Hệ thống pháp luật

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 2165/QĐ-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH BẢO TỒN, TỒN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Căn cứ Nghị định số 185/2007/ NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11/ ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật di sản văn hoá đã được Chủ tịch nước công bố tại lệnh số 09/2001/L-CTN ngày 12/7/2001 và Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11//2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hoá. Quy chế Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 200/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Di sản văn hoá tại công văn số 375/DSVH - DT ngày 26 tháng 5 năm 2009;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử Côn đảo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 200/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001, với những nội dung chủ yếu sau :

1. Mục tiêu điều chỉnh của quy hoạch:

Bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử của khu di tích lịch sử của khu Côn Đảo nhằm giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, Đảng ta cho các thế hệ mai sau;

Góp phần tạo ra các sản phẩm đa dạng và phong phú phục vụ các loại hình du lịch du lịch văn hoá và du lịch tâm linh…) trên nguyên tắc bảo tồn di tích gắn với phát triển du lịch bền vững, gắn với phát triển kinh tế xã hội. Nâng cấp hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội và cải thiện môi trường dân sinh. Đáp ứng mục tiêu phát triển Côn Đảo trở thành khu kinh tế du lịch hiện đại, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân huyện Côn Đảo. Đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách.

- Làm căn cứ pháp lý cho việc quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể và quản lý phát triển du lịch bền vững. Làm cơ sở cho việc lập, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư

2. Điều chỉnh ranh giới và phạm vi nghiên cứu:

Khu vực bảo vệ I giữ nguyên và bổ sung một số di tích mới được xếp hạng cấp tỉnh, tổng cộng là 41,04 ha.

- Khu vực bảo vệ II còn 69,65 ha.

Tổng cộng khu vực bảo vệ di tích là 110,69 ha (giảm 40,61 ha) - Khu vực phục vụ du lịch phát huy giá trị di tích là 56,16 ha

Phạm vi quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị quần thể di tích lịch sử Côn Đảo có diện tích bao gồm 3 loại đất trên: 166,85 ha, nằm trong phạm vi đất đai của thị trấn Côn Đảo. (So với diện tích quy hoạch bảo tồn đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2001 giảm 63 , 15 ha).

Trong đó :

Phía Bắc giáp đường Nguyễn An Ninh.

Phía Nam giáp biển.

Phía Đông giáp đường ra sân bay.

Phía Tây giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai.

3. Điều chỉnh - bổ sung chức năng khu vực quy hoạch:

- Bảo tồn, tu bổ các di tích gốc theo quan điểm của quy hoạch được duyệt năm 2001.

- Bổ sung, điều chỉnh chức năng khu vực 2 và bổ sung khu vực dịch vụ du lịch phát triển vời việc tăng cường tính chất tôn tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng, phù điêu, tượng đài, đài tưởng niệm nhằm phát huy giá trị di tích và góp phần nâng tầm giá trị của di sản văn hoá đồng thời làm phong phú loại hình du lịch.

4. Chi tiết hoá quy hoạch ở tỷ lệ 1/2000 theo nội dung quy định của Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/0//2005 của Thủ tướng lĩnh phủ về quy hoạch xây dựng và Luật di sản văn hoá:

- Phân loại di tích làm cơ sở cho việc xây dựng phương án bảo tồn có trọng điểm để đề xuất giải pháp tu bổ, phục hồi di tích.

Đánh giá một cách hệ thống, chi tiết từng hạng mục công trình trong phạm vi quy hoạch. Đặc biệt, các hạng mục di tích trong hệ thống giam cầm từ thời Pháp đến thời kỳ Mỹ nguỵ. Bổ sung nội dung tư liệu hoá di tích.

- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, bao gồm mặt bằng công trình và không gian quy hoạch - kiến trúc. Trong đó xác định giải pháp bảo tồn tu bổ không gian kiến trúc và cảnh quan, xác định chiều cao, màu sắc, mật độ xây dựng, tầm nhìn và các điểm nhấn cảnh quan. Khắc phục những việc đã làm ảnh hưởng đến di tích và môi trường cảnh quan khu vực. Các công trình tôn tạo và phát huy giá trị di tích như tượng đài, hệ thống điêu khắc mô hình hoá các giá trị đặc trưng của di tích, ưu tiên sử dụng cây địa phương. Tận dụng tối đa các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo hiện có. Đặc biệt các hàng cây bàng cổ dọc các phố.

Cây theo 4 loại chủ yếu: cây trang trí, bóng mát, thảm hoa, cỏ.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường được thiết kế chi tiết trên cơ sở bảo tồn không gian - cảnh quan phố cổ.

5. Điều chỉnh và bổ sung hạng mục công trình và phân chia nhóm dự án thành phần:

Quan điểm về bảo tồn (đối với khu vực bảo vệ I):

- Chỉ tu bổ các công trình di tích hiện hữu đã và đang bị xuống cấp.

Chỉ phục hồi một số hạng mục công trình đã mất nhưng có giá trị quan trọng về lịch sử và đủ cơ sở khoa học phục hồi.

- Bảo quản nền móng và diện tích đất hiện hữu của khu di tích để có giải pháp sau khi có đủ cơ sở khoa học, điều kiện tinh tế - xã hội.

6. Bổ sung các giải pháp mới áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật để phát huy giá trị di tích, làm di tích sống động và gần gũi với người xem:

- Tái hiện tình ảnh nhờ kỹ thuật 3D, âm thanh, ánh sáng: Trong các khu di tích nhà tù sử dụng các công nghệ mời đưa âm thanh, ánh sáng, hình ảnh (minh hoạ) nhằm gợi lại khung cảnh u ám của thời kỳ trước, làm nổi bật tinh thần bất khuất của các chiến sỹ cách mạng và những người yêu nước.

- Tại các trục chính, sử dụng công nghệ ánh sáng và âm thanh kết hợp với các tác phẩm điêu khắc minh hoạ tạo xúc cảm mạnh, gây ấn tượng với khách tham quan du lịch.

7. Bổ sung các phương pháp gắn kết tham quan di tích với du lịch sinh thái; liên kết giữa quy hoạch bảo tồn với quy hoạch tinh tế xã hội, quy hoạch du lịch và quy hoạch xây dựng đến năm 2020 trên cơ sở quy hoạch bảo tồn là tiền đề, là cơ sở khoa học cho quy hoạch du lịch và quy hoạch xây dựng:

- Quy hoạch 1/2000 bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng của khu di tích lịch sử Côn Đảo phải gắn với môi trường, gắn với du lịch sinh thái rừng, biển đảm bảo bảo tồn và phát triển không ảnh hưởng lẫn nhau, mà ngược lại hỗ trợ lẫn nhau, làm tiền đề cho quá trình vận động và phát triển theo xu hướng ổn định, bền vững; duy trì được sự hấp dẫn và khả năng thu hút lâu dài với khách du lịch.

- Tu bổ tôn tạo di tích theo đúng nguyên tắc khoa học để tạo sản phẩm du lịch có chất lượng hơn;

Thiết lập hạ tầng kỹ thuật, tôn tạo môi trường- cảnh quan để hoàn chỉnh sản phẩm du lịch nhưng không làm ảnh hưởng đến di tích;

8. Bổ sung các tác phẩm nghệ thuật; sưu tầm tư liệu hiện vật; đề xuất xây dựng Bảo tàng Côn Đảo - để phát huy giá trị di tích.

9. Các yêu cầu bổ sung về hạ tầng kỹ thuật.

Quy hoạch san nền phải đảm bảo lưu lượng nước mưa chảy trên bề mặt nhanh, không làm xói mòn đường và bờ nước.

Đảm bảo nước sinh hoạt, chữa cháy, tưới cây.

Cần phải thiết kế 2 hệ thống cấp nước:

- Tưới cây, tưới đường, có thể lấy từ nguồn nước mặt (hồ).

Nước sinh hoạt.

Toàn bộ nước thải phải vào trong hệ thống thoát nước. Các khu vệ sinh và thùng rác phải bảo đảm bán kính không vượt quá 500- 600m.

- Cần có trạm biến thế riêng chuyên dùng. Hệ thống dây đặt ngầm để tránh đổ cây, gãy cành, làm đứt và an toàn cho các hoạt động văn hoá - lễ hội, du lịch.

Dự kiến hệ thống truyền thanh. Hệ thống điện thoại công cộng và dây dẫn được đặt ngầm.

Lắp đặt hệ thống rút tiền tự động ATM.

- Lắp đặt hệ thống INTERNET, mạng Wifi.

10. Xác định tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư và kế hoạch phân kỳ triển khai thực hiện các dự án thành phần.

11. Sản phẩm quy hoạch .

Thành phần và nội dung hồ sơ được thực hiện theo quy định về việc lập các đồ án quy hoạch bảo tồn, di sản văn hoá theo Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng; Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định. Phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng; Quyết định số 03/2008/ QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc han hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.

12. Tiến độ lập, thẩm định, trình duyệt quy hoạch.

Tiến độ thực hiện lập quy hoạch:

+ Tháng 6/2009: Phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán quy hoạch

+ Tháng 7 - 8/2009: Trình hồ sơ quy hoạch

+ Tháng 9/2009: Hoàn chỉnh hồ sơ theo ý kiến góp ý của các Bộ, ngành trình Thủ tướng lĩnh phủ phê duyệt.

- Tổ chức thực hiện:

+ Cơ quan chủ đầu tư: Cục di sản văn hoá - Bộ VH, TT và Du lịch.

+ Cơ quan thẩm tra: Ban chỉ đạn tổ chức thẩm định điều chỉnh Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Côn Đảo - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

+ Cơ quan phê duyệt: Chính phủ.

- Nguồn tính phí lập quy hoạch: Lấy từ nguồn ngân sách sự nghiệp kinh tế (hoạt động điều tra, khảo sát) đã bố trí cho Cục Di sản văn hoá năm 2009.

Điều 2. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Di sản văn hoá, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Giám đốc ban quản lý di tích Côn Đảo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT BỘ TRƯỞNG
 THỨ TRƯỞNG




 Trần Chiến Thắng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2165/QĐ-BVHTTDL năm 2009 phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch bảo tồn, tồn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

  • Số hiệu: 2165/QĐ-BVHTTDL
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/06/2009
  • Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
  • Người ký: Trần Chiến Thắng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/06/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản