Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2022/QĐ-UBND | Trà Vinh, ngày 23 tháng 8 năm 2022 |
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2022;
Căn cứ Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 03 tháng 9 năm 2022 và thay thế Quyết định số 37/2016/QĐ-UBND ngày 20/9/2016 và Quyết định số 08/2018/QĐ-UBND ngày 29/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 37/2016/QĐ-UBND ngày 20/9/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định trình tự lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
(kèm theo Quyết định số 21/2022/QĐ-UBND ngày 23/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Quy định này quy định việc lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
Các nội dung không được nêu trong Quy định này thì thực hiện theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Các cơ sở, dự án, cảng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi tắt là cơ sở) có hoạt động kinh doanh, khai thác, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng xăng, dầu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu và thực hiện hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên đất liền, trên sông và vùng biển thuộc địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 3. Nguyên tắc trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
1. Tích cực phòng ngừa, chủ động xây dựng kế hoạch, đầu tư trang thiết bị, các phương án hợp đồng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu.
2. Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin sự cố tràn dầu kịp thời, ưu tiên bảo đảm thông tin cho hoạt động ứng phó, báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi vượt khả năng ứng phó.
3. Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả chuẩn bị và ứng phó sự cố tràn dầu, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.
4. Chủ động ứng phó gần nguồn dầu tràn để ngăn chặn, hạn chế dầu tràn ra môi trường. Giám sát chặt chẽ nguy cơ lan tỏa dầu tràn vào đường bờ để xác định thứ tự ưu tiên và tiến hành các biện pháp bảo vệ các khu vực ưu tiên bảo vệ.
5. Đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ trong ứng phó.
6. Chỉ huy thống nhất, phối hợp chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó.
7. Bên gây ra ô nhiễm tràn dầu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tràn dầu gây ra theo quy định của pháp luật.
LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CÓ TRÀN DẦU
Điều 4. Lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
1. Các cơ sở xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 5 của Quy định này thẩm định, phê duyệt. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở được lập trước khi triển khai dự án, song song với thủ tục môi trường.
2. Các cơ sở đã hoạt động trước thời điểm Quy định này có hiệu lực nhưng chưa có kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được phê duyệt theo quy định, phải lập Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
3. Khi có sự thay đổi các điều kiện dẫn đến thay đổi nội dung kế hoạch thì phải cập nhật bổ sung và cập nhật định kỳ hàng năm; khi có những thay đổi lớn làm tăng quy mô sức chứa vượt quá khả năng ứng phó so với phương án trong kế hoạch thì phải lập lại kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 5. Thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
1. Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối với các trường hợp:
a) Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở có hoạt động kinh doanh, khai thác, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng xăng, dầu có quy mô từ 20 m3 (tấn) trở lên (trừ các trường hợp quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 8, Khoản 9 Điều 7 Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ).
b) Các cảng, các Tổng kho xăng dầu, kho xăng dầu có tổng khối lượng chứa dưới 50.000 m3, các cảng xăng dầu có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng dưới 50.000 DWT xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, báo cáo cơ quan chủ quản thẩm định (đối với các kho xăng, dầu gắn liền với cảng xăng, dầu thì xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu chung cho kho, cảng), trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
c) Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, tổ chức thẩm định hồ sơ Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối với các cơ sở có hoạt động kinh doanh, khai thác, vận chuyển, chuyển tải xăng, dầu có quy mô dưới 20 m3 (tấn); các cơ sở có hoạt động sử dụng xăng, dầu với mức nhiên liệu dự trữ từ trên 05 m3 (tấn) đến dưới 20 m3 (tấn). Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận, tổ chức thẩm định hồ sơ Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
3. Đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu không thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý thì trình cơ quan chủ quản thẩm định, phê duyệt theo quy định. Kế hoạch được thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện để phối hợp thực hiện.
Điều 6. Thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
1. Các cơ sở gửi hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền tại Điều 5 đề nghị thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
2. Hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
b) Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo mẫu quy định tại Phụ lục II Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Thời gian thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
a) Trong thời hạn 20 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định và tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Thời gian nêu trên không tính thời gian chủ các cơ sở, dự án phải chỉnh sửa, bổ sung kế hoạch theo ý kiến của các Sở, ngành và địa phương có liên quan hoặc Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định và tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Thời gian nêu trên không tính thời gian chủ các cơ sở, dự án phải chỉnh sửa, bổ sung Kế hoạch theo ý kiến của các Sở, ngành và địa phương có liên quan.
Điều 7. Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
1. Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối với các cơ sở hoạt động kinh doanh, khai thác, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng xăng, dầu có quy mô từ 60 m3 (tấn) trở lên. Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (gọi tắt Hội đồng thẩm định) được thành lập cho từng kế hoạch cụ thể.
2. Thành phần của Hội đồng thẩm định gồm đại diện các đơn vị: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự án hoặc cơ sở hoạt động; Ban Quản lý Khu Kinh tế Trà Vinh trường hợp cơ sở nằm trong Khu kinh tế, khu công nghiệp và một số đơn vị có liên quan. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định có thể mời Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Nam, các chuyên gia chuyên ngành cùng tham dự, tư vấn, phản biện. Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường là Chủ tịch Hội đồng.
3. Phương thức hoạt động của Hội đồng thẩm định:
a) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai, trực tiếp giữa các thành viên hội đồng về kết quả thẩm định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính khách quan, trung thực của các kết luận thẩm định.
b) Hội đồng thẩm định chỉ tiến hành thẩm định khi có sự tham gia từ hai phần ba (2/3) trở lên số lượng thành viên hội đồng thẩm định, trong đó bắt buộc phải có Chủ tịch hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch hội đồng được Chủ tịch hội đồng ủy quyền) và có sự tham gia của chủ cơ sở hoặc người đại diện của chủ cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật.
c) Thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá về nội dung của Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và các vấn đề khác có liên quan đến nội dung Kế hoạch. Người chủ trì phiên họp đưa ra kết luận của Hội đồng thẩm định nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo 01 (một) trong 03 (ba) mức sau:
- Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: Khi tất cả thành viên hội đồng thẩm định tham dự phiên họp có phiếu thẩm định nhất trí thông qua và không cần chỉnh sửa, bổ sung.
- Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: Khi có ít nhất một phần hai (1/2) số thành viên hội đồng tham dự có phiếu thẩm định đồng ý thông qua nhưng phải chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến của Hội đồng.
- Không thông qua: Khi có trên một phần hai (1/2) số thành viên hội đồng có phiếu thẩm định không thông qua.
4. Kinh phí tổ chức thực hiện tham định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Hội đồng thẩm định sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm giao cho Sở Tài nguyên và môi trường. Nội dung và mức chi hoạt động của Hội đồng thẩm định thực hiện theo quy định.
Điều 8. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương triển khai thực hiện Quy định này. Đồng thời, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng; phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố tràn dầu; chủ động phòng tránh và kịp thời ứng phó, nhằm bảo vệ môi trường tại địa phương.
b) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ sở xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị có liên quan thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh (trường hợp cần thiết tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế), trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đúng theo quy định.
c) Hướng dẫn, phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
d) Chủ trì, phối hợp kiểm tra, giám sát công tác phòng ngừa và thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh; xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.
đ) Tham mưu, hướng dẫn các hoạt động bảo vệ môi trường trong khắc phục sự cố tràn dầu, quản lý chất thải sau thu gom; phối hợp với các cơ quan liên quan xác định nguyên nhân gây ra sự cố tràn dầu; điều tra, đánh giá thiệt hại về môi trường, đề xuất giải pháp phục hồi môi trường sau sự cố tràn dầu.
g) Định kỳ 06 tháng (trước 30/6) và hàng năm (trước ngày 31/12) tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu và báo cáo đột xuất khi xảy ra sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh.
2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chỉ đạo, huy động nguồn lực của đơn vị tham gia ứng phó sự cố tràn dầu trên đất liền, trên sông, trên biến khi có tình huống và theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp với các sở, ngành tỉnh đề xuất các phương án ứng phó đối với sự cố tràn dầu, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở trên địa bàn tỉnh.
3. Công an tỉnh
a) Triển khai thực hiện Quy định này trong phạm vi quản lý; chỉ đạo lực lượng thuộc thẩm quyền quản lý tham gia phối hợp với các sở, ngành, địa phương ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh.
b) Chỉ đạo lực lượng cảnh sát môi trường tham gia phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc chấp hành, thực hiện các nội dung, biện pháp ngừa sự cố tràn dầu; xác định nguyên nhân gây ra sự cố tràn dầu;
4. Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
a) Triển khai thực hiện Quy định này trong phạm vi quản lý; phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, đôn đốc triển khai Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở nhằm ngăn ngừa, hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố tràn dầu;
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương tổ chức tập huấn, diễn tập để nâng cao hiệu quả ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu; thực hiện công tác ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh.
5. Các Sở, Ban, ngành liên quan
a) Triển khai thực hiện Quy định này trong phạm vi ngành quản lý; Tham gia Hội đồng hoặc có ý kiến đóng góp thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở theo Quy định này;
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các địa phương kiểm tra, đôn đốc chủ cơ sở xây dựng và triển khai Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu nhằm ngăn ngừa, hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố tràn dầu.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức triển khai thực hiện Quy định này; xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn quản lý, trình UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt theo quy định.
2. Tổ chức thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở theo thẩm quyền; kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn quản lý.
3. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố tràn dầu, chủ động phòng tránh và kịp thời ứng phó, bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý.
4. Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức việc ứng phó và báo cáo kịp thời sự cố tràn dầu xảy ra trên địa bàn quản lý; chủ trì đánh giá, xác định thiệt hại, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, yêu cầu chủ cơ sở gây ra sự cố tràn dầu trên địa bàn quản lý bồi thường thiệt hại theo quy định.
5. Định kỳ 06 tháng (trước 15/6) và hàng năm (trước ngày 15/12) báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Quy định này, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp.
Điều 10. Trách nhiệm của chủ cơ sở
1. Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở theo quy định.
2. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt; chủ động đầu tư phương tiện, trang thiết bị, vật tư, sẵn sàng lực lượng, đảm bảo triển khai tại chỗ hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố; tham gia vào hoạt động chung ứng phó sự cố tràn dầu theo sự điều động, chỉ huy thống nhất của các cơ quan có thẩm quyền. Xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ứng phó đi tập huấn để nâng cao kỹ năng ứng phó của cơ sở theo quy định. Định kỳ tối thiểu 6 tháng triển khai thực hành huấn luyện ứng phó sự cố tràn dầu tại hiện trường.
3. Triển khai các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, huy động nguồn lực ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra sự cố tràn dầu; trường hợp cơ sở chưa đủ khả năng tự ứng phó, phải ký kết thỏa thuận, hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ quan, đơn vị thích hợp để triển khai khi có tình huống. Khi xảy ra sự cố, chịu trách nhiệm chi trả, bồi thường thiệt hại về kinh tế, tổn thất về môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp có sự thay đổi quy mô đầu tư, thay đổi thiết kế dẫn đến thay đổi nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt, chủ cơ sở phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch và chỉ được thực hiện những thay đổi sau khi có văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Chủ cơ sở để xảy ra sự cố tràn dầu hoặc phát hiện sự cố tràn dầu có trách nhiệm báo cáo, thông tin kịp thời đến các cơ quan sau: Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) biết để tham gia phối hợp ứng phó.
6. Định kỳ hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) báo cáo tình hình, kết quả thực hiện, cập nhật các nội dung trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện (theo thẩm quyền phê duyệt) để tổng hợp, giám sát trong quá trình thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 37/2016/QĐ-UBND về quy định trình tự lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 2Kế hoạch 1376/KH-UBND năm 2022 triển khai Quyết định 12/2021/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 3Quyết định 33/2022/QĐ-UBND quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4Quyết định 16/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 12/2020/QĐ-UBND Quy định lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 5Quyết định 49/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa kèm theo Quyết định 4487/2014/QĐ-UBND
- 6Quyết định 713/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 7Quyết định 74/2022/QĐ-UBND Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Quyết định 12/2021/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 1376/KH-UBND năm 2022 triển khai Quyết định 12/2021/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 7Quyết định 33/2022/QĐ-UBND quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 8Quyết định 16/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 12/2020/QĐ-UBND Quy định lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 9Quyết định 49/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa kèm theo Quyết định 4487/2014/QĐ-UBND
- 10Quyết định 713/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 11Quyết định 74/2022/QĐ-UBND Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Quyết định 21/2022/QĐ-UBND quy định lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- Số hiệu: 21/2022/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/08/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh
- Người ký: Nguyễn Quỳnh Thiện
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra