Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2016/QĐ-UBND | Hà Nam, ngày 18 tháng 07 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 37/TTr-SVHTTDL ngày 04 tháng 7 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Hà Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 1045/2003/QĐ-UBND ngày 12/9/2003 của Ủy ban nhân nhân dân tỉnh Hà Nam về việc Ban hành Quy chế xếp hạng di tích cấp tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH CẤP TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
Điều 1. Mục đích xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh (sau đây gọi là di tích cấp tỉnh).
1. Xác lập cơ sở pháp lý bảo vệ di tích, xác định trách nhiệm của từng cấp trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
2. Đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; tạo điều kiện để nhân dân, cá nhân, tổ chức tham gia vào công tác xã hội hóa bảo tồn và phát huy giá trị di tích, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và của tỉnh.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.
1. Quy chế này quy định về loại hình, hình thức, điều kiện, quy trình xếp hạng di tích cấp tỉnh.
2. Quy chế này áp dụng đối với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện), cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và mọi tổ chức, cá nhân đang cư trú trên địa bàn tỉnh Hà Nam hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến di tích và xếp hạng di tích cấp tỉnh.
Điều 3. Đối tượng lập hồ sơ khoa học di tích.
Di tích có giá trị nhưng chưa đủ điều kiện, tiêu chí xếp hạng cấp quốc gia, bao gồm: công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên thuộc danh mục kiểm kê di tích của tỉnh.
Điều 4. Việc lưu trữ hồ sơ khoa học.
Hồ sơ khoa học di tích được lưu giữ tại tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
LOẠI HÌNH, HÌNH THỨC, ĐIỀU KIỆN XẾP HẠNG DI TÍCH CẤP TỈNH
Điều 5. Loại hình xếp hạng di tích cấp tỉnh.
1. Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân).
2. Di tích kiến trúc nghệ thuật.
3. Di tích khảo cổ.
4. Danh lam thắng cảnh.
Điều 6. Hình thức xếp hạng di tích cấp tỉnh.
1. Xếp hạng từng di tích độc lập.
2. Xếp hạng cụm di tích trên cùng một thửa đất, hoặc ở các thửa đất liền kề.
3. Di tích xếp hạng có thể kết hợp các loại hình khác nhau.
Điều 7. Điều kiện xếp hạng di tích cấp tỉnh.
1. Chính quyền các cấp và nhân dân địa phương quản lý di tích có nguyện vọng đề nghị xếp hạng di tích; tích cực, chủ động trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích.
2. Di tích đề nghị xếp hạng phải có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, khảo cổ học của địa phương và đảm bảo các điều kiện sau:
a) Có quy mô lớn về kiến trúc, diện tích.
b) Di tích còn tương đối nguyên vẹn.
c) Không có hiện tượng vi phạm, tranh chấp đất đai.
QUY TRÌNH XẾP HẠNG DI TÍCH CẤP TỈNH
Điều 8. Quy trình đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh.
1. Các tổ chức, cá nhân chủ sở hữu di tích hoặc được giao quản lý di tích làm đơn đề nghị, tư liệu về di tích (nếu có) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã lập tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố lập danh sách, khảo sát cụ thể từng di tích, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện, giao cơ quan chuyên môn khảo sát, xem xét các điều kiện để xây dựng kế hoạch xếp hạng hàng năm; phối hợp địa phương hoàn thiện hồ sơ khoa học di tích.
5. Hội đồng xét duyệt di tích cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là Hội đồng cấp tỉnh) kiểm tra và họp xét duyệt hồ sơ di tích; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xếp hạng di tích.
Điều 9. Các bước tiến hành lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích cấp tỉnh.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo cơ quan chuyên môn lập hồ sơ khoa học di tích. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức hội nghị thông qua hồ sơ khoa học di tích và xác định khu vực bảo vệ di tích tại địa phương.
Điều 10. Thành phần hồ sơ khoa học di tích.
1. Đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích.
2. Lý lịch di tích bao gồm:
a) Tên gọi di tích;
b) Địa điểm và đường đi đến di tích;
c) Phân loại di tích;
d) Sự kiện, nhân vật lịch sử, đặc điểm của di tích;
đ) Sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng liên quan đến di tích;
e) Khảo tả di tích;
f) Sơ đồ phân bố di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích;
g) Giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích;
h) Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị di tích;
i) Phương hướng bảo vệ và phát huy giá trị di tích;
j) Kiến nghị của tổ chức, cá nhân lập hồ sơ khoa học di tích với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xếp hạng di tích;
k) Tài liệu tham khảo;
l) Xác định cá nhân, tổ chức lập lý lịch di tích.
3. Bản đồ vị trí và chỉ dẫn đường đi đến di tích.
4. Bản vẽ kỹ thuật di tích.
5. Tập ảnh màu khảo tả di tích, hiện vật thuộc di tích.
6. Bản thống kê hiện vật thuộc di tích.
7. Bản dập, dịch văn bia, câu đối, đại tự và các tư liệu Hán Nôm hoặc tài liệu bằng các loại ngôn ngữ khác có ở di tích.
8. Biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích.
9. Tờ trình của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh.
10. Biên bản họp Hội đồng cấp tỉnh
Điều 11. Tổ chức xét duyệt và xếp hạng di tích
1. Thời gian xét duyệt: Tháng 10 hàng năm.
2. Quy trình xét duyệt và xếp hạng di tích:
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi hồ sơ xin ý kiến các thành viên Hội đồng cấp tỉnh; Hội đồng cấp tỉnh đi kiểm tra thực tế tại di tích đề nghị xếp hạng.
b) Họp Hội đồng cấp tỉnh xét duyệt hồ sơ:
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo tóm tắt hồ sơ khoa học di tích;
- Các thành viên Hội đồng cấp tỉnh thảo luận;
- Hội đồng cấp tỉnh biểu quyết thông qua hồ sơ;
- Chủ tịch Hội đồng cấp tỉnh kết luận;
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thiện thủ tục trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định và cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh;
Điều 12. Kinh phí lập hồ sơ khoa học, họp Hội đồng cấp tỉnh, in ấn bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh trích từ nguồn ngân sách sự nghiệp hàng năm của Bảo tàng tỉnh thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP
Điều 13. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ:
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng cấp tỉnh; chuẩn bị nội dung, điều kiện để Hội đồng cấp tỉnh kiểm tra thực tế và tổ chức hội nghị xét duyệt; Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xếp hạng di tích.
2. Phối hợp, hướng dẫn địa phương xây dựng, hoàn thiện hồ sơ khoa học di tích
3. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý di tích, tu bổ, tôn tạo di tích theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Hội đồng cấp tỉnh có trách nhiệm.
1. Thẩm định hồ sơ khoa học di tích do cơ quan chuyên môn xây dựng.
2. Kiểm tra, đánh giá giá trị di tích đề nghị xếp hạng.
3. Biểu quyết thông qua hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng.
Điều 15. Các Sở, ngành liên quan.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc xác định khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích xếp hạng, xây dựng kế hoạch sử dụng đất, bảo vệ môi trường, hoạt động tôn giáo tín ngưỡng... nhằm phát huy giá trị di tích.
Điều 16. Ủy ban nhân dân cấp huyện.
1. Đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa di tích của cấp huyện vào Kế hoạch khảo sát, xếp hạng di tích của tỉnh.
2. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khảo sát, lập hồ sơ khoa học di tích đề nghị xếp hạng.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức Lễ đón bằng xếp hạng di tích.
4. Thực hiện công tác quản lý nhà nước, bảo vệ, phát huy giá trị di tích trước và sau khi được xếp hạng.
Điều 17. Ủy ban nhân dân cấp xã.
1. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc đề nghị các cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích cấp tỉnh.
2. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp huyện, cấp tỉnh trong quá trình lập hồ sơ khoa học di tích trên địa bàn.
3. Tổ chức Lễ đón bằng xếp hạng di tích theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp huyện. Thực hiện quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích đã được xếp hạng theo quy định.
Điều 18. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, cá nhân gửi văn bản về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.
- 1Quyết định 140/2003/QĐ-UB về xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thành phố do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 2002/QĐ-UBND năm 2012 xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 3Quyết định 1108/QĐ-UBND năm 2013 xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh do tỉnh Sơn La ban hành
- 4Quyết định 3101/QĐ-UBND năm 2016 về xếp hạng di tích lịch sử do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 5Quyết định 2330/QĐ-UBND năm 2017 về xếp hạng di tích cấp tỉnh do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 6Quyết định 879/QĐ-UBND năm 2017 về xếp hạng di tích cấp tỉnh Bắc Kạn
- 7Quyết định 409/QĐ-UBND năm 2018 về xếp hạng di tích lịch sử do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 8Quyết định 16/2024/QĐ-UBND năm 2024 bãi bỏ Quyết định 22/2016/QĐ-UBND về Quy chế xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 1Quyết định 140/2003/QĐ-UB về xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thành phố do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Luật di sản văn hóa 2001
- 3Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 4Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 5Quyết định 2002/QĐ-UBND năm 2012 xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 6Quyết định 1108/QĐ-UBND năm 2013 xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh do tỉnh Sơn La ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Quyết định 3101/QĐ-UBND năm 2016 về xếp hạng di tích lịch sử do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 9Quyết định 2330/QĐ-UBND năm 2017 về xếp hạng di tích cấp tỉnh do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 10Quyết định 879/QĐ-UBND năm 2017 về xếp hạng di tích cấp tỉnh Bắc Kạn
- 11Quyết định 409/QĐ-UBND năm 2018 về xếp hạng di tích lịch sử do tỉnh Quảng Bình ban hành
Quyết định 22/2016/QĐ-UBND Quy chế xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- Số hiệu: 22/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/07/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Bùi Quang Cẩm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra