Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2102/QĐ-UBND

Bến Tre, ngày 07 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2017 LĨNH VỰC XÂY DỰNG, KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;

Căn cứ Kế hoạch số 6876/KH-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về rà soát quy định hành chính, thủ tục hành chính năm 2017;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1564/TTr-SXD ngày 31 tháng 8 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua Phương án đơn giản hóa 13 thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Xây dựng dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm thi hành.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ xây dựng (kèm HS);
- Cục KSTTHC -VPCP(kèm HS);
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Các PCVP.UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp, Sở Xây dựng (kèm HS);
- Phòng TH (HCT), TTTTĐT;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Cao Văn Trọng

 

PHƯƠNG ÁN

ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC XÂY DỰNG, KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
(Ban hành m theo Quyết định số: 2102/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)

I. NHÓM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC XÂY DỰNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG: 12 TTHC

1. Thủ tục: Cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo

1.1. Nội dung đơn giản hóa:

a) Về thành phần hồ sơ

Kiến nghị bãi bỏ: Ảnh chụp hiện trạng; Ảnh chụp (10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.

Lý do: Các thành phần hồ sơ trên không cần thiết, vì hiện trạng công trình đã thể hiện trong bản vẽ thiết kế. Như vậy, sẽ tiết kiệm được chi phí chụp ảnh cho tổ chức, cá nhân.

b) Về số lượng hồ sơ

Kiến nghị giảm số lượng hồ sơ phải nộp từ 02 bộ xuống còn 01 bộ.

Lý do: Tiết kiệm chi phí photocopy cũng như điền thông tin vào mẫu đơn cho chủ đầu tư; giảm lượng tải hồ sơ lưu tại cơ quan cấp phép.

c) Về thời hạn giải quyết

Kiến nghị rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng từ 15 ngày xuống còn 10 ngày đối với nhà ở và từ 30 ngày xuống còn 15 ngày đối với công trình, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Trong thời hạn 10 ngày đối với nhà ở và 15 ngày đối với công trình, Sở Xây dựng vẫn đảm bảo cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Giảm bớt 05 ngày đối với nhà ở riêng lẻ và 15 ngày đối với công trình, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức giảm bớt thời gian chờ đợi thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho họ làm việc khác.

1.2. Kiến nghị thực thi:

a) Sửa đổi Khoản 3 Điều 96 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 như sau: “Bản vẽ của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo” và sửa đổi Khoản 3 Điều 12 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn cấp phép xây dựng “Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo.

b) Sửa đổi Điểm a Khoản 1 Điều 102 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 “Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng”.

c) Sửa đổi Điểm e Khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 như sau: “Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 10 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này. ”

1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 19.888.336 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 18.910.416 đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 977.920 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4,92 %

2. Thủ tục: Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị

2.1. Nội dung đơn giản hóa:

a) Về số lượng hồ sơ

Kiến nghị giảm số lượng hồ sơ phải nộp từ 02 bộ xuống còn 01 bộ.

Lý do: Tiết kiệm chi phí photocopy cũng như điền thông tin vào mẫu đơn cho chủ đầu tư; giảm lượng tải hồ sơ lưu tại cơ quan cấp phép. Sở Xây dựng vẫn nắm rõ thông tin để tiến hành cấp phép xây dựng đúng nhu cầu của chủ đầu tư.

b) Về thời hạn giải quyết

Kiến nghị rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng từ 15 ngày xuống còn 10 ngày đối với nhà ở, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Trong thời hạn 10 ngày đối với nhà ở, Sở Xây dựng vẫn đảm bảo cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Giảm bớt 05 ngày đối với nhà ở riêng lẻ tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức giảm bớt thời gian chờ đợi thủ tục hành chính, để thuận tiện cho họ làm việc khác.

2.2. Kiến nghị thực thi:

a) Sửa đổi Điểm a Khoản 1 Điều 102 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 như sau: “Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng”.

b) Sửa đổi Điểm e Khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 như sau: “Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 10 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này”.

2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 294.170.640 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ: thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 288.456.240 đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 5.714.400 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 1,94 %

3. Thủ tục: Cấp giấy phép xây dựng công trình cho dự án

3.1. Nội dung đơn giản hóa:

a) Về số lượng hồ sơ

Kiến nghị giảm số lượng hồ sơ phải nộp từ 02 bộ xuống còn 01 bộ.

Lý do: Tiết kiệm chi phí photocopy cũng như điền thông tin vào mẫu đơn cho chủ đầu tư; giảm lượng tải hồ sơ lưu tại cơ quan cấp phép.

b) Về thời hạn giải quyết

Kiến nghị rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng từ 30 ngày xuống còn 15 ngày đối với công trình, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Trong thời hạn 15 ngày đối với công trình, Sở Xây dựng vẫn đảm bảo cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Giảm bớt 15 ngày đối với công trình, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức giảm bớt thời gian chờ đợi thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho họ làm việc khác.

3.2. Kiến nghị thực thi:

a) Sửa đổi Điểm a Khoản 1 Điều 102 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 “Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng”.

b) Sửa đổi Điểm e Khoản 1 Điều 102 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 như sau:“Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 12 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này”.

3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 9.745.688 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 9.755.208 đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 190.480đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 1,92 %

4. Thủ tục: Cấp giấy phép xây dựng công trình không theo tuyến

4.1. Nội dung đơn giản hóa

a) Về số lượng hồ sơ

Kiến nghị giảm số lượng hồ sơ phải nộp từ 02 bộ xuống còn 01 bộ.

Lý do: Tiết kiệm chi phí photocopy cũng như điền thông tin vào mẫu đơn cho chủ đầu tư; giảm lượng tải hồ sơ lưu tại cơ quan cấp phép.

b) Về thời hạn giải quyết

Kiến nghị rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng từ 30 ngày xuống còn 15 ngày đối với công trình, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Trong thời hạn 15 ngày đối với công trình, Sở Xây dựng vẫn đảm bảo cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Giảm bớt 15 ngày đối với công trình, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức giảm bớt thời gian chờ đợi thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho họ làm việc khác.

4.2. Kiến nghị thực thi:

a) Sửa đổi Điểm a Khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 như sau: “Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng”.

b) Sửa đổi Điểm e Khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 như sau: “Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 10 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.”

4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 24.864.220 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 23.888.020 đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 476.200 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 1,95 %

5. Thủ tục: Cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;

5.1. Nội dung đơn giản hóa

a) Về số lượng hồ sơ

Kiến nghị giảm số lượng hồ sơ phải nộp từ 02 bộ xuống còn 01 bộ.

Lý do: Tiết kiệm chi phí photocopy cũng như điền thông tin vào mẫu đơn cho chủ đầu tư; giảm lượng tải hồ sơ lưu tại cơ quan cấp phép.

b) Về thời hạn giải quyết

Kiến nghị rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng từ 30 ngày xuống còn 15 ngày đối với công trình, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Trong thời hạn 15 ngày đối với công trình, Sở Xây dựng vẫn đảm bảo cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Giảm bớt 15 ngày đối với công trình, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức giảm bớt thời gian chờ đợi thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho họ làm việc khác.

5.2. Kiến nghị thực thi:

a) Sửa đổi Điểm a Khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 như sau: “Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng”.

b) Sửa đổi Điểm e Khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 như sau: “Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 10 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này. ”

5.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 14.918.532 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 14.632.812 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 285.720 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 1,92 %.

6. Thủ tục: Cấp giấy phép xây dựng công trình theo tuyến trong đô thị.

6.1. Nội dung đơn giản hóa

a) Về số lượng hồ sơ

Kiến nghị giảm số lượng hồ sơ phải nộp từ 02 bộ xuống còn 01 bộ.

Lý do: Tiết kiệm chi phí photocopy cũng như điền thông tin vào mẫu đơn cho chủ đầu tư; giảm lượng tải hồ sơ lưu tại cơ quan cấp phép.

b) Về thời hạn giải quyết

Kiến nghị rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng từ 30 ngày xuống còn 15 ngày đối với công trình, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Trong thời hạn 15 ngày đối với công trình, Sở Xây dựng vẫn đảm bảo cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Giảm bớt 15 ngày đối với công trình, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức giảm bớt thời gian chờ đợi thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho họ làm việc khác.

6.2. Kiến nghị thực thi:

a) Sửa đổi Điểm a Khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 như sau: “Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng”.

b) Sửa đổi Điểm e Khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 như sau: “Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 10 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.”

6.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 7.495.266 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 7.316.406 đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 142.860 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 1,92 %

7. Thủ tục: Cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo.

7.1. Nội dung đơn giản hóa

a) Về số lượng hồ sơ

Kiến nghị giảm số lượng hồ sơ phải nộp từ 02 bộ xuống còn 01 bộ.

Lý do: Tiết kiệm chi phí photocopy cũng như điền thông tin vào mẫu đơn cho chủ đầu tư; giảm lượng tải hồ sơ lưu tại cơ quan cấp phép.

b) Về thời hạn giải quyết

Kiến nghị rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng từ 30 ngày xuống còn 15 ngày đối với công trình, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Trong thời hạn 15 ngày đối với công trình, Sở Xây dựng vẫn đảm bảo cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Giảm bớt 15 ngày đối với công trình, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức giảm bớt thời gian chờ đợi thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho họ làm việc khác.

7.2. Kiến nghị thực thi:

a) Sửa đổi Điểm a Khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 như sau: “Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng”.

b) Sửa đổi Điểm e Khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 như sau: “Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 10 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.”

7.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 24.864.220 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 24.388.020 đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 476.200 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 1,92 %

8. Thủ tục: Cấp giấy phép xây dựng công trình tượng đài tranh hoành tráng.

8.1. Nội dung đơn giản hóa

a) Về số lượng hồ sơ

Kiến nghị giảm số lượng hồ sơ phải nộp từ 02 bộ xuống còn 01 bộ.

Lý do: Tiết kiệm chi phí photocopy cũng như điền thông tin vào mẫu đơn cho chủ đầu tư; giảm lượng tải hồ sơ lưu tại cơ quan cấp phép.

b) Về thời hạn giải quyết

Kiến nghị rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng từ 30 ngày xuống còn 15 ngày đối với công trình, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Trong thời hạn 15 ngày đối với công trình, Sở Xây dựng vẫn đảm bảo cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Giảm bớt 15 ngày đối với công trình, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức giảm bớt thời gian chờ đợi thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho họ làm việc khác.

8.2. Kiến nghị thực thi:

a) Sửa đổi Điểm a Khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 như sau: “Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng”.

b) Sửa đổi Điểm e Khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 như sau: “Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 10 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.”

8.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 4.972.844 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 4.877.604 đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 95.240 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 1,92 %

9. Thủ tục: Cấp giấy phép xây dựng di dời công trình

9.1. Nội dung đơn giản hóa

a) Về số lượng hồ sơ

Kiến nghị giảm số lượng hồ sơ phải nộp từ 02 bộ xuống còn 01 bộ.

Lý do: Tiết kiệm chi phí photocopy cũng như điền thông tin vào mẫu đơn cho chủ đầu tư; giảm lượng tải hồ sơ lưu tại cơ quan cấp phép.

b) Về thời hạn giải quyết

Kiến nghị rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng từ 30 ngày xuống còn 15 ngày đối với công trình, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Trong thời hạn 15 ngày đối với công trình, Sở Xây dựng vẫn đảm bảo cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Giảm bớt 15 ngày đối với công trình, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức giảm bớt thời gian chờ đợi thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho họ làm việc khác.

9.2. Kiến nghị thực thi:

a) Sửa đổi Điểm a Khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 như sau: “Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng”.

b) Sửa đổi Điểm e Khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 như sau: “Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 10 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.”

9.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 7.459.266 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 7.316.406 đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 142.860 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 1,92%

10. Thủ tục: Điều chỉnh giấy phép xây dựng

10.1. Nội dung đơn giản hóa:

a) Về số lượng hồ sơ

Kiến nghị giảm số lượng hồ sơ phải nộp từ 02 bộ xuống còn 01 bộ.

Lý do: Tiết kiệm chi phí photocopy cũng như điền thông tin vào mẫu đơn cho chủ đầu tư; giảm lượng tải hồ sơ lưu tại cơ quan cấp phép.

b) Về thời hạn giải quyết

Kiến nghị rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng từ 15 ngày xuống còn 10 ngày đối với nhà ở và từ 30 ngày xuống còn 15 ngày đối với công trình, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Trong thời hạn 10 ngày đối với nhà ở và 15 ngày đối với công trình, Sở Xây dựng vẫn đảm bảo cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Giảm bớt 05 ngày đối với nhà ở riêng lẻ và 10 ngày đối với công trình, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức giảm bớt thời gian chờ đợi thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho họ làm việc khác.

10.2. Kiến nghị thực thi:

a) Sửa đổi Điểm a Khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 như sau: “Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng”.

b) Sửa đổi Điểm e Khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 như sau: “Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 10 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này”.

10.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 22.923.400 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 22.650.300 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 273.100 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 1,19 %

11. Cấp/cấp lại (trường hợp chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng)/ cấp chuyển đổi/điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II, hạng III đối với cá nhân hoạt động xây dựng trong các lĩnh vực: Khảo sát xây dựng; Thiết kế quy hoạch xây dựng; Thiết kế xây dựng công trình; Giám sát thi công xây dựng; Kiểm định xây dựng; Định giá xây dựng.

11.1. Nội dung đơn giản hóa:

a) Về thời hạn giải quyết

Kiến nghị rút ngắn thời gian giải quyết từ 14 ngày xuống còn 11 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Trong thời hạn 11 ngày, Sở Xây dựng vẫn đảm bảo cấp chứng chỉ cho cá nhân. Giảm bớt 03 ngày tạo điều kiện cho cá nhân giảm bớt thời gian chờ đợi thủ tục hành chính, để thuận tiện cho họ; làm việc khác và có chứng chỉ sớm để hành nghề. Qua thực tế giải quyết hồ sơ từ khâu tiếp nhận, bộ phận giải quyết chuyên môn thì thời gian này có thể rút ngắn 03 ngày (còn lại 11 ngày) vì khâu tổng hợp kết quả sát hạch đã có số liệu cụ thể từng người nên tổng hợp rất nhanh không tốn thời gian nhiều và khâu gửi Bộ Xây dựng để xin mã số chứng chỉ hành nghề và Công văn cấp mã số chứng chỉ đều thực hiện trực tiếp qua phần mền quản lý nên không tốn nhiều thời gian.

11.2. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Khoản 4 Điều 15 Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng như sau: “Trong thời gian tối đa 02 ngày kể từ khi tổ chức sát hạch, Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm tổng hợp, trình kết quả sát hạch của cá nhân để Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp chứng chỉ hành nghề. Kết quả sát hạch của cá nhân được bảo lưu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày sát hạch.

Trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc kể từ ngày quyết định cấp chứng chỉ hành nghề, Cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề gửi văn bản đề nghị cấp Mã số chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục số 10 Thông tư này tới Bộ Xây dựng để phát hành Mã số chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Xây dựng có trách nhiệm phát hành Mã số chứng chỉ hành nghề, đồng thời thực hiện việc tích hợp thông tin để quản lý chứng chỉ hành nghề đã cấp và đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng của cá nhân trên trang thông tin điện tử theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Thông tư này”.

11.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Tiết kiệm thời gian cho đối tượng thực hiện TTHC;

- Tỷ lệ (%) thời gian cắt giảm so với quy định hiện hành: 21,4%.

II. NHÓM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG: 02 TTHC

12. Thủ tục: cấp lại (đổi) chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản: Do bị mất, bị cháy, bị hủy hoại do thiên tai hoặc lý do bất khả kháng; do hết hạn hoặc gần hết hạn.

12.1. Nội dung đơn giản hóa:

a) Về thành phần hồ sơ:

Kiến nghị thay thế bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp từ trung học (hoặc tương đương) trở lên thành bản sao chụp bằng tốt nghiệp từ trung học (hoặc tương đương) trở lên mang theo bản chính để đối chiếu

Lý do: Cá nhân nộp “Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp từ trung học (hoặc tương đương) trở lên” là không cần thiết, vì cơ quan cấp chứng chỉ có thể kiểm tra đối chiếu từ bản chính.

b) Về thời hạn giải quyết

Đối với thủ tục “Cấp lại chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản”: Kiến nghị rút ngắn thời gian giải quyết TTHC này từ 10 ngày xuống còn 08 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Trong thời hạn 08 ngày đối với nhà ở, Sở Xây dựng vẫn đảm bảo cấp chứng chỉ cho cá nhân. Giảm bớt 02 ngày tạo điều kiện cho cá nhân giảm bớt thời gian chờ đợi thủ tục hành chính, để thuận tiện cho họ làm việc khác và có chứng chỉ sớm để hành nghề.

12.2. Kiến nghị thực thi:

a) Sửa đổi Khoản 3 Điều 16 Thông tư số 11/2015/TT-BXD ngày 30/12/2015 của Bộ Xây dựng như sau: “Trong thời hạn 08 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này”.

b) Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 10 của Thông tư số 11/2015/TT-BXD ngày 30/12/2015 của Bộ Xây dựng như sau: “Bản sao chụp bằng tốt nghiệp từ trung học (hoặc tương đương) trở lên mang theo bản chính để đối chiếu”.

12.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 4.017.870 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.741.320 đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 276.550 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6,88 %

13. Thủ tục: Cấp mới chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản

13.1. Nội dung đơn giản hóa:

a) Về thành phần hồ sơ

Kiến nghị thay thế bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp từ trung học (hoặc tương đương) trở lên thành bản sao chụp bằng tốt nghiệp từ trung học (hoặc tương đương) trở lên mang theo bản chính để đối chiếu.

Lý do: Cá nhân nộp “Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp từ trung học (hoặc tương đương) trở lên” là không cần thiết, vì cơ quan cấp chứng chỉ có thể kiểm tra đối chiếu từ bản chính.

b) Về thời hạn giải quyết

Đối với thủ tục “Cấp lại chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản”: Kiến nghị rút ngắn thời gian giải quyết TTHC này từ 10 ngày xuống còn 08 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Trong thời hạn 08 ngày đối với nhà ở, Sở Xây dựng vẫn đảm bảo cấp chứng chỉ cho cá nhân. Giảm bớt 02 ngày tạo điều kiện cho cá nhân giảm bớt thời gian chờ đợi thủ tục hành chính, để thuận tiện cho họ làm việc khác và có chứng chỉ sớm để hành nghề.

13.2. Kiến nghị thực thi:

+ Sửa đổi Khoản 3 Điều 16 Thông tư số 11/2015/TT-BXD ngày 30/12/2015 của Bộ Xây dựng như sau: “Trong thời hạn 08 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này”.

+ Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 10 của Thông tư số 11/2015/TT-BXD ngày 30/12/2015 của Bộ Xây dựng như sau: “Bản sao chụp bằng tốt nghiệp từ trung học (hoặc tương đương) trở lên mang theo bản chính đđối chiếu”.

13.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 201.697.074 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 187.814.264 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 13.882.810 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6,88 %.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2102/QĐ-UBND về thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính năm 2017 lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre

  • Số hiệu: 2102/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 07/09/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
  • Người ký: Cao Văn Trọng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản