKTM tham mưu trực tiếp cho UBND tỉnh điều hành dự án (theo 2 giai đoạn 1998 - 2005 và 2010).

Phần thứ sáu

HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1- Hiệu quả kinh tế:

- Cơ sở hạ tầng mới tăng thêm

- Kết quả sản xuất kinh doanh của dự án:

+ Phát triển Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống, dịch vụ

+ Khai hoang mở rộng diện tích đưa vào sản xuất? Chuyển đổi cơ cấu cây trồng?

+ Phát triển chăn nuôi gia súc

+ Phát triển lâm nghiệp

+ Sản phẩm và giá trị sản phẩm, dịch vụ tăng lên qua đầu tư của dự án

+ Thu nhập bình quân/người/năm của người dân cư

2- Hiệu quả xã hội:

Sắp xếp phân bố hợp lý dân cư trên các địa bàn và khu vực.

+ Điều đi (dãn dân)         :           hộ

+ Chuyển đến                :           hộ

+ Sắp xếp dân DCTD     :           hộ

+ Định canh định cư       :           hộ

+ Sắp xếp việc làm ổn định: lao động

+ Xóa đói giảm nghèo: hộ (năm 2000 tỉ lệ hộ đói nghèo của vùng dự án?)

+ Kết quả biến đổi về đời sống văn hóa xã hội của vùng dự án

3- Bảo vệ môi trường:

- Chuyển đổi hệ sinh thái vùng dự án:

* Chuyển trả đất rừng bị lấn chiếm................ha

* Trồng mới rừng...........................................ha

* Làm giàu rừng khoanh nuôi, phục hồi rừng..............................ha

* Cải tạo xây dựng đồi ruộng............................................ha

* Chuyển đổi cơ cấu cây trồng..........................................ha

* Cải tạo vườn tạp...........................................................ha

- Sắp xếp dân cư, nâng cao mức sống chấm dứt tình trạng phá rừng làm rẫy, xây cất trái phép theo quy hoạch.

Kết luận:

Dự án quy hoạch phân bổ lao động dân cư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ 1998 - 2010 trên đây được xây dựng theo tinh thần Chỉ thị 656/TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi sinh môi trường, phù hợp với xu thế phát triển của vùng lãnh thổ Tây nguyên và cả nước trong thời gian từ nay đến năm 2000 hoặc 2010.

Trên cơ sở đề cương này UBND tỉnh giao Chi cục di dân PTVKTM phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh những khó khăn vướng mắc kịp thời báo cáo về UBND tỉnh để xem xét điều chỉnh cho phù hợp.