Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2014/QĐ-UBND | Vị Thanh, ngày 20 tháng 8 năm 2014 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ V/v quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ V/v quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ V/v cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường V/v quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 02/2013/TT-BTNMT ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường V/v quy định việc lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ V/v quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)
Quy định cụ thể một số nội dung của Luật Khoáng sản và các văn bản dưới luật phù hợp với đặc điểm về khoáng sản và điều kiện thực tế trong việc quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh thống nhất quản lý. Mọi hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn đều phải được UBND tỉnh cho phép theo quy định của Luật Khoáng sản và Quy định này.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về khoáng sản và tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
1. Trong quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Khoáng sản: là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, lỏng và khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
- Hoạt động khoáng sản: bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản.
- Thăm dò khoáng sản: là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản.
- Khai thác khoáng sản: là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
- Kinh doanh khoáng sản: là các hoạt động vận chuyển, bốc dỡ khoáng sản (bến bãi bốc dỡ) nhằm mục đích kinh doanh, nhưng không trực tiếp khai thác khoáng sản.
2. Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có các loại khoáng sản sau:
a) Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: quy định tại Khoản 1 Điều 64 Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010:
- Cát lòng sông Hậu có nhiều tạp chất, hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85% không đủ tiêu chuẩn cho xây dựng, dùng để san lấp nền.
- Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam; các loại sét (trừ sét bentonic, sét kaolin) không đủ tiêu chuẩn sản xuất gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa samot, ximăng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
b) Than bùn:
Than bùn hình thành do cây cỏ mục nát, phân hủy trong các đầm lầy và lòng sông cỗ cùng với việc tạo thành của tam giác châu sông Cửu Long cách đây hàng chục nghìn năm.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN
Điều 4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
1. Chủ trì phối hợp với các sở, ngành; UBND huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện) xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản về quản lý, bảo vệ khoáng sản, quy định đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản, khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
2. Tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ, tham mưu trình UBND tỉnh xem xét cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản; chấp thuận trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản; trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản, cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản, đóng cửa mỏ.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, trình UBND tỉnh phê duyệt trữ lượng trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; trong trường hợp cần thiết tham mưu UBND tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định hoặc lấy ý kiến chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn sâu về thăm dò khoáng sản, tổ chức thẩm định trước khi trình UBND tỉnh.
4. Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc thực hiện lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
5. Tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết việc cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật.
7. Chủ trì tính, thẩm định số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp, trình UBND tỉnh phê duyệt; gửi văn bản phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho Cục Thuế tỉnh.
8. Chủ trì xây dựng, điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên trình UBND tỉnh phê duyệt.
9. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về khoáng sản, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu cho UBND tỉnh xử lý các vi phạm pháp luật về thăm dò, khai thác của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
10. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản.
1. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn do Bộ Công Thương ban hành.
2. Có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ; kiểm tra việc thực hiện theo thiết kế mỏ đã được phê duyệt.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra về kỹ thuật an toàn trong hoạt động khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, về quản lý, sử dụng, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình tham mưu và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản.
1. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình tham mưu và thẩm định cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản.
2. Tham gia có ý kiến đóng góp bằng văn bản đối với các dự án về khoáng sản thuộc thẩm quyền phê duyệt, cấp phép của UBND tỉnh.
1. Giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản tại địa phương; báo cáo UBND tỉnh về tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện.
3. Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản; báo cáo UBND cấp huyện về tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn.
4. Thẩm định, chấp thuận cam kết bảo vệ môi trường và dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác của các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật về môi trường.
5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền.
6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản.
THỦ TỤC PHÊ DUYỆT TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN, CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN, ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN
Điều 8. Hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản:
1. Thủ tục thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản: tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Hồ sơ được lập thành 01 bộ theo quy định tại Điều 50 Luật khoáng sản ngày 17/11/2010, Điều 30 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012.
1. Hồ sơ xin cấp phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn:
Hồ sơ được lập thành 01 bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; khoản 1 Điều 29 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2012.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản:
Hồ sơ nộp trước ngày giấy phép hết hạn 30 ngày, được lập thành 01 bộ theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật khoáng sản; khoản 2 Điều 29 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP.
3. Hồ sơ trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản:
Hồ sơ được lập thành 01 bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật Khoáng sản và khoản 3 Điều 29 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP.
4. Hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản:
Hồ sơ được lập thành 01 bộ theo quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật Khoáng sản và khoản 3 Điều 29 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Thời hạn:
Năm (5) ngày kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì tiến hành các bước tiếp theo, trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn, trả lại giấy phép, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản và nêu rõ lý do; Chín mươi (90) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản; Bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản; Trong trường hợp phải lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan thì thời gian lấy ý kiến không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ hai trường hợp trên.
Điều 11. Thu hồi, chấm dứt hiệu lực giấy phép thăm dò khoáng sản:
1. Giấy phép thăm dò bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Sáu (6) tháng kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân thăm dò không tiến hành thăm dò, trừ trường hợp bất khả kháng;
b) Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn vi phạm quy định của Luật Khoáng sản mà không khắc phục trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản có thông báo bằng văn bản;
c) Khu vực được phép thăm dò khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản hoặc khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
2. Giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép hết hạn;
c) Giấy phép được trả lại;
d) Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản giải thể hoặc phá sản.
3. Trong thời gian 06 tháng kể từ ngày giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực, tổ chức cá nhân thăm dò phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình và của các bên liên quan ra khỏi khu vực thăm dò, san lấp công trình thăm dò, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, phục hồi môi trường, đất đai, giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.
1. Hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản:
Hồ sơ được lập thành 01 bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Khoáng sản, khoản 1 Điều 31 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP.
2. Hồ sơ gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản:
Hồ sơ nộp trước ngày giấy phép hết hạn 90 ngày, được lập thành 01 bộ theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Khoáng sản, khoản 2 Điều 31 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP.
3. Hồ sơ trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản:
Hồ sơ được lập thành 01 bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 59 Luật Khoáng sản, khoản 3 Điều 31 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP.
4. Hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản:
Hồ sơ được lập thành 01 bộ theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Khoáng sản, khoản 4 Điều 31 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP.
5. Hồ sơ thiết kế mỏ:
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chỉ được phép xây dựng cơ bản mỏ và khai thác khoáng sản khi đã có thiết kế mỏ được lập, phê duyệt và nộp cho Sở Tài nguyên và Môi trường: Sở Công Thương hướng dẫn và thẩm định hồ sơ thiết kế mỏ.
Điều 13. Thu hồi, chấm dứt hiệu lực giấy phép khai thác khoáng sản:
Thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 58 Luật Khoáng sản.
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường;
b) Thời hạn:
Năm (5) ngày kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì tiến hành các bước tiếp theo, trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn, trả lại giấy phép, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản và nêu rõ lý do; chín mươi (90) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản; Bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
c) Trong trường hợp phải lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan thì thời gian lấy ý kiến không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ hai trường hợp trên;
d) Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản, tổ chức giao giấy phép cho tổ chức đề nghị cấp giấy phép, gia hạn giấy phép, trả lại giấy phép, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản. Thời gian thực hiện 03 ngày (không tính thời gian chậm trễ đến nhận của tổ chức được cấp phép);
đ) Trong trường hợp không cấp giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp đã khai thác hết diện tích, trữ lượng khoáng sản tại khu vực được cấp giấy phép không còn.
Hồ sơ theo quy định tại Điều 73 Luật Khoáng sản và khoản 1, 2 Điều 33 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP.
1. Khai thác trong diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác được sử dụng cho công trình đó, nhưng tổ chức, cá nhân phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại UBND tỉnh Hậu Giang và phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
2. Khai thác trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.
Điều 17. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường:
Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận theo quy định của pháp luật về môi trường.
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn có khối lượng xin cấp phép khai thác dưới 50.000m3/năm thì lập bảng cam kết bảo vệ môi trường; khối lượng từ 50.000m3/năm trở lên thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Điều 18. Thời hạn của giấy phép hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn:
1. Giấy phép thăm dò khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường và than bùn có thời hạn không quá 12 tháng và được gia hạn.
2. Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, tùy thuộc vào quy mô, trữ lượng đưa vào khai thác và công suất khai thác mà UBND tỉnh xem xét cấp phép một lần hoặc nhiều lần với thời hạn 2 năm và được gia hạn.
1. Khu vực có diện tích ≥ 10Km2, bản đồ đề nghị cấp phép được lập trên nền bản đồ trích lục từ bản đồ địa hình, hệ tọa độ VN-2000, có tỷ lệ không nhỏ hơn 1/50.000.
2. Khu vực có diện tích từ 5Km2 đến < 10Km2, bản đồ đề nghị cấp phép được lập trên nền bản đồ trích lục từ bản đồ địa hình, hệ tọa độ VN-2000, có tỷ lệ không nhỏ hơn 1/25.000.
3. Khu vực có diện tích từ 1Km2 đến < 5Km2, bản đồ đề nghị cấp phép được lập trên nền bản đồ trích lục từ bản đồ địa hình, hệ tọa độ VN-2000, có tỷ lệ không nhỏ hơn 1/10.000.
4. Khu vực có diện tích < 1Km2, bản đồ đề nghị cấp phép được lập trên nền bản đồ trích lục từ bản đồ địa hình, hệ tọa độ VN-2000, có tỷ lệ không nhỏ hơn 1/5.000.
Điều 20. Lập đề án cải tạo phục hồi môi trường:
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn phải lập đề án khắc phục môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt theo quy định (trừ những trường hợp do đặc thù khu vực khai thác không có sử dụng đất).
Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án;
b) 09 (chín) bản thuyết minh đề án kèm theo các bản vẽ liên quan;
c) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường kèm theo bản sao Quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận (nếu có);
d) Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, bản sao Giấy phép khai thác khoáng sản.
Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành rà soát, xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ.
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp Hội đồng thẩm định và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để chỉnh sửa và gửi hồ sơ lại cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 30 ngày để xem xét, phê duyệt.
Mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản, mẫu báo cáo hoạt động khoáng sản áp dụng theo Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29/11/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 23. Đăng ký, thông báo hoạt động khoáng sản:
1. Giấy phép hoạt động khoáng sản do UBND tỉnh cấp phải đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường và gửi đến Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và địa phương liên quan.
2. Hoạt động khoáng sản theo giấy phép đã được cấp chỉ được tiến hành sau khi tổ chức, cá nhân được cấp phép có văn bản thông báo kế hoạch khai thác đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 24. Nguồn thu ngân sách nhà nước từ hoạt động khoáng sản:
Việc thu phí, lệ phí thẩm định hồ sơ cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, phí điều tra thăm dò khoáng sản, thuế tài nguyên căn cứ quy định pháp luật về thuế và các quy định của Bộ Tài chính và UBND tỉnh.
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ KHOÁNG SẢN
Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, UBND cấp huyện, UBND cấp xã có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định; giải quyết hoặc phối hợp với các ngành liên quan giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân, trong hoạt động khoáng sản theo thẩm quyền.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo quy định tại Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.
Điều 26. Quản lý, theo dõi tình hình hoạt động khoáng sản:
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong việc quản lý, tổng hợp, lập báo cáo về tình hình cấp phép, hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh, Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Điều 27. Các ngành có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về an toàn lao động trong khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tham gia ý kiến bằng văn bản về việc quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh;
b) Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ, phục hồi môi trường, hoàn trả mặt bằng sau khai thác của các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản;
c) Thẩm định các dự án cải tạo đồng ruộng có thu hồi đất sét, than bùn.
3. Công an tỉnh: chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan tổ chức kiểm tra, xử lý hoặc đề xuất xử lý các tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác, mua bán, vận chuyển khoáng sản trái phép theo quy định của pháp luật.
4. Sở Tài chính: tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
5. Cục Thuế tỉnh:
Hướng dẫn, kiểm tra việc kê khai nộp thuế của các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Ra thông báo nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho các tổ chức cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản, sau khi có văn bản phê duyệt tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của UBND tỉnh.
6. Các sở, ngành chức năng có liên quan phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình giải quyết hồ sơ và các hoạt động liên quan đến khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Điều 28. Báo cáo hoạt động khoáng sản:
Các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản theo quy định cho Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ 06 tháng một lần: từ ngày 01/6 đến ngày 15/6 và từ ngày 01/12 đến ngày 15/12 trong năm, ngoài chế độ báo cáo nêu trên khi có yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước thì tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động khoáng sản và nghiêm chỉnh thực hiện theo Quy định này.
Điều 29. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân báo cáo về UBND tỉnh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời./.
- 1Quyết định 14/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Quyết định 09/2014/QĐ-UBND về quản lý tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 3Quyết định 10/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 4Quyết định 28/2016/QĐ-UBND bãi bỏ 02 văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Luật khoáng sản 2010
- 4Nghị định 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
- 5Nghị định 86/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra
- 6Nghị định 15/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản
- 7Thông tư 16/2012/TT-BTNMT quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8Quyết định 14/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 9Thông tư 02/2013/TT-BTNMT quy định việc lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 10Quyết định 18/2013/QĐ-TTg về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 203/2013/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
- 12Quyết định 09/2014/QĐ-UBND về quản lý tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 13Quyết định 10/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Quyết định 22/2014/QĐ-UBND về quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- Số hiệu: 22/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/08/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang
- Người ký: Trần Công Chánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra