Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2098/2006/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 23 tháng 10 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 03/2006/TTLT/BTC-BNV, ngày 17/01/2006 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1081/TTr-SNV, ngày 10/7/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước".
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và được đăng trên Công báo cấp tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện - thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2098/2006/QĐ-UBND, ngày 23/10/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế hành chính, dự bị và kinh phí quản lý hành chính được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, có tài khoản và con dấu riêng (sau đây gọi tắt là cơ quan thực hiện chế độ tự chủ) gồm có:
a) Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Uỷ ban nhân dân; các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh.
b) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện - thị xã; các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân các huyện - thị xã.
c) Các cơ quan, đơn vị đang thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Quyết định số: 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Các đơn vị sự nghiệp; bộ phận sự nghiệp trực thuộc các cơ quan nhà nước (là đơn vị dự toán, có tài khoản và con dấu riêng); Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn không thuộc đối tượng thực hiện theo quy định này.
Chương II
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỐI VỚI CƠ QUAN TỰ CHỦ
Điều 2. Về khối lượng, chất lượng công việc thực hiện
1. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị phải cụ thể hóa nhiệm vụ bằng chương trình, kế hoạch công tác hàng tháng, quý, 6 tháng, năm. Đảm bảo từng cán bộ, công chức và cơ quan, đơn vị phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có báo cáo đầy đủ bằng văn bản và nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao gởi về Uỷ ban nhân dân, cơ quan chuyên môn cấp trên và Uỷ ban nhân dân cùng cấp đầy đủ nội dung, kịp thời gian quy định kể cả các công tác chuyên môn khác được lãnh đạo cơ quan, đơn vị giao cho từng cá nhân cán bộ, công chức thực hiện.
2. Đối với nhiệm vụ đột xuất được Bộ, ngành chủ quản, Uỷ ban nhân dân cấp trên và Uỷ ban nhân dân cùng cấp giao, tùy thuộc vào nội dung, tính chất, mức độ phức tạp của công việc và thời gian quy định, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ phối kết hợp với lãnh đạo cơ quan đơn vị có liên quan và giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức thuộc quyền thực thi công vụ chính xác, có hiệu quả, đạt hoặc vượt yêu cầu về thời gian, tiết kiệm kinh phí.
3. Cơ quan, đơn vị có giải pháp động viên tập thể, cá nhân cán bộ, công chức luôn phát huy sáng kiến, phương pháp làm việc mới thực sự khoa học và được áp dụng vào thực tiễn công tác đạt hiệu quả cao, tiết kiệm kinh phí.
Điều 3. Thời gian giải quyết công việc
1. Căn cứ vào quy chế hoạt động, nội quy quy định và các thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị đã được ban hành. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý cán bộ, công chức thuộc quyền thực thi nhiệm vụ công vụ nhanh, chính xác, đúng thời gian quy định cho từng loại hồ sơ, thủ tục hành chính đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ban hành. Cán bộ công chức không được gây khó khăn, sách nhiễu hoặc có hành vi tham nhũng, hối lộ đối với các tổ chức, cá nhân hoặc nhân dân đến liên hệ công tác hoặc giải quyết công việc có liên quan.
2. Cơ quan, đơn vị phải có kế hoạch cụ thể thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính, trong đó có nội dung mô hình một cửa.
3. Cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị phải đảm bảo thực hiện đầy đủ ngày, giờ công theo quy định hiện hành của Nhà nước, nếu vắng mặt phải có lý do chính đáng và được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
4. Khi giải quyết công việc có liên quan với cá nhân, tổ chức; cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị phải xem xét kiểm tra đầy đủ hồ sơ trước khi ra biên nhận, xác định thời gian giải quyết xong và hoàn trả hồ sơ cụ thể theo quy định.
Điều 4. Chấp hành chính sách, chế độ và các quy định về tài chính
1. Cán bộ công chức của cơ quan, đơn vị phải gương mẫu chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; quy chế và nội quy quy định của cơ quan, đơn vị, kiên quyết bảo vệ cái đúng, đấu tranh với những hành vi sai trái, đảm bảo đoàn kết nội bộ. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở trong các mặt công tác trên tinh thần minh bạch, công khai, dân chủ, đúng pháp luật kể cả việc sử dụng biên chế và kinh phí tự chủ được giao.
2. Đảm bảo chế độ đi công tác ở cơ sở có hiệu quả; chất lượng tốt; với nhiệm vụ được giao, từng cán bộ, công chức giúp cho cơ sở giải quyết tốt những khó khăn, vướng mắc, đồng thời có báo cáo và đề xuất với lãnh đạo cơ quan, đơn vị có biện pháp giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện chủ trương, kế hoạch của trên đề ra. Chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông, bảo vệ an toàn cơ quan, đơn vị và phòng chống cháy nổ tốt.
3. Cơ quan đơn vị phải quản lý, sử dụng tốt và có hiệu quả về số biên chế được tự chủ.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ tự chủ
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ tự chủ, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Uỷ ban nhân dân tỉnh về các quyết định của mình trong việc quản lý sử dụng biên chế được giao.
2. Tuyển dụng cán bộ, công chức phải có trình độ, năng lực phù hợp để đủ sức hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong việc tuyển dụng và giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức ở cơ quan, đơn vị đúng theo quy định.
3. Cụ thể hoá quy định về tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế hành chính nhà nước do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành, đảm bảo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức công đoàn và cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị được tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch sử dụng biên chế hành chính được giao cho cơ quan, đơn vị tự chủ theo đúng quy định.
4. Chế độ báo cáo:
a) Báo cáo kết quả thực hiện tự chủ:
- Căn cứ vào các tiêu chí tại quy định này, cơ quan, đơn vị phải tổ chức đánh giá về tình hình, kết quả thực hiện chế độ tự chủ về biên chế 06 tháng một lần. Căn cứ vào kết quả đánh giá, lập báo cáo 06 tháng đầu năm gởi về Sở Nội vụ chậm nhất vào ngày 30 tháng 6 hàng năm để theo dõi, kiểm tra, giám sát và báo cáo tổng hợp cả năm gởi về Sở Nội vụ, Sở Tài chính chậm nhất vào ngày 31/10 hàng năm để tổng hợp báo cáo về trên theo quy định.
b) Báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính: Căn cứ vào kế hoạch cụ thể thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị, từng tháng, quý, 06 tháng, hàng năm phải có báo cáo đầy đủ gởi về Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính nhà nước của tỉnh theo đúng quy định.
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Nội vụ và Sở Tài chính
1. Phối hợp hướng dẫn thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế, tổ chức chỉ đạo, thanh tra công vụ và kiểm tra tình hình, tiến độ thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao đối với các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Hàng năm báo cáo với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Thường trực Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện quy định này.
2. Giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Các cơ quan, đơn vị hành chính, đang thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Quyết định số: 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ và những văn bản quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh trước đây được thực hiện theo quy định này. Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế hành chính nhà nước theo quy định này, các cơ quan đơn vị không cần phải xây dựng đề án.
Điều 8.
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện - thị xã có trách nhiệm cụ thể hoá quy định này thành số điểm, phân loại xếp hạng cho cá nhân, tập thể phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của cơ quan và các huyện - thị xã trong tỉnh.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ban, ngành tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện - thị xã, tùy theo tính chất và loại công việc, kịp thời phản ánh về Sở Nội vụ, Sở Tài chính để xem xét giải quyết./.
- 1Quyết định 187/QĐ-CTUBND năm 2010 về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm biên chế và tài chính theo nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ đối với các đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do tỉnh Bình Định ban hành
- 2Quyết định 1194/QĐ-UBND năm 2011 về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập do tỉnh Bình Phước ban hành
- 3Quyết định 2414/2011/QĐ-UBND quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh quản lý thời kỳ 2011 - 2015 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 4Quyết định 28/2015/QĐ-UBND Quy định trách nhiệm của cơ quan, đơn vị; cán bộ, công, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ và chấp hành kỷ luật, kỷ cương do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 5Quyết định 1365/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành đã hết hiệu lực thi hành toàn bộ hoặc một phần năm 2015
- 6Quyết định 1533/QĐ-UBND năm 2015 bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 1Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
- 2Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT-BTC-BNV hướng dẫn Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước do Bộ Tài chính - Bội Nội vụ cùng ban hành
- 3Luật Giao thông đường bộ 2001
- 4Quyết định 192/2001/QĐ-TTg về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Quyết định 187/QĐ-CTUBND năm 2010 về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm biên chế và tài chính theo nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ đối với các đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do tỉnh Bình Định ban hành
- 7Quyết định 1194/QĐ-UBND năm 2011 về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập do tỉnh Bình Phước ban hành
- 8Quyết định 2414/2011/QĐ-UBND quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh quản lý thời kỳ 2011 - 2015 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 9Quyết định 28/2015/QĐ-UBND Quy định trách nhiệm của cơ quan, đơn vị; cán bộ, công, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ và chấp hành kỷ luật, kỷ cương do tỉnh Bắc Kạn ban hành
Quyết định 2098/2006/QĐ-UBND quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- Số hiệu: 2098/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/10/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Phạm Văn Đấu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra