Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2124/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 07 tháng 9 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 1210/QĐ-UBND ngày 04/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ và Chương trình hành động số 20-CTr/TU ngày 12/12/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 19/5/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1668/TTr-SGDĐT ngày 05/6/2023 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 2212/SNV-TCBC-CCVC ngày 17/7/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch sắp xếp các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022 - 2025.
Điều 2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện theo Kế hoạch được phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
SẮP XẾP CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 2124/QĐ-UBND ngày 07/09/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Sự cần thiết
- Nhằm đảm bảo thực hiện Quyết định số 1210/QĐ-UBND ngày 04/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ và Chương trình hành động số 20-CTr/TU ngày 12/12/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Là cơ sở cho việc đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quan điểm, chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước; thống nhất, đồng bộ, sắp xếp hợp lý giữa các lĩnh vực, phù hợp với chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực, đặc điểm, điều kiện của địa phương.
- Việc sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập vừa đảm bảo tuân thủ quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP vừa đảm bảo sự phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, quy hoạch mạng lưới và đặc điểm cụ thể của các đơn vị sự nghiệp công lập để tinh gọn đầu mối, nâng cao được hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ công, hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Đồng thời, thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ viên chức và người lao động; giảm chi thường xuyên và góp phần cải cách chính sách tiền lương.
- Ngoài ra việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy của đơn vị sự nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động; bảo đảm tính đặc thù của từng lĩnh vực, có tính kế thừa, phát huy tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ viên chức hiện có; quy hoạch bảo đảm tính dự báo, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh.
2. Cơ sở pháp lý
- Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ về quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị quyết số 60/NQ-HĐND ngày 19/7/2022 về Kỳ họp thứ 6 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII của HĐND tỉnh Khánh Hòa;
- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Quyết định số 1210/QĐ-UBND ngày 04/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ và Chương trình hành động số 20-CTr/TU ngày 12/12/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/201 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 19/5/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025;
- Kế hoạch số 13251/KH-UBND ngày 18/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện và đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020; Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020; và Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ;
- Thông báo số 312/TB-UBND ngày 14/7/2022 về Kết luận của Ủy ban nhân dân tỉnh về phương án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh;
- Công văn số 10883/UBND-KGVX ngày 08/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Nghị quyết số 60/NQ-HĐND ngày 19/7/2022 của HĐND tỉnh;
- Công văn số 11643/UBND ngày 25/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sắp xếp các trường học thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
II. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC SẮP XẾP
1. Mục tiêu tổng quát
- Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
- Giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức;
- Giảm mạnh tỷ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập;
- Phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công.
2. Mục tiêu cụ thể
Trong giai đoạn 2022-2025 (từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025- 2026), số lượng đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập giảm 10% trở lên so với tổng số đơn vị sự nghiệp toàn ngành và giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021. Chấm dứt số hợp đồng lao động không đúng quy định trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Nguyên tắc sắp xếp
- Đối với cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở công lập: Mỗi địa bàn cấp xã chỉ tổ chức 01 trường và các điểm trường trực thuộc (nếu có) cho mồi cấp học. Những địa bàn có số lượng lớp/trường vượt quá định mức tối đa hoặc nếu sáp nhập sẽ vượt quá định mức thì cho phép tổ chức 02 trường nhưng phải đảm bảo số lượng trường học tương đương với số đơn vị hành chính theo đúng chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Việc sắp xếp, sáp nhập các trường nhằm tinh gọn bộ máy; bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phù hợp vị trí việc làm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị; tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
- Việc sắp xếp, sáp nhập các trường chủ yếu sắp xếp, sáp nhập về tổ chức bộ máy; việc bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên dôi dư phải đảm bảo phù hợp, tạo được tâm lý ổn định, yên tâm công tác. Số nhân viên hành chính dôi dư, sẽ thực hiện điều chuyển sang đơn vị khác đảm bảo cơ cấu, tỷ lệ theo quy định.
- Việc thành lập các trường liên cấp nhằm sáp nhập các dự án trường trung học phổ thông đã được phê duyệt với các trường trung học cơ sở có quy mô nhỏ trên địa bàn; đồng thời, đảm bảo lộ trình giảm tối thiểu 10% tổng số đơn vị sự nghiệp giai đoạn 2022-2025.
III. THỰC TRẠNG VỀ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP
1. Phân loại theo phân cấp quản lý
Đầu năm học 2022-2023, toàn ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Khánh Hòa có 491 cơ sở giáo dục công lập (sau đây gọi tắt là đơn vị), trong đó:
a) Đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo: gồm 34 đơn vị;
b) Đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện): Tính đến cuối năm học 2022-2023, có 457 đơn vị.
Số lượng cơ sở giáo dục và đào tạo phân theo loại hình cụ thể trên từng địa bàn như sau:
STT | Địa bàn | Số lượng ĐVSN công lập trực thuộc Sở GDĐT hiện có | Số lượng ĐVSN công lập trực thuộc UBND cấp huyện hiện có | Tổng số |
1 | Nha Trang | 10 | 107 | 117 |
2 | Cam Ranh | 4 | 51 | 55 |
3 | Cam Lâm | 3 | 47 | 50 |
4 | Diên Khánh | 3 | 52 | 55 |
5 | Ninh Hòa | 7 | 88 | 95 |
6 | Vạn Ninh | 4 | 52 | 56 |
7 | Khánh Vĩnh | 2 | 38 | 40 |
8 | Khánh Sơn | 1 | 22 | 23 |
Tổng cộng | 34 | 457 | 491 |
2. Phân loại theo mức độ tự chủ
a) Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư: không;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: 01 đơn vị;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên: 22 đơn vị;
d) Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo: 468 đơn vị.
Số lượng cơ sở giáo dục và đào tạo phân theo mức độ tự chủ cụ thể như sau:
TT | Mức độ tự chủ của ĐVSN công lập | MN | TH | THCS (gồm DTNT) | Liên cấp TH- THCS | THPT (gồm DTNT) | Liên cấp THCS- THPT | Trung tâm | Tổng |
a | Tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư | - | - | - | - | - | - | - | 0 |
b | Tự đảm bảo chi thường xuyên | - | - | - | - | - | - | 1 | 1 |
c | Tự đảm bảo một phần chi thường xuyên | - | - | - | - | 19 | - | 3 | 22 |
d | Do Ngân sách nhà nước đảm bảo | 162 | 174 | 109 | 12 | 9 | 1 | 1 | 468 |
Tổng cộng | 162 | 174 | 109 | 12 | 28 | 1 | 5 | 491 |
Để đảm bảo thực hiện Quyết định số 1210/QĐ-UBND ngày 04/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ và Chương trình hành động số 20- CTr/TU ngày 12/12/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất phương án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp đến năm học 2025-2026, như sau:
- Dự kiến thành lập một số đơn vị sự nghiệp trong giai đoạn 2022-2025: Thành lập một số đơn vị sự nghiệp đặc thù để đảm bảo thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 55/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa và Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 21/3/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Việc sắp xếp đơn vị sự nghiệp sẽ được điều chỉnh linh động theo Đề án đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Nội vụ xây dựng sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phù hợp với địa phương và quy định.
1. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục và đào tạo
TT | CSGD | Số lượng hiện có | Dự kiến tăng/giảm | Sau sắp xếp |
TT | Cơ sở giáo dục | Số lượng hiện có | Dự kiến tăng/giảm | Sau sắp xếp |
1 | Trường THPT, PT.DTNT tỉnh | 28 | 0 | 28 |
2 | Trường liên cấp (THCS&THPT) | 1 | 5 | 6 |
3 | Trung tâm | 5 | -2 | 3 |
Tổng | 34 | 3 | 37 |
Giữ nguyên các Trường Trung học phổ thông, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo gồm 28 trường.
a) Năm học 2022-2023:
Hợp nhất Trường Bổ túc Trung học Nha Trang 2, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp Khánh Hòa và Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp Nha Trang thành Trung tâm Giáo dục thường xuyên Nha Trang (Đã hoàn thành).
b) Năm học 2024-2025:
- Sáp nhập trung tâm Giáo dục thường xuyên Nha Trang và Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh thành Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh (địa bàn thành phố Nha Trang).
- Thành lập Trường THCS và THPT Tô Hiến Thành trên cơ sở sáp nhập Trường THCS Tô Hiến Thành và Dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Ninh Sim (địa bàn thị xã Ninh Hòa). Dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1940/QĐ-UBND ngày 17/6/2019 và Quyết định điều chỉnh số 2584/QĐ-UBND ngày 24/9/2020.
- Thành lập Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh trên cơ sở sáp nhập Trường THCS Lương Thế Vinh và Dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Bắc Vạn Ninh (địa bàn huyện Vạn Ninh). Dự án Trường THPT Bắc Vạn Ninh được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2228/QĐ-UBND ngày 03/7/2019 và Quyết định điều chỉnh số 2575/QĐ-UBND ngày 24/9/2020.
- Thành lập Trường THCS và THPT Tây Bắc Diên Khánh trên cơ sở sáp nhập Trường THCS Đinh Bộ Lĩnh và Dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Tây Bắc Diên Khánh (địa bàn huyện Diên Khánh). Dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2371/QĐ-UBND ngày 17/8/2018 và Quyết định điều chỉnh số 2558/QĐ-UBND ngày 23/9/2020.
- Thành lập Trường THCS&THPT Nam Cam Ranh (địa bàn thành phố Cam Ranh) trên cơ sở sáp nhập Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai vào Dự án Trường THPT Nam Cam Ranh. Dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3099/QĐ-UBND ngày 19/10/2017 và Quyết định điều chỉnh số 2612/QĐ-UBND ngày 28/9/2020.
c) Năm học 2025-2026:
Thành lập Trường THCS và THPT Nguyễn Viết Xuân trên cơ sở sáp nhập Trường THCS Nguyễn Viết Xuân và Dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Vĩnh Lương (địa bàn thành phố Nha Trang). Dự án đã được HĐND tỉnh phê duyệt tại Nghị Quyết số 18/NQ-HĐND ngày 09/7/2019; Ủy ban nhân dân tỉnh có Công văn số 9681/UBND-XDNĐ ngày 30/9/2019 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 09/7/2019 của HĐND tỉnh.
Sau khi sắp xếp, mạng lưới cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tăng 03 cơ sở, cụ thể: Đến năm học 2025-2026, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo giảm 02 trung tâm cấp tỉnh (Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp Nha Trang, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Nha Trang), tăng 05 trường liên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông (trên cơ sở sáp nhập trường trung học cơ sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện với Dự án trường trung học phổ thông đã được phê duyệt trên địa bàn thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa, huyện Diên Khánh và huyện Vạn Ninh).
Vậy, tổng số đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo sau khi sắp xếp tăng 03 đơn vị. Tổng số đơn vị còn lại sau khi sắp xếp là 37 đơn vị.
(Lộ trình chi tiết theo Phụ lục I đính kèm)
2. Đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Thành phố Nha Trang: Tính đến đầu năm học 2022-2023, thành phố Nha Trang có 107 trường, trong đó:
- Địa bàn thành phố Nha Trang có 27 xã, phường, đề xuất sắp xếp giảm 11 trường mầm non, 09 trường tiểu học, 07 trường trung học cơ sở (trong đó có trường THCS Nguyễn Viết Xuân sáp nhập với Dự án đầu tư Trường THPT Vĩnh Lương thuộc Sở); đồng thời, tăng 05 trường TH-THCS do sáp nhập các trường TH với THCS trên địa bàn (Trường TH-THCS Phan Sào Nam, Trường TH-THCS Trưng Vương, TH-THCS Nguyễn Đình Chiểu, TH-THCS Lý Thường Kiệt và TH-THCS Lê Thanh Liêm).
- Số trường học thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Nha Trang sau khi thực hiện sắp xếp dự kiến giảm 22 đơn vị; trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh, sắp xếp các đơn vị trường học khác với dự kiến để phù hợp với địa phương.
TT | CSGD | Số đơn vị hiện có | Dự kiến tăng (+) /giảm (-) | Sau sắp xếp |
TT | CSGD | Số đơn vị hiện có | Dự kiến tăng (+) /giảm (-) | Sau sắp xếp |
1 | Mầm non | 40 | -11 | 29 |
2 | Tiểu học | 41 | -9 | 32 |
3 | Trung học cơ sở | 26 | -7 | 19 |
4 | Liên cấp (TH-THCS) | / | 5 | 5 |
Tổng | 107 | -22 | 85 |
Vậy, tổng giảm toàn thành phố là 22 đơn vị (Lộ trình chi tiết theo Phụ lục 2 đính kèm).
b) Thành phố Cam Ranh: Tính đến đầu năm học 2022-2023, thành phố Cam Ranh có 51 trường, trong đó:
- Địa bàn thành phố Cam Ranh có 15 xã, phường, đề xuất sắp xếp giảm 01 trường mầm non, 05 trường tiểu học, 03 trường THCS (gồm Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai dự kiến sáp nhập với Dự án Trường THPT Nam Cam Ranh trực thuộc Sở); đồng thời tăng 03 trường TH-THCS do sáp nhập trường TH với THCS (Trường TH-THCS Cam Thành Nam, Trường TH-THCS Cam Phúc Nam và Trường TH-THCS Ba Ngòi).
- Số trường học của Ủy ban nhân dân thành phố Cam Ranh sau khi thực hiện sắp xếp dự kiến giảm 06 đơn vị; trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh, sắp xếp các đơn vị trường học khác với dự kiến để phù hợp với địa phương.
TT | CSGD | Số đơn vị hiện có | Dự kiến tăng (+) /giảm (-) | Sau sắp xếp |
1 | Mầm non | 18 | -1 | 17 |
2 | Tiểu học | 18 | -5 | 13 |
3 | Trung học cơ sở | 11 | -3 | 8 |
4 | Liên cấp (TH-THCS) | 4 | 3 | 7 |
Tổng | 51 | -6 | 45 |
Vậy, tổng giảm toàn thành phố là 06 đơn vị (Lộ trình chi tiết theo Phụ lục 3 đính kèm).
c) Huyện Cam Lâm: Tính đến đầu năm học 2022-2023, huyện Cam Lâm có 47 trường, trong đó:
- Địa bàn huyện Cam Lâm có 14 xã, thị trấn, đề xuất sắp xếp giảm 02 trường mầm non và 04 trường tiểu học. Trước mắt, số trường học của Ủy ban nhân dân huyện Cam Lâm sau khi thực hiện sắp xếp dự kiến giảm 06 đơn vị.
- Ngoài ra, Ủy ban nhân dân huyện chủ động cân đối sáp nhập thêm 01 đơn vị trực thuộc theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 19/5/2023; trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh, sắp xếp các đơn vị trường học khác với dự kiến để phù hợp với địa phương.
TT | CSGD | Số đơn vị hiện có | Dự kiến tăng (+)/giảm (-) | Sau sắp xếp |
1 | Mầm non | 16 | -2 | 14 |
2 | Tiểu học | 19 | -4 | 15 |
3 | Trung học cơ sở | 12 | / | 12 |
4 | Liên cấp (TH-THCS) | / | / | / |
Cân đối giảm thêm 01 đơn vị (theo Quyết định số 1117/QĐ-UBND) |
| -1 | -1 | |
Tổng | 47 | -7 | 40 |
Vậy, tổng giảm toàn huyện là 07 đơn vị (Lộ trình chi tiết theo Phụ lục 4 đính kèm).
d) Huyện Diên Khánh: Tính đến đầu năm học 2022-2023, huyện Diên Khánh có 52 trường, trong đó:
- Địa bàn huyện Diên Khánh có 18 xã, thị trấn, đề xuất sắp xếp giảm 05 trường tiểu học, 01 trường THCS (trên cơ sở sáp nhập Trường THCS Đinh Bộ Lĩnh vào Dự án đầu tư Trường Tây Bắc Diên Khánh thuộc Sở); đồng thời tăng 01 trường TH-THCS do sáp nhập trường TH với THCS (Trường TH-THCS Suối Tiên). Trước mắt, số trường học của Ủy ban nhân dân huyện Diên Khánh sau khi thực hiện sắp xếp dự kiến giảm 05 đơn vị.
- Ngoài ra, Ủy ban nhân dân huyện chủ động cân đối sáp nhập thêm 01 đơn vị trực thuộc theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 19/5/2023; trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh, sắp xếp các đơn vị trường học khác với dự kiến để phù hợp với địa phương.
TT | CSGD | Số đơn vị hiện có | Dự kiến tăng (+)/giảm (-) | Sau sắp xếp |
1 | Mầm non | 19 | / | 19 |
2 | Tiểu học | 21 | -5 | 16 |
3 | Trung học cơ sở | 10 | -1 | 9 |
4 | Liên cấp (TH-THCS) | 2 | 1 | 3 |
Cân đối giảm thêm 01 đơn vị (theo Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 19/5/2023) |
| -1 | -1 | |
Tổng | 52 | -6 | 46 |
Vậy, tổng giảm toàn huyện là 06 đơn vị (Lộ trình chi tiết theo Phụ lục 5 đính kèm).
đ) Thị xã Ninh Hòa: Tính đến đầu năm học 2022-2023, thị xã Ninh Hòa có 88 trường, trong đó:
- Địa bàn thị xã Ninh Hòa có 27 xã, phường, đề xuất sắp xếp giảm 02 trường mầm non, 04 trường tiểu học, 02 Trường trung học cơ sở (trong đó có dự án sáp nhập TTHS Tô Hiến Thành với dự án đầu tư THPT Ninh Sim thuộc Sở). 01 trường TH&THCS (Trường TH-THCS Ninh Vân); đồng thời tăng 01 trường TH-THCS do sáp nhập trường TH với THCS (Trường TH-THCS Trần Quang Khải).
- Số trường học của Ủy ban nhân dân thị xã Ninh Hòa sau khi thực hiện sắp xếp dự kiến giảm 08 đơn vị; trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh, sắp xếp các đơn vị trường học khác với dự kiến để phù hợp với địa phương.
TT | CSGD | Số đơn vị hiện có | Dự kiến tăng (+)/giảm (-) | Sau sắp xếp |
1 | Mầm non | 30 | -2 | 28 |
2 | Tiểu học | 29 | -4 | 25 |
3 | Trung học cơ sở | 26 | -2 | 24 |
TT | CSGD | Số đơn vị hiện có | Dự kiến tăng (+)/giảm (-) | Sau sắp xếp |
4 | Liên cấp (TH-THCS) | 3 | 0 | 3 |
Tổng | 88 | -8 | 80 |
Vậy, tổng giảm toàn thị xã là 08 đơn vị (Lộ trình chi tiết theo Phụ lục 6 đính kèm).
e) Huyện Vạn Ninh: Tính đến đầu năm học 2022-2023, huyện Vạn Ninh có 52 trường, trong đó:
- Địa bàn huyện Vạn Ninh có 13 xã, thị trấn, đề xuất sắp xếp giảm 11 trường tiểu học, 02 trường trung học cơ sở (trong đó có Trường THCS Lương Thế Vinh sáp nhập vào Dự án đầu tư Trường THPT Bắc Vạn Ninh thuộc Sở); đồng thời tăng 01 trường TH-THCS do sáp nhập trường TH với THCS (Trường TH-THCS Hoa Lư). Trước mắt, số trường học của Ủy ban nhân dân huyện Vạn Ninh sau khi sắp xếp dự kiến giảm 12 đơn vị.
- Ngoài ra, Ủy ban nhân dân huyện chủ động cân đối sáp nhập thêm 01 đơn vị trực thuộc theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 19/5/2023; trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh, sắp xếp các đơn vị trường học khác với dự kiến để phù hợp với địa phương.
TT | CSGD | Số đơn vị hiện có | Dự kiến tăng (+)/giảm (-) | Sau sắp xếp |
1 | Mầm non | 14 | / | 14 |
2 | Tiểu học | 24 | -11 | 13 |
3 | Trung học cơ sở | 13 | -2 | 11 |
4 | Liên cấp (TH-THCS) | 1 | 1 | 2 |
Cân đối giảm thêm 01 đơn vị (theo Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 19/5/2023) |
| -1 | -1 | |
Tổng | 52 | -13 | 39 |
Vậy, tổng giảm toàn huyện là 13 đơn vị (Lộ trình chi tiết theo Phụ lục 7 đính kèm).
g) Huyện Khánh Vĩnh: Tính đến đầu năm học 2022-2023, huyện Khánh Vĩnh có 38 trường, trong đó:
- Địa bàn huyện Khánh Vĩnh có 14 xã, thị trấn, đề xuất sắp xếp giảm 02 trường mầm non, 04 trường tiểu học, 01 trường THCS; đồng thời tăng 02 trường TH-THCS do sáp nhập các trường TH với THCS (Trường TH-THCS Cầu Bà và Trường TH-THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm). Trước mắt, số trường học của Ủy ban nhân dân huyện Khánh Vĩnh giảm 05 đơn vị.
- Ngoài ra, Ủy ban nhân dân huyện chủ động cân đối sáp nhập thêm 01 đơn vị trực thuộc theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 19/5/2023; trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh, sắp xếp các đơn vị trường học khác với dự kiến để phù hợp với địa phương.
TT | CSGD | Số đơn vị hiện có | Dự kiến tăng (+)/giảm (-) | Sau sắp xếp |
1 | Mầm non | 16 | -2 | 14 |
2 | Tiểu học | 16 | -4 | 12 |
3 | Trung học cơ sở | 6 | -1 | 5 |
4 | Liên cấp (TH-THCS) | / | 2 | 2 |
Cân đối giảm thêm 01 đơn vị (theo Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 19/5/2023) |
| -1 | -1 | |
Tổng | 38 | -6 | 32 |
Vậy, tổng giảm toàn huyện là 06 đơn vị (Lộ trình chi tiết theo Phụ lục 8 đính kèm).
h) Huyện Khánh Sơn: Tính đến đầu năm học 2022-2023, huyện Khánh Sơn có 22 trường, trong đó:
Địa bàn huyện Khánh Sơn có 08 xã, thị trấn, đề xuất sắp xếp giảm 01 trường mầm non. Số trường học của Ủy ban nhân dân huyện Khánh Sơn sau khi thực hiện sắp xếp dự kiến giảm 01 đơn vị; trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh, sắp xếp các đơn vị trường học khác với dự kiến để phù hợp với địa phương.
TT | CSGD | Số đơn vị hiện có | Dự kiến tăng (+)/giảm (-) | Sau sắp xếp |
TT | CSGD | Số đơn vị hiện có | Dự kiến tăng (+)/giảm (-) | Sau sắp xếp |
1 | Mầm non | 9 | -1 | 8 |
2 | Tiểu học | 6 | / | 6 |
3 | Trung học cơ sở | 5 | / | 5 |
4 | Liên cấp (TH-THCS) | 2 | / | 2 |
Tổng | 22 | -1 | 21 |
Vậy, tổng giảm toàn huyện là 01 đơn vị (Lộ trình chi tiết theo Phụ lục 9 đính kèm).
* Số đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố sau khi thực hiện sắp xếp giảm 69 đơn vị.
3. Toàn ngành giáo dục và đào tạo
Đến năm học 2025-2026, mạng lưới cơ sở giáo dục công lập theo địa bàn tỉnh Khánh Hòa sau khi sắp xếp giảm 66/491 đơn vị (đạt tỷ lệ 13,4%), được phân bổ cụ thể như sau:
STT | Địa bàn | Số lượng ĐVSN công lập trực thuộc Sở GDĐT (sau sắp xếp) | Số lượng ĐVSN công lập trực thuộc UBND cấp huyện (sau sắp xếp) | Tổng số |
1 | Nha Trang | 9 | 85 | 94 |
2 | Cam Ranh | 5 | 45 | 50 |
3 | Cam Lâm | 3 | 40 | 43 |
4 | Diên Khánh | 4 | 46 | 50 |
5 | Ninh Hòa | 8 | 80 | 88 |
6 | Vạn Ninh | 5 | 39 | 44 |
7 | Khánh Vĩnh | 2 | 32 | 34 |
8 | Khánh Sơn | 1 | 21 | 22 |
Tổng cộng | 37 | 388 | 425 |
(Lộ trình chi tiết theo Phụ lục 10 đính kèm)
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành sắp xếp các trường học trên địa bàn, rà soát mạng lưới trường, điểm trường phù hợp, khả thi, theo hướng tập trung tinh gọn đầu mối đảm bảo đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ, tránh gây xáo trộn, đảm bảo số chỉ tiêu giao của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổng hợp và cập nhật mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện các nhiệm vụ giáo dục theo yêu cầu mới, nâng cao hiệu quả hoạt động.
b) Tuyên truyền rộng rãi về xu hướng, lợi ích, yêu cầu, điều kiện của việc sắp xếp mạng lưới trường lớp; việc sắp xếp mạng lưới trường lớp, tập trung cơ cấu lại các trường có quy mô nhỏ, điểm trường nhỏ lẻ, phân tán với việc bảo đảm nguồn lực, đầu tư, bố trí đầy đủ các điều kiện giáo dục; mối liên hệ giữa việc xây dựng các trường trọng điểm với chất lượng giáo dục, nhu cầu phân hóa và phát triển năng lực, năng khiếu; hình thức vận động tuyên truyền đa dạng trên nhiều phương tiện truyền thông;
c) Xây dựng phương án bố trí đội ngữ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sau khi sắp xếp mạng lưới để đảm bảo định mức, số lượng người làm việc theo vị trí việc làm của từng loại hình trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đi đối với sắp xếp, bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị dôi dư; xây dựng kế hoạch và phân bổ số lượng người làm việc; rà soát và trình phê duyệt vị trí việc làm theo đúng nguyên tắc và thủ tục hiện hành,
d) Phối hợp các sở, ngành, địa phương triển khai các dự án đầu tư theo hướng sáp nhập với trường trung học cơ sở trên địa bàn để giảm đầu mối trường trung học cơ sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
đ) Thực hiện lộ trình sắp xếp các đơn vị sự nghiệp trực thuộc phù hợp với quy định và điều kiện thực tế theo Phụ lục đính kèm.
2. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
a) Khảo sát hệ thống trường, điểm trường, xác định khoảng cách, điều kiện đến trường, điều kiện đất đai cơ sở vật chất tại các điểm trường để xác định các điểm trường trung tâm, điểm dự kiến dồn ghép đến, phương án sử dụng các điểm không còn tổ chức các hoạt động giáo dục và đề xuất sắp xếp theo kế hoạch, đảm bảo chỉ tiêu giảm đơn vị sự nghiệp được giao.
b) Điều tra quy mô lớp, học sinh, xu hướng phát triển số lượng trẻ, đối chiếu với quy định về số học sinh, số trẻ trên lớp; định mức giáo viên để tính toán phương án sắp xếp mạng lưới, chuyển đổi mô hình trường phù hợp, hiệu quả; rà soát, sắp xếp số lớp, số học sinh theo quy định của Điều lệ; của quy chế tổ chức, hoạt động trường phổ thông; phân tích yêu cầu sắp xếp mạng lưới; tác động của việc sắp xếp với việc cân đối nguồn đầu tư, bố trí biên chế, thực hiện nhiệm vụ giáo dục;
c) Đánh giá tác động của việc đưa đón học sinh; phương án sử dụng cơ sở vật chất, đất đai, điểm trường dừng hoạt động; phương án xử lý giáo viên, nhân viên dôi dư do sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
d) Tăng cường huy động xã hội hóa để xây dựng, mở rộng cơ sở vật chất các trường, điểm trường; cải thiện hạ tầng cơ sở; quản lý công tác xã hội hóa giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục.
đ) Tiến hành sắp xếp các trường học trên địa bàn theo lộ trình; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo phù hợp với quy định và tình hình thực tế tại địa phương;
e) Xây dựng phương án bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sau khi sắp xếp mạng lưới để đảm bảo định mức, số lượng người làm việc theo vị trí việc làm của từng loại hình trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đi đôi với sắp xếp, bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị dôi dư; xây dựng kế hoạch và phân bổ số lượng người làm việc; rà soát và trình phê duyệt vị trí việc làm theo đúng nguyên tắc và thủ tục hiện hành.
g) Thực hiện lộ trình sắp xếp các đơn vị sự nghiệp trực thuộc phù hợp với quy định và điều kiện thực tế theo Phụ lục đính kèm.
3. Sở Nội vụ
a) Tổ chức thẩm định các Kế hoạch sắp xếp đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
b) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, hướng dẫn, tổng hợp và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện theo đúng quy định.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư công để mua sắm trang thiết bị, xây mới, nâng cấp, sửa chữa, cải tạo các công trình dự án giáo dục.
5. Sở Tài chính
a) Thẩm định phương án tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo sau khi sắp xếp lại.
b) Phối hợp tham gia ý kiến về phương án xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại đơn vị sự nghiệp theo đúng quy định
Việc sắp xếp đơn vị sự nghiệp sẽ được điều chỉnh linh động theo Đề án đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Nội vụ xây dựng sau khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và yêu cầu thực tế phát sinh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các cơ quan, địa phương phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
UBND TỈNH KHÁNH HÒA |
Năm thực hiện | Phương án sắp xếp | Ghi chú | |
THCS & THPT | Trung tâm |
| |
Năm học 2022-2023 |
| Hợp nhất Trường Bổ túc Trung học Nha Trang 2, Trung Tâm KTTH-HN tỉnh và Trung tâm GDTX-HN Nha Trang (giảm 1 trung tâm cấp tỉnh) | Giảm 01 đơn vị |
Năm học 2024-2025 | Thành lập THCS&THPT Tây Bắc Diên Khánh trên cơ sở sáp nhập THCS Đinh Bộ Lĩnh với Dự án THPT Tây Bắc Diên Khánh | Sáp nhập GDTX Nha Trang và GDTX tỉnh (giảm 1 trung tâm cấp tỉnh) | Tăng 03 đơn vị (giảm 01 đơn vị và tăng 04 đơn vị) |
Thành lập mới THCS&THPT Tô Hiến Thành trên cơ sở sáp nhập THCS Tô Hiến Thành với dự án THPT Ninh Sim |
| ||
Thành lập mới THCS&THPT Lương Thế Vinh trên cơ sở sáp nhập THCS Lương Thế Vinh với dự án THPT Bắc Vạn Ninh |
| ||
Thành lập mới THCS&THPT Nam Cam Ranh trên cơ sở sáp nhập THCS Nguyễn Thị Minh Khai với dự án THPT Nam Cam Ranh |
| ||
Năm học 2025-2026 | Thành lập THCS&THPT Nguyễn Viết Xuân trên cơ sở sáp nhập THCS Nguyễn Viết Xuân với Dự án THPT Vĩnh Lương |
| Tăng 01 đơn vị |
Tổng tăng/giảm | Tăng 03 đơn vị |
UBND TỈNH KHÁNH HÒA |
LỘ TRÌNH SẮP XẾP CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2022-2025 ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG
Năm thực hiện | Phương án sắp xếp | Ghi chú | |||
MN | TH | THCS | TH & THCS | ||
Năm học 2022-2023 | Sáp nhập MN Tân Lập và MN8/3 | Sáp nhập TH Phước Tân 2 và TH Phước Tân 1 | Sáp nhập Trường THCS Bạch Đằng và THCS Bùi Thị Xuân |
| Giảm 03 đơn vị |
(giảm 1 trường MN) | (giảm 1 trường TH) | (giảm 1 trường THCS) | |||
Năm học 2023-2024 | Sáp nhập Trương MN Phước Tiến và MN Võ Trứ |
|
|
| Giảm 01 đơn vị |
(giảm 1 trường MN) | |||||
Năm học 2024-2025 | Sáp nhập Trường MN Vĩnh Hải và MN Hướng Dương | Sáp nhập Trường TH Xương Huân 2 và TH Xương Huân 1 |
|
| Giảm 09 đơn vị (Giảm 11 đơn vị và tăng 02 đơn vị) |
(giảm 1 trường MN) | (giảm 1 trường TH) | ||||
Sáp nhập Trường MN Xương Huân và MN Vạn Thạnh | Sáp nhập Trường TH Phước Hòa 2 và TH Phước Hòa 1 |
|
| ||
(giảm 1 trường MN) | (giảm 1 trường TH) | ||||
Sáp nhập Trường MN Vĩnh Thọ và MN Vĩnh Phước | Sáp nhập Trường TH Vĩnh Phương 2 và TH Vĩnh Phương 1 |
|
| ||
(giảm 1 trường MN) | (giảm 1 trường TH) | ||||
Sáp nhập Trường MN Hồng Bàng và MN Sơn Ca | Sáp nhập Trường TH Phương Sơn và THCS Phan Sào Nam | Sáp nhập Trường TH Phương Sơn và THCS Phan Sào Nam | Thành lập Trường TH&THCS Phan Sào Nam | ||
(giảm 1 trường MN) | (giảm TH Phương Sơn) | (giảm THCS Phan Sào Nam) | |||
| Sáp nhập Trường TH Vạn Thạnh và THCS Trưng Vương | Sáp nhập Trường TH Vạn Thạnh và THCS Trưng Vương | Thành lập Trường TH&THCS Trưng Vương | ||
(giảm TH Vạn Thạnh) | (giảm THCS Trưng Vương) | ||||
Năm học 2025-2026 | Sáp nhập Trường MN Phước Hải và MN Phước Hòa | Sáp nhập Trường TH Vĩnh Trung và THCS Nguyễn Đình Chiểu | Sáp nhập Trường TH Vĩnh Trung và THCS Nguyễn Đình Chiểu | Thành lập Trường TH&THCS Nguyễn Đình Chiểu | Giảm 09 đơn vị (Giảm 12 đơn vị và tăng 03 đơn vị) |
(giảm 1 trường MN) | (giảm TH Vĩnh Trung) | (giảm THCS Nguyễn Đình Chiểu) | |||
Sáp nhập Trường MN Vĩnh Phương 2 và MN Vĩnh Phương 1 | Sáp nhập Trường TH Vĩnh Thọ và THCS Lý Thường Kiệt | Sáp nhập Trường TH Vĩnh Thọ và THCS Lý Thường Kiệt (giảm THCS Lý Thường Kiệt) | Thành lập Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt | ||
(giảm 1 trường MN) | (giảm TH Vĩnh Thọ) | ||||
Sáp nhập Trường MN Vĩnh Hiệp và MN Vĩnh Thạnh | Sáp nhập Trường TH Phước Thịnh và THCS Lê Thanh Liêm | Sáp nhập Trường TH Phước Thịnh và THCS Lê Thanh Liêm | Thành lập Trường TH&THCS Lê Thanh Liêm | ||
(giảm 1 trường MN) | (giảm TH Phước Thịnh) | (giảm THCS Lê Thanh Liêm) | |||
Sáp nhập Trường MN 3/2 và MN Hương Sen (giảm 1 trường MN) |
| Sáp nhập Trường THCS Nguyễn Viết Xuân với Dự án Trường THPT Vĩnh Lương |
| ||
Sáp nhập Trường Lý Tự Trọng và MN Lộc Thọ (giảm 1 trường MN) |
|
|
| ||
Tổng tăng/giảm | 22 đơn vị |
UBND TỈNH KHÁNH HÒA |
LỘ TRÌNH SẮP XẾP CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2022-2025 ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAM RANH
Năm thực hiện | Phương án sắp xếp | Ghi chú | |||
MN | TH | THCS | TH & THCS | ||
Năm học 2022-2023 |
| Sáp nhập TH Cam Thịnh Đông và TH Cam Thịnh 1 (giảm 1 trường TH) |
|
| Giảm 01 đơn vị |
Năm học 2023-2024 |
| Sáp nhập TH Cam Thành Nam và THCS Phan Chu Trinh (giảm TH Cam Thành Nam) | Sáp nhập TH Cam Thành Nam và THCS Phan Chu Trinh (giảm THCS Phan Chu Trinh) | Thành lập Trường TH&THCS Cam Thành Nam | Giảm 01 đơn vị (Giảm 02 đơn vị và tăng 01 đơn vị) |
Năm học 2024-2025 |
| Sáp nhập TH Cam Phúc Bắc 1 và TH Cam Phúc Bắc 2 (giảm 1 trường TH) |
|
|
|
| Sáp nhập TH Ba Ngòi với Dự án THCS Trà Long (giảm TH Ba Ngòi) |
| Thành lập Trường TH&THCS Ba Ngòi trên cơ sở sáp nhập TH Ba Ngòi và Dự án THCS Trà Long | Giảm 03 đơn vị (gồm giảm 05 đơn vị và tăng 02 đơn vị) | |
| Sáp nhập TH Cam Phúc Nam và THCS Chu Văn An (giảm TH Cam Phúc Nam) | Sáp nhập TH Cam Phúc Nam và THCS Chu Văn An (giảm THCS Chu Văn An) | Thành lập Trường TH-THCS Cam Phúc Nam | ||
|
| Sáp nhập THCS Nguyễn Thị Minh Khai với Dự án THPT Nam Cam Ranh (giảm THCS Nguyễn Thị Minh Khai) |
|
| |
Năm học 2025-2026 | Sáp nhập MN Trường Sa và MN Căn cứ Cam Ranh thành MN Trường Sa (giảm 1 trường MN) |
|
|
| Giảm 01 đơn vị |
Tổng tăng/giảm | Giảm 06 đơn vị |
UBND TỈNH KHÁNH HÒA |
LỘ TRÌNH SẮP XẾP CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2022-2025 ĐỊA BÀN HUYỆN CAM LÂM
Năm thực hiện | Phương án sắp xếp | Ghi chú | |||
MN | TH | THCS | TH&THCS | ||
Năm học 2022-2023 | Sáp nhập MN Sen Hồng và MN Vàng Anh (giảm 1 trường TH) |
|
|
| Giảm 01 đơn vị |
Năm học 2023-2024 |
| Sáp nhập TH Cam Hòa 1 và TH Cam Hòa 2 (giảm 1 trường TH) |
|
| Giảm 01 đơn vị |
Năm học 2024-2025 | Sáp nhập MG Anh Đào và MN Hướng Dương (giảm 1 trường MG) | Sáp nhập TH Khánh Hòa - Jeju và TH Suối Cát (giảm 1 trường TH) |
|
| Giảm 02 đơn vị |
Năm học 2025-2026 |
| Sáp nhập TH Cam Phước Tây 1 và TH Cam Phước Tây 2 (giảm 1 trường TH) |
|
| Giảm 02 đơn vị |
| Sáp nhập TH Tân Sinh và TH Cam Thành Bắc (giảm 1 trường TH) |
|
| ||
Cân đối giảm thêm 01 đơn vị theo Kế hoạch của UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 19/5/2023 | Giảm 01 đơn vị | ||||
Tổng tăng/giảm | Giảm 07 đơn vị |
UBND TỈNH KHÁNH HÒA |
LỘ TRÌNH SẮP XẾP CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2022-2025 ĐỊA BÀN HUYỆN DIÊN KHÁNH
Năm thực hiện | Phương án sắp xếp | Ghi chú | |||
MN | TH | THCS | TH & THCS | ||
Năm học 2023-2024 |
| Sáp nhập TH Diên Phú 1 và TH Diên Phú 2 (giảm 1 trường TH) |
|
| Giảm 02 đơn vị |
| Sáp nhập TH Diên Sơn 1 và TH Diên Sơn 2 (giảm 1 trường TH) |
|
| ||
Năm học 2024-2025 |
| Sáp nhập TH Diên Bình và TH Diên Lộc (giảm 1 trường TH) |
|
| Giảm 01 đơn vị |
Năm học 2025-2026 |
| Sáp nhập TH Diên An 1 và TH Diên An 2 (giảm 1 trường TH) |
|
| Giảm 02 đơn vị (gồm giảm 03 đơn vị và tăng 01 đơn vị) |
| Sáp nhập TH Suối Tiên và dự án THCS Suối Tiên (giảm TH Suối Tiên) | Sáp nhập THCS Đinh Bộ Lĩnh với Dự án THPT Tây Bắc Diên Khánh (Giảm THCS Đinh Bộ Lĩnh) | Thành lập Trường TH&THCS Suối Tiên | ||
Cân đối giảm thêm 01 đơn vị theo Kế hoạch của UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 19/5/2023 | Giảm 01 đơn vị | ||||
Tổng tăng/giảm | Giảm 06 đơn vị |
UBND TỈNH KHÁNH HÒA |
LỘ TRÌNH SẮP XẾP CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2022-2025 ĐỊA BÀN THỊ XÃ NINH HÒA
Năm thực hiện | Phương án sắp xếp | Tổng cộng tăng, giảm (-) | |||
MN | TH | THCS | TH&THCS | ||
Năm học 2022-2023 |
| Sáp nhập TH Ninh Quang 1 và TH Ninh Quang 2 (giảm 1 trường TH) |
|
| Giảm 02 đơn vị |
| Sáp nhập TH Ninh Ích 1 và TH Ninh Ích 2 (giảm 1 trường TH) |
|
| ||
Năm học 2023-2024 |
| Sáp nhập TH Ninh Xuân 1 và TH Ninh Xuân 2 (giảm 1 trường TH) |
|
| Giảm 02 đơn vị (gồm giảm 03 đơn vị và tăng 01 đơn vị) |
| sáp nhập TH Ninh Đông và THCS Trần Quang Khải (giảm TH Ninh Đông) | Sáp nhập TH Ninh Đông và THCS Trần Quang Khải (giảm THCS Trần Quang Khải) | Thành lập Trường TH&THCS Trần Quang Khải | ||
Năm học 2024-2025 | Sáp nhập MN Hoa Sữa và MN Hướng Dương (giảm 1 trường MN) |
|
| Sáp nhập khối TH của TH&THCS Ninh Vân vào TH Ninh Phước; Sáp nhập khối THCS của TH&THCS Ninh Vân vào THCS Hàm Nghi (giảm TH&THCS Ninh Vân) | Giảm 04 đơn vị |
Sáp nhập MN 2/9 và MN 1/5 (giảm 1 trường MN) |
| Sáp nhập THCS Tô Hiến Thành và Dự án THPT Ninh Sim (Giảm THCS Tô Hiến Thành) |
| ||
Tổng tăng/giảm | Giảm 08 đơn vị |
UBND TỈNH KHÁNH HÒA |
LỘ TRÌNH SẮP XẾP CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2022-2025 ĐỊA BÀN HUYỆN VẠN NINH
Năm thực hiện | Phương án sắp xếp | Ghi chú | |||
MN | TH | THCS | TH & THCS | ||
Năm học 2022-2023 |
| Sáp nhập TH Vạn Thọ 1 và TH Vạn Thọ 2 (giảm 1 trường TH) |
|
| Giảm 04 đơn vị |
| Sáp nhập TH Vạn Khánh 1 và TH Vạn Khánh 2 (giảm 1 trường TH) |
|
| ||
| Sáp nhập TH Vạn Phú 1, TH Vạn Phú 2 và TH Vạn Phú 3 (giảm 2 trường TH) |
|
| ||
Năm học 2023-2024 |
| Sáp nhập TH Vạn Thắng 1, TH Vạn Thắng 2 và TH Vạn Thắng 3 (giảm 2 trường TH) |
|
| Giảm 04 đơn vị (gồm giảm 04 đơn vị và tăng 01 đơn vị) |
| Sáp nhập TH Vạn Lương 1 và TH Vạn Lương 2 (giảm 1 trường TH) |
|
| ||
| Sáp nhập TH Xuân Sơn và THCS Hoa Lư (Giảm TH Xuân Sơn) | Sáp nhập TH Xuân Sơn và THCS Hoa Lư (Giảm THCS Hoa Lư) | Thành lập Trường TH&THCS Hoa Lư | ||
Năm học 2024-2025 |
| Sáp nhập TH Vạn Hưng 1, TH Vạn Hưng 2 và TH Vạn Hưng 3 (giảm 2 trường TH) |
|
| Giảm 04 đơn vị |
| Sáp nhập TH Vạn Giã 2 và TH Vạn Giã 3 (giảm 1 trường TH) |
|
| ||
|
| Sáp nhập THCS Lương Thế Vinh và Dự án Bắc Vạn Ninh (Giảm THCS Lương Thế Vinh) |
| ||
Cân đối giảm thêm 01 đơn vị theo Kế hoạch của UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 19/5/2023 | Giảm thêm 01 đơn vị | ||||
Tổng tăng/giảm | Giảm 13 đơn vị |
UBND TỈNH KHÁNH HÒA |
LỘ TRÌNH SẮP XẾP CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2022-2025 ĐỊA BÀN HUYỆN KHÁNH VĨNH
Năm thực hiện | Phương án sắp xếp | Ghi chú | |||
MN | TH | THCS | TH & THCS | ||
Năm học 2022-2023 |
| Sáp nhập TH Khánh Hiệp và TH Khánh Hiệp 1 (giảm 1 trường TH) |
|
| Giảm 01 đơn vị (gồm giảm 02 đơn vị và tăng 01 đơn vị) |
| Sáp nhập TH Cầu Bà và điểm nhô của THCS Thị trấn (giảm 1 trường TH) |
| Thành lập TH&THCS Cầu Bà | ||
Năm học 2023-2024 |
| Sáp nhập TH Khánh Trung và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (Giảm TH Khánh Trung) | Sáp nhập TH Khánh Trung và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (Giảm THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm) | Thành lập Trường TH&THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm | Giảm 01 đơn vị (gồm giảm 02 đơn vị và tăng 01 đơn vị) |
Năm học 2024-2025 | Sáp nhập MN Ngọc Lan và MN Sơn Ca (giảm 1 trường MN) |
|
|
| Giảm 02 đơn vị |
Sáp nhập MN Hoa Phượng và MN Hoa Phượng 1 (giảm 1 trường MN) |
|
|
| ||
Năm học 2025-2026 |
| Sáp nhập TH Khánh Phú và TH Khánh Phú 1 (giảm 1 trường TH) |
|
| Giảm 01 đơn vị |
Cân đối giảm thêm 01 đơn vị theo Kế hoạch của UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 19/5/2023 | Giảm thêm 01 đơn vị | ||||
Tổng tăng/giảm | Giảm 6 đơn vị |
UBND TỈNH KHÁNH HÒA |
LỘ TRÌNH SẮP XẾP CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2022-2025 ĐỊA BÀN HUYỆN KHÁNH SƠN
Năm thực hiện | Loại hình | Ghi chú | |||
MN | TH | THCS | TH & THCS | ||
Năm học 2022-2023 |
|
|
|
|
|
Năm học 2023-2024 |
|
|
|
|
|
Năm học 2024-2025 | Sáp nhập MN 1/6 và MN Sơn Ca (giảm 1 trường MN) |
|
|
| Giảm 01 đơn vị |
Năm học 2025-2026 |
|
|
|
|
|
Tổng tăng/giảm | Giảm 01 đơn vị |
UBND TỈNH KHÁNH HÒA |
KẾ HOẠCH SẮP XẾP CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC THEO ĐỊA BÀN
TT | Địa bàn | Số lượng ĐVSN công lập hiện có | Sắp xếp tăng (+), giảm (-) | Số lượng ĐVSN công lập sau sắp xếp | Ghi chú | ||||||
ĐVSNCL thuộc UBND huyện | ĐVSNCL thuộc Sở | Cộng | ĐVSNCL thuộc UBND huyện | ĐVSNCL thuộc Sở | Cộng | ĐVSNCL thuộc UBND huyện | ĐVSNCL thuộc Sở | Cộng | |||
1 | Nha Trang | 107 | 10 | 117 | -22 | -1 | -23 | 85 | 9 | 94 |
|
2 | Cam Ranh | 51 | 4 | 55 | -6 | 1 | -5 | 45 | 5 | 50 |
|
3 | Cam Lâm | 47 | 3 | 50 | -7 | 0 | -7 | 40 | 3 | 43 |
|
4 | Diên Khánh | 52 | 3 | 55 | -6 | 1 | -5 | 46 | 4 | 50 |
|
5 | Ninh Hòa | 88 | 7 | 95 | -8 | 1 | -7 | 80 | 8 | 88 |
|
6 | Vạn Ninh | 52 | 4 | 56 | -13 | 1 | -12 | 39 | 5 | 44 |
|
7 | Khánh Vĩnh | 38 | 2 | 40 | -6 | 0 | -6 | 32 | 2 | 34 |
|
8 | Khánh Sơn | 22 | 1 | 23 | -1 | 0 | -1 | 21 | 1 | 22 |
|
| Tổng cộng | 457 | 34 | 491 | -69 | 3 | -66 | 388 | 37 | 425 |
|
- 1Quyết định 721/QĐ-UBND năm 2023 về Quy định số lượng cấp phó của phòng chuyên môn, nghiệp vụ và tương đương thuộc Sở; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang
- 2Nghị quyết 385/2023/NQ-HĐND quy định về hỗ trợ giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học khi được tuyển dụng vào các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 3Nghị quyết 29/NQ-HĐND năm 2023 phê duyệt số lượng lao động hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc lĩnh vực sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm học 2023-2024
- 4Nghị quyết 20/NQ-HĐND năm 2023 về số lượng hợp đồng lao động được ký kết tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm học 2023-2024 theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP
- 5Quyết định 880/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
- 6Quyết định 2426/QĐ-UBND năm 2023 về điều chỉnh Kế hoạch triển khai sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025 được kèm theo Quyết định 1117/QĐ-UBND
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Nghị định 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
- 3Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Quyết định 1210/QĐ-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 08/NQ-CP và Chương trình hành động 20-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 8Nghị quyết 09-NQ/TW năm 2022 về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 9Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Chính phủ ban hành
- 10Nghị quyết 55/2022/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa do Quốc hội ban hành
- 11Quyết định 721/QĐ-UBND năm 2023 về Quy định số lượng cấp phó của phòng chuyên môn, nghiệp vụ và tương đương thuộc Sở; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang
- 12Nghị quyết 385/2023/NQ-HĐND quy định về hỗ trợ giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học khi được tuyển dụng vào các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 13Nghị quyết 29/NQ-HĐND năm 2023 phê duyệt số lượng lao động hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc lĩnh vực sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm học 2023-2024
- 14Nghị quyết 20/NQ-HĐND năm 2023 về số lượng hợp đồng lao động được ký kết tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm học 2023-2024 theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP
- 15Quyết định 1117/QĐ-UBND năm 2023 Kế hoạch triển khai sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025
- 16Quyết định 880/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
- 17Quyết định 2426/QĐ-UBND năm 2023 về điều chỉnh Kế hoạch triển khai sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025 được kèm theo Quyết định 1117/QĐ-UBND
Quyết định 2124/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Kế hoạch sắp xếp các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025
- Số hiệu: 2124/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/09/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Nguyễn Tấn Tuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra