Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2022/QĐ-UBND | Bình Dương, ngày 13 tháng 7 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THU TIỀN BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN ĐẤT TRỒNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Căn cứ Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Căn cứ Nghị quyết số 53/2016/NQ-HĐND9 ngày 16 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Căn cứ Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 14 tháng 9 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết số 53/2016/NQ-HĐND9 ngày 16 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 05/TTr-STC ngày 09 tháng 02 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định về việc thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bình Dương, như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh: Quyết định này quy định về việc thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và chế độ thu nộp, quản lý, sử dụng nguồn thu bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý, sử dụng đất chuyên trồng lúa nước.
3. Thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa
a) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai và phải nộp một khoản tiền để bảo vệ phát triển đất trồng lúa.
b) Mức tiền phải nộp
Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa (đồng) | = | Diện tích | x | Giá của loại đất trồng lúa (đồng/m2) | x | 70% |
Trong đó:
- Diện tích (m2) là phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp ghi cụ thể trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp của cơ quan có thẩm quyền;
- Giá của loại đất trồng lúa (đồng/m2) tính theo Bảng giá đất đang được áp dụng tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
4. Số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa được nộp vào ngân sách nhà nước và được phân chia nguồn thu như sau:
- Ngân sách cấp tỉnh được hưởng 100% số tiền thu được theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp chuyên trồng lúa nước sang mục đích đất phi nông nghiệp;
- Ngân sách huyện, thị xã, thành phố được hưởng 100% số tiền thu được theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố quyết định chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa nước sang mục đích đất phi nông nghiệp.
5. Chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa; quản lý sử dụng kinh phí; lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí: thực hiện theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
6. Việc thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa khi chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp thực hiện từ ngày Nghị định số 35/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
Điều 2. Trách nhiệm của cơ quan tài chính, cơ quan tài nguyên và môi trường và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
1. Cơ quan tài chính:
a) Căn cứ vào phiếu chuyển thông tin về diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền của cơ quan tài nguyên và môi trường, xác định số tiền phải nộp theo quy định đối với diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp và thông báo cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định.
b) Tổ chức thu khoản tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Trường hợp quá thời hạn nộp theo công văn của cơ quan tài chính, người được nhà nước giao đất, cho thuê đất sẽ phải nộp thêm tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
2. Cơ quan tài nguyên và môi trường và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Cung cấp thông tin về diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền cho cơ quan tài chính; kiểm tra kết quả nộp tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa trước khi thực hiện thủ tục bàn giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp chưa nộp tiền vào ngân sách thì yêu cầu người sử dụng đất có trách nhiệm kê khai số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phải nộp, tương ứng với diện tích đất chuyên trồng lúa nước được Nhà nước giao, cho thuê và nộp tiền trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
b) Rà soát các trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích đất phi nông nghiệp trên địa bàn từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 đến trước ngày có hiệu lực của Quyết định này để cung cấp thông tin cho cơ quan tài chính tổ chức thực hiện thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa phải nộp theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Dương; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Bình Dương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 7 năm 2022 và thay thế Quyết định số 62/2016/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bình Dương./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 62/2016/QĐ-UBND về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 2Quyết định 24/2020/QĐ-UBND quy định về mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 3Quyết định 03/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quy định mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên kèm theo Quyết định 20/2017/QĐ-UBND
- 4Quyết định 39/2021/QĐ-UBND sửa đổi Điều 2 Quyết định 38/2017/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý và sử dụng tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5Quyết định 26/2022/QĐ-UBND quy định mức thu, nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 6Quyết định 29/2022/QĐ-UBND quy định về thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 7Quyết định 29/2022/QĐ-UBND về thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 1Luật đất đai 2013
- 2Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6Thông tư 18/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Nghị quyết 53/2016/NQ-HĐND9 về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 8Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 9Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 10Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 11Quyết định 24/2020/QĐ-UBND quy định về mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 12Quyết định 03/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quy định mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên kèm theo Quyết định 20/2017/QĐ-UBND
- 13Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết 53/2016/NQ-HĐND9 về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 14Quyết định 39/2021/QĐ-UBND sửa đổi Điều 2 Quyết định 38/2017/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý và sử dụng tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 15Quyết định 26/2022/QĐ-UBND quy định mức thu, nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 16Quyết định 29/2022/QĐ-UBND quy định về thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 17Quyết định 29/2022/QĐ-UBND về thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Quyết định 21/2022/QĐ-UBND về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Số hiệu: 21/2022/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/07/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Mai Hùng Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra