- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 950/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4Quyết định 829/QĐ-BTTTT năm 2019 về Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh (phiên bản 1.0) do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Nghị quyết 52-NQ/TW năm 2019 về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Bộ Chinh trị ban hành
- 6Nghị quyết 06-NQ/TW năm 2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Quyết định 1142/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2043/QĐ-UBND | Trà Vinh, ngày 29 tháng 12 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH BỀN VỮNG TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2045
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1142/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định 829/QĐ-BTTTT ngày 31 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh (phiên bản 1.0);
Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 17 tháng 10 năm 2020 của Đại hội Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025;
Căn cứ Công văn số 6298/BTTTT-CĐSQG ngày 21 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc góp ý dự thảo Đề án tổng thể phát triển đô thị thông minh bền vững tỉnh Trà Vinh đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045;
Căn cứ Công văn số 6095/BXD-PTĐT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc góp ý Đề án tổng thể phát triển đô thị thông minh bền vững tỉnh Trà Vinh đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 256/TTr-SXD ngày 21 tháng 12 năm 2023 và Báo cáo số 549/BC-SXD ngày 29 tháng 12 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển đô thị thông minh bền vững tỉnh Trà Vinh đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm:
- Xây dựng đô thị thông minh tỉnh Trà Vinh gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị, bảo vệ môi trường theo hướng tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, thông minh bền vững.
- Phát triển đô thị thông minh Trà Vinh trên nền tảng công nghệ thông tin truyền thông (ICT) và các phương tiện khác góp phần thúc đẩy nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền đô thị, sử dụng đất đai, năng lượng và các nguồn lực phát triển, cải thiện chất lượng môi trường sống đô thị, kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
- Giai đoạn đến năm 2030 ưu tiên xây dựng các nội dung cơ bản gồm: Quy hoạch đô thị thông minh; xây dựng và quản lý đô thị thông minh; cung cấp các tiện ích đô thị thông minh với cơ sở nền tảng là hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và hệ thống hạ tầng ICT trong đó bao gồm cơ sở dữ liệu không gian đô thị thông minh được kết nối liên thông và hệ thống tích hợp hai hệ thống trên.
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu tổng quát:
- Quy hoạch, phát triển các vùng kinh tế động lực (thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải và Khu kinh tế Định An), hình thành hệ thống hạ tầng xã hội khung, hạ tầng kỹ thuật khung và hệ thống đô thị tỉnh Trà Vinh trên cơ sở lồng ghép xuyên suốt mục tiêu tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai dựa trên nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông (ICT).
- Phát huy sức mạnh tổng thể từ cách tiếp cận tích hợp, đa ngành để thúc đẩy những đột phá chiến lược, mũi nhọn phát triển kinh tế và đô thị; tận dụng và phát huy thế mạnh về công nghiệp, dịch vụ du lịch, kinh tế biển, năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao, song hành đảm bảo môi trường bền vững.
- Xây dựng hạ tầng số, phát triển hạ tầng dữ liệu không gian đô thị, hợp nhất các dữ liệu đất đai, xây dựng và các dữ liệu khác trên nền cơ sở dữ liệu địa lý (GIS) của đô thị Trà Vinh; quản lý đô thị tinh gọn, tạo bước đột phá trong thay đổi phương thức quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp. Cung cấp các dịch vụ công, dịch vụ công ích chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo dựng môi trường phát triển lành mạnh, minh bạch, thu hút đầu tư, tăng chỉ số cạnh tranh PCI, bảo vệ môi trường hiệu quả, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
a) Giai đoạn đến năm 2025:
- Hình thành nền tảng hạ tầng thông tin đô thị thông minh; xây dựng cơ chế vận hành nền tảng hạ tầng phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu; hình thành nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung của tỉnh.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền cơ sở dữ liệu địa lý (GIS); ứng dụng cơ sở dữ liệu địa lý (GIS) trong quy hoạch đô thị, xây dựng cơ sở dữ liệu không gian đô thị cơ sở dữ liệu địa lý (GIS), trong đó quy hoạch chung của các đô thị từ loại IV được xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý (GIS).
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, thông minh bền vững.
- Nghiên cứu xây dựng, lựa chọn, áp dụng các giải pháp công trình xanh, tiết kiệm năng lượng trong xây dựng đô thị; giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế thông minh trong một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh.
- Nâng cấp, hoàn thiện cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, xây dựng trung tâm hành chính công đối với 100% đô thị.
- Triển khai thí điểm một số mô hình đô thị thông minh, dịch vụ, tiện ích đô thị thông minh tại một số khu vực (thành phố Trà Vinh và thị xã Duyên Hải).
b) Giai đoạn 2026 - 2030:
- Thực hiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, thông minh bền vững.
- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý đô thị hợp nhất trên địa bàn tỉnh, trên nền tảng dữ liệu liên thông dùng chung; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị GIS; đảm bảo 100% đô thị được xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý (GIS) quy hoạch.
- Nhân rộng kết quả các mô hình thí điểm phát triển đô thị thông minh đã thực hiện, mở rộng ứng dụng công nghệ và các giải pháp, mô hình, ứng dụng phát triển đô thị thông minh đối với doanh nghiệp, dân cư, cộng đồng.
- Thí điểm và triển khai, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thông minh; triển khai rộng rãi các dịch vụ, tiện ích đô thị thông minh.
- Xây dựng cơ chế áp dụng rộng rãi các mô hình, giải pháp phát triển kinh tế thông minh, đặc biệt trong các lĩnh vực động lực như nông nghiệp, kinh tế biển và ven biển, khu kinh tế, khu công nghiệp,...
3. Nhiệm vụ và giải pháp:
3.1. Nhiệm vụ:
a) Quy hoạch và xây dựng đô thị thông minh:
- Điều chỉnh các quy hoạch đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, thông minh bền vững:
+ Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị lồng ghép tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, kinh tế tuần hoàn và các giải pháp phát triển thông minh trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải và Khu kinh tế Định An.
+ Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương trong quy hoạch, quản lý, điều hành phát triển đô thị trên nền tảng công nghệ thông tin.
+ Tiếp tục đổi mới nội dung, chất lượng quy hoạch đô thị theo định hướng tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, thông minh bền vững.
+ Ứng dụng các giải pháp công nghệ mới thông minh vào hỗ trợ lập quy hoạch và quản lý phát triển đô thị; nắn chỉnh hệ tọa độ, xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý (GIS) hồ sơ đồ án quy hoạch. Từng bước ứng dụng cơ sở dữ liệu địa lý (GIS) lập quy hoạch và phát triển đô thị.
- Thúc đẩy phát triển công trình xanh, tiết kiệm năng lượng:
+ Thúc đẩy phát triển công trình xanh, tiết kiệm năng lượng trên địa bàn tỉnh, ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh, tiên tiến hướng đến xây dựng đô thị thông minh.
+ Xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các nguồn lực xã hội, các lĩnh vực, các ngành tham gia phát triển công trình xanh, tiết kiệm năng lượng trên địa bàn tỉnh.
+ Ứng dụng công nghệ trong quản lý, vận hành, đánh giá và giám sát phát triển công trình xanh, tiết kiệm năng lượng. Thí điểm thực hiện đối với một số công trình trọng điểm vốn đầu tư công tại thành phố Trà Vinh và tiến hành triển khai nhân rộng.
- Quy hoạch, phát triển không gian công cộng kết hợp không gian đi bộ thông minh:
+ Nghiên cứu cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn về không gian công cộng, chợ đêm kết hợp đi bộ trong đô thị. Hình thành các không gian công cộng kết hợp không gian đi bộ tại các đô thị trung tâm tiểu vùng.
+ Thực hiện thí điểm tại khu trung tâm thành phố Trà Vinh về quy hoạch, thiết kế đô thị tổ chức các không gian công cộng, liên kết mạng lưới không gian công cộng, không gian mở, kiến trúc cảnh quan với các tuyến phố đi bộ và giao thông công cộng, tiến hành nhân rộng cho các đô thị khác trên địa bàn tỉnh.
+ Nghiên cứu giải pháp công nghệ thông minh hỗ trợ quản lý, vận hành; thí điểm các dịch vụ tiện ích thông minh phục vụ người dân và khách du lịch tại các không gian công cộng.
b) Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật thông minh:
- Phát triển giao thông xanh:
+ Phát triển vận tải hành khách công cộng đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn tỉnh, giảm lượng xe máy lưu thông trong đô thị như xe buýt nhanh, xe điện, xe đạp công cộng,...
+ Cải thiện hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ vận tải hành khách công cộng phát triển giao thông xe đạp, đi bộ liên kết với mạng lưới xe buýt đô thị, xe buýt vùng và liên tỉnh. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới xe buýt nội vùng, xe buýt trong đô thị.
+ Thí điểm mô hình xe đạp công cộng trên địa bàn thành phố Trà Vinh. Ứng dụng công nghệ tiên tiến, thông minh vào quản lý, vận hành hệ thống giao thông công cộng, giao thông xe đạp, hệ thống quản lý xe đạp công cộng, hệ thống camera giao thông; xây dựng hệ thống ứng dụng hỗ trợ quản lý vận hành giao thông công cộng.
- Xây dựng công trình hạ tầng xanh thông minh:
+ Nâng cao năng lực quy hoạch đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu. Áp dụng các giải pháp về quy hoạch, thiết kế không gian trữ nước và thảm xanh cho đô thị, khu dân cư tập trung nhằm thích ứng với ngập lụt đô thị trong điều kiện biến đổi khí hậu.
+ Nâng cao việc quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên nước, hướng đến sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu thông qua quản lý tuần hoàn nguồn nước. Áp dụng các giải pháp xử lý nước thải theo mô hình phân tán cho các khu vực dân cư không có khả năng xử lý nước thải tập trung; áp dụng mô hình quản lý tuần hoàn nước đối với nước thải sau xử lý.
+ Ứng dụng giải pháp công nghệ hỗ trợ quản lý, vận hành, khai thác và phát triển công trình hạ tầng xanh thông minh.
+ Triển khai xây dựng dự án thí điểm công trình hạ tầng xanh, thoát nước bền vững tại thành phố Trà Vinh, triển khai nhân rộng tại các đô thị trên địa bàn toàn tỉnh.
- Phát triển lưới điện thông minh, năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả:
+ Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trên địa bàn, ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
+ Xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; lồng ghép chương trình quản lý năng lượng với các chương trình quản lý chất lượng.
+ Quản lý phát triển mạng lưới điện thông minh. Nghiên cứu thực hiện các giải pháp lưới điện thông minh tích hợp các nguồn điện phân tán. Nâng cấp, mở rộng hạ tầng truyền tải kết hợp với các hệ thống lưu trữ, tăng cường kết nối lưới điện, góp phần xây dựng hệ thống điện thông minh hiệu quả.
+ Tạo lập, thay đổi thói quen, nâng cao ý thức, kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho cộng đồng xã hội.
- Xây dựng, quản lý thông minh thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn và giảm thiểu chất thải nhựa:
+ Tiến hành phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn. Phát triển các mô hình trung chuyển chất thải rắn, phương thức lưu chứa, thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đã phân loại, phân tách chất thải nhựa, trong đó thí điểm áp dụng mô hình bán túi đựng rác để thu phí theo khối lượng và chủng loại rác thải.
+ Ứng dụng công nghệ thông minh trong quản lý, vận hành hệ thống và mạng lưới thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn.
+ Tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua phân loại rác tại nguồn. Xây dựng cơ chế chính sách, giải pháp huy động mọi thành phần xã hội tham gia vào công tác phân loại rác tại nguồn.
- Quản lý không gian xanh thông minh đô thị:
+ Phát triển hệ thống không gian xanh đô thị ứng phó biến đổi khí hậu, giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, đóng góp vào cam kết quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính.
+ Ứng dụng công nghệ ICT vào quản lý, khai thác, bảo trì không gian xanh đô thị. Thí điểm ứng dụng ICT, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý không gian xanh tại thành phố Trà Vinh và thị xã Duyên Hải.
c) Xây dựng hạ tầng thông tin đô thị thông minh:
- Xây dựng, phát triển Kho dữ liệu dùng chung đô thị thông minh tỉnh Trà Vinh kết nối, tích hợp các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, ứng dụng chuyên môn, nghiệp vụ. Xây dựng và phát triển các công cụ khai thác kho dữ liệu dùng chung phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành; hoạt động quản lý, phân tích, dự báo của cơ quan, tổ chức nhà nước; giao tiếp trực tuyến giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan nhà nước trên các lĩnh vực.
- Chia sẻ dữ liệu thông qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu (LGSP) đô thị thông minh Trà Vinh kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu Quốc gia (NDXP) theo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam để trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan bên ngoài. Mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở, phục vụ chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
- Phát triển nền tảng ứng dụng Trà Vinh Smart kết nối các ứng dụng quản trị đô thị thông minh.
- Phát triển hạ tầng truyền dẫn đáp ứng nhu cầu triển khai Chính quyền số của đô thị thông minh phù hợp với nhu cầu và các tiêu chuẩn kết nối đối với yêu cầu của đô thị thông minh.
- Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giám sát, điều hành an toàn an ninh mạng (SOC) cho đô thị thông minh Trà Vinh nhằm nâng cao chất lượng, an toàn trong cung cấp thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, ngăn chặn sự tấn công đối với các tội phạm trên không gian mạng, sẵn sàng xử lý kịp thời, nhanh chóng khi xảy ra sự cố.
- Thiết kế và xây dựng hạ tầng kết nối Internet vạn vật (IoT) cung cấp cho các ứng dụng chuyên nghiệp, phục vụ đô thị thông minh tỉnh Trà Vinh.
d) Quản trị đô thị thông minh:
- Phát triển, nâng cấp hạ tầng IOC - hạ tầng dữ liệu dùng chung của Trà Vinh nhằm tiếp nhận, điều phối và giám sát xử lý phản ánh hiện trường, giám sát giao thông, giám sát an ninh trật tự, quan trắc chất lượng môi trường, giám sát thông tin trên môi trường mạng, các dịch vụ y tế, giáo dục,...
- Xây dựng hệ thống Dashboard và hệ thống phụ trợ công nghệ thông tin cho Ủy ban nhân dân tỉnh/địa phương tổng hợp báo cáo phục vụ điều hành từ trung tâm thông tin điều hành tích hợp thông tin, dữ liệu từ các hệ thống chính quyền điện tử.
- Xây dựng Trung tâm điều hành, giám sát giao thông thông minh và an ninh công cộng.
- Chuyển đổi quy trình nghiệp vụ, số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu ngành xây dựng, cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường và các sở, ngành tỉnh, đảm bảo khả năng tích hợp vào hệ thống hạ tầng dữ liệu không gian địa lý tỉnh Trà Vinh, kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu ngành xây dựng, cơ sở dữ liệu đất đai, tài nguyên và môi trường và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác, phục vụ việc hình thành cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền cơ sở dữ liệu địa lý (GIS) và phát triển các ứng dụng cho đô thị thông minh tỉnh Trà Vinh.
đ) Bảo đảm cuộc sống thông minh, dịch vụ, tiện ích thông minh hướng tới người dân:
- Tạo cơ chế, quy định pháp lý phù hợp và một hạ tầng ICT, đặc biệt là dữ liệu mở. Cho phép hình thành hệ sinh thái các tiện ích, hạ tầng kỹ thuật hiện đại. Tạo hành lang mở, cho phép các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, tiện ích trực tiếp đến người dân.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống, văn hóa đáp ứng các nhu cầu cư trú, du lịch của công dân, bao gồm: Đời sống văn hóa; điều kiện chăm sóc sức khỏe; đảm bảo an toàn của công dân; chất lượng nhà ở; cơ sở vật chất cho giáo dục; chuyển đổi số Thư viện tỉnh; sức hút du lịch; chăm sóc sức khỏe thông minh; giám sát, cảnh báo chất lượng môi trường, rủi ro thiên tai, dịch bệnh,…
e) Phát triển cư dân thông minh:
- Tăng cường kỹ năng làm việc với công nghệ mới, đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục và đào tạo, nguồn nhân lực và năng lực. Đào tạo sử dụng dịch vụ thông minh và thích ứng với các giải pháp mới, cung cấp các giải pháp sáng tạo, đổi mới và đa dạng cho cộng đồng.
- Nâng cao chất lượng giáo dục, trình độ dân cư sống trong đô thị thông minh và khả năng giao tiếp xã hội, hướng tới cuộc sống cộng đồng. Phát triển trình độ dân trí; nhu cầu học tập; đoàn kết dân tộc; tính linh hoạt; khả năng sáng tạo; khả năng toàn cầu hóa; tham gia hoạt động cộng đồng; công dân số.
g) Phát triển nền kinh tế đô thị thông minh:
Phát triển hạ tầng kinh tế thông minh vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng các thực thể kinh tế thông minh, trong đó ưu tiên du lịch thông minh, nhà máy thông minh, nông nghiệp thông minh, thương mại thông minh. Sử dụng mạng Trà Vinh Smart để kết nối các doanh nghiệp với nhau và với thị trường. Mở hạ tầng dữ liệu chung của toàn tỉnh cho các doanh nghiệp khai thác và đóng góp dữ liệu. Cung cấp các dịch vụ thông tin chất lượng cao và chi phí hợp lý cho các doanh nghiệp đồng thời tạo nền tảng cho các mô hình kinh tế mới, dựa trên dữ liệu. Lựa chọn và khuyến khích các doanh nghiệp tốt tham gia vào mạng Trà Vinh Smart để nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết vấn đề đào tạo nguồn nhân lực và kết nối cung cầu việc làm.
h) Xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị thông minh:
Xây dựng, thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức, năng lực quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị thông minh, chuyển đổi số cho cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý, chuyên môn quản lý phát triển đô thị của tỉnh Trà Vinh đáp ứng yêu cầu quản lý theo phân cấp đồng thời chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho giai đoạn phát triển đô thị thông minh, chuyển đổi số trong tương lai.
3.2. Giải pháp:
- Huy động sự tham gia các thành phần, nguồn lực vào phát triển đô thị thông minh:
+ Huy động sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách, thuê dịch vụ, hợp tác công tư để triển khai các giải pháp phát triển đô thị theo hướng đô thị xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, công trình xanh,... vào thực tiễn các dự án khu đô thị, công trình đầu tư xây dựng, các dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin hỗ trợ xây dựng đô thị thông minh.
+ Ưu tiên đầu tư cho các dự án nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ, giải pháp xây dựng đô thị thông minh phù hợp với điều kiện, nguồn lực và lĩnh vực ưu tiên của tỉnh.
+ Khuyến khích đầu tư các khu đô thị xanh, sinh thái, thông minh, ứng phó với biến đổi khí hậu, các tòa nhà thông minh, công trình xanh, tiết kiệm năng lượng, phát triển các không gian xanh, không gian công cộng, thúc đẩy phát triển giao thông công cộng, giao thông phi cơ giới, hạ tầng kỹ thuật xanh, thông minh, đồng bộ, hiện đại ngay từ khâu quy hoạch đến triển khai dự án đầu tư thực tế.
+ Kêu gọi nhà đầu tư tham gia triển khai thí điểm phát triển các không gian công cộng thông minh thí điểm tại thành phố Trà Vinh và thị xã Duyên Hải.
+ Khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng đô thị thông minh, tập trung vào các lĩnh vực hỗ trợ phát triển đô thị thông minh như: hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, y tế, nông nghiệp,…
+ Thu hút đầu tư của các tập đoàn mạnh về công nghệ thông tin từ các nước có quan hệ hợp tác truyền thống với tỉnh như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN,…
+ Tích cực tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước để thiết lập quan hệ, tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ về mọi mặt cho các chương trình, dự án phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và ứng dụng giải pháp công nghệ tiên tiến trong xây dựng đô thị thông minh của tỉnh.
+ Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp và công dân thông qua các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức xã hội hoặc trực tiếp tham gia giám sát Đề án đô thị thông minh, đề xuất các sáng kiến, cải tiến để có những điều chỉnh cần thiết.
- Đào tạo bồi dưỡng, thúc đẩy hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ:
+ Phát triển nguồn nhân lực có khả năng quản lý, vận hành, khai thác và phát triển hiệu quả của đô thị thông minh một cách tối đa.
+ Đào tạo, bồi dưỡng, phổ cập thường xuyên cho cán bộ công chức trong toàn tỉnh về đổi mới tư duy, phương pháp và quy trình nghiệp vụ quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển thông minh.
+ Đào tạo bồi dưỡng, cung cấp các kiến thức cơ bản về việc lồng ghép tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, kinh tế tuần hoàn vào từng ngành, lĩnh vực; các quy trình, nghiệp vụ và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, an toàn an ninh thông tin.
+ Phát triển các hình thức liên kết đào tạo; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ về công nghệ thông tin; đào tạo cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO).
+ Tổ chức các đoàn tham quan học tập kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển đô thị thông minh trong thực tế; xây dựng mô hình hợp tác, thiết lập mối quan hệ thành phố bạn, kết nối giữa chính quyền đô thị của tỉnh với một số địa phương ở quốc gia phát triển.
+ Triển khai các chương trình đào tạo công dân điện tử; các lớp đào tạo, tập huấn về ứng dụng thương mại điện tử.
+ Khuyến khích mọi hình thức hợp tác khoa học công nghệ trong việc chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm phát triển đô thị xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và triển khai ứng dụng thông minh trong các lĩnh vực.
+ Tổ chức liên kết hợp tác với các cơ sở giáo dục, đào tạo có uy tín ở trong và ngoài nước về công nghệ thông tin - truyền thông.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, sự tham gia của cộng đồng:
+ Xây dựng cơ chế chính sách thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư triển khai dự án đầu tư xây dựng theo hướng tăng trưởng xanh, thông minh, ứng phó biến đổi khí hậu.
+ Xây dựng cơ chế chính sách đẩy mạnh áp dụng đầu tư đồng bộ theo hình thức thuê, mua dịch vụ hạ tầng công nghệ thông tin, đối tác công tư.
+ Xây dựng chính sách khuyến khích xã hội ứng dụng công nghệ thông tin, các dịch vụ thông minh; khuyến khích cơ quan, tổ chức, người dân và doanh nghiệp thực hiện các giao dịch điện tử, dịch vụ công trực tuyến; tham gia vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu đô thị.
(Đính kèm thuyết minh Đề án)
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Xây dựng:
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lĩnh vực quy hoạch, chương trình, đề án, dự án,... liên quan xây dựng đô thị thông minh đảm bảo phù hợp với định hướng chiến lược phát triển đô thị thông minh nói riêng và định hướng phát triển đô thị nói chung; theo dõi, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện Đề án tổng thể phát triển đô thị thông minh bền vững tỉnh Trà Vinh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
2. Sở Thông tin và Truyền thông:
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn phụ trách góp phần triển khai Đề án tổng thể phát triển đô thị thông minh bền vững tỉnh Trà Vinh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đạt hiệu quả.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn phụ trách, ưu tiên các nguồn vốn đầu tư để góp phần triển khai Đề án tổng thể phát triển đô thị thông minh bền vững tỉnh Trà Vinh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đạt hiệu quả.
4. Sở Tài chính:
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn phụ trách, ưu tiên các nguồn lực cho công tác chuẩn bị các thủ tục liên quan để góp phần triển khai Đề án tổng thể phát triển đô thị thông minh bền vững tỉnh Trà Vinh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đạt hiệu quả.
5. Các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan:
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn phụ trách để góp phần triển khai Đề án tổng thể phát triển đô thị thông minh bền vững tỉnh Trà Vinh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đạt hiệu quả.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Triển khai thực hiện, cụ thể hoá Đề án tổng thể phát triển đô thị thông minh bền vững tỉnh Trà Vinh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn quản lý.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan triển khai các nội dung theo lĩnh vực chuyên môn phụ trách.
- Bố trí các nguồn lực triển khai Đề án, góp phần phát triển đô thị bền vững.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1179/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030
- 2Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 1551/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 634/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt kiến trúc ICT phát triển Đô thị thông minh tỉnh Nghệ An, phiên bản 1.0
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 950/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4Quyết định 829/QĐ-BTTTT năm 2019 về Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh (phiên bản 1.0) do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Nghị quyết 52-NQ/TW năm 2019 về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Bộ Chinh trị ban hành
- 6Nghị quyết 06-NQ/TW năm 2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Quyết định 1179/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030
- 8Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 9Quyết định 1551/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 10Quyết định 1142/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 634/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt kiến trúc ICT phát triển Đô thị thông minh tỉnh Nghệ An, phiên bản 1.0
Quyết định 2043/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển đô thị thông minh bền vững tỉnh Trà Vinh đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045
- Số hiệu: 2043/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/12/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh
- Người ký: Nguyễn Trung Hoàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/12/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực