Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2138/QĐ-UBND | Bắc Giang, ngày 28 tháng 12 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ vào Biên bản cuộc họp thẩm định ngày 18/12/2012 và Báo cáo thẩm định số 311/BC-HĐTĐ ngày 26/12/2012 của Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Bắc Giang đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 100/TTr- SNN ngày 27/12/2012 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Bắc Giang đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với một số nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu:
1.1. Mục tiêu chung
Phát triển thuỷ sản tỉnh Bắc Giang theo hướng hiệu quả và bền vững. Đầu tư phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng nuôi chuyên canh, nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; mở rộng diện tích nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh. Từng bước áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm; tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo và thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2013-2015:
- Tổng diện tích nuôi thủy sản đến năm 2015 đạt 12.442 ha, trong đó: Diện tích nuôi thủy sản chuyên là 6.094 ha; nuôi kết hợp ruộng trũng là 1.463 ha; nuôi kết hợp mặt nước lớn 4.885 ha.
- Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2015 đạt 34.660 tấn; trong đó: Sản lượng thủy sản nuôi là 31.160 tấn, sản lượng thủy sản khai thác là 3.500 tấn.
- Giá trị sản xuất thủy sản (theo giá cố định 1994) đến năm 2015 đạt 350.000 triệu đồng, đạt tốc độ tăng bình quân về giá trị sản xuất là 12,5%/năm. Tạo công ăn việc làm cho 13.000 lao động.
b) Giai đoạn 2016-2020:
- Tổng diện tích nuôi thủy sản đến năm 2020 đạt 12.486 ha, trong đó: Nuôi thủy sản chuyên là 6.371 ha; nuôi kết hợp ruộng trũng là 1.230 ha; nuôi mặt nước lớn là 4.885 ha.
- Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2020 đạt 41.870 tấn, trong đó: Sản lượng thủy sản nuôi là 38.370 tấn, sản lượng thủy sản khai thác là 3.500 tấn.
- Giá trị sản xuất thủy sản (theo giá cố định 1994) đến năm 2020 đạt 590.000 triệu đồng, đạt tốc độ tăng bình quân về giá trị sản xuất là 13,9%/năm. Tạo công ăn việc làm cho 15.000 lao động.
2. Nội dung quy hoạch
2.1. Quy hoạch phát triển nuôi thủy sản tỉnh Bắc Giang
2.1.1. Quy hoạch phát triển nuôi thủy sản chuyên:
- Đến năm 2015: Diện tích đạt 6.094 ha, sản lượng đạt 29.140 tấn.
- Đến năm 2020: Diện tích đạt 6.371 ha, sản lượng đạt 36.100 tấn.
- Diện tích nuôi thủy sản chuyên phân theo các huyện, thành phố như sau:
+ Đến năm 2015: huyện Việt Yên (1.161 ha), Yên Thế (347 ha), Hiệp Hòa (789 ha), Tân Yên (942 ha), Lạng Giang (690 ha), Yên Dũng (805 ha), Lục Nam (578ha) Sơn Động (45 ha), Lục Ngạn (216 ha) và TP. Bắc Giang (521 ha).
+ Đến năm 2020: huyện Việt Yên (1.176 ha), Yên Thế (380 ha), Hiệp Hòa (861 ha), Tân Yên (997 ha), Lạng Giang (711 ha), Yên Dũng (832 ha), Lục Nam (590 ha) Sơn Động (76 ha), Lục Ngạn (269 ha) và TP. Bắc Giang (479 ha).
2.1.2. Quy hoạch phát triển nuôi thủy sản kết hợp ruộng trũng:
- Đến năm 2015: Diện tích đạt 1.463 ha, sản lượng đạt 1.025 tấn.
- Đến năm 2020: Diện tích đạt 1.230 ha, sản lượng đạt 1.145 tấn.
- Diện tích nuôi thủy sản kết hợp ruộng trũng phát triển trên địa bàn các huyện: Hiệp Hòa, Yên Dũng, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên.
2.1.3. Quy hoạch phát triển nuôi thủy sản kết hợp mặt nước lớn:
- Diện tích trong giai đoạn 2015-2020 duy trì ổn định là 4.885 ha. Sản lượng đến năm 2015 đạt 995 tấn, đến năm 2020 đạt 1.125 tấn.
- Phát triển nuôi thủy sản kết hợp mặt nước lớn tập trung tại huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Yên Thế, Lạng Giang.
2.1.4. Quy hoạch vùng nuôi thủy sản tập trung
- Đến năm 2015: Diện tích đạt 950 ha, sản lượng đạt 9.500 tấn.
- Đến năm 2020: Diện tích đạt 1.400 ha, sản lượng đạt 15.400 tấn.
- Vùng quy hoạch nuôi tập trung như sau: huyện Lạng Giang (xã Đại Lâm, Thái Đào, Xuân Hương, Hương Sơn,…); Việt Yên (xã Nghĩa Trung, Minh Đức, Việt Tiến, Thượng Lan, Hương Mai, Tiên Sơn,...); Tân Yên (xã Việt Lập, Quế Nham, Ngọc Thiện, Liên Chung,…); Hiệp Hòa (xã Đông Lỗ, Hương Lâm, Mai Trung, Hợp Thịnh, Lương Phong); Yên Dũng (xã Yên Lư, Đồng Phúc, Tư Mại, Đồng Việt, Xuân Phú,..); Lục Nam (xã Yên Sơn, Bắc Lũng, Cẩm Lý,..) và TP. Bắc Giang (xã Song Mai, Tân Tiến, Đồng Sơn,…).
2.1.5. Quy hoạch vùng nuôi thủy sản đảm bảo an toàn sinh học
- Đến năm 2015: Diện tích đạt 295 ha, sản lượng đạt 2.950 tấn.
- Đến năm 2020: Diện tích đạt 750 ha, sản lượng đạt 8.250 tấn.
2.2. Quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản khai thác duy trì ổn định 3.500 tấn/năm.
- Điều tra nguồn lợi tự nhiên để đề ra kế hoạch, biện pháp bảo vệ, quản lý khai thác thủy sản phù hợp với từng vùng sinh thái.
- Xác định mùa vụ sinh sản, bãi sinh sản của các loài thủy sản trong các thủy vực tự nhiên để có biện pháp bảo vệ.
- Thả bổ sung giống thủy sản vào hồ chứa để tái tạo nguồn lợi thủy sản.
- Cấm các phương tiện khai thác thủy sản mang tính chất hủy diệt như dùng các chất độc, chất nổ, kích điện, bắt các loại thủy sản đang mang trứng, đánh bắt trong mùa sinh sản…;
3. Một số giải pháp chung thực hiện quy hoạch
3.1. Về khoa học công nghệ và khuyến ngư
- Tăng cường nghiên cứu khoa học, nhập và chuyển giao công nghệ sản xuất giống, phòng trừ dịch bệnh; sản xuất thức ăn, công nghệ nuôi thương phẩm, công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch.
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm; lựa chọn nhập công nghệ sản xuất giống mới, công nghệ nuôi các đối tượng kinh tế phù hợp với điều kiện ở địa phương.
3.2. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực
- Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ kỹ thuật, bồi dưỡng kiến thức kỹ thuật về lĩnh vực thủy sản cho cán bộ.
- Tăng cường các hình thức đào tạo cho phù hợp với trình độ, tập quán sản xuất của người lao động.
3.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Chính sách giao, cho thuê mặt đất, mặt nước phát triển thủy sản: Cấp giấy chứng nhận giao, khoán hoặc cho thuê ổn định lâu dài mặt đất, mặt nước tại các vùng đã được quy hoạch. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ việc chuyển đổi vùng trũng trồng lúa hiệu quả thấp sang nuôi thủy sản.
- Chính sách đầu tư
+ Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, đầu tư vào phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh.
+ Hỗ trợ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng nuôi.
+ Xây dựng chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi sang nuôi thủy sản.
+ Thực hiện các chính sách hỗ trợ về nghiên cứu và sản xuất giống thủy sản đã được Trung ương và tỉnh ban hành.
3.4. Chính sách về hỗ trợ cho nuôi trồng thủy sản gặp rủi ro
- Cần có chính sách hỗ trợ rủi ro cho người nuôi do bị thiên tai, dịch bệnh để khôi phục lại sản xuất.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ rủi ro theo Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày ngày 31/12/2009.
3.5. Giải pháp về vốn đầu tư
- Huy động vốn
+ Huy động tối đa nội lực, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, tăng cường xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm.
+ Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực sản xuất thủy sản của tỉnh Bắc Giang.
+ Xây dựng các dự án đầu tư để tranh thủ các nguồn vốn thông qua các chương trình phát triển thủy sản của Nhà nước và các tổ chức Quốc tế.
- Hướng sử dụng vốn
+ Nguồn vốn ngân sách Nhà nước (gồm vốn Trung ương và địa phương): Chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho các vùng nuôi tập trung... Nghiên cứu và nhập các đối tượng nuôi mới, công nghệ mới và các hoạt động về khuyến ngư, đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên, thả cá giống ra hồ chứa.
+ Nguồn vốn vay tín dụng đầu tư, vay thương mại, vốn tự có và huy động các tổ chức, cá nhân: Tập trung để đầu tư trực tiếp vào xây dựng hệ thống ao nuôi, nâng cấp cơ sở sản xuất và đầu tư vào sản xuất, mua con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, chi phí lao động và trang thiết bị phục vụ sản xuất...
3.6. Các giải pháp khác: Về môi trường, phòng trừ dịch bệnh; thị trường tiêu thụ…
4. Nhu cầu vốn đầu tư
4.1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 560 tỷ đồng (Năm trăm sáu mươi tỷ đồng).
4.2. Nguồn vốn:
- Ngân sách nhà nước nguồn vốn trung ương : 150 tỷ đồng;
- Ngân sách nhà nước nguồn vốn địa phương: 50 tỷ đồng;
- Vốn vay tín dụng đầu tư : 80 tỷ đồng;
- Vốn vay thương mại : 100 tỷ đồng;
- Vốn tự có và huy động các tổ chức, cá nhân: 180 tỷ đồng.
4.3. Chia theo giai đoạn:
- Giai đoạn 2013-2015: 300 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2016-2020: 260 tỷ đồng.
5. Các dự án ưu tiên đầu tư
- Ưu tiên các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi tập trung, vùng nuôi đảm bảo an toàn sinh học.
- Chú trọng đầu tư các dự án về giống thủy sản bao gồm: Dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ sản xuất giống thủy sản; dự án nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sản xuất các đối tượng thủy sản có chất lượng và giá trị kinh tế cao.
- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho cán bộ quản lý và người lao động về công nghệ nuôi thương phẩm, sản xuất giống và kỹ thuật quản lý môi trường và dịch bệnh.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm công bố công khai, tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch; hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai thực hiện quy hoạch theo đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 3476/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020”
- 2Quyết định 698/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
- 3Quyết định 43/2006/QĐ-UBND quy định chính sách khuyến khích phát triển thủy sản áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 4Quyết định 53/2006/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2010 có tính đến năm 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 5Quyết định 3124/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 6Nghị quyết 04/2008/NQ-HĐND Về điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 7Quyết định 359/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Quyết định 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 3476/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020”
- 7Quyết định 698/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
- 8Quyết định 43/2006/QĐ-UBND quy định chính sách khuyến khích phát triển thủy sản áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 9Quyết định 53/2006/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2010 có tính đến năm 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 10Quyết định 3124/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 11Nghị quyết 04/2008/NQ-HĐND Về điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 12Quyết định 359/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định 2138/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
- Số hiệu: 2138/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/12/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
- Người ký: Lại Thanh Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra