Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2181/QĐ-BNN-TCTS | Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1507/QĐ-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định thực thi các quy định Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa đến năm 2025;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao nhiệm vụ cho các cơ quan thuộc Bộ tham mưu và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Bộ quy định tại Quyết định số 1507/QĐ-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định thực thi các quy định Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Hiệp định), cụ thể như sau:
a) Chủ trì tổng hợp, biên soạn, và phát hành tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn thực thi Hiệp định, khung pháp lý và các biện pháp quản lý và bảo tồn của các tổ chức nghề cá khu vực và quốc tế có liên quan.
b) Tổ chức thực hiện truyền thông, phổ biến, giới thiệu Hiệp định; khung pháp lý và các biện pháp quản lý và bảo tồn của các tổ chức nghề cá khu vực và quốc tế có liên quan.
c) Chủ trì xác định nhu cầu và tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách và biện pháp quản lý nghề cá theo quy định của Hiệp định; tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện nghiên cứu, điều tra, khảo sát nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản, đặc biệt là các loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa.
d) Rà soát, hoàn thiện khung pháp lý, chính sách để thực hiện hiệu quả Hiệp định; các biện pháp quản lý và bảo tồn các loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa đảm bảo phù hợp với quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các tổ chức quản lý nghề cá khu vực có liên quan.
đ) Xây dựng, hướng dẫn thực hiện các biện pháp quản lý, bảo tồn đảm bảo nguồn lợi các loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa là đối tượng khai thác chủ lực của các nghề khai thác thủy sản được duy trì hoặc phục hồi; xây dựng, hướng dẫn thực hiện biện pháp quản lý nghề cá nhằm xóa bỏ tình trạng khai thác quá mức, bảo đảm cường lực khai thác phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy sản.
e) Chủ trì xây dựng, ban hành kịp thời các quy định, biện pháp quản lý và bảo tồn (trọng tâm là quy định về sản lượng và cường lực khai thác) đối với các nghề khai thác thủy sản mới phát sinh hoặc nghề khai thác mang tính thử nghiệm, thăm dò; nghiên cứu, đánh giá tác động của nghề này đối với nguồn lợi các loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa làm cơ sở điều chỉnh, bổ sung các quy định có liên quan.
g) Xây dựng hệ thống phần mềm theo dõi, kiểm tra, giám sát (MCS) từ trung ương đến địa phương để thực thi Hiệp định và các biện pháp liên quan đến trách nhiệm của quốc gia treo cờ, quốc gia ven biển và quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế.
h) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách chuyển đổi sinh kế cho ngư dân làm nghề khai thác không thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản.
i) Triển khai các chương trình điều tra, nghiên cứu khoa học và đề xuất các biện pháp kỹ thuật phù hợp phục vụ công tác quản lý và bảo tồn loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu và thu thập số liệu nhằm đánh giá tác động của khai thác thủy sản đối với loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa và các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm liên quan khác để đề xuất các biện pháp kỹ thuật phù hợp phục vụ công tác quản lý và bảo tồn loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa; điều tra, nghiên cứu xác định các chỉ số khoa học, giá trị tham chiếu về nguồn lợi và nghề cá chục vụ quản lý khai thác, sử dụng bền vững loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa; nghiên cứu xác định chu kỳ di cư ra/vào vùng biển Việt Nam của các loài thủy sản lưỡng cư và di cư xuyên biên giới phục vụ công tác quản lý.
k) Chủ trì hợp tác với các quốc gia có liên quan hoặc thông qua cơ chế hợp tác phù hợp để thống nhất và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, bảo tồn loài thủy sản di cư, lưỡng cư trong vùng biển liền kề với biển cả; đảm bảo bảo tồn, khai thác tối ưu loài thủy sản di cư xa trong và ngoài vùng biển thuộc quyền tài phán; hợp tác, phối hợp xác minh và cung cấp thông tin về các trường hợp vi phạm cho các quốc gia và tổ chức quốc tế có liên quan; hợp tác quốc tế về chia sẻ kết quả nghiên cứu khoa học, dữ liệu và số liệu thống kê liên quan đến khai thác và nguồn lợi các loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa.
l) Chủ trì xây dựng, thiết lập hệ thống thu thập, chia sẻ thông tin của các cơ quan, đơn vị thực thi Hiệp định; cập nhật báo cáo tình hình thực hiện Hiệp định nhằm cung cấp cho các tổ chức quản lý nghề cá khu vực và quốc tế khi có yêu cầu hoặc thực hiện các cam kết, nghĩa vụ quốc gia đối với tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải thành viên nhưng có hợp tác.
m) Trên cơ sở kết quả triển khai Hiệp định, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế, hàng năm tham mưu Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi Bộ Ngoại giao, đề xuất xử lý các khó khăn, vướng mắc, sửa đổi, bổ sung khung pháp lý có liên quan (nếu có).
n) Chủ trì tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện bảo vệ đa dạng sinh học biển và các hệ sinh thái biển; giảm thiểu ô nhiễm môi trường, rác thải đại dương; giảm sản lượng khai thác không chủ ý, tỷ lệ chết do ngư cụ bị vứt bỏ hoặc mất trên biển thông qua các biện pháp khai thác thủy sản thân thiện có trách nhiệm.
a) Chủ trì thu thập, biên dịch tài liệu về Hiệp định thực thi các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa; khung pháp lý và các công cụ quốc tế, khu vực có liên quan gửi Tổng cục Thủy sản để tổng hợp, biên soạn, in ấn tài liệu tuyên truyền.
b) Định kỳ trước 30 tháng 7 hàng năm, trên cơ sở báo cáo của các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan, tổng hợp tình hình thực hiện Hiệp định, tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi Bộ Ngoại giao, đề xuất xử lý các khó khăn, vướng mắc, sửa đổi, bổ sung khung pháp lý có liên quan (nếu có).
c) Chủ trì thiết lập cơ chế hợp tác, trao đổi, chia sẻ thông tin, giải quyết tranh chấp với các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức quản lý nghề cá khu vực để thực thi Hiệp định.
d) Đầu mối phối hợp Vụ Pháp chế tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế và khu vực trong việc thực thi Hiệp định phù hợp với khung pháp lý và các công cụ quốc tế, khu vực có liên quan.
Phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Vụ Hợp tác quốc tế và các đơn vị có liên quan rà soát, xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý, chính sách đảm bảo tuân thủ thực thi các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa.
4. Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường
Chủ trì tham mưu các hoạt động nghiên cứu cải tiến các phương pháp, công nghệ, kỹ thuật khai thác thủy sản nhằm giảm tỷ lệ khai thác không chủ ý, tỷ lệ chết do ngư cụ bị vứt bỏ hoặc mất trên biển.
Cân đối, bố trí kinh phí cho các đơn vị được giao triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định trên cơ sở kinh phí được cấp hàng năm.
Điều 2. Thủ trưởng các cơ quan chủ động bố trí nguồn lực, tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, định kỳ báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện về Tổng cục Thủy sản trước ngày 30 tháng 6 hàng năm (hoặc đột xuất khi có yêu cầu) để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Vụ trưởng các Vụ: Tài chính, Hợp tác quốc tế, Pháp chế, Khoa học công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 3501/QĐ-BNN-KHCN năm 2010 phê duyệt Danh mục nhiệm vụ bảo tồn và lưu giữ nguồn gen nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2011 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 1195/QĐ-BNN-TCTS năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 1626/QĐ-BNN-HTQT năm 2022 phê duyệt văn kiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 2371/QĐ-BCT năm 2022 Quy chế hoạt động của Cổng thông tin điện tử về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam (FTAP) do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 5Quyết định 1844/QĐ-BGDĐT năm 2023 về phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 6Quyết định 616/QĐ-BGDĐT năm 2024 phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 7Quyết định 449/QĐ-BGDĐT năm 2024 phân công nhiệm vụ tạm thời của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 1Công ước về Luật biển năm 1982
- 2Quyết định 3501/QĐ-BNN-KHCN năm 2010 phê duyệt Danh mục nhiệm vụ bảo tồn và lưu giữ nguồn gen nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2011 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Thông báo 01/2019/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định thực thi các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa (Agreement for the Implementation of the provisions of the United Nations Convention on the Law of the Sea of 10 December 1982 relating to the conservation and management of straddling fish stocks and highly migratory fish stocks) do Bộ Ngoại giao ban hành
- 5Quyết định 1507/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định thực thi các quy định Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1195/QĐ-BNN-TCTS năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 1626/QĐ-BNN-HTQT năm 2022 phê duyệt văn kiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 2371/QĐ-BCT năm 2022 Quy chế hoạt động của Cổng thông tin điện tử về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam (FTAP) do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 9Quyết định 1844/QĐ-BGDĐT năm 2023 về phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 10Quyết định 616/QĐ-BGDĐT năm 2024 phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 11Quyết định 449/QĐ-BGDĐT năm 2024 phân công nhiệm vụ tạm thời của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quyết định 2181/QĐ-BNN-TCTS năm 2022 về phân công nhiệm vụ thực hiện Quyết định 1507/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định thực thi các quy định Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 2181/QĐ-BNN-TCTS
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/06/2022
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Phùng Đức Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra