ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2014/QĐ-UBND | Thái Bình, ngày 24 tháng 10 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHỦ ĐỘNG KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH TRÊN GIA SÚC, GIA CẦM Ở THÁI BÌNH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 04/2012/QĐ-UBND NGÀY 18/01/2012 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2013;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y năm 2004 và Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ tăng cường năng lực chủ động kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm ở tỉnh Thái Bình;
Xét đề nghị của: Sở Tư pháp tại Báo cáo số 84/BC-STP ngày 03/9/2014; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 286/TTr-SNNPTNT ngày 17/10/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ tăng cường năng lực chủ động kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm ở Thái Bình ban hành kèm theo Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 18/01/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, như sau:
a) Vắc xin phòng các bệnh đỏ trên đàn lợn (dịch tả, tụ huyết trùng, đóng dấu, phó thương hàn);
b) Vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng cho đàn trâu, bò và đàn lợn nái, đực giống;
c) Vắc xin để tiêm phòng bao vây ổ dịch và mua trang thiết bị thiết yếu phục vụ khoanh vùng, xử lý dịch bệnh đối với các ổ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 18/01/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo và triển khai Quyết định này đối với các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn quản lý.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chi cục trưởng Chi cục Thú y; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 150/2006/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình thú y phục vụ phát triển bò sữa - kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm từ năm 2006 - 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Nghị quyết 29/2011/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ tăng cường năng lực chủ động kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm do tỉnh Thái Bình ban hành
- 1Quyết định 150/2006/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình thú y phục vụ phát triển bò sữa - kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm từ năm 2006 - 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 6Thông tư 136/2010/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y do Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 04/2012/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y do Bộ Tài chính ban hành
- 8Nghị quyết 29/2011/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ tăng cường năng lực chủ động kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm do tỉnh Thái Bình ban hành
Quyết định 21/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ tăng cường năng lực chủ động kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm ở Thái Bình kèm theo Quyết định 04/2012/QĐ-UBND
- Số hiệu: 21/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/10/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Phạm Văn Sinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/11/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực