Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2134/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 18 tháng 07 năm 2013 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT-UBDT-BNV ngày 17 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban Dân tộc và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc thành phố tại Tờ trình số 19/TTr-BDT ngày 02 tháng 7 năm 2013,
QUYẾT ÐỊNH:
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH TRONG CÔNG TÁC THAM MƯU GIÚP ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2134/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định trách nhiệm, mối quan hệ phối hợp giữa Ban Dân tộc với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp thành phố có liên quan, Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) các quận, huyện về công tác quản lý Nhà nước đối với công tác dân tộc trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
1. Sự phối hợp tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân tộc phải tuân thủ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời đảm bảo nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về công tác dân tộc;
2. Hoạt động phối hợp phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời phát huy tính chủ động và thống nhất cao trong công tác quản lý Nhà nước về công tác dân tộc;
3. Bảo đảm tính khách quan, yêu cầu chuyên môn, chất lượng và thời hạn trong hoạt động phối hợp; đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng cơ quan được giao chủ trì, cơ quan phối hợp và cán bộ, công chức tham gia phối hợp, đồng thời hoạt động phối hợp của các cá nhân không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của cơ quan phối hợp liên quan;
4. Các đề án, kế hoạch thực hiện quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và giải quyết những vấn đề quan trọng liên quan đến dân tộc phải có ý kiến giữa Ban Dân tộc với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp thành phố có liên quan mới tham mưu, đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo của Thành uỷ, Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban Dân tộc;
5. Đảm bảo chế độ bảo mật về hồ sơ tài liệu và các thông tin liên quan theo quy định.
THÀNH LẬP, CƠ CẤU, NHIỆM VỤ TỔ LIÊN NGÀNH PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC DÂN TỘC
Điều 3. Thành lập Tổ liên ngành
1. Tổ liên ngành tham mưu công tác quản lý Nhà nước về dân tộc. Tổ có tên là “Tổ công tác liên ngành tham mưu công tác quản lý Nhà nước về dân tộc”, gọi tắt là “Tổ liên ngành về dân tộc”, do Ủy ban nhân thành phố ký quyết định thành lập, thành phần tham gia gồm:
a) Tổ trưởng: Lãnh đạo Ban Dân tộc;
b) Tổ phó:
- Công an thành phố;
- Sở Nội vụ (Ban Tôn Giáo);
- Mời Ban Dân vận Thành ủy.
- Mời Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố;
c) Tổ viên tham gia thường xuyên:
- Bộ Chỉ huy quân sự thành phố;
- Thanh tra thành phố;
- Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Tư pháp;
- Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch;
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Xây dựng;
- Sở Công thương;
- Sở Ngoại vụ;
- Sở Tài Chính;
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Sở Khoa học và Công nghệ;
- Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Sở Lao động, Thương binh và xã hội;
- Sở Y tế;
d) Thư ký: Phòng chính sách thuộc Ban Dân tộc.
2. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thành phố tham gia đối với những trường hợp có liên quan theo giấy mời của Ban Dân tộc.
Điều 4. Nhiệm vụ và trách nhiệm của các thành viên trong Tổ liên ngành về công tác dân tộc.
1. Tổ trưởng
a) Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Tổ, chủ trì các phiên họp Tổ;
b) Thông báo cho cơ quan phối hợp về tình hình tham gia của cán bộ, công chức được cử tham gia phối hợp; duy trì mối liên hệ với các cơ quan phối hợp và đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ phối hợp đã được phân công của các cơ quan đó;
c) Định kỳ hàng quý, sáu tháng, một năm báo cáo tình hình thực hiện Quy chế này cho Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Tổ phó
a) Là người giúp việc Tổ trưởng, phụ trách một hoặc một số nhiệm vụ do Tổ trưởng phân công, chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng về các nhiệm vụ công tác được giao;
b) Phụ trách điều hành, tổ chức thực hiện các mặt hoạt động của Tổ công tác sau khi đã có ý kiến chỉ đạo của Tổ trưởng; thay mặt Tổ trưởng giải quyết công việc khi được Tổ trưởng ủy quyền hoặc đi vắng.
3. Tổ viên
a) Các thành viên của Tổ liên ngành về công tác Dân tộc hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và là người được giao thẩm quyền thay mặt cơ quan của mình tham gia ý kiến để trực tiếp quyết định đến việc giải quyết hồ sơ có liên quan đến công tác dân tộc;
b) Thực hiện các nhiệm vụ được phân công; chấp hành kế hoạch công tác phối hợp của cơ quan chủ trì;
c) Thường xuyên báo cáo Thủ trưởng cơ quan về công tác phối hợp của mình; chủ động đề xuất ý kiến tham gia, xin ý kiến thủ trưởng cơ quan khi cần thiết; tuân thủ sự chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan để phát biểu ý kiến về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan;
d) Bảo lưu quan điểm khi ý kiến của mình khác với ý kiến của cơ quan chủ trì hoặc khác với ý kiến của Tổ liên ngành về công tác dân tộc; phải chấp hành thực hiện khi có kết luận cuối cùng của cấp có thẩm quyền.
đ) Được sử dụng bộ máy giúp việc của cơ quan mình để thực hiện nhiệm vụ phối hợp được giao;
e) Được Thủ trưởng cơ quan tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành các nhiệm vụ phối hợp;
g) Được khen thưởng khi hoàn thành tốt nhiệm vụ phối hợp và chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi không hoàn thành nhiệm vụ phối hợp.
Tổ liên ngành về công tác dân tộc làm việc theo nguyên tắc dân chủ, thống nhất ý kiến, các ý kiến của các thành viên đều được tôn trọng và đưa ra thảo luận để đi đến thống nhất. Trường hợp sau khi thảo luận vẫn còn có ý kiến khác nhau thì sẽ được ghi nhận vào biên bản để Ban Dân tộc tổng hợp báo cáo và đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
1. Tổ liên ngành về công tác dân tộc họp định kỳ mỗi quý họp một lần tại Trụ sở Ban Dân tộc hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân họp đột xuất khi có yêu cầu, tùy theo tính chất, nội dung sự việc, cơ quan chủ trì (Ban Dân tộc) quyết định hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các phương thức sau đây:
a) Lấy ý kiến bằng văn bản;
b) Tổ chức họp đột xuất.
2. Trường hợp thành viên của cơ quan được cử tham gia vào Tổ liên ngành không thể dự họp được thì Thủ trưởng cơ quan đó phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung cuộc họp gửi cho Tổ Trưởng tổ liên ngành về công tác dân tộc trước ngày họp hoặc cử cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp thay thế để tham gia dự họp giải quyết công việc.
Điều 7. Trách nhiệm các cơ quan tham gia Tổ liên ngành về dân tộc
1. Ban Dân tộc
a) Đầu mối tiếp nhận thông tin và xử lý sự việc;
b) Căn cứ vào tình trạng, mức độ của từng sự việc để áp dụng phương thức làm việc, bố trí thời gian họp Tổ;
c) Lập các hồ sơ cần giải quyết, mời họp, chuẩn bị báo cáo tóm tắt nội dung từng hồ sơ để gửi cho các thành viên trong Tổ chuẩn bị ý kiến trước ngày họp. Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết theo đề nghị của cơ quan phối hợp và các điều kiện bảo đảm khác cho công tác phối hợp;
d) Lập biên bản cuộc họp;
đ) Căn cứ vào biên bản cuộc họp, trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định hoặc ban hành văn bản theo sự phân công của Ủy ban nhân dân thành phố;
e) Lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
g) Phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn thành phố.
2. Các sở, ban, ngành:
a) Cử cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu tham gia công tác phối hợp; tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức tham gia công tác phối hợp;
b) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ về các lĩnh vực được giao quản lý, các sở, ban, ngành có trách nhiệm tham gia các hoạt động phối hợp. Tùy nội dung, tính chất từng sự việc có liên quan đến công tác dân tộc và thuộc lĩnh vực quản lý của Sở, ngành nào thì Sở, ngành đó phải đề xuất phương án giải quyết trong cuộc họp Tổ liên ngành về công tác dân tộc.
c) Tuân thủ thời hạn góp ý kiến về những vấn đề theo yêu cầu của cơ quan chủ trì (Ban Dân tộc) và chịu trách nhiệm về chất lượng và tính nhất quán của các ý kiến trong các hoạt động phối hợp của cơ quan mình; Cung cấp thông tin, số liệu và chịu trách nhiệm về sự chính xác của thông tin đó;
d) Yêu cầu cơ quan chủ trì (Ban Dân tộc) cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho công tác phối hợp;
đ) Đề nghị cơ quan chủ trì (Ban Dân tộc) điều chỉnh thời gian phối hợp để bảo đảm chất lượng công tác phối hợp; nếu cơ quan chủ trì (Ban Dân tộc) không chấp thuận vì lý do bảo đảm tiến độ thì phải tuân thủ;
e) Báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố khi cơ quan chủ trì (Ban Dân tộc) không mời tham gia các hoạt động phối hợp; giải trình với cơ quan có thẩm quyền về tình hình phối hợp theo quy định của Quy chế này;
g) Từ chối phối hợp nếu nội dung phối hợp không phù hợp với quy định tại Điều 2; Điều 5 và Điều 8 của Quy chế này.
NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH PHỐI HỢP
1.Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các văn bản cụ thể hoá luật và các văn bản khác có liên quan đến lĩnh vực dân tộc để áp dụng, tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của thành phố. Các chương trình, kế hoạch công tác ngắn hạn, dài hạn và hàng năm, các dự án quan trọng thuộc lĩnh vực dân tộc trên địa bàn thành phố.
2. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong việc tuyên truyền, phổ
biến đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về dân tộc đến đối tượng là cán bộ, công chức làm công tác quản lý Nhà nước về dân tộc và chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo là người dân tộc thiểu số. Tham mưu giải quyết những vấn đề về dân tộc có tính chất phức tạp ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
3. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong việc xem xét đề nghị mua sắm, trang bị, xây dựng mới, sửa chữa lớn các công trình kiến trúc tôn giáo của tổ chức tôn giáo phục vụ cho đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định pháp luật. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong việc xem xét đề nghị những người đi đào tạo, được thụ hưởng các chế độ, sự hỗ trợ của Nhà nước Trung ương và của địa phương.
4. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong việc thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động quốc tế về công tác dân tộc và các chức sắc, nhà tu hành, nhân sĩ là người dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố tăng cường hợp tác quốc tế về công tác dân tộc phù hợp đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình thực tế địa phương và thông lệ quốc tế.
5. Thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, tiêu cực và tham mưu, đề xuất xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực công tác dân tộc.
1. Chuẩn bị hồ sơ nội dung công việc về công tác dân tộc cần họp giải quyết
Ban Dân tộc có trách nhiệm lập báo cáo tóm tắt nội dung hồ sơ, gửi báo cáo này cùng với hồ sơ, văn bản có liên quan và giấy mời họp xét giải quyết đến các thành viên Tổ liên ngành về công tác dân tộc. Hồ sơ phải được gửi đến các thành viên Tổ liên ngành về công tác Dân tộc ít nhất 02 (hai) ngày làm việc trước ngày họp. Thời gian tổ chức họp xét giải quyết sự việc chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin hay hồ sơ vụ việc về công tác Dân tộc cần giải quyết.
2. Giải quyết hồ sơ
a) Các thành viên thuộc Tổ có trách nhiệm nghiên cứu trước hồ sơ để chuẩn bị ý kiến cho cuộc họp giải quyết hồ sơ, đối với hồ sơ không thể tự mình có ý kiến quyết định thì phải xin ý kiến của lãnh đạo cơ quan trước khi tham dự cuộc họp;
b) Trong cuộc họp các thành viên Tổ phải có ý kiến về các nội dung theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 7 của Quy chế này và có quyền bảo lưu ý kiến của mình, nếu trong cuộc họp có những nội dung phát sinh mới do các cơ quan khác cung cấp mà người dự họp không quyết định được thì trong thời hạn 02 (hai) ngày thành viên này phải xin ý kiến của lãnh đạo cơ quan mình và phản hồi lại cho Tổ trưởng Tổ liên ngành về công tác dân tộc để ghi vào biên bản cuộc họp;
c) Sau mỗi cuộc họp đều có biên bản ghi ý kiến phát biểu cụ thể của từng cơ quan và gửi cho các thành viên sau cuộc họp. Căn cứ vào ý kiến kết luận của cuộc họp, chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc, chuyên viên giúp việc phải lập tờ trình để Tổ trưởng Tổ liên ngành về công tác dân tộc ký trình Ủy ban nhân dân thành phố và gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.
Căn cứ vào khối lượng công việc phối hợp về công tác dân tộc hàng năm, Tổ liên ngành về công tác dân tộc lập dự toán chi, sau đó thông qua Ban Dân tộc; Ban Dân tộc chủ trì phối hợp với Sở Tài chính thống nhất ý kiến trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định; đối với các trường hợp đặc biệt khác, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
Căn cứ vào kết quả công tác hàng năm, Tổ liên ngành về công tác dân tộc lập hồ sơ các tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác phối hợp về công tác dân tộc trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố xem xét trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
- 1Quyết định 63/2005/QĐ-UBND về việc chuyển chức năng Quản lý Nhà nước về công tác Định canh, định cư đối với đồng bào Dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Nghị quyết 33/2011/NQ-HĐND thành lập tổ chức tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa V, kỳ họp thứ 2 ban hành
- 3Kế hoạch 13/KH-UBND năm 2014 triển khai Chiến lược và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 4Quyết định 3097/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 28/CT-TTg về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 5Quyết định 52/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 6Kế hoạch 4509/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 1Quyết định 63/2005/QĐ-UBND về việc chuyển chức năng Quản lý Nhà nước về công tác Định canh, định cư đối với đồng bào Dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Thông tư liên tịch 04/2010/TTLT-UBDT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Ủy ban Dân tộc - Bộ Nội vụ ban hành
- 4Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc
- 5Nghị quyết 33/2011/NQ-HĐND thành lập tổ chức tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa V, kỳ họp thứ 2 ban hành
- 6Kế hoạch 13/KH-UBND năm 2014 triển khai Chiến lược và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 7Quyết định 3097/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 28/CT-TTg về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 8Quyết định 52/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 9Kế hoạch 4509/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Quyết định 2134/QĐ-UBND năm 2013 Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ thực hiện quản lý Nhà nước về công tác Dân tộc
- Số hiệu: 2134/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/07/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Lê Hùng Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra