Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2171/2007/QĐ-UBND | Ninh Bình, ngày 14 tháng 09 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CHO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ VÀ ĐỐI TƯỢNG DỰ NGUỒN GIAI ĐOẠN 2007-2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 23/2007/NQ-HĐND ngày 22/8/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình khóa XII, kỳ họp thứ 7 về việc phê duyệt Đề án đào tạo sau đại học.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ và Giám đốc Sở Tư pháp Ninh Bình,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án đào tạo sau đại học cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và đối tượng dự nguồn giai đoạn 2007-2015;
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký;
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH |
ĐỀ ÁN
ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CHO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ VÀ ĐỐI TƯỢNG DỰ NGUỒN GIAI ĐOẠN 2007 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2171/2007/QĐ-UBND ngày 4/9/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình )
I. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, QUYỀN LỢI, TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO, SỐ LƯỢNG, TIẾN ĐỘ TẠO GIAI ĐOẠN 2007-2015:
1. Mục tiêu đào tạo
Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, chuyên gia giỏi, đội ngũ những người làm khoa học trên các lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và khoa học-công nghệ của tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Đối tượng điều kiện, tiêu chuẩn đào tạo:
2.1. Đối tượng đào tạo:
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng, ban và tương đương trở lên; cán bộ, công chức, viên chức trong diện quy hoạch dự nguồn các chức danh nói trên; cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn giỏi hiện đang công tác tại các cơ quan Đảng, đoàn thể, cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp Nhà nước ở các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương.
- Cán bộ, công chức, viên chức đã được tuyển dụng theo chính sách thu hút của tỉnh, ưu tiên cán bộ nữ, cán bộ trẻ, con liệt sỹ, con thương binh, gia đình có công với cách mạng.
2.2. Điều kiện và tiêu chuẩn đào tạo:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, ham học hỏi, có năng lực, triển vọng phát triển, nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Có đủ các điều kiện tham dự tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Về độ tuổi: Nam dưới 50 tuổi, nữ dưới 45 tuổi (đối với cả hệ đào tạo tập trung và không tập trung).
- Có đủ sức khỏe để học tập.
- Được cơ quan quản lý trực tiếp cán bộ đồng ý.
- Có cam kết sau khi hoàn thành chương trình đào tạo về làm việc lâu dài tại cơ quan, đơn vị cũ trong tỉnh hoặc theo yêu cầu bố trí của tổ chức.
3. Số lượng đào tạo, tiến độ cụ thể
Từ năm 2007 đến 2015 đào tạo 18 tiến sỹ, 310 thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II, dược sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II trở lên. Cụ thể:
- Giai đoạn 2007-2010: Đào tạo 55 người có trình độ sau đại học. Trong đó:
+ Đào tạo 05 người có trình độ Tiến sỹ.
+ Đào tạo 50 người có trình độ thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II và dược sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II.
- Giai đoạn 2010-2015: Đào tạo 273 người có trình độ sau đại học. Trong đó:
+ Đào tạo 13 người có trình độ Tiến sỹ.
+ Đào tạo 260 người có trình độ thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II và dược sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II.
4. Ngành và hình thức đào tạo:
- Ngành đào tạo: Tất cả các chuyên ngành.
- Hình thức đào tạo: Bao gồm hệ tập trung và hệ không tập trung đào tạo trong nước và nước ngoài (chọn cử đi đào tạo tại các nước: Anh, Mỹ, Singapo, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thụy sỹ, Pháp, Nga, Đức...).
5. Quyền lợi và trách nhiệm của người được cử đi đào tạo:
5.1. Quyền lợi:
5.1.1. Được cơ quan, đơn vị bố trí thời gian, sắp xếp công việc và tạo điều kiện thuận lợi để dự thi và đi học; trong thời gian đi đào tạo được hưởng các chế độ của tỉnh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; sau khi tốt nghiệp trở về địa phương, đơn vị công tác được xem xét bố trí công việc phù hợp với trình độ và ngành nghề đào tạo.
5.1.2. Được hỗ trợ các khoản kinh phí sau:
- Đối với người đào tạo ở nước ngoài hoặc tại cơ sở đào tạo của nước ngoài đặt tại Việt Nam:
+ Kinh phí bồi dưỡng ngoại ngữ trước khi đi đào tạo: Được hỗ trợ 4.000.000đ/người (Bốn triệu đồng).
+ Kinh phí đào tạo sau đại học: Được hỗ trợ 10% tổng kinh phí đào tạo do cơ sở đào tạo quy định.
- Đối với người đào tạo trong nước:
+ Kinh phí bồi dưỡng ngoại ngữ trước khi đi đào tạo: Được hỗ trợ 3.000.000đ/người (Ba triệu đồng).
+ Kinh phí đào tạo sau đại học: Được hỗ trợ 100% tổng kinh phí đào tạo do cơ sở đào tạo quy định.
- Hình thức hỗ trợ kinh phí:
Kinh phí hỗ trợ đào tạo được chia đều cho từng năm và cấp mỗi năm 1 lần sau khi kết thúc năm học. Kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng ngoại ngữ được cấp một lần cho cả khóa học.
- Sau khi tốt nghiệp trở về địa phương, đơn vị công tác được xem xét, bố trí công việc phù hợp với trình độ và ngành nghề được đào tạo và còn được hưởng khoản kinh phí hỗ trợ theo chính sách thu hút, khuyến khích tài năng của tỉnh.
5.2. Trách nhiệm:
- Trong quá trình đào tạo, người được cử đi đào tạo phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của cơ sở đào tạo, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong học tập nghiên cứu. Báo cáo kết quả học tập hàng năm (vào cuối năm học) về cơ quan có thẩm quyền quản lý (Các đối tượng công tác tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp Nhà nước báo cáo về Sở Nội vụ, các đối tượng đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc khối Đảng, đoàn thể báo cáo về Ban Tổ chức Tỉnh ủy).
- Sau khi tốt nghiệp phải về công tác tại các cơ quan, đơn vị của tỉnh ít nhất 5 năm.
- Người được hưởng chế độ đào tạo không thực hiện trách nhiệm nêu trên hoặc tự ý bỏ học; vi phạm kỷ luật bị cơ sở đào tạo buộc thôi học; sau khi học xong không trở về công tác tại các cơ quan, đơn vị của tỉnh; không chấp hành sự phân công của tổ chức thì phải bồi thường toàn bộ kinh phí đào tạo và các khoản kinh phí hỗ trợ khác mà tỉnh đã chi cho cá nhân trong quá trình đào tạo.
- Trường hợp tự ý bỏ việc thì phải bồi thường toàn bộ kinh phí đào tạo và không được tuyển dụng vào các cơ quan, đơn vị nhà nước khác của tỉnh.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của Các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Hàng năm trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá, quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức, xây dựng kế hoạch đào tạo sau đại học của cơ quan, đơn vị gửi Ban Tổ chức Tỉnh ủy (Đối với các cơ quan Đảng, đoàn thể), Sở Nội vụ (Đối với các Sở, ban, ngành) để tổng hợp xây dựng dự thảo Kế hoạch đào tạo sau đại học hàng năm của tỉnh báo cáo UBND tỉnh, trình Tỉnh ủy phê duyệt.
2. Trách nhiệm của Sở Nội vụ:
- Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo Kế hoạch đào tạo sau đại học hàng năm phù hợp với mục tiêu, tiến độ đã quy định trong Đề án đào tạo sau đại học cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và đối tượng dự nguồn giai đoạn 2007-2015 báo cáo UBND tỉnh, trình Tỉnh ủy phê duyệt.
- Căn cứ quy định phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của UBND tỉnh, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thực hiện Kế hoạch đào tạo đã được phê duyệt;
- Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng, thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến kinh phí nhằm đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện kế hoạch.
3. Trách nhiệm của Sở Tài chính:
Căn cứ Kế hoạch đào tạo hàng năm, cấp phát kịp thời kinh phí đào tạo cho các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thực hiện kế hoạch và cho cán bộ được cử đi học.
4. Sửa đổi, bổ sung
Trong quá trình triển khai, thực hiện Đề án này nếu có gì khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ để nghiên cứu báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung./.
- 1Quyết định 2835/QĐ-UBND năm 2011 về Đề án Đào tạo cán bộ, công, viên chức có trình độ sau đại học giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 2Quyết định 48/2013/QĐ-UBND sửa đổi Đề án Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2007 - 2013 kèm theo Quyết định 16/2007/QĐ-UBND
- 3Quyết định 49/2013/QĐ-UBND về Quy định chính sách trợ cấp kinh phí đối với người được cử đi học theo Đề án Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài giai đoạn 2007 - 2015 của tỉnh Bình Thuận
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 2835/QĐ-UBND năm 2011 về Đề án Đào tạo cán bộ, công, viên chức có trình độ sau đại học giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3Quyết định 48/2013/QĐ-UBND sửa đổi Đề án Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2007 - 2013 kèm theo Quyết định 16/2007/QĐ-UBND
- 4Quyết định 49/2013/QĐ-UBND về Quy định chính sách trợ cấp kinh phí đối với người được cử đi học theo Đề án Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài giai đoạn 2007 - 2015 của tỉnh Bình Thuận
Quyết định 2171/2007/QĐ-UBND về Đề án đào tạo sau đại học cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và đối tượng dự nguồn giai đoạn 2007-2015 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- Số hiệu: 2171/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/09/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Bùi Văn Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/09/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra