Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 2065/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CẤP NƯỚC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch cấp nước Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020:

1. Phạm vi quy hoạch:

- Phạm vi nghiên cứu: 7 tỉnh, thành phố phía Tây Nam sông Hậu thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: thành phố Cần Thơ, các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang.

- Phạm vi lập quy hoạch: Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm ranh giới hành chính của 4 tỉnh, thành phố: thành phố Cần Thơ, các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Cà Mau với tổng diện tích tự nhiên 16.617 km2.

2. Quan điểm quy hoạch:

- Quy hoạch xây dựng cấp nước Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan của vùng, tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phát triển hoạt động cấp nước bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho nhân dân và phục vụ sản xuất, kinh doanh; cung cấp nước ổn định, bảo đảm chất lượng, dịch vụ tốt và hiệu quả kinh tế - xã hội.

- Khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Ưu tiên khai thác nguồn nước mặt, sử dụng và khai thác hợp lý nguồn nước ngầm, từng bước giảm lưu lượng khai thác nguồn nước ngầm.

- Sử dụng công nghệ, thiết bị ngành cấp nước phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, ưu tiên áp dụng công nghệ và thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hệ thống cấp nước nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng nước.

3. Mục tiêu quy hoạch:

- Cụ thể hóa định hướng cấp nước trong Quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, có xem xét đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

- Xác định nhu cầu dùng nước của các đô thị, khu công nghiệp và khu dân cư nông thôn khu vực; khả năng khai thác của các nguồn nước (nước ngầm, nước mặt); định hướng phương án khai thác và phát triển hợp lý hệ thống cấp nước đô thị của Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước từng giai đoạn.

4. Nội dung quy hoạch:

a) Tiêu chuẩn cấp nước

Căn cứ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành:

- Giai đoạn đến năm 2015:

+ Đối với các đô thị từ loại III trở lên, tiêu chuẩn cấp nước 120 lít//người/ngày đêm, tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch đạt 90%.

+ Đối với các đô thị loại IV và V, tiêu chuẩn cấp nước 100 lít/người/ngày đêm, tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch đạt 85%.

+ Các khu công nghiệp chọn tiêu chuẩn cấp nước 25-40 m3/ha/ngày đêm.

+ Khu vực dân cư nông thôn sống tập trung, tiêu chuẩn cấp nước 80 lít/người/ngày đêm, tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch đạt 60%.

+ Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch bình quân thấp hơn 25%.

- Giai đoạn đến năm 2020:

+ Đối với các đô thị, tiêu chuẩn cấp nước là 120 lít/người/ngày đêm, tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch đạt 100%.

+ Các khu doanh nghiệp chọn tiêu chuẩn cấp nước 40 m3/ha/ngày đêm.

+ Khu vực dân cư nông thôn sống tập trung, tiêu chuẩn cấp nước 80 – 100 lít/người/ngày đêm tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch đạt 100%.

+ Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch bình quân thấp hơn 18%.

b) Công nghệ xử lý nước:

Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương để áp dụng công nghệ và thiết bị lĩnh vực cấp nước phù hợp; ưu tiên áp dụng công nghệ và thiết bị hiện đại, chất lượng cao, tiết kiệm năng lượng được sản xuất trong nước.

Từng bước cải tạo, nâng cấp, thay thế thiết bị cho các nhà máy hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu giảm thất thoát nước, giảm chi phí về năng lượng, hóa chất và vận hành.

c) Dự báo nhu cầu sử dụng nước Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long:

- Đến năm 2015:

STT

Tỉnh – Thành phố

Nhu cầu sử dụng nước đến năm 2015

Sinh hoạt (m3/ngày đêm)

Công nghiệp (m3/ngày đêm)

Tổng cộng (m3/ngày đêm)

Nông thôn

Đô thị

1

Thành phố Cần Thơ

17.680

145.757

63.808

227.245

2

Tỉnh An Giang

35.100

125.658

6.944

167.702

3

Tỉnh Kiên Giang

27.040

168.329

2.800

198.169

4

Tỉnh Cà Mau

24.700

91.519

36.932

153.151

 

Tổng cộng

104.520

531.263

110.484

746.267

- Đến năm 2020:

STT

Tỉnh – Thành phố

Nhu cầu sử dụng nước đến năm 2020

Sinh hoạt (m3/ngày đêm)

Công nghiệp (m3/ngày đêm)

Tổng cộng (m3/ngày đêm)

Nông thôn

Đô thị

1

Thành phố Cần Thơ

52.000

207.798

231.808

491.606

2

Tỉnh An Giang

135.200

175.776

13.344

324.320

3

Tỉnh Kiên Giang

25.480

260.904

136.000

422.384

4

Tỉnh Cà Mau

37.440

137.442

54.464

229.346

 

Tổng cộng

250.120

781.920

435.616

1.467.656

d) Quy hoạch cấp nước Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long:

- Nguồn nước:

Nguồn cấp nước chính là nước mặt từ sông Hậu. Điểm lấy nước phía thượng nguồn sông Hậu cách biển từ 30 km đến 50 km, trên cơ sở bảo đảm tính ổn định, không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

Nguồn nước ngầm chỉ khai thác cục bộ với quy mô nhỏ như hiện nay để cấp nước cho thành phố Cà Mau và một số thị trấn trong vùng. Sau năm 2020, không khai thác nguồn nước ngầm.

- Quy hoạch nhà máy nước vùng liên tỉnh

+ Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long dự kiến xây dựng ba nhà máy nước vùng liên tỉnh:

TT

Công trình

Vị trí

Công suất dự kiến

Nguồn nước

Phạm vi phục vụ

1

Nhà máy nước sông Hậu I

Khu vực Tân Thành, thành phố Cần Thơ

- Giai đoạn I: 500.000 m3/ngđ,

- Giai đoạn II: 1.000.000 m3/ngđ

Sông Hậu

Thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng; hành lang Tây sông Hậu và hỗ trợ phía Bắc sông Hậu (Bến Tre, Trà Vinh)

2

Nhà máy nước sông Hậu II

Khu vực Châu Thành, tỉnh An Giang

- Giai đoạn I: 1.000.000 m3/ngđ,

- Giai đoạn II: 2.000.000 m3/ngđ

Sông Hậu

Vùng KTTĐ (Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau) và một phần Hậu Giang, Bạc Liêu

3

Nhà máy nước sông Hậu III

Khu vực Châu Đốc, tỉnh An Giang

- Giai đoạn I: 200.000 m3/ngđ,

- Giai đoạn II: 500.000 m3/ngđ

Sông Hậu

Tỉnh An Giang và Kiên Giang, tập trung cho các đô thị dọc biên giới Tây Nam

+ Mạng lưới đường ống chuyển tải vùng liên tỉnh: xây dựng mạng lưới đường ống chuyển tải từ các nhà máy nước vùng liên tỉnh tới các đô thị lớn của các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm và ba tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang. Các đường ống chuyển tải có đường kính từ 600 – 2000 mm.

- Quy hoạch nhà máy nước vùng tỉnh:

Tại các tỉnh, thành phố tập trung đầu tư các nhà máy nước vùng tỉnh phục vụ cho các đô thị và khu vực lân cận.

TT

Công trình

Công suất (m3/ngày đêm)

Hiện tại

2015

2020

I

Thành phố Cần Thơ

 

 

 

1

Nhà máy nước Cần Thơ 1

50.000

50.000

50.000

2

Nhà máy nước Cần Thơ 2

40.000

80.000

80.000

3

Nhà máy nước Trà Nóc

10.000

10.000

10.000

4

Nhà máy nước Hưng Phú

10.000

10.000

10.000

5

Nhà máy nước Cờ Đỏ

 

15.000

15.000

II

Tỉnh An Giang

 

 

 

6

Nhà máy nước Bình Đức thành phố Long Xuyên

38.000

70.000

70.000

7

Nhà máy nước thị xã Châu Đốc

16.000

20.000

20.000

III

Tỉnh Kiên Giang

 

 

 

8

Nhà máy nước Rạch Giá

35.000

45.000

45.000

9

Nhà máy nước Hà Tiên

8.000

16.000

16.000

10

Nhà máy nước Phú Quốc

5.000

15.000

15.000

IV

Tỉnh Cà Mau

 

 

 

11

Nhà máy nước thành phố Cà Mau

28.000

50.000

50.000

5. Phân kỳ đầu tư:

- Giai đoạn đến năm 2015:

+ Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, dự án cấp nước tại các tỉnh trong vùng phù hợp với Quy hoạch cấp nước Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

+ Tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước vùng tỉnh và mạng lưới đường ống cấp nước theo kế hoạch tại các đô thị bảo đảm đáp ứng các nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn.

+ Tập trung nguồn vốn xây dựng hoàn chỉnh và nâng cấp mạng lưới đường ống cấp nước hiện hữu tại các đô thị, khu công nghiệp. Tăng hiệu quả hệ thống cấp nước hiện có.

- Giai đoạn từ 2015-2020

Chuẩn bị đầu tư xây dựng các nhà máy nước và mạng lưới đường ống chuyên tải nước sạch vùng liên tỉnh:

+ Nhà máy nước sông Hậu I, khu vực Tân Thành thành phố Cần Thơ.

+ Nhà máy nước sông Hậu II khu vực Châu Thành tỉnh An Giang. Tăng công suất trạm bơm I phục vụ cho nhà máy nước sông Hậu I trường hợp nước mặn xâm nhập vượt qua Cần Thơ.

+ Nhà máy nước sông Hậu III khu vực Châu Đốc tỉnh An Giang.

+ Mạng lưới đường ống chuyển tải nước sạch theo các trục hành lang phát triển (Quốc lộ 1, 80, 61, 63, Đường Xuyên Á phía Nam …).

6. Nguồn vốn đầu tư:

Nguồn vốn để đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước:

- Vốn ngân sách nhà nước;

- Vốn ODA, vốn tài trợ nước ngoài;

- Vốn tín dụng đầu tư;

- Vốn tín dụng đầu tư;

- Vốn từ các nhà đầu tư trong, ngoài nước.

- Các nguồn vốn hợp pháp khác.

7. Đánh giá môi trường chiến lược

- Dự báo tác động môi trường khi thực hiện quy hoạch:

+ Khai thác nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp làm giảm nguồn nước dùng cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; ảnh hưởng lưu lượng dòng chảy của sông, có thể dẫn đến ảnh hưởng xâm nhập mặn và thay đổi hệ sinh thái.

+ Trong quá trình xây dựng nhà máy nước và các tuyến ống chuyền tải có thể gây ra ách tắc giao thông và gây ồn, ô nhiễm môi trường khu vực, đặc biệt ở dọc các tuyến đường quốc lộ.

+ Trong giai đoạn quản lý vận hành cấp nước có thể xảy ra rò rỉ mạng lưới đường ống ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và lưu lượng nước trên địa bàn.

- Các biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường:

+ Giải pháp thiết kế, công nghệ đáp ứng về bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn nước.

+ Trong giai đoạn xây dựng:

. Xây dựng biện pháp thi công hợp lý, các giải pháp hạn chế thấp nhất các tác động đến môi trường.

. Các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn đối với các phương tiện vận chuyển, thi công cơ giới trên công trường và dọc tuyến đường vận chuyển.

. Các biện pháp phòng chống sự cố trong quá trình xây dựng.

+ Trong giai đoạn quản lý vận hành:

. Nâng cao năng lực quản lý và vận hành nhà máy nước của đơn vị cấp nước.

. Xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn và triển khai thực hiện.

. Xây dựng quy trình phòng, ngừa, phát hiện và xử lý sự cố của hệ thống cấp nước sạch.

+ Các biện pháp hỗ trợ khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Xây dựng:

- Tổ chức công bố Quy hoạch cấp nước Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Hướng dẫn các địa phương rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành cấp nước trên địa bàn tỉnh phù hợp với Quy hoạch cấp nước Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Các Bộ, ngành liên quan:

Các Bộ, ngành căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao, phối hợp với Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long thực hiện Quy hoạch cấp nước Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các vùng kinh tế trọng điểm.

- Tổ chức rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành cấp nước trên địa bàn tỉnh phù hợp với Quy hoạch cấp nước Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 đã được phê duyệt.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước tại địa phương.

Chỉ đạo tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ đối với hệ thống cấp nước, vai trò của nước sạch đối với cuộc sống.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng, các Bộ có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ;
- Thành ủy, Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KGVX, ĐP, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2065/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt quy hoạch cấp nước vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 2065/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/11/2010
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Hoàng Trung Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 696 đến số 697
  • Ngày hiệu lực: 12/11/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản