Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 22/2006/QĐ-UBND | Long An, ngày 05 tháng 6 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực;
Căn cứ Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/3/2001 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 481/TTr.STP ngày 19/5/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định nầy Quy định về trình tự, thủ tục và thời hạn thực hiện công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh Long An;
Điều 2. Quyết định nầy có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký;
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị chịu thi hành Quyết định nầy./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ THỜI HẠN THỰC HIỆN CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-UB ngày 05 /6/2006 của UBND tỉnh)
Quy định nầy quy định về trình tự, thủ tục và thời hạn thực hiện công chứng, chứng thực tại các Phòng Công chứng và chứng thực của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã).
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện công chứng, chứng thực
- Việc công chứng, chứng thực phải tuân theo các quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực. Góp phần bảo đảm an toàn pháp lý trong các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và các quan hệ xã hội khác. Phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Người thực hiện công chứng, chứng thực phải khách quan, trung thực và phải chịu trách nhiệm về việc công chứng, chứng thực của mình. Không thực hiện công chứng, chứng thực có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội. Việc thực hiện công chứng, chứng thực phải tuân theo trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định cải cách thủ tục hành chính, nhằm giải quyết kịp thời những nhu cầu về công chứng, chứng thực của cá nhân và tổ chức đến yêu cầu công chứng, chứng thực.
Điều 3. Phạm vi công chứng, chứng thực
1. Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải công chứng, chứng thực.
2. Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật không quy định phải công chứng, chứng thực nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu.
3. Công chứng, chứng thực bản sao giấy tờ, chữ ký của cá nhân và bản dịch giấy tờ.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ THỜI HẠN CÔNG CHỨNG TẠI CÁC PHÒNG CÔNG CHỨNG
Điều 4. Thẩm quyền công chứng của Phòng Công chứng
1. Các việc sau đây chỉ thuộc thẩm quyền của Phòng Công chứng:
a) Công chứng hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài;
b) Công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản thuộc thẩm quyền địa hạt của Phòng Công chứng theo quy định tại khoản 1, điều 23 của Nghị định 75/2000/NĐ-CP ;
c) Công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên;
d) Công chứng bản dịch giấy tờ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc ngược lại;
đ) Công chứng chữ ký của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch ở trong nước và ở nước ngoài, chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch ở nước ngoài;
e) Nhận lưu giữ di chúc;
g) Các việc khác do pháp luật quy định.
2. Phòng Công chứng được công chứng các việc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 22 và được công chứng tất cả các việc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã quy định tại Điều 24 của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực và được quyền công chứng theo quy định tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 20/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
3. Công chứng viên thực hiện chứng nhận các việc thuộc thẩm quyền công chứng của Phòng Công chứng.
Điều 5. Trình tự, thủ tục và thời hạn công chứng tại các Phòng Công chứng
1. Công chứng hợp đồng, giao dịch:
a) Thủ tục: người yêu cầu công chứng phải xuất trình giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu và nộp các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng;
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế;
Nếu là tổ chức phải có giấy tờ pháp nhân và người đại diện theo pháp luật.
b) Thời hạn: không quá 01 ngày làm việc đối với hợp đồng, giao dịch đơn giản.
- Không quá 05 ngày làm việc đối với hợp đồng, giao dịch phức tạp.
- Không quá 10 ngày làm việc đối với hợp đồng, giao dịch đặc biệt phức tạp.
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc khai nhận di sản thừa kế thời hạn niêm yết là 30 ngày.
2. Công chứng bản dịch giấy tờ:
a) Thủ tục: người yêu cầu công chứng bản dịch phải nộp bản chính các giấy tờ cần dịch.
b) Thời hạn: thực hiện ngay trong ngày làm việc. Trường hợp bản dịch có nhiều trang hoặc nội dung phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày.
c) Không được công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:
- Bản chính cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;
- Giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt hoặc hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;
- Giấy tờ có xác định độ mật của cơ quan Nhà nước, Đoàn thể, tổ chức xã hội và tổ chức kinh tế; giấy tờ bị cấm phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Công chứng chữ ký cá nhân:
a) Thủ tục: người yêu cầu công chứng nộp giấy tờ cần công chứng kèm theo giấy tờ tùy thân.
b) Thời hạn công chứng chữ ký: thực hiện ngay trong ngày làm việc.
4. Công chứng bản sao giấy tờ:
a) Thủ tục: người yêu cầu công chứng phải nộp bản sao kèm theo bản chính.
b) Thời hạn: thực hiện ngay trong ngày, nếu số lượng lớn có thể hẹn lại nhưng không quá 02 ngày làm việc.
c) Không được công chứng bản sao văn bản, giấy tờ trong các trường hợp sao đây:
- Bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;
- Văn bản giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không xác định rõ nội dung;
- Văn bản, giấy tờ có xác định độ mật của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế; văn bản, giấy tờ không phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Đơn, thư và các giấy tờ tự lập không có chứng nhận, chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
- Các giấy tờ mà văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quy định không được sao.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ THỜI HẠN THỰC HIỆN CHỨNG THỰC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
Điều 6. Thẩm quyền chứng thực của UBND cấp huyện
a) Chứng thực bản sao giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;
b) Chứng thực chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch dân sự ở trong nước;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng;
d) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản;
đ) Các việc khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền cho Trưởng Phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp thực hiện các việc nêu trên.
Điều 7. Trình tự, thủ tục và thời hạn chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng:
a) Thủ tục: người yêu cầu công chứng phải xuất trình Giấy tờ tùy thân, Sổ hộ khẩu và nộp các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu chứng thực;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu;
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.
- Nếu là tổ chức phải có giấy tờ pháp nhân và người đại diện theo pháp luật.
b) Thời hạn: không quá 01 ngày làm việc đối với hợp đồng, giao dịch đơn giản.
- Không quá 03 ngày làm việc đối với hợp đồng, giao dịch phức tạp.
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc khai nhận di sản thừa kế thời hạn niêm yết là 30 ngày.
2. Chứng thực chữ ký cá nhân:
a) Thủ tục: người yêu cầu chứng thực nộp giấy tờ cần chứng thực kèm theo giấy tờ tùy thân.
b) Thời hạn chứng thực chữ ký: thực hiện ngay trong ngày làm việc.
3. Chứng thực bản sao giấy tờ:
a) Người yêu cầu chứng thực phải nộp bản sao kèm theo bản chính.
b) Thời hạn: thực hiện ngay trong ngày, nếu số lượng lớn có thể hẹn lại nhưng không quá 02 ngày làm việc.
c) Không được chứng thực bản sao văn bản, giấy tờ trong các trường hợp đã quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 của Quy định nầy.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ THỜI HẠN THỰC HIỆN CHỨNG THỰC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Điều 8. Thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền thực hiện các việc sau đây:
a) Chứng thực chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch dân sự;
b) Chứng thực di chúc, văn bản từ chối nhận di sản;
c) Chứng thực văn bản, hợp đồng về quyền sử dụng đất theo quy định tại nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
đ) Các việc khác theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Trình tự, thủ tục và thời hạn chứng thực tại UBND cấp xã
1. Chứng thực văn bản hợp đồng, giao dịch:
a) Thủ tục: người yêu cầu công chứng phải xuất trình giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu và nộp các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu chứng thực;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế;
- Nếu là tổ chức phải có giấy tờ pháp nhân và người đại diện theo pháp luật.
b) Thời hạn chứng thực hợp đồng, giao dịch: không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Chứng thực chữ ký cá nhân:
a) Thủ tục: người yêu cầu chứng thực nộp giấy tờ cần chứng thực kèm theo giấy tờ tùy thân.
b) Thời hạn chứng thực chữ ký: thực hiện ngay trong ngày làm việc.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI THỰC HIỆN CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC
Điều 10. Nhiệm vụ của người thực hiện công chứng, chứng thực
1. Thực hiện công chứng, chứng thực thuộc thẩm quyền công chứng, chứng thực của cơ quan mình;
2. Tiếp nhận, kiểm tra các giấy tờ do người yêu cầu công chứng, chứng thực xuất trình; hướng dẫn thủ tục, trình tự thực hiện công chứng, chứng thực cho người yêu cầu công chứng, chứng thực, nếu cần thiết;
3. Giải thích cho người yêu cầu công chứng, chứng thực hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng, chứng thực;
4. Thực hiện nhiệm vụ khác theo Quy định nầy và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Điều 11. Quyền hạn của người thực hiện công chứng, chứng thực
Người thực hiện công chứng, chứng thực có quyền hạn sau đây:
1. Yêu cầu người yêu cầu công chứng, chứng thực xuất trình đủ các giấy tờ cần thiết cho việc thực hiện công chứng, chứng thực;
2. Đề nghị cơ quan Nhà nước, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin cần thiết cho việc thực hiện công chứng, chứng thực; cơ quan Nhà nước, tổ chức nhận được đề nghị có trách nhiệm kịp thời cung cấp thông tin đó;
3. Yêu cầu cơ quan chuyên môn giám định hoặc tư vấn khi thấy cần thiết; chi phí giám định giấy tờ do người yêu cầu công chứng, chứng thực trả khi có kết luận giám định giấy tờ đó là giả mạo;
4. Lập biên bản tạm giữ giấy tờ có dấu hiệu giả mạo; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xử lý các trường hợp sử dụng giấy tờ giả mạo, có những biện pháp đối với những trường hợp yêu cầu công chứng, chứng thực có hành vi vi phạm pháp luật;
5. Từ chối công chứng, chứng thực trong các trường hợp sau đây:
a) Biết hoặc phải biết yêu cầu công chứng, chứng thực hoặc nội dung công chứng, chứng thực trái pháp luật, đạo đức xã hội;
Việc công chứng, chứng thực liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc những người thân thích là vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông bà nội, ông bà ngoại; anh chị em ruột, anh chị em vợ hoặc chồng, anh chị em nuôi, cháu là con của con trai, con gái, con nuôi.
b) Việc không thuộc thẩm quyền công chứng, chứng thực của cơ quan mình;
c) Có văn bản yêu cầu tạm dừng việc công chứng, chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
d) Việc liên quan đến yêu cầu công chứng, chứng thực có tranh chấp;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp từ chối, người thực hiện công chứng, chứng thực phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng, chứng thực; nếu việc công chứng, chứng thực không thuộc thẩm quyền của cơ quan mình, thì hướng dẫn họ đến cơ quan khác có thẩm quyền.
Điều 12. Chế độ quản lý hồ sơ công chứng, chứng thực:
1. Hồ sơ công chứng, chứng thực bao gồm: phiếu yêu cầu công chứng, chứng thực, bản chính văn bản công chứng chứng thực kèm theo bản chụp giấy tờ mà người yêu cầu công chứng, chứng thực đã xuất trình, các giấy tờ liên quan khác.
2. Thời gian lưu trữ hồ sơ bản sao, bản dịch giấy tờ là 05 năm kể từ thời điểm công chứng, chứng thực.
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 13. Quyền khiếu nại của người yêu cầu công chứng, chứng thực
Người yêu cầu công chứng, chứng thực có quyền khiếu nại việc từ chối công chứng, chứng thực không đúng với quy định của pháp luật.
Điều 14. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết khiếu nại lần đầu đối với việc từ chối chứng thực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý để giải quyết khiếu nại.
2. Người yêu cầu chứng thực không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại của Chủ tịch ban nhân dân cấp xã, thì có quyền khiếu nại tiếp lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong trường hợp khiếu nại tiếp, người yêu cầu chứng thực phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và các tài liệu liên quan (nếu có) đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý để giải quyết tiếp đơn khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã giải quyết khiếu nại trước đó biết.
3. Người yêu cầu chứng thực không đồng ý với giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thì có quyền khiếu nại tiếp lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong trường hợp này, người khiếu nại phải gửi kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các tài liệu liên quan (nếu có) đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý để giải quyết tiếp đơn khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đã giải quyết khiếu nại trước đó biết. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là quyết định cuối cùng.
4. Đối với khiếu nại về chứng thực phức tạp, thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Điều 15. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại của Phòng Tư pháp cấp huyện
1. Trưởng Phòng Tư pháp cấp huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền thực hiện các việc chứng thực giải quyết khiếu nại lần đầu đối với việc từ chối chứng thực thuộc thẩm quyền, trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý để giải quyết đơn khiếu nại.
2. Người yêu cầu chứng thực không đồng ý với giải quyết khiếu nại của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện, thì có quyền khiếu nại tiếp lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong trường hợp này, người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện và các tài liệu liên quan (nếu có) đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý để giải quyết tiếp đơn khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại và Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đã giải quyết khiếu nại trước đó biết.
3. Người yêu cầu chứng thực không đồng ý với giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thì có quyền khiếu nại tiếp lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý để giải quyết tiếp đơn khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết khiếu nại trước đó biết. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là quyết định cuối cùng.
4. Đối với khiếu nại về chứng thực phức tạp, thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể đựơc kéo dài nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Điều 16. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Phòng Công chứng
1. Trưởng phòng Công chứng giải quyết khiếu nại lần đầu đối với việc từ chối công chứng thuộc thẩm quyền của Phòng Công chứng, trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý để giải quyết đơn khiếu nại.
2. Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Trưởng phòng Công chứng, thì có quyền khiếu nại tiếp lên Giám đốc Sở Tư pháp. Trong trường hợp này, người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại của Trưởng phòng Công chứng và các tài liệu liên quan (nếu có) đến Giám đốc Sở Tư pháp.
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý để giải quyết tiếp đơn khiếu nại, Giám đốc Sở Tư pháp phải giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu công chứng và Trưởng phòng Công chứng đã giải quyết khiếu nại trước đó biết.
3. Người yêu cầu công chứng không đồng ý với giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp, thì có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Điều 17. Thẩm quyền khởi kiện của người yêu cầu công chứng, chứng thực
Trong trường hợp người yêu cầu công chứng, chứng thực không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại lần đầu của các cơ quan có thẩm quyền quy định, thì có quyền khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Việc tố cáo hành vi trái pháp luật của người thực hiện công chứng, chứng thực được giải quyết theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Người thực hiện công chứng, chứng thực có thành tích trong việc thực hiện công chứng, chứng thực, thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về khen thưởng.
1. Trong khi thi hành nhiệm vụ, quyền hạn về công chứng, chứng thực, người thực hiện công chứng, chứng thực, người dịch là cộng tác viên của Phòng Công chứng do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố ý làm trái với các quy định của Quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác về công chứng, chứng thực, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người yêu cầu công chứng, chứng thực có hành vi sửa chữa giấy tờ, sử dụng giấy tờ giả mạo khi yêu cầu công chứng, chứng thực, thì tùy mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Thủ trưởng các Sở Ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quy định nầy./.
Quyết định 22/2006/QĐ-UBND Quy định về trình tự, thủ tục và thời hạn thực hiện công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
- Số hiệu: 22/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/06/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Long An
- Người ký: Dương Quốc Xuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra