Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2020/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 24 tháng 9 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 47/TTr-SCT ngày 15 tháng 9 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công thương, Tài chính, Nội vụ, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các tổ chức, cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM KHÔNG THUỘC ĐỐI TƯỢNG PHẢI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Kèm theo Quyết định số 21/2020/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Quy định việc phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
1. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện);
3. Sở Công thương;
4. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
5. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Việc phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật theo quy định hiện hành, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền của Sở Công thương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác quản lý an toàn thực phẩm ngành công thương trên địa bàn tỉnh.
1. Giao Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tiếp nhận Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo đối với các cơ sở quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, bao gồm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ (các cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật).
2. Giao Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tiếp nhận Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo; tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ (cơ sở có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật) quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
3. Giao Sở Công thương chịu trách nhiệm tiếp nhận Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; tiếp nhận bản sao Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực đối với các cơ sở được cấp một trong các Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Điều 5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đã được phân cấp tại khoản 1 Điều 4 của Quy định này.
2. Phân công cán bộ công chức cấp xã theo dõi công tác an toàn thực phẩm hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện việc gửi Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn theo đúng quy định. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, hậu kiểm việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý, trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện.
3. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý.
Điều 6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đã được phân cấp tại khoản 2 Điều 4 của Quy định này.
2. Phân công Phòng Kinh tế hoặc Kinh tế và Hạ tầng hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện việc gửi Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, Bản tự công bố sản phẩm theo đúng quy định. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý.
3. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý.
4. Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu, bố trí nguồn lực, kinh phí triển khai công tác quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quy định này.
5. Chỉ đạo Phòng Kinh tế hoặc Kinh tế và Hạ tầng chủ trì, phối hợp với các Phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy định này của Ủy ban nhân dân cấp xã, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Công thương
1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đã được phân cấp tại khoản 3 Điều 4 của Quy định này.
2. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý.
3. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho Phòng Kinh tế hoặc Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Quy định này theo quy định hiện hành.
4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy định này của Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Căn cứ khả năng ngân sách địa phương, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hằng năm, đảm bảo điều kiện cần thiết để các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện trách nhiệm được phân cấp theo đúng Quy định này.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
Tham gia ý kiến đối với việc quản lý biên chế hành chính và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp theo quy định.
1. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 10 tháng 6), hàng năm (trước ngày 10 tháng 12), Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện Quy định này trên địa bàn xã về Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 17 tháng 6), hàng năm (trước ngày 17 tháng 12), Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện Quy định này trên địa bàn huyện về Sở Công thương.
3. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 22 tháng 6), hàng năm (trước ngày 22 tháng 12), Sở Công thương có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện Quy định này trên địa bàn tỉnh về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Công thương.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Công thương có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công thương theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Tổ chức thực hiện
1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm quy định tại Quy định này có trách nhiệm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Sở Công thương có trách nhiệm chủ trì, hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện Quy định này trên địa bàn tỉnh.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, cá nhân kịp thời báo cáo về Sở Công thương tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
MẪU BẢN CAM KẾT SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM AN TOÀN
(Kèm theo Quy định tại Quyết định số 21/2020/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Mẫu số 01a - Đối với cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Mẫu số 01b - Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn
Kính gửi:................................ (tên cơ quan tiếp nhận bản cam kết)
Tên cá nhân:.................................................................................................................
Số chứng minh thư hoặc thẻ căn cước hoặc mã số định danh công dân:........................
Ngày cấp:.................................................................. Nơi cấp:.....................................
Địa chỉ liên hệ:...............................................................................................................
Điện thoại:........................................................ Fax:............................. E-mail:...........
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh:....................................................................................
Địa điểm sản xuất, kinh doanh:......................................................................................
Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:......................................................................................
Tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nếu có vi phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bản cam kết này được làm thành 02 bản có giá trị như nhau, cơ quan quản lý giữ 01 bản, cơ sở giữ 01 bản.
(Kèm theo:....................... ).
............., ngày.... tháng.... năm........ | .........., ngày.... tháng.... năm........ |
Bản cam kết có hiệu lực đến ngày.... tháng.... năm........
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn
Kính gửi:................................ (tên cơ quan tiếp nhận bản cam kết)
Tên tổ chức/doanh nghiệp:............................................................................................
Giấy CNĐKDN/VPĐD số:...............................................................................................
cấp ngày.... tháng.... năm........, nơi cấp:........................................................................
Địa điểm trụ sở chính:....................................................................................................
Số điện thoại:................................................... Số Fax:........................ E-mail:...........
Tên người đại diện theo pháp luật:.................................................................................
Địa điểm sản xuất, kinh doanh:......................................................................................
Số điện thoại:................................................... Số Fax:........................ E-mail:...........
Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:......................................................................................
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nếu có vi phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bản cam kết này được làm thành 02 bản có giá trị như nhau, cơ quan quản lý giữ 01 bản, cơ sở giữ 01 bản.
(Kèm theo:...................... )
............., ngày.... tháng.... năm........ | ..........., ngày.... tháng.... năm........ |
Bản cam kết có hiệu lực đến ngày.... tháng.... năm........
- 1Kế hoạch 3674/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Kon Tum ban hành
- 2Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Bình Định ban hành
- 3Quyết định 25/2020/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 4Quyết định 02/2021/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý nhà nước và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 5Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương
- 6Kế hoạch 3674/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Kon Tum ban hành
- 7Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Bình Định ban hành
- 8Quyết định 25/2020/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 9Quyết định 02/2021/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý nhà nước và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Quyết định 21/2020/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- Số hiệu: 21/2020/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/09/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Nguyễn Tấn Tuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/10/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra