CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Số: 216-QĐ | Hà Nội, ngày 27 tháng 2 năm 1986 |
CỦA BỘ GIÁO DỤC SỐ 216-QĐ NGÀY 27-2-1986 BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN SINH VÀO TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
Căn cứ Quyết định số 125-CP ngày 19-3-1981 về việc sửa đổi chế độ thi trong trường phổ thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ các trường phổ thông trung học của Bộ Giáo dục.
QUYẾT ĐỊNH:
| Nguyễn Thị Bình (Đã ký) |
TUYỂN SINH VÀO TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 216-QĐ ngày 27-2-1986)
1. Kết quả thi tuyển do trường phổ thông trung học tổ chức.
2. Kết quả học tập và rèn luyện ở trường phổ thông cơ sở thể hiện qua xếp loại tốt nghiệp phổ thông cơ sở.
Trong khi xét tuyển cần quan tâm hợp lý đến nhu cầu đào tạo cán bộ có trình độ phổ thông trung học của một số xã có trình độ phát triển kinh tế, văn hoá thấp so với trình độ chung.
1. Nghiêm túc, trung thực, công bằng nhằm bảo đảm quyền làm chủ tập thể của nhân dân trong công tác tuyển sinh.
2. Trường phổ thông trung học chịu trách nhiệm chính trong việc xét tuyển học sinh dưới sự chỉ đạo và giám sát của Sở Giáo dục và Uỷ ban Nhân dân huyện (hoặc cấp tương đương).
Những đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích sẽ được cộng thêm từ 1 đến 2 điểm để xét tuyển (sẽ nói trong điều 33).
Điểm xét tuyển là tổng số các điểm nói trên.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh (hoặc thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương) có trách nhiệm chỉ đạo Sở Giáo dục thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế tuyển sinh vào trường phổ thông trung học do Bộ Giáo dục ban hành, chỉ đạo các Uỷ ban Nhân dân huyện (hoặc cấp hành chính tương đương), các ngành hữu quan ở tỉnh, thành phố , đặc khu trực thuộc Trung ương phối hợp và tạo điều kiện cần thiết để Sở Giáo dục làm tròn nhiệm vụ.
ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN VÀ SƠ TUYỂN
1. Đã tốt nghiệp cấp II trường phổ thông cơ sở từ loại trung bình (đỗ thẳng) trở lên.
2. Về tuổi, tính đến năm tổ chức thi tuyển là:
- Từ 14 đến 16 tuổi nếu học theo chương trình miền Bắc.
- Từ 15 đến 17 tuổi nếu học theo chương trình miền Nam.
3. Điểm bình quân mỗi môn thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở do Sở Giáo dục ra đề đạt từ điểm 5 trở lên.
Điều kiện nâng cao đó có thể áp dụng cho toàn tỉnh (thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương) hoặc một số quận, huyện, thị xã có số lượng học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở đông cần thực hiện sơ tuyển. Sở Giáo dục phải báo cáo việc sơ tuyển lên Bộ Giáo dục để biết và theo dõi.
a) Những học sinh thuộc diện ưu tiên, khuyến khích trong xét tuyển đã nêu trong điều 33 và các loại 2 và 6 của điều 17 (về tuyển thẳng) của Quy chế tuyển sinh.
b) Những học sinh đã bị loại qua sơ tuyển của năm trước, nếu năm học sau còn tuổi dự thi và được Uỷ ban Nhân dân xã (hoặc cấp tương đương) chứng nhận là có tư cách đạo đức tốt, không vi phạm chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Những học sinh đã dự tuyển một lần trở lên, nếu còn tuổi vẫn được tiếp tục dự tuyển với điều kiện điểm xét tuyển lần trước phải đạt tới mức điểm nhất định do Sở Giáo dục quy định và phải được Uỷ ban Nhân dân xã (hoặc cấp tương đương) chứng nhận là có tư cách đạo đức tốt, không vi phạm chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tích cực tham gia công tác xã hội, tham gia lao động sản xuất ở địa phương.
3. Những học sinh được đặc cách công nhận tốt nghiệp phổ thông cơ sở,
nếu đủ điều kiện về tuổi như đã quy định, được phép dự tuyển. Những học sinh thuộc diện chính sách đã quy định trong điều 33 của Quy chế tuyển sinh được cộng thêm điểm ưu tiên khi xét tuyển. Không tính điểm xếp loại tốt nghiệp phổ thông cơ sở đối với các học sinh này.
1. Đơn xin dự tuyển (theo mẫu thống nhất do Sở Giáo dục quy định).
2. Học bạ chính cấp II phổ thông cơ sở (có đủ các năm học cấp II) do trường phổ thông cơ sở cấp.
3. Bản sao giấy khai sinh hợp lệ (do Uỷ ban Nhân dân xã hoặc cấp tương đương chứng nhận).
4. Bằng tốt nghiệp cấp II phổ thông cơ sở do Sở Giáo dục cấp. Trong trường hợp chưa kịp cấp bằng thì Phòng Giáo dục phải xác nhận đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở trong danh sách để được dự tuyển. Sau khi đã được vào học phổ thông trung học, học sinh phải tiếp tục bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.
5. Giấy chứng nhận thuộc diện ưu tiên (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền từ cấp huyện (hoặc tương đương) trở lên cấp.
6. Học sinh được tuyển thẳng thuộc các loại nói trong điều 17 phải nộp thêm các giấy chứng nhận về điều kiện được tuyển thẳng quy định cho bản thân mình.
7. Học sinh năm trước không được thi nay mới được thi và học sinh thi lần thứ 2 nộp giấy nhận xét về tư cách đạo đức trong thời gian ở địa phương do Uỷ ban Nhân dân xã (hoặc cấp tương đương) cấp.
Việc thu nhận hồ sơ được thực hiện theo quy định của Sở Giáo dục.
Hồ sơ của các học sinh trúng tuyển sẽ giao cho trưởng phổ thông trung học nơi học sinh học quản lý. Hồ sơ của các học sinh không trúng tuyển sẽ trả lại cho học sinh chậm nhất vào cuối tháng 10 của năm đó.
1. Thẻ học sinh do trường phổ thông cơ sở cấp nếu là học sinh cấp II năm đó.
2. Giấy giới thiệu do Uỷ ban Nhân dân xã, phường hoặc thị trấn cấp (có ghi rõ nhận dạng và chữ ký của học sinh để đối chiếu) nếu là học sinh đã nghỉ học.
1. Liên tục là học sinh tiên tiến trở lên trong các năm học tập ở cấp II phổ thông cơ sở, tốt nghiệp cấp II phổ thông cơ sở được xếp loại giỏi.
2. Học sinh trong năm học cuối cấp II phổ thông cơ sở đã trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; có công phát hiện và trực tiếp tham gia bắt gián điệp, biệt kích, thám báo... học sinh có hành động đặc biệt dũng cảm trong việc đấu tranh chống tiêu cực bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và cứu giúp nhân dân (cứu bạn chết đuối...) được các ngành công an hoặc quân đội... từ cấp huyện (hoặc cấp tương đương) trở lên cấp giấy khen (sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể sau).
3. Những học sinh trong năm học cuối cấp II phổ thông cơ sở được chọn cử vào đội tuyển chính thức của huyện (hoặc cấp tương đương) tham dự kỳ thi giỏi văn, toán, vật lý, ngoại ngữ của tỉnh (hoặc thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương) với điều kiện điểm bài thi giỏi đạt từ điểm 3/10 trở lên (nông thôn) hoặc từ điểm 4/10 trở lên (thành phố, thị xã); tốt nghiệp phổ thông cơ sở được xếp loại từ khá trở lên.
4. Những học sinh năm học cuối cấp II phổ thông cơ sở được cử vào đội tuyển của huyện (hoặc cấp tương đương) dự tranh giải thể dục thể thao do hai ngành giáo dục và thể dục thể thao phối hợp tổ chức, được giải trong các cuộc thi tranh giải từ cấp tỉnh trở lên (có xác nhận của Sở Giáo dục) với điều kiện là năm học cuối cấp II phổ thông cơ sở kết quả tốt nghiệp được xếp loại khá trở lên.
5. Những học sinh trong năm học cuối cấp II phổ thông cơ sở dự thi khéo tay kỹ thuật được giải từ tỉnh trở lên (được Sở Giáo dục xác nhận), với điều kiện là tốt nghiệp phổ thông cơ sở được xếp loại từ khá trở lên.
6. Những học sinh trong năm học cuối cấp II phổ thông cơ sở bộc lộ rõ năng khiếu nghệ thuật hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc... được cử dự thi quốc tế, hoặc có tác phẩm được giải thưởng trong các kỳ thi quốc tế, có giấy xác nhận của cấp có thẩm quyền cử đi.
7. Học sinh là con liệt sĩ hoặc học sinh là dân tộc thiểu số ở vùng núi cao xa xôi hẻo lánh (theo Thông tư số 30-TTLB/GD/TC ngày 28-8-1974 của liên Bộ Giáo dục - Tài chính, hoặc dân tộc Chàm - Khơ me (theo Chỉ thị số 122-CT ngày 13-5-1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) năm học cuối cấp II đạt kết quả tốt nghiệp phổ thông cơ sở loại khá trở lên.
Danh sách học sinh được tuyển thẳng khi đã được Sở duyệt phải lập thành 4 bản: 1 bản lưu tại Sở Giáo dục để lưu hồ sơ tuyển sinh, một bản lưu tại trường phổ thông trung học kèm với hồ sơ tuyển thẳng, một bản lưu tại phòng giáo dục và một bản niêm yết tại trụ sở phòng giáo dục trước ngày thi tuyển 7 ngày.
Trong trường hợp phát hiện có nhầm lẫn đối với học sinh nào thì phải bổ sung ngay danh sách thi tuyển. Phòng giáo dục và trường phổ thông cơ sở phải báo ngay cho học sinh đó kịp dự kỳ thi tuyển, đồng thời báo cáo Sở Giáo dục để xoá tên trong danh sách tuyển thẳng. Trong trường hợp học sinh thuộc diện được tuyển thẳng nhưng do nhầm lẫn vẫn phải thi sau đó mới được xác định rõ thì kết quả thi được huỷ bỏ và phải bổ sung danh sách tuyển thẳng để khôi phục quyền lợi chính đáng của học sinh.
Trong quá trình học ở các lớp phổ thông trung học, nếu phát hiện học sinh nào có sự móc ngoặc, gian đối để được tuyển thẳng thì Hội đồng kỷ luật trường phổ thông trung học sẽ áp dụng hình thức kỷ luật đuổi ra khỏi trường, cấm không cho dự thi từ 1 đến 2 năm và đề nghị Sở Giáo dục xoá tên trong danh sách tuyển thẳng, thu hồi chứng nhận tuyển thẳng (nếu có) và thi hành kỷ luật cán bộ, giáo viên vi phạm Quy chế.
- Làm văn: 150 phút, không kể thời gian chép đề.
- Toán: 150 phút, không kể thời gian chép đề.
Chương trình thi là chương trình cấp II trường phổ thông cơ sở năm thi tuyển.
a) Mỗi Sở Giáo dục lập một hội đồng chấm lại bài thi của thí sinh khi có đơn khiếu nại theo đúng quy định trong điểm c dưới đây.
b) Chỉ thu nhận đơn và xét khiếu nại về điểm bài thi của thí sinh trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày công bố điểm bài thi.
c) Chỉ xét chấm lại bài thi trong trường hợp:
- Học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở được xếp loại từ khá trở lên.
- Điểm bài thi công bố chênh với điểm trung bình cả năm về môn đó từ 3 điểm trở lên.
Mỗi thí sinh được đề nghị chấm lại một bài thi văn hoặc toán.
d) Thể thức thu nộp đơn, tập trung bài thi, chấm lại bài sẽ quy định trong Thông tư hướng dẫn thực hiện Quy chế này.
a) Đối với những bài thi mà giám khảo cộng điểm không chính xác (thiếu hoặc thừa điểm) thì được sửa ngay. Đối với những bài thi mà giám khảo chấm sai so với biểu điểm từ 1 điểm trở lên (đối với môn toán), 2 điểm trở lên (đối với môn văn) thì mới được sửa điểm.
b) Kết quả chấm lại phải được chuyển giao ngay cho ban tuyển sinh phổ thông trung học tỉnh (hoặc thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương) để thông báo kịp thời cho các hội đồng tuyển sinh trường phổ thông trung học có học sinh xin chấm lại bài. Hội đồng tuyển sinh trường phổ thông trung học sửa lại điểm số các bài thi đó trong bảng ghi tên ghi điểm (ký xác nhận) và xét tuyển theo điểm số mới của bài thi.
c) Tất cả các trường hợp sửa điểm phải lập biên bản và báo cáo để Bộ biết. Sở Giáo dục phải lưu giữ các loại hồ sơ về việc này trong thời hạn 3 năm.
a) Được cộng thêm 2 điểm vào điểm xét tuyển: Học sinh là con các liệt sĩ cách mạng, học sinh dân tộc thiểu số (theo Thông tư số 30-TTLB/GD/TC ngày 25-8-1974 của liên Bộ Giáo dục - Tài chính) hoặc dân tộc Chàm, Khơ me (theo Chỉ thị số 122-CT ngày 13-5-1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng).
b) Được cộng thêm 1 điểm vào điểm xét tuyển:
- Học sinh là con thương binh, con những người có công với nước được Chính phủ tặng kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công hoặc bằng có công với nước (theo Thông tư số 83-TTg ngày 22-8-1962 của Thủ tướng Chính phủ).
- Học sinh thuộc diện đã nêu trong loại 4 và 5 điều 17 nhưng không được tuyển thẳng (vì xếp loại tốt nghiệp phổ thông cơ sở không đạt loại khá trở lên).
1. Dự thi đủ hai môn văn và toán, không vi phạm Quy chế thi, không vi phạm các quy tắc đạo đức và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Không có bài thi nào bị điểm dưới 1.
3. Có số điểm xét tuyển đã nêu trong điều 6 chương I (sau khi đã cộng điểm chiếu cố, khuyến khích theo điều 33 - nếu có) đạt điểm chuẩn trúng tuyển trở lên.
Danh sách học sinh tuyển theo cách này phải được lập riêng, báo cáo Hội đồng tuyển sinh huyện (hoặc tương đương) và trình Sở Giáo dục duyệt trước khi công bố.
TỔ CHỨC VÀ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TUYỂN SINH
Điều 42. Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm:
a) Ban hành Quy chế tuyển sinh. Các chỉ thị hướng dẫn khác về công tác tuyển sinh phổ thông trung học. Định ngày thi tuyển hàng năm.
b) Kiểm tra và đôn đốc việc tổ chức và chỉ đạo công tác tuyển sinh vào trường phổ thông trung học của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, các Sở Giáo dục, các Hội đồng chỉ đạo tuyển sinh của Sở Giáo dục, của huyện (hoặc cấp tương đương) của hội đồng coi thi, chấm thi và xét trúng tuyển của các trường phổ thông trung học trong cả nước.
c) Giải quyết những trường hợp ngoài Quy chế đã ban hành.
a) Chỉ đạo Sở Giáo dục thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế tuyển sinh vào trường phổ thông trung học do Bộ Giáo dục ban hành.
b) Chỉ đạo các ngành có liên quan và Uỷ ban Nhân dân huyện (hoặc cấp tương đương) phối hợp và tạo điều kiện cho Sở Giáo dục và các trường phổ thông trung học làm tròn nhiệm vụ.
a) Ban tuyển sinh tỉnh (hoặc thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương) chịu trách nhiệm:
- Chỉ đạo việc lập kế hoạch tuyển sinh và chỉ đạo thực hiện kế hoạch này đối với các phòng giáo dục, trường phổ thông trung học.
- Tổ chức việc ra đề thi, làm hướng dẫn chấm và biểu điểm kèm theo, tổ chức việc in và gửi đề thi hướng dẫn chấm tới các Hội đồng coi thi, chấm thi, bảo đảm bí mật, an toàn.
- Xét duyệt danh sách học sinh được tuyển thẳng, bổ sung thêm tiêu chuẩn tuyển thẳng theo điều 18 khi cần thiết, trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh (hoặc thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương) để quyết định việc sơ tuyển (nếu thấy cần thiết).
- Quyết định điểm chuẩn trúng tuyển phổ thông trung học cho các quận, huyện, thị xã hoặc các trường phổ thông trung học.
- Xét duyệt danh sách trúng tuyển của các trường phổ thông trung học theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.
- Xét duyệt kết quả chấm lại.
Ban tuyển sinh phổ thông trung học tỉnh (hoặc thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương) do Phó giám đốc Sở Giáo dục làm trưởng ban, Trưởng phòng phổ thông Sở Giáo dục làm phó trưởng ban và một số cán bộ Sở Giáo dục làm uỷ viên.
b) Hội đồng chấm lại chịu trách nhiệm chấm lại các bài thi mà học sinh có khiếu nại. Hội đồng chấm lại do một Phó giám đốc Sở Giáo dục làm chủ tịch. Trưởng hoặc Phó phòng phổ thông và Trưởng hoặc Phó ban thanh tra Sở Giáo dục làm Phó chủ tịch, một cán bộ của Ban thanh tra và một cán bộ của phòng phổ thông Sở Giáo dục làm thư ký, một số cán bộ có năng lực về các môn văn, toán của Sở làm uỷ viên. Kết quả chấm lại được giao cho Ban tuyển sinh tỉnh xét và quyết định theo Quy chế.
Sau khi việc chấm lại đã kết thúc, mọi công việc khiếu nại và tố cáo khác về thi, tuyển sinh sẽ do Ban thanh tra Sở Giáo dục giải quyết.
Tổ kiểm tra giám sát có quyền tham dự tất cả các cuộc họp của Hội đồng thi, xem xét việc coi thi; xem xét các bài thi đã chấm, góp ý kiến với lãnh đạo Hội đồng coi thi, chấm thi về việc thực hiện Quy chế thi... Sở Giáo dục có thể giao thêm cho các tổ kiểm tra giám sát này những nhiệm vụ và quyền hạn khác khi thấy cần thiết.
Khi có hiện tượng vi phạm Quy chế thi xảy ra, tổ trưởng tổ kiểm tra giám sát phải kiến nghị với Chủ tịch Hội đồng coi thi hoặc chấm thi có biện pháp ngăn chặn và giải quyết kịp thời. Nếu có tình hình nghiêm trọng phải lập biên bản và báo cáo kịp thời lên ban tuyển sinh tỉnh.
Hết đợt công tác tổ phải làm báo cáo viết về tình hình thực hiện nhiệm vụ, nhận định về hoạt động của Hội đồng coi thi, chấm thi nơi đã đến công tác lên Ban tuyển sinh tỉnh.
Hội đồng tuyển sinh phổ thông trung học huyện (hoặc cấp tương đương) chịu trách nhiệm:
- Tham gia ý kiến với Sở Giáo dục về địa bàn tuyển sinh và đề nghị sơ tuyển (nếu cần) sơ duyệt danh sách học sinh được tuyển thẳng; dự kiến điểm chuẩn trúng tuyển; sơ duyệt danh sách học sinh được hưởng chính sách ưu tiên khuyến khích và danh sách học sinh diện 2% - 5% theo điều 36 (nếu có) của các trường phổ thông trung học trong địa phương mình trước khi trình Ban tuyển sinh tỉnh (thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương) quyết định.
- Thống nhất với ngành có liên quan về kế hoạch bảo vệ và phục vụ việc tổ chức thi tuyển phổ thông trung học cùng đôn đốc việc thực hiện. Quyết định các biện pháp bảo đảm về cơ sở vật chất phục vụ các Hội đồng tuyển sinh phổ thông trung học trong địa phương.
- Theo sự thoả thuận giữa Sở Giáo dục và Uỷ ban Nhân dân cấp huyện (hoặc tương đương) tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế tuyển sinh của các hội đồng tuyển sinh trường phổ thông trung học trong địa phương.
Hội đồng tuyển sinh phổ thông trung học cấp huyện (hoặc tương đương) do Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện làm chủ tịch. Trưởng hoặc Phó trưởng phòng giáo dục huyện, hiệu trưởng các trường phổ thông trung học của địa phương làm uỷ viên. Thư ký hội đồng là cán bộ phòng giáo dục hoặc phó hiệu trưởng, thư ký hội đồng trường phổ thông trung học.
Việc chuyển giao bài thi giữa hội đồng coi thi và chấm thi, việc khớp phách vào điểm, bảo quản bài thi... do Sở Giáo dục quy định cụ thể.
Lịch làm việc của các Hội đồng tuyển sinh phổ thông trung học do Sở Giáo dục quy định.
Điều 53. Về khen thưởng và kỷ luật:
a) Cán bộ, giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc, bảo đảm thực hiện nghiêm túc Quy chế thi này sẽ được khen thưởng. Cán bộ, giáo viên, học sinh có hành động gian lận trong tuyển sinh sẽ bị thi hành kỷ luật.
b) Mức độ và hình thức khen thưởng và kỷ luật cán bộ, giáo viên, học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học sẽ được áp dụng trong kỳ thi tuyển sinh vào trường phổ thông trung học.
c) Nếu Hội đồng tuyển sinh phổ thông trung học ở một trường hoặc huyện nào đó vi phạm nghiêm trọng Quy chế tuyển sinh, Sở Giáo dục có quyền ra quyết định huỷ bỏ một phần hay toàn bộ kết quả tuyển thẳng cũng như thi tuyển, buộc tổ chức thi lại hay kiểm tra lại. Nếu đơn vị này tiếp tục vi phạm, Sở Giáo dục có quyền đình chỉ việc tuyển sinh tại một trường phổ thông trung học hoặc khu vực nào đó cho đến khi đủ điều kiện bảo đảm việc thi tuyển theo đúng Quy chế của Bộ Giáo dục. Nếu xảy ra các trường hợp này, Sở Giáo dục phải báo cáo ngay lên Bộ Giáo dục và Uỷ ban Nhân dân tỉnh (hoặc thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương) biết và đề nghị cách giải quyết cụ thể.
1. Các văn bản hướng dẫn về tuyển sinh phổ thông trung học do Sở gửi đến trường.
2. Quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng chấm lại của tỉnh (thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương).
3. Bộ đề thi tuyển và hướng dẫn chấm của tất cả các ngày thi.
4. Kết quả tuyển sinh và báo cáo tổng kết tuyển sinh phổ thông trung học (theo mẫu thống nhất).
- 1Quyết định 125-CP năm 1981 sửa đổi chế độ thi trong trường phổ thông do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 123-HĐBT năm 1985 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Giáo dục do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Chỉ thị 122-CT năm 1982 về công tác đối với đồng bào Khơ me do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Quyết định 216-QĐ năm 1986 về Quy chế tuyển sinh vào trường phổ thông trung học do Bộ trưởng Bộ giáo dục ban hành
- Số hiệu: 216-QĐ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/02/1986
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục
- Người ký: Nguyễn Thị Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 4
- Ngày hiệu lực: 27/02/1986
- Ngày hết hiệu lực: 14/03/1999
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực