Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2018/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 07 tháng 5 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUỘC LĨNH VỰC LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015.

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015.

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010.

Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.

Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luận Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Căn cứ Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong hoạt động thanh tra thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 5 năm 2018.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành, đơn vị: Lao động - Thương binh và Xã hội, Công Thương, Y tế, Nội vụ, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình; Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Mùa A Sơn

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUỘC LĨNH VỰC LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 22 /2018/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về nguyên tắc, hình thức, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan để phối hợp trong hoạt động thanh tra thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

2. Các cơ quan, tổ chức và người sử dụng lao động (gọi chung là đơn vị) có liên quan hoạt động trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 3. Mục đích phối hợp

1. Bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong công tác thanh tra, kiểm tra, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót đối tượng thuộc phạm vi quản lý giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với các cơ quan liên quan khác trong hoạt động thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Phân rõ trách nhiệm việc quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền trong hoạt động thanh tra thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội, góp phần thúc đẩy sự nghiệp an sinh xã hội phát triển toàn diện và bền vững.

Điều 4. Nguyên tắc phối hợp

Thực hiện các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra được quy định tại Điều 7 Luật Thanh tra về nguyên tắc hoạt động thanh tra và trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra với cơ quan, tổ chức hữu quan được quy định tại Điều 11 Luật Thanh tra và các nguyên tắc phối hợp sau:

1. Hoạt động phối hợp được thực hiện trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật; đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên và cùng chịu trách nhiệm giữa các bên liên quan trong công tác phối hợp thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị có liên quan trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời thống nhất giữa cơ quan chủ trì với các đơn vị liên quan trong công tác thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội trên toàn tỉnh. Phát huy tính chủ động và trách nhiệm mỗi bên để đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời mọi thông tin, tài liệu trao đổi và nội dung phối hợp phải tuân thủ theo quy định Pháp lệnh về Bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định bảo mật của các ngành liên quan.

3. Các quy định trong Quy chế này không thay thế cho các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị liên quan, đã được Nhà nước quy định và không tách rời sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.

Điều 5. Hình thức phối hợp

1. Trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp về các hành vi vi phạm của các cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Phối hợp thanh, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Tổ chức họp, họp liên ngành; tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết.

4. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Chương II

NỘI DUNG PHỐI HỢP

Điều 6. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn vệ sinh lao động

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 7. Nội dung thanh tra chuyên ngành về việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 8. Nội dung thanh tra chuyên ngành về đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 9. Nội dung thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 10. Nội dung thanh tra chuyên ngành về người có công

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 11. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực trẻ em và các chính sách xã hội khác

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN PHỐI HỢP

Điều 12. Trách nhiệm chung của các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

1. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiến nghị và đề xuất các biện pháp giải quyết đối với từng trường hợp vượt thẩm quyền, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến các quy định cụ thể của từng ngành đến các đơn vị có liên quan lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội.

3. Trao đổi cung cấp thông tin các đơn vị có hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Thực hiện chế độ thông tin thường xuyên hoặc đột xuất về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc quyền quản lý để Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. Cử cán bộ tham gia đoàn thanh tra liên ngành khi có yêu cầu.

6. Phản ánh những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 13. Trách nhiệm cụ thể

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh trong hoạt động thanh tra thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Tổ chức tuyên truyền, triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành về Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nội dung được quy định tại Chương II;

d) Phối hợp với các cơ quan liên quan khác để thống nhất về nội dung, thời gian, đối tượng thanh tra; xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội tuân thủ theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04/10/2017 của Chính phủ về xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra. Trường hợp phát hiện chồng chéo giữa các cơ quan, tổ chức được giao thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra đối với lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội thì phối hợp xử lý, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra tỉnh xem xét, quyết định khi cần thiết;

đ) Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm được quy định tại Điều 36 Luật Thanh tra, Điều 21 Nghị định số 110/2017/NĐ-CP. Điều chỉnh kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (nếu có);

e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khác tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

f) Thực hiện chế độ báo cáo công tác thanh tra định kỳ hoặc đột xuất theo quy định và theo yêu cầu của cơ quan cấp trên.

2. Công an tỉnh

a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các nội dung quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 10 và Điều 11 Chương II Quy chế này; Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc và tuyên truyền pháp luật thuộc lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh;

b) Nắm tình hình các đơn vị hoạt động liên quan đến lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Điện Biên nhằm phòng ngừa, phát hiện và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật;

c) Phối hợp tham gia thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra liên quan đến lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh;

d) Khởi tố, điều tra theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Điện Biên không có giấy phép lao động, không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

đ) Phối hợp điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật về hành vi vi phạm pháp luật trong việc xác lập hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, các chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội;

e) Phối hợp điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật về hành vi vi phạm pháp luật tại các cơ sở cai nghiện; phòng, chống mại dâm và mua bán người trên địa bàn tỉnh;

f) Phối hợp điều tra tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 20 Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động;

g) Định kỳ hằng quý cung cấp thông tin về người lao động nước ngoài được cấp thị thực vào làm việc cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

h) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công theo thẩm quyền.

3. Sở Xây dựng

a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các nội dung quy định tại Điều 6 và Điều 11 Chương II Quy chế này;

b) Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền pháp luật và hướng dẫn các đơn vị đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng; ngăn chặn, xử lý kịp thời các nguy cơ gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng đối với các đơn vị theo thẩm quyền;

c) Nắm tình hình và cung cấp thông tin các đơn vị vi phạm trong an toàn, vệ sinh lao động trong việc lập biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công xây dựng công trình; an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng;

d) Phối hợp tham gia thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra các đơn vị có hành vi vi phạm an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng và việc chấp hành chính sách pháp luật về giảm nghèo; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo theo phạm vi được giao;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công theo thẩm quyền.

4. Sở Công Thương

a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các nội dung quy định tại Điều 6 và Điều 11 Chương II Quy chế này;

b) Chủ động phối hợp các cơ quan liên quan phổ biến các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của Nhà nước hiện hành; các nội quy, quy chế về an toàn - bảo hộ lao động của ngành trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản đến người lao động; Ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản đối với các đơn vị theo thẩm quyền;

c) Nắm tình hình và cung cấp thông tin các đơn vị có hành vi vi phạm an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, đặc biệt chú trọng đến công tác an toàn, vệ sinh lao động đang được thăm dò, khai thác tại các điểm mỏ trên địa bàn tỉnh;

d) Phối hợp tham gia thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra các đơn vị có hành vi vi phạm an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản và việc chấp hành chính sách pháp luật về giảm nghèo; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo theo phạm vi được giao;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công theo thẩm quyền.

5. Sở Y tế

a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các nội dung quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 11 Chương II Quy chế này;

b) Chủ động phối hợp các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong công tác an toàn, vệ sinh lao động về lĩnh vực y tế theo quy định của ngành;

c) Nắm tình hình và cung cấp thông tin các đơn vị có hành vi vi phạm an toàn, vệ sinh lao động đối với các yếu tố: Môi trường lao động; An toàn lao động đối với trang thiết bị y tế có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; lập, quản lý hồ sơ sức khỏe, hồ sơ bệnh nghề nghiệp;

d) Phối hợp tham gia thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra các đơn vị có hành vi vi phạm an toàn, vệ sinh lao động đối với các yếu tố quy định tại khoản c điều này và việc chấp hành chính sách pháp luật về giảm nghèo; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo theo phạm vi được giao;

đ) Phối hợp tham gia điều tra các vụ tai nạn lao động chết người (nếu có);

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công theo thẩm quyền.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các nội dung quy định tại Điều 6 và Điều 11 Chương II Quy chế này;

b) Chủ động phối hợp các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của ngành gắn liền với công tác an toàn, vệ sinh lao động;

c) Nắm tình hình và cung cấp thông tin các đơn vị có hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại tác động đến môi trường có nguy cơ gây mất an toàn, vệ sinh lao động;

d) Phối hợp tham gia thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra các đơn vị có hành vi vi phạm tại Khoản c điều này và việc chấp hành chính sách pháp luật về giảm nghèo; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo theo phạm vi được giao;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công theo thẩm quyền.

7. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Định kỳ hàng quý cung cấp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin danh sách các công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh thành lập mới, tạm ngừng hoạt động, giải thể và doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động quay trở lại kinh doanh, doanh nghiệp đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở;

b) Phối hợp tham gia thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra liên quan đến lĩnh vực hoạt động và việc chấp hành chính sách pháp luật về giảm nghèo; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo theo phạm vi được giao;

c) Đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội khi có kiến nghị của cơ quan chủ trì thực hiện;

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công theo thẩm quyền.

8. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh

a) Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; các vấn đề có liên quan đến chế độ, chính sách và điều kiện làm việc của người lao động;

b) Phối hợp tham gia thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và các chính sách có liên quan trực tiếp đến công nhân viên chức và người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp;

c) Phối hợp tham gia điều tra các vụ tai nạn lao động chết người (nếu có);

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công theo thẩm quyền.

9. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 Chương II Quy chế này;

b) Thực hiện chặt chẽ các quy định, thủ tục, điều kiện đối với người lao động nước ngoài làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh; Nắm tình hình và cung cấp thông tin các đơn vị có hành vi vi phạm các quy định về sử dụng người lao động nước ngoài tại cơ sở giáo dục, đào tạo;

b) Phối hợp tham gia thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra liên quan đến pháp luật giáo dục nghề nghiệp và việc chấp hành chính sách pháp luật về giảm nghèo; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo theo phạm vi được giao;

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công theo thẩm quyền.

10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 Chương II Quy chế này;

b) Tham gia thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra liên quan đến pháp luật giáo dục nghề nghiệp và việc chấp hành chính sách pháp luật về giảm nghèo; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo theo phạm vi được giao;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công theo thẩm quyền.

11. Bảo hiểm xã hội tỉnh

a) Phối hợp với các ngành có liên quan, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tin truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tới người sử dụng lao động, người lao động;

b) Chủ trì tham mưu và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho các đối tượng quản lý trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

c) Tổng hợp tình hình tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các đơn vị, các doanh nghiệp trên địa bàn; cung cấp thông tin những doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp làm cơ sở cho đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định;

d) Phối hợp tham gia thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công theo thẩm quyền.

12. Thanh tra tỉnh

a) Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, xử lý các nội dung trùng lặp, chồng chéo trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các đơn vị;

b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho công chức thanh tra, thanh tra viên của Sở về quy trình, nội dung thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về Lao động - Thương binh và Xã hội.

13. Sở Nội vụ

Hướng dẫn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch biên chế công chức thanh tra theo chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao.

14. Sở Tài chính

Hướng dẫn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các nội dung hoạt động của Quy chế; tham mưu cho cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí hàng năm thực hiện Quy chế theo quy định.

15. Đài Phát thanh và truyền hình

a) Xây dựng kế hoạch tuyền truyền và đưa tin theo các chuyên đề: Việc làm - Xuất khẩu lao động; Dạy nghề; An toàn - Vệ sinh lao động; Trẻ em; Bình đẳng giới; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; chính sách người có công với cách mạng và các chính sách xã hội khác thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Tham gia đưa tin các hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành của Đoàn liên ngành theo các nội dung phối hợp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì.

16. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

a) Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng pháp luật về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quản lý;

b) Nắm tình hình, cung cấp thông tin và đề xuất hình thức xử lý các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn có hành vi vi phạm liên quan đến các lĩnh vực An toàn vệ sinh lao động, việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội của tổ chức bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động và người lao động, chính sách lao động việc làm tại các tổ chức, doanh nghiệp; các tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; các cơ sở dạy nghề; việc thực hiện chính sách người có công, bảo trợ xã hội và một số chính sách xã hội khác;

c) Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, có biện pháp xử lý kịp thời theo phạm vi thẩm quyền;

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công theo thẩm quyền.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Kinh phí thực hiện

Kinh phí phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan, đơn vị thuộc cấp nào do ngân sách nhà nước cấp năm đó chi trả theo quy định hiện hành.

Điều 15. Trách nhiệm thi hành

1. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện Quy chế này theo quy định. Định kỳ hàng năm (trước ngày 15/11) Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổng hợp báo cáo các nội dung thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu phát sinh vướng mắc các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phản ánh kịp thời về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 22/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong hoạt động thanh tra thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên

  • Số hiệu: 22/2018/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 07/05/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
  • Người ký: Mùa A Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/05/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản