Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2076/2003/QĐ-UB | Tân An, ngày 16 tháng 6 năm 2003 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21-6-1994;
- Căn cứ quyết định số13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007;
- Căn cứ quyết định số 213/2003/QĐ-UB ngày 20/01/2003 của UBND tỉnh Long An V/v thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Long An;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại văn bản số 300/TT-PBGDPL ngày 6/6/2003,
QUYẾT ĐỊNH
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2076/2003 ngày16/6/2003 của UBND tỉnh)
Điều 1: Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng:
- Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (HĐPHPB,GDPL) Tỉnh Long An(gọi tắtlà Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật), là tổ chức phối hợp sự chỉ đạo của các cơ quan, tổ chức về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; duy trì hoạt động phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các Tổ chức chính trị- xã hội, các Tổ chức xã hội nghề nghiệp, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức trong Tỉnh đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ được quy định ở điều 2 của Quyết định số 213/2003/QĐ-UB ngày 20/1/2003 của Ủy ban nhân dân Tỉnh.
Điều 2: Nguyên tắc làm việc của Hội đồng:
a) Hội đồng làm việc tập thể, quyết định các vấn đề theo nguyên tắc đa số nhất trí. Hội đồng vừa phát huy tính chủ động của mỗi thành viên, mỗi tiểu ban của Hội đồng trên cơ sở nhiệm vụ được giao, vừa đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các thành viên, giữa các tiểu ban, giữa các cơ quan thường trực, tổ thư ký với cơ quan, tổ chức có đại diện là thành viên Hội đồng.
b) Các thành viên hội đồng vừa tham gia công tác của Hội đồng, vừa đại diện cho cơ quan,tổ chức đã cử mìmh tham gia Hội đồng, có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở ngành, cơ quan, tổ chức mình theo kế hoạch của Ủy ban Nhân dân Tỉnh và kế hoạch phối hợp của Hội đồng.
Điều 3: Phương thức hoạt động của Hội đồng:
a) Hội đồng hoạt động theo chương trình, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn hoặc về một nội dung phổ biến giáo dục pháp luật cụ thể do Chính phủ, Ủy ban Nhân dân chỉ đạo hoặc do Hội đồng nhất trí thông qua.
b) Hoạt động của hội đồng được thực hiện theo phương thức vừa bao quát, toàn diện các hoạt động phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vừa phân công phụ trách từng mãng công việc theo đối tượng, lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật,
c) Các kết luận của hội đồng được thông qua tại phiên họp toàn thể của hội đồng trên cơ sở thảo luận, bàn bạc của các thành viên Hội đồng kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục theo Chỉ thị, Kế hoạch của UBND Tỉnh.
Trong trường hợp Hội đồng không họp, kết luận của Hội đồng có thể được Chủ tịch Hội đồng ban hành sau khi xin ý kiến bằng văn bản các thành viên của Hội đồng, Các thành viên Hội đồng được hỏi ý kiến phải có trách nhiệm phát biểu ý kiến chính thức bằng văn bản, Nếu không có ý kiến đóng góp thì coi như đồng ý với dự thảo và phải chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan đến trách nhiệm của mình trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Điều 4: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng
Cơ cấu tổ chức Hội đồng gồm:
- Hội nghị toàn thể Hội đồng;
- Các tiểu ban của hội đồng;
- Chủ tịch, phó Chủ tịch; cơ quan thường trực và tổ thư ký của Hội đồng, tổ thư ký của tiểu ban.
Điều 5: Hội nghị toàn thể Hội đồng:
Hội nghị toàn thể các thành viên của Hội đồng là cơ quan cao nhất của Hội đồng được tiến hành thường kỳ hoặc đột xuất do Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch Hội đồng triệu tập và chủ trì để giải quyết các công việc quan trọng của hội đồng.
Điều 6: Các tiểu ban của Hội đồng.
1) Hội đồng có 7 tiểu ban sau đây:
Tiểu ban 1: Tiểu ban phối hợp hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong cán bộ, công chức Nhà nước gồm các thành viên trong hội đồng: Ban Tổ chức chính quyền Tỉnh, Văn phòng HĐND- UBND tỉnh, Liên đoàn lao động Tỉnh, Sở Tư pháp do thành viên: Ban Tổ chức chính quyền Tỉnh làm trưởng tiểu ban.
Tiểu ban 2: Tiểu ban phối hợp hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong Trường chính trị Tỉnh gồm các thành viên trong Hội d0ồng: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Giáo dục - Đào tạo, Ban Tổ chức chính quyền Tỉnh, Sở Tư pháp do thành viên Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm Trưởng tiểu ban.
Tiểu ban 3: Tiểu ban phối hợp hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân gồm các thành viên trong Hội đồng: Ủy ban MTTQ Tỉnh, Hội Cựu chiến binh Tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh, Hội Nông dân Tỉnh, Hội Luật gia Tỉnh, Sở Tư pháp do thành viên: Ủy ban MTTQ Tỉnh làm trưởng tiểu ban.
Tiểu ban 4: Tiểu ban phối hợp hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp gồm các thành viên trong Hội đồng: Văn phòng HĐND- UBND Tỉnh, Liên đoàn lao động Tỉnh, Hội Luật gia Tỉnh, Sở Tư pháp do thành viên: Liên đoàn Lao động Tỉnh làm trưởng ban.
Tiểu ban 5: Tiểu ban phối hợp hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học gồm các thành viên trong Hội đồng: Sở giáo dục- Đào tạo, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Tỉnh đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban Dân số gia đình và trẻ em, Hội cựu chiến binh Tỉnh, Sở tư pháp, do thành viên: Công an Tỉnh làm trưởng tiểu ban.
Tiểu ban 6: Tiểu ban phối hợp hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong các lực lượng vũ trang gòm các thành viên trong Hội đồng: Công an tỉnh, Bộ đội biên phòng tỉnh, Ban chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Tư pháp do thành viên Công an tỉnh làm Trưởng tiểu ban.
Tiểu ban 7: Tiểu ban phối hợp hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, gồm các thành viên trong Hội đồng: Sở Văn hóa thông tin, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đài phát thanh truyền hình Long An, Báo Long An, Sở Tư pháp do thành viên: Sở Văn hóa thông tin làm trưởng tiểu ban.
Các tiểu ban của Hội đồng có phó tiểu ban để cùng trưởng tiểu ban giải quyết công việc của tiểu ban: cử tổ thư ký tiểu ban (là chuyên viên thuộc cơ quan của Trưởng tiểu ban làm tổ trưởng) giúp việc cho tiểu ban.
2/ Các tiểu ban giải quyết công việc theo đối tượng, lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật được phân công.
3/ Căn cứ vào đối tượng, lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật được giao, các tiểu ban cần thiết phải:
Phân công các thành viên hoặc nhón thành viên phụ trách chuyên sâu về từng loại đối tượng, lĩnh vực nhỏ hoặc về từng hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật để phát huy tính chủ động và chuyên sâu trong công việc của tiểu ban.
4/ Các tiểu ban mời đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia hoạt động của tiểu ban để tăng cường sự phối hợp đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo đối tượng, lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật được phân công. Đại diện các cơ quan, tổ chức không phải làm thành viên của Hội đồng do Trưởng tiểu ban quyết định.
Điều 7: Chủ tịch Hội đồng và Phó chủ tịch Hội đồng.
- Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Tư pháp.
- Phó chủ tịch Hội đồng thường trực chỉ đạo hoạt động của tổ thư ký của Hội đồng; thay mặt Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền là: Phó giám đốc Sở Tư pháp.
- Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng giải quyết các công việc sau đây:
a- Điều hòa phối hợp hoạt động của Hội đồng cà các tiểu ban của Hội đồng; chỉ đạo hoạt động của cơ quan thường trực của Hội đồng.
b- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của Hội đồng và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao.
c- Thay mặt Hội đồng ban hành kế hoạch phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật hàng quí, hàng năm và các kết luận khác của Hội đồng.
d- Lập kế hoạch dự toán kinh phí hàng năm cho hoạt động của Hội đồng; Quyết định việc huy động và phân bổ sử dụng kinh phí từ các nguồn khác để hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên cơ sở thông qua Hội đồng.
đ- Định kỳ báo cáo với UBND tỉnh, Hội đồng TW (Bộ Tư pháp) về tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các ngành, các cấp trong tỉnh; Đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
e- Giải quyết các công việc khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng và các cơ quan thường trực của Hội đồng.
Điều 8: Nhiệm vụcác thành viên của Hội đồng:
- Các thành viện của Hội đồng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a- Tham gia hoạt động của một hoặc nhiều tiểu ban của Hội đồng;
b- Tham dự các cuộc họp của Hội đồng và các tiểu ban của Hội đồng; Trong trường hợp không thể tham dự cuộc họp do Hội đồng triệu tập, thành viên Hội đồng phải thông báo cho cơ quan thường trực của Hội đồng và góp ý kiến của mình thuộc vấn đề được thảo luận tại cuộc họp để cơ quan thường trực tổng hợp báo cáo cho cuộc họp và cho Chủ tịch Hội đồng.
c- Thực hiện các công việc được Chủ tịch Hội đồng hoặc Trưởng tiểu ban phân công;
d- Đề xuất với Hội đồng, với các tiểu ban của Hội đồng các biện pháp liên ngành nhằm bảo đảm hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật và phối hợp tổ chức thực hiện.
đ- Được cung cấp các ấn phẩm, tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật;
e- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, của UBND tỉnh, của Hội đồng phối hợp tỉnh ở ngành, tổ chức, địa phương mình phụ trách, thường xuyên thông tin cho cơ quan thường trực về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, các thành viên Hội đồng sử dụng và phát huy vai trò tham mưu, giúp việc của cán bộ pháp chế ngành và các tổ chức có liên quan của cơ quan, tổ chức mình.
Điều 9: Cơ quan Thường trực của Hội đồng.
Cơ quan thường trực của Hội đồng là Sở Tư pháp, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị các dự thảo chương trình hoạt động của Hội đồng; lập kế hoạch dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng; dự kiến kế hoạch huy động kinh phí từ các nguồn khác để hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
b- Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn hội thảo, hội nghị sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quyết định của Hội đồng;
c- Theo dõi, tổng hợp tình hình phối hợp triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong toàn tỉnh để Hội đồng thông qua, báo cáo UBND tỉnh, báo cáo Hội đồng phối hợp TW;
d- Chuẩn bị tổ chức các cuộc họp của Hội đồng, Tổ thư ký và các hoạt động khác của Hội đồng; theo dõi việc thực hiện các kết luận của Hội đồng; thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất do Hội đồng, chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng giao và định kỳ báo cáo Hội đồng.
Điều 10: Trụ sở, con dấu, kinh phí hoạt động của Hội đồng:
- Trụ sở của Hội đồng (cơ quan thường trực và tổ thư ký của Hội đồng) đặt tại Sở Tư pháp; Các tiểu ban của Hội đồng và tổ thư ký của tiểu ban đặt tại cơ quan, tổ chức có đại diện là trưởng tiểu ban của Hội đồng.
- Hội đồng sử dụng con dấu của Sở Tư pháp trong hoạt động của mình.
- Kinh phí hoạt động của Hội đồng do ngân sách Nhà nước cấp theo dự toán hàng năm.
Điều 11: Tổ thư ký của Hội đồng.
- Tổ thư ký của Hội đồng gồm các cán bộ của Sở Tư pháp và các tổ trưởng tổ thư ký của tiểu ban do đồng chí Trưởng phòng nghiên cứu văn bản phổ biến, giáo dục pháp luật Sở Tư pháp làm tổ trưởng theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng.
- Tổ thư ký có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Tham mưu với cơ quan thường trực của Hội đồng và các cơ quan, tổ chức có liên quan đề ra nội dung, biện pháp đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để Hội đồng thông qua;
+ Xây dựng kế hoạch phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng quí, hàng năm; tổ chức việc biên soạn các tài liệu để phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Đề xuất ý kiến để Hội đồng quyết định các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trọng tâm, đột xuất và các biện pháp phù hợp đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng và các tiểu ban của Hội đồng giao.
- Tổ trưởng tổ thư ký của Hội đồng điều hành hoạt động của tổ thư ký, phân công nhiệm vụ cho các tổ viên và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về việc thực hiện nhiệm vụ của tổ.
Điều 12: Tổ thư ký của tiểu ban.
- Tổ thư ký của tiểu ban gồm các bộ của cơ quan, tổ chức có thành viên Hội đồng là thành viên của tiểu ban, do cán bộ chuyên viên thuộc cơ quan của trưởng tiểu ban làm tổ trưởng theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức hữu quan và trưởng tiểu ban.
- Tổ thư ký của tiểu ban có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, chi tiết của tiểu ban;
+ Đề ra nội dung, biện pháp đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo đối tượng, lĩnh vực mà tiểu ban được phân công;
+ Theo dõi, đôn đốc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo đối tượng, lĩnh vực được phân công và đề xuất với tiểu ban các biện pháp đẩy mạnh công tác đó;
+ Phối hợp với cơ quan thường trực của Hội đồng chuẩn bị, tổ chức các cuộc họp và các hoạt động khác của tiểu ban;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng tiêu ban giao.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tổ thư ký phối hợp ch8ạt chẽ với tổ thư ký của Hội đồng, pháp chế ngành của các cơ quan, tổ chức có đại diện là thành viên Hội đồng và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
- Tổ trưởng tổ thư ký của tiểu ban tổ chức hoạt động có tổ thư ký, phân công nhiệm vụ cho các tổ viên và chịu trách nhiện trước tiểu ban về việc thực hiện nhiệm vụ của tổ.
Điều 13: Chuẩn bị nội dung cuộc họp của Hội đồng, cuộc họp của tiểu ban.
- Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo cơ quan thường trực, tổ thư ký của Hội đồng chuẩn bị nội dung cuộc họp của Hội đồng.
- Trưởng tiểu ban của Hội đồng chỉ đạo tổ thư ký của tiểu ban chuẩn bị nội dung cuộc họp của tiểu ban
Điều 14: cuộc họp toàn thể của Hội đồng.
Hội đồng họp cuộc họp toàn thể 06 tháng 1 lần để giải quyết các vấn đề chủ yếu sau đây:
a- Đề ra kế hoạch phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 06 tháng, hàng năm để các cấp, các ngành phồi hợp thực hiện, thông qua chương trình hành động 06 tháng, hàng năm của Hội đồng;
b- Cho ý kiến về chương trình hoạt động của các tiểu ban của Hội đồng, thống nhất nội dung, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng, lĩnh vực mà tiểu ban phụ trách.
c- Thông qua báo cáo tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm, những kiến nghị với cấp trên về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
d- Đề ra kế hoạch, chương trình xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật của các ngành và thống nhất các giải pháp chủ yếu tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả.
đ- Thông qua kế hoạch phổ biến các văn bản pháp luật quan trọng theo quyết định, chủ trương của Chính phủ, của UBND tỉnh.
e- Cho ý kiến về phương hướng huy động, sử dụng kinh phí ngoài kinh phí được cấp từ ngân sách Nhà nước để hỗ trợ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
f- Quyết định những vấn đề khác theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch Hội đồng, trưởng các tiểu ban và thành viên của Hội đồng.
Điều 15: Cuộc họp của tiểu ban và các phương thức hoạt động của tiểu ban.
- Các tiểu ban của Hội đồng 03 tháng họp 1 lần để giải quyết những vấn để chủ yếu sau đây:
a- Thông qua chương trình hoạt động hàng quí, hàng năm của tiểu ban; nội dung, biện pháp phối hợp hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo đối tượng, lĩnh vực được phân công, QĐ chỉ đạo điểm, diện đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
b- Xem xét kết quả thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của các ngành, các cấp theo đối tượng, lĩnh vực được phân công;
c- Xem xét, đề xuất Chủ tịch Hội đồng Quyết định đề nghị khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
d- Giải quyết những công việc khác theo đề nghị của Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng.
- Các tiểu ban của Hội đồng có thể họp chung để cùng giải quyết các công việc có liên quan.
- Ngoài hình thực giải quyết công việc ở các cuộc họp, các tiểu ban của Hội đồng có thể thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình bằng các phương thức khác theo quyết định của trưởng tiểu ban.
Điều 16: Cuộc họp giữa Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng với các trưởng tiểu ban:
- Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng họp với các trưởng tiểu ban theo chế độ thường kỳ và đột xuất nhằm:
+ Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; nắm tình hình thực hiện kế hoạch ở các tiểu ban;
+ Triển khai những công việc trọng tâm, đột xuất, cần thiết của Hội đồng.
- Cơ quan thường trực chủ trì cùng tổ thư ký của Hội đồng và tổ thư ký của tiểu ban thường xuyên giữ mối liên hệ trao đổi thông tin, trao đổi về công việc liên quan đến hoạt động của các tiểu ban và Hội đồng.
- Các thành viên Hội đồng thông tin kết quả hàng tháng cho cơ quan thường trực.
- Các cuộc họp của Hội đồng, của các tiểu ban được thống báo trước 05 ngày, có thông báo nội dung, chương trình làm việc, nội dung những vấn đề cần lấy ý kiến (trừ đột xuất).
Điều 18: Mối quan hệ giữa Hội đồng phối hợp cấp tỉnh với Hội đồng phối hợp các Huyện, thị:
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra giúp đỡ Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các huyện, thị, xã. Mỗi thành viên Hội đồng được cử theo dõi tình hình ở 01 huyện, thị cụ thể, đồng thời có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra cả hệ thống ngành, tổ chức mình tham gia phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Điều 19: Hiệu lực của quy chế:
Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Quá trình thực hiện giao cho Sở Tư pháp tổng hợp tình hình trình UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
- 1Quyết định 03/2000/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 3807/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 20/2006/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh An Giang
- 4Quyết định 21/2006/QĐ-UBND ban hành quy chế tổ chức và hoạt động phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An
- 1Quyết định 03/2000/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Quyết định 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 3807/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 20/2006/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh An Giang
- 6Quyết định 213/2003/QĐ-UB về thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Long An
Quyết định 2076/2003/QĐ-UB về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Long An
- Số hiệu: 2076/2003/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/06/2003
- Nơi ban hành: Tỉnh Long An
- Người ký: Trương Văn Tiếp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra