Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2075/2005/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 20 tháng 6 năm 2005 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO DỤC TỈNH BẾN TRE
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26-11- 2003;
Căn cứ Quyết định số 1765/QĐ ngày 9-12-1981 của Bộ Giáo dục về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo dục cấp chính quyền địa phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi bỏ những quy định trước đây trái với Quy chế được ban hành tại Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO DỤC TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2075/2005/QĐ-UBND Ngày 20 -6 -2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO DỤC TỈNH
Tham mưu cho Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác giáo dục và đào tạo, thực hiện vai trò đầu mối trong việc phối hợp với các ban ngành tỉnh, các lực lượng xã hội, các cơ sở giáo dục và đào tạo (dưới đây gọi chung là nhà trường) chăm lo sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở địa phương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý.
1) Đề xuất ý kiến với Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác giáo dục và đào tạo của tỉnh, tham gia ý kiến xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển giáo dục của Ủy ban nhân dân tỉnh, có kiến nghị về các biện pháp bảo đảm thực hiện kế hoạch đề ra và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi các ngành thực hiện kế hoạch đó.
2) Tổ chức sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh, động viên các lực lượng xã hội cùng với nhà trường tạo môi trường xã hội thuận lợi cho sự hình thành con người mới, góp phần xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nhà trường.
3) Tham gia với ngành giáo dục – đào tạo để giáo dục hướng nghiệp cho học sinh đang học trong trường phổ thông và cùng với ngành giáo dục – đào tạo đề xuất với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch tiếp tục đào tạo ngành nghề sau phổ thông, bố trí sử dụng hợp lý học sinh phổ thông ra trường; giúp đỡ các trường phổ thông, chuyên nghiệp và cao đẳng thực hiện kết hợp giáo dục – đào tạo với nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất, tham quan và thực hiện các hoạt động ngoại khoá nhà trường.
4) Động viên nhân dân phát huy truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sự trọng đạo, giúp đỡ các thầy, cô giáo công tác ở vùng khó khăn điều kiện làm việc và cải thiện đời sống.
5) Phản ánh với Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích hoặc yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét thi hành kỷ luật những đơn vị, cá nhân vi phạm pháp luật về giáo dục-đào tạo.
1) Yêu cầu cán bộ quản lý ngành giáo dục – đào tạo và các nhà trường thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo tình hình hoạt động của ngành giáo dục – đào tạo và một số tình hình khác có liên quan đến ngành giáo dục - đào tạo khi cần thiết.
2) Yêu cầu các cấp quản lý ngành giáo dục – đào tạo trả lời những vấn đề của Hội đồng cần tìm hiểu về giáo dục – đào tạo.
3) Tham gia ý kiến vào dự án thu, chi của Quỹ bảo trợ nhà trường hàng năm và hàng quý, giám sát việc thu và chi đúng nguyên tắc để phục vụ tốt yêu cầu phát triển giáo dục – đào tạo và cải thiện đời sống giáo viên.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO DỤC TỈNH
Điều 4. Nhiệm vụ của các thành viên
1) Chủ tịch:
- Lãnh đạo Hội đồng hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định ở Điều 1, Điều 2 và Điều 3.
Chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh về toàn bộ hoạt động của Hội đồng.
- Triệu tập và chủ trì các hội nghị thành viên Hội đồng Giáo dục tỉnh và Chủ tịch Hội đồng Giáo dục huyện, thị xã.
- Duyệt nội dung các vấn đề đưa ra thảo luận ở Hội đồng.
- Phân công các thành viên chuẩn bị và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng và các nhiệm vụ về giáo dục – đào tạo được lãnh đạo tỉnh giao cho Hội đồng.
2) Các Phó Chủ tịch
- Giúp Chủ tịch Hội đồng trong việc lãnh đạo hoạt động của Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về phân công việc được phân công phụ trách.
- Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng điều phối các hoạt động của Hội đồng theo sự ủy nhiệm của Chủ tịch Hội đồng; chỉ đạo các cơ quan chức năng, các thành viên Hội đồng chuẩn bị nội dung các cuộc họp của Hội đồng và báo cáo Chủ tịch Hội đồng trước khi họp Hội đồng.
Thay mặt Chủ tịch Hội đồng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.
3) Các thành viên:
- Thực hiện các quyết định và các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng giao.
- Tham gia đầy đủ các hội nghị thường kỳ của Hội đồng và các kỳ sơ, tổng kết của ngành giáo dục, trường hợp vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng.
- Nghiên cứu chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, đề xuất các chủ trương về công tác giáo dục và đào tạo trong phạm vi quyền hạn của ngành mình, tổ chức mình.
Điều 5. Quyền của các thành viên
1) Được Thường trực Hội đồng cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động của Hội đồng.
2) Đảm bảo các điều kiện làm việc cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng giao.
Điều 6. Nhiệm vụ của Thường trực Hội đồng.
Để giúp cho điều phối hoạt động, Hội đồng cử ra bộ phận Thường trực gồm Phó Chủ tịch Thường trực và một số chuyên viên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Thường trực Hội đồng giáo dục có nhiệm vụ:
1) Xây dựng chương trình kế hoạch công tác hàng năm trình Chủ tịch Hội đồng.
2) Chuẩn bị tổ chức các kỳ họp Hội đồng theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng.
3) Thực hiện các công việc có liên quan đến công tác của Hội đồng giữa các kỳ họp do Hội đồng giao; theo dõi việc thực hiện các quyết định của Hội đồng, tổng hợp việc thực hiện công tác của Hội đồng theo từng thời kỳ, từng năm để báo cáo Chủ tịch Hội đồng.
4) Ghi biên bản và thông báo kết quả các kỳ họp của Hội đồng.
5) Lưu trữ hồ sơ làm việc của Hội đồng.
Địa điểm làm việc của Thường trực Hội đồng đặt tại Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo.
Điều 7. Chế độ làm việc của Hội đồng Giáo dục tỉnh.
1) Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổ chuyên viên 3 tháng họp 1 lần, toàn thể Hội đồng mỗi năm họp 2 lần vào tháng 3 và tháng 8. Khi xét thấy cần thiết Chủ tịch Hội đồng có thể triệu tập các kỳ họp bất thường, tuỳ nội dung từng kỳ họp, từng vấn đề, Chủ tịch Hội đồng có thể mời một số cán bộ, chuyên viên, các đơn vị ngành có liên quan tham dự. Đối với những vấn đề chuyên môn quan trọng cần có ý kiến quyết định của Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng có thể yêu cầu thành viên Hội đồng biểu quyết theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Trường hợp biểu quyết có số tán thành và không tán thành bằng nhau thì Chủ tịch Hội đồng là người quyết định. Ngày giờ và nội dung họp được thông báo trước 7 ngày.
2) Những vấn đề chính được bàn bạc và quyết định trong các cuộc sinh hoạt định kỳ của Hội đồng Giáo dục là: nghe ngành Giáo dục báo cáo về công tác giáo dục đã đạt được và đề ra phương hướng; sơ kết và lập kế hoạch chương trình hoạt động của Hội đồng.
3) Tập thể thành viên Hội đồng và các ngành đoàn thể địa phương có trách nhiệm phối hợp với Hội đồng Giáo dục, phản ánh ý kiến nhân dân, ý kiến đề xuất của tổ chức, đơn vị mình về công tác giáo dục và đào tạo. Kiến nghị lên lãnh đạo các cấp để có những chủ trương giải pháp đúng đắn về công tác giáo dục và đào tạo trong toàn tỉnh.
4) Quan hệ với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, với Sở Giáo dục – Đào tạo:
- Các văn bản do Chủ tịch Hội đồng ký được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giáo dục ký được sử dụng con dấu của Sở Giáo dục – Đào tạo.
- Thường trực Hội đồng Giáo dục chịu trách nhiệm báo cáo các hoạt động thường kỳ của Hội đồng cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban thường vụ Tỉnh ủy.
- 1Quyết định 43/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 848/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh tỉnh Vĩnh Long
- 3Quyết định 05/2014/QĐ-UBND thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh tỉnh Nam Định
- 1Quyết định 1765-QĐ năm 1981 về Điều lệ tổ chức và hoạt động giáo dục ở các cấp chính quyền địa phương do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 43/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh tỉnh Bình Phước
- 4Quyết định 848/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh tỉnh Vĩnh Long
- 5Quyết định 05/2014/QĐ-UBND thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh tỉnh Nam Định
Quyết định 2075/2005/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo dục tỉnh Bến Tre
- Số hiệu: 2075/2005/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/06/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Nguyễn Thị Thanh Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra