Hệ thống pháp luật

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 2032/1999/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 09 tháng 7 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ THUỐC ĐỘC, DANH MỤC THUỐC ĐỘC VÀ DANH MỤC THUỐC GIẢM ĐỘC

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

- Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân;

- Căn cứ Điều lệ thuốc phòng bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Nghị định số 23/HĐBT, ngày 24/01/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

- Căn cứ Nghị định số 68/CP, ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế;

- Xét đề nghị của Ông cục trưởng Cục Quản lý Dược Việt Nam.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này;

1) Quy chế quản lý thuốc độc

2) Danh mục thuốc độc được chia thành 2 bảng.

- Danh mục thuốc độc Bảng A

- Danh mục thuốc độc Bảng B

3) Danh mục thuốc giảm độc

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với những quy định trong Quyết định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Các Ông, Bà Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ có liên quan thuộc Bộ y tế, Cục trưởng Cục Quản lý Dược Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Y tế ngành, Giám đốc Sở Y tế các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG




Lê Văn Truyền

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ THUỐC ĐỘC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2032/1999/QĐ-BYT ngày 09 tháng 7 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Khái niệm thuốc độc

Thuốc độc là những thuốc có độc tính cao có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ và tính mạng người bệnh.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế quản lý thuốc độc được áp dụng đối với thuốc độc theo danh mục thuốc độc Bảng A, thuốc độc Bảng B được ban hành kèm theo Quyết định số: 2032/1999/QĐ-BYT ngày 09 tháng 7 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Các thuốc được miễn quản lý theo Quy chế thuốc độc trừ quy định tại Khoản 4 Điều 7 của Quy chế này bao gồm:

- Thuốc thành phẩm dùng ngoài da, nhỏ mũi, nhỏ tai có chứa dược chất độc được bào chế theo công tức đã có trong các tài liệu trong nước hoặc quốc tế.

- Thuốc thành phẩm chứa được chất độc Bảng A, Bảng B có hàm lượng hoặc nồng độ nhỏ hơn hoặc bằng hàm lượng hoặc nồng độ quy định trong Danh mục thuốc giảm độc ban hành kèm theo Quyết định số: 2032/1999/QĐ-BYT ngày 09 tháng 7 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Hoá chất độc không dùng làm thuốc không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.

4. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.

Chương II

SẢN XUẤT - MUA BÁN - XUẤT NHẬP KHẨU

Điều 3. Sản xuất

1. Chỉ có Dược sĩ đại học mới được pha chế thuốc độc.

2. Các xí nghiệp dược phẩm muốn sản xuất thuốc độc phải xin phép Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược Việt Nam).

3. Khoa dược bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh được pha chế thuốc  độc để cấp phát cho người bệnh điều trị nội trú, ngoại trú; được chế biến các dược liệu độc để phục vụ công tác điều trị của bệnh viên. Hiệu thuốc pha chế theo đơn dược pha chế thuốc độc để phục vụ người bệnh có đơn thuốc.

4. Doanh nghiệp dược phẩm có chức năng thu mua, chế biến dược liệu được phép chế biến dược liệu độc.

5. Lương y, lương dược, bác sỹ y học cổ truyền có giấy phép hành nghề được chế biến dược liệu độc theo phương pháp cổ truyền với mục đích phục vụ trực tiếp cho người bệnh.

6. Không được sản xuất, pha chế thuốc độc cùng một lúc, cùng một chỗ với các thuốc khác để tránh nhầm lẫn và nhiễm chéo.

Điều 4. Đóng gói.

1. Đối với doanh nghiệp sản xuất thuốc. Khi đóng gói thuốc độc phải tuân theo quy định của Bộ Y tế.

2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh thuốc: Trước khi xuất, bán thuốc độc phải đóng gói riêng thành hòm, kiện, hộp, có kèm theo phiếu đóng gói.

3. Đối với khoa dược bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh, hiệu thuốc pha chế theo đơn: Khi pha chế xong thuốc độc phải đóng gói, dán nhãn ngay để tránh nhầm lẫn.

Điều 5. Nhãn

Thực hiện theo quy định của Quy chế nhãn thuốc và nhãn hiệu hàng hoá do Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành.

Điều 6. Mua bán

1. Các doanh nghiệp kinh doanh thuốc từ Trung ương tới địa phương được mua thuốc độc để bán cho các công ty dược, nhà thuốc, các cơ sở điều trị, y tế ngành theo dự trù hợp lệ, tổ chức hệ thống bán lẻ theo đơn của thầy thuốc.

2. Các doanh nghiệp sản xuất thuốc được trực tiếp bán các thành phẩm thuốc độc do chính doanh nghiệp đó sản xuất cho các doanh nghiệp kinh doanh khác và bán lẻ theo đơn của thầy thuốc.

3. Chủ nhà thuốc được mua thuốc độc để bán lẻ theo đơn của thầy thuốc.

4. Trạm y tế phường, xã, thị trấn, cơ sở y tế ngành được mua thuốc độc để phục vụ công tác khám chữa bệnh tại đơn vị.

5. Viện nghiên cứu không có giường bệnh, các trường đại học y, dược, trường trung học y, dược được mua thuốc độc để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

6. Người bán thuốc độc theo đơn phải có trình độ chuyên môn từ dược sĩ trong học trở lên. Những nơi chưa đủ cán bộ có trình độ chuyên môn nói trên, thủ trưởng đơn vị được uỷ quyền bằng văn bản cho dược tá làm thay (mỗi lần uỷ quyền không quá 06 tháng).

7. Đối với nguyên liệu độc:

Việc mua, bán nguyên liệu độc giữa các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thuốc và các bệnh viện, các hiệu thuốc có pha chế theo đơn phải có dự trù hợp lệ theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của Quy chế này.

Điều 7. Xuất nhập khẩu

1. Doanh nghiệp kinh doanh thuốc có chức năng xuất khẩu, nhập khẩu mới được xuất khẩu, nhập khẩu thuốc độc.

2. Doanh nghiệp sản xuất thuốc có chức năng xuất khẩu, nhập khẩu được nhập khẩu nguyên liệu độc để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của chính doanh nghiệp và được xuất khẩu thuốc độc do chính doanh nghiệp sản xuất.

3. Đơn hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuốc độc phải làm theo quy định tại Mẫu số 1A1, 1A2 - 1B1, 1B2 được đính kèm theo Quy chế này.

4. Thuốc giảm độc khi xuất khẩu, nhập khẩu phải làm đơn theo quy định tại Mẫu số 1A1, 1A2 - 1B1, 1B2 được đính kèm theo Quy chế này.

Chương III

DỰ TRÙ - DUYỆT DỰ TRÙ

Điều 8. Dự trù

Hàng năm, các đơn vị có nhu cầu thuốc độc đều phải lập dự trù theo quy định tại Mẫu số 2 được đính kèm theo Quy chế này. Dự trù được làm thành 4 bản (cơ quan duyệt dự trù lưu 2 bản, đơn vị lưu 1 bản, nơi bán lưu 1 bản). Khi làm dự trù thuốc độc nếu số lượng vượt quá mức so với năm trước thì đơn vị làm dự trù phải giải thích rõ lý do.

Khi cần thiết, các đơn vị có thể làm dự trù bổ sung.

Thời gian gửi dự trù trước ngày 25/12 của năm trước.

Điều 9. Cấp duyệt dự trù.

1 - Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược Việt Nam) duyệt dự trù:

- Mua thuốc độc của các bệnh viện Trung ương, viện nghiên cứu, trường đại học y - dược, trường trung học y - dược trực thuộc Bộ Y tế.

- Mua nguyên liệu phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất trong cả nước.

2. Cục trưởng Cục Quân y - Bộ Quốc phòng, Cục trưởng Cục Y tế - Bộ Công an, giám đốc Sở Y tế - Bộ Giao thông vận tải duyệt dự trù cho các đơn vị y tế thuộc quyền quản lý của mình.

3. Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố duyệt dự trù cho các bệnh viện, trường trung học y - dược, công ty dược tỉnh, thành phố, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh trong địa bàn.

4. Giám đốc trung tâm y tế quận, huyện:

- Duyệt dự trù cho bệnh viện quận, huyện, trạm y tế phường, xã, nhà thuốc, y tế công nông lâm trường, cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn.

Duyệt mua dược liệu độc cho bác sĩ y học dân tộc, lương y, lương dược hành nghề tư thuộc địa bàn.

5. Những đơn vị không thuộc ngành y tế nếu có nhu cầu sử dụng thuốc  độc cho nghiên cứu khoa học hoặc sử dụng cho mục đích khác phải làm công văn giải thích rõ lý do, được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp nhận và gửi cho cơ quan quản lý y tế cấp tương đương xét duyệt.

Chương IV

GIAO NHẬN - VẬN CHUYỂN - BẢO QUẢN

Điều 10. Giao nhận.

Người nhận, người giao thuốc độc phải có trình độ chuyên môn từ dược sĩ trung học trở lên, những nơi không đủ cán bộ có trình độ chuyên môn kể trên, thủ trưởng đơn vị được uỷ quyền cho dược tá làm thay (mỗi lần uỷ quyền không quá 06 tháng). Người nhận, người giao thuốc độc phải kiểm tra kỹ tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, số lô sản xuất, hạn dùng, chất lượng thuốc.

Điều 11. Vận chuyển.

Người được giao trách nhiệm vận chuyển thuốc độc phải mang theo hoá đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho và chịu trách nhiệm về số lượng, chủng loại, chất lượng thuốc độc.

Điều 12. Bảo quản

1. Thuốc độc phải được bảo quản trong kho chắc chắn, có đủ các điều kiện bảo quản thuốc. Nếu không có kho riêng thì thuốc độc phải được bảo quan trong tủ có khoá chắc chắn. Thuốc độc bảng A xếp riêng, thuốc độc bảng B xếp riêng.

2. Người giữ (người bảo quản, cấp phát) thuốc độc phải có trình độ chuyên môn từ dược sĩ trung học trở lên, những nơi không đủ cán bộ có trình độ  chuyên môn nói trên, thủ trưởng đơn vị uỷ quyền bằng văn bản cho dược  tá làm thay (mỗi lần uỷ quyền không quá 06 tháng).

3. Thuốc độc ở tủ thuốc cấp cứu, tủ thuốc trực, tủ thuốc y tế cơ quan:

- Người giữ thuốc độc là y tá, y sĩ hoặc bác sĩ.

- Thuốc độc được sắp xếp trong ngăn riêng. Tủ thuốc phải có khoá, có bảng danh mục để tiện việc tra cứu. Số lượng, chủng loại thuốc độc ở tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu do Giám đốc bệnh viện quy định. Người trực ca trước phải bàn giao số lượng thuốc độc cho người trực ca sau.

Chương V

KÊ ĐƠN - CẤP PHÁT - SỬ DỤNG

Điều 13. Kê đơn

Việc kê đơn thuốc độc dược thực hiện theo quy định của Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Điều 14. Cấp phát, sử dụng ở các cơ sở điều trị.

Khoa dược bệnh viện cấp phát thuốc độc cho các khoa điều trị theo phiếu lĩnh thuốc quy định tại Mẫu số 3 được đính kèm theo Quy chế này.

ở các khoa điều trị, sau khi lĩnh thuốc ở khoa dược, y tá được phân công nhiệm vụ phải đối chiếu tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng thuốc trước lúc tiêm hoặc phát cho người bệnh.

Chương VI

SỔ GHI CHÉP - BÁO CÁO

Điều 15. Sổ ghi chép

1. Đơn vị sản xuất, pha chế phải mở sổ pha chế thuốc độc A, B quy định tại Mẫu số 4 được đính kèm theo Quy chế này.

2. Đơn vị mua, bán, sử dụng phải mở sổ theo dõi thuốc độc A, B quy định tại Mẫu số 5 được đính kèm theo Quy chế này.

Điều 16. Báo cáo

1 - Báo cáo năm:

Hàng năm, trước ngày 15/01 các đơn vị sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc độc phải báo cáo kiểm kê tồn kho tới cơ quan xét duyệt dự trữ, báo cáo quy định tại Mẫu số 6 được đính kèm theo Quy chế này.

2. Trung tâm y tế quận, huyện tập hợp báo cáo của các cơ sở y tế trực thuộc gửi tới Sở Y tế tỉnh, thành phố.

3. Cục Quân y - Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ Công an, Sở Y tế - Bộ Giao thông vận tải, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các công ty dược phẩm, dược liệu Trung ương, các xí nghiệp dược phẩm Trung ương, các bệnh viện Trung ương, viện nghiên cứu, trường đại học y dược, trường trung học y dược trực thuộc Bộ y tế báo cáo cả năm gửi Cục Quản lý dược Việt Nam để tổng hợp trình Bộ Trưởng Bộ Y tế. Các đơn vị phải gửi báo cáo trước ngày 31 tháng 01 năm sau.

Những đơn vị không nộp báo cáo theo quy định, việc xét duyệt dự trù cho thời gian kế tiếp phải lùi lại cho đến khi có báo cáo mới giải quyết.

4. Báo cáo đột xuất:

Khi bị mất trộm, ngộ độc chết người hoặc các lý do đặc biệt khác, đơn vị phải báo cáo tới cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp khi nhận được báo cáo đột xuất cần tiến hành thẩm tra và có những biện pháp xử lý thích hợp.

5. Báo cáo xin huỷ thuốc độc:

Thuốc độc kém chất lượng, quá hạn dùng số lượng dưới 500 viên, dưới 300 ống, nguyên liệu dưới 100g do Thủ trưởng đơn vị ký quyết định huỷ, nếu số lượng nhiều trên mức quy định, đơn vị cần huỷ phải báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Báo cáo phải ghi rõ tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, lý do xin huỷ, phương pháp huỷ. Khi được cơ quan cấp trên đồng ý bằng văn bản, thủ trưởng đơn vị lập hội đồng huỷ thuốc, huỷ xong thủ trưởng đơn vị phải báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên, thời gian gửi báo cáo chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày huỷ.

Chương VII

THANH TRA - KIỂM TRA - XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 17. Kiểm tra - Thanh tra

Mọi đơn vị sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc độc phải chịu sự kiểm tra của Cục Quản lý Dược Việt Nam, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chịu sự thanh tra của Thanh tra chuyên ngành dược của Bộ Y tế và Sở Y tế.

Cơ quan xét duyệt dự trù quy định tại Điều 9 của Quy chế này có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra các đơn vị thuộc quyền quản lý.

Điều 18. Xử lý vi phạm

Mọi hành vi vi phạm Quy chế này, tuỳ mức độ và tính chất vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

DANH MỤC

THUỐC ĐỘC BẢNG A
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2032/1999/QĐ-BYT ngày 09 tháng 7 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1. Aclarubicin

31. Digittoxin

2. Aconitin

32. Digoxin

3. Actinomycin

33. Dihydroergotamin

4. Aldesleukin

34. Dobutamin

5. Amrinon

35. Docetaxel

6. Amsacrin

36. Dopamin

7. Apomorphin

37. Doxorubicin

8. Asparaginase

38. Drostanolon

9. Atropin

39. Epinephrin (Adrenalin)

10. Azathioprin

40. Epirubicin

11. Bisantren

41. Estramustin

12. Bleomycin

42. Etomidat

13. Busulfan

43. Etoposid

14. Các Prostaglandin

44. Finasterid

15. Carboplatin

45. Fludarabin

16. Carmustin

46. Fluorouracil (5 - Fluorouracil)

17. Celmoleukin (Interleukin-2)

47. Formestan

18. Ciclosporin

48. Fotemustin

19. Cincocain (Percain; Dibucain)

49. Gemcitabin

20. Cisplatin

50. Goserelin

21. Clorambucil

51. Hexanethylmelanin (Altretamin)

22. Clormethin

52. Homatropin

23. Convalatoxin

53. Hydroxyurea

24. Cyclophosphamid

54. Interferon à,  ±

25. Cytarabin

55. Ketamin

26. Dacarbazin

56. Lamivudin

27. Daunorubicin

57. Letrozol

28. Desfluran

58. Leuprorelin

29. Deslanosid

59. Lomustin

30. Didanosin

60. Megestrol

61. Melphalan

91. Protirelin

62. Methotrexat

92. Ritodrin

63. Methylergometrin

93. Scopolamin

64. Milrinon

94. Somatostain

65. Mithramycin (Plicamycin)

95. Strychnin

66. Mitobronitol

96. Sulproston

67. Mitoguazon

97. Tamoxifen

68. Mitomycin

98. Teniposid

69. Mitoxantron

99. Tetracain (Amethocain; Dicain)

70. Molgramostim

100. Thiotepa

71. Nalorphin

101. Triptorelin

72. Naloxon

102. Vinblastin

73. Naltrexon

103. Vincristin

74. Neostigmin bromid

104. Vindesin

75. Nitrat bạc

105. Vinorelbin

76. Nitroglycerin

106. Zalcitabin

77. Nilutamind

107. Zidovudin

78. Nor-Epinephrin (Nor-Adrenalin)

108. Các dược liệu:

79. Oleandrin

 

80. Ouabain - Becladon: lá, bột là và dạng bào

 

81. Oxaliplatin chế cao đặc, cồn

 

82. Paclitaxel - Cà độc dược (Datura metel): hoa,

 

83. Parapenzolat bromid lá, quả và dạng bào chế cồn.

 

84. Pilocarpin

 

85. Pipecuronium bromid - Ô đầu (là rễ củ của cây Aconitum sinense).

 

86. Pipenzolat Bromid

 

87. Pipobroman - Mã tiền (Strychnos nux vomica):

 

hạt, và dạng bào chế cao, cồn.

 

88. Prednimustin

 

89. Procarbazin - Hoàng nàn (Strychni

 

90. Propofol wallichianae): vỏ thân

 

 

DANH MỤC

THUỐC ĐỘC BẢNG B
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2032/1999/QĐ-BYT ngày 09 tháng 7 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1. Acarbose

28. Beclometason

2. Aceclidin

29. Befunolol

3. Acenoumarol

30. Benazepril

4. Acepromazin

31. Benfluorex

5. Aceprometazin

32. Benperidol

6. Aciclovir

33. Benzatropin

7. Acrivastin

34. Bepridil

8. Alcuronium clorid

35. Betahistin

9. Aldosteron acetat

36. Betametason

10. Alfacalcidol

37. Bezafibrat

11. Alfuzosin

38. Bezafibrat

12. Alteplase

39. Bietaserpin

13. Alylestrenol

40. Biperiden

14. Amcinonid

41. Bisoprolot

15. Amilorid

42. Bretylium tosilat

16. Amineptin

43. Bromocripin

17. Amiodaron

44. Budesonid

18. Amisulprid

45. Bupivacain

19. Amitriptylin

46. Buspiron

20. Amlodipin

47. Các chế phẩm của Hormon tuyến yên (Pituitary hormones)

21. Amulocain

48. Các loại huyết thanh phòng chống uốn ván, nọc rắn, dại.

22. Androstanolon

49. Calcitriol

23. Atenolol

50. Captopril

24. Atracurium besilat

51. Carbamazepin

25. Auranofin

52. Carvedilol

26. Azatadin

53. Cerivastatin

27. Baclofen

54. Clobetasol

 

 

55. Clobetason

87. Dipivefrin

56. Clofibrat

88. Dipyridamol

57. Clomifen

89. Disopyramid

58. Clomipramin

90. Doxazosin

59. Cloral Hydrat

91. Doxepin

60. Clormezanon

92. Droperidol

61. Cloroquyn

93. Dyclonin

62. Cloroquynol

94. Emetin

63. Clorpromazin

95. Enalapril

64. Clorpropamid

96. Encainid

65. Clozapin

97. Endrison

66. Colchicin

98. Enfluran

67. Corticotropin

99. Enoxaparin

68. Cortison

100. Enozimon

69. Cortivasol

101. Eperison

70. Cyclofenil

102. Erythropoietin (Epoetin)

71. Cyclopenthiazid

103. Esmolol

72. Cycloserin

104. Estradiol

73. Cyproteron

105. Estriol

74. Danazol

106. Ether

75. Dapson

107. Ethoheptazin

76. Debrisoquyn

108. Ethylestrenol

77. Deferoxamin

109. Etidocain

78. Dehydroemetin

110. Etifoxin

79. Deserpidin

111. Etodolac

80. Desoxycorton

112. Felodipin

81. Dexamathason

113. Fenofibarat

82. Diclorison

114. Fexofenadin

83. Dicoumarol và các dẫn chất của nó

115. Fluazacort

84. Diflorason

116. Fluconazol

85. Diflucortolon

117. Fludrocortison

86. Diltiazem

118. Flumazenil

 

 

119. Flumetason

151. Hydroxyzin

120. Flunarizin

152. Hyoscin N-butylbromid

121. Flunisolid

153. Idoxuridin

122. Fluocinolon acetonid

154. Imipramin

123. Fluocinonid

155. Idapamid

124. Fluocortin

156. Idometacin

125. Fluocortolon

157. Idoramin

126. Fluorometholon

158. Insulin

127. Fluoxetin

159. Iod

128. Fluoxymesteron

160. Iohexol

129. Flupameson

161. Iopamidol

130. Fluphenazin

162. Iopentol

131. Flupredniden

163. Iopromid

132. Fluprednisolon

164. Ioversol

133. Fluticason

165. Ipeca (Ipecacuanha)

134. Fluvastatin

166. Ipratropium bromid

135. Formocortal

167. Isocarboxazid

136. Formoterol

168. Isofluran

137. Galamin triethiodid

169. Isradipin

138. Gemfibrozil

170. Ketotifen

139. Gliclazid

171. Lacidipin

140. Glimepirid

172. Lansoprazol

141. Glipizid

173. Levomepromazin

142. Glycopyrronium bromid

174. Lidocain

143. Gonadorelin

175. Lisinopril

144. Gonadotrophin (Menotropin)

176. Lisurid

145. Guaiacol

177. Lobelin

146. Haloperidol

178. Lovastatin

147. Halothan

179. Loxapin

148. Heparin

180. Lynestrenol

149. Hydrocortison

181. Lypressin

150. Hydroxyprogesteron

182. Maprotilin

183. Mazipredon

215. Mometson

184. Mecamylamin

216. Moxisylyt

185. Medifoxamin

217. Nadolol

186. Medrogeston

218. Nadroparin calci

187. Medroxyprogesteron

219. Narcotin

188. Meloxicam

220. Natri nitroprussid

189. Mepivacain

221. Nước oxy già (trên 20 thể tích)

190. Mesterolon

222. Nicardipin

191. Metandienon

223. Nicergolin

192. Metenolon

224. Nicotin

193. Metformin

225. Nifedipin

194. Methoxsalen

226. Nimodipin

195. Methyldopa

227. Nisoldipin

196. Methylprednisolon

228. Nitrendipin

197. Methyltestosteron

229. Nitrofurantoin

198. Metipranolol

230. Nomegestrol

199. Metoclopramid

231. Norethisteron

200. Metofenazat

232. Norgestrel

201. Metoprolol

233. Octreotid

202. Metrizamid

234. Ondansetron

203. Metyrapon

235. Orlistat

204. Mexiletin

236. Oxytocin

205. Mianserin

237. Pamidronic acid

206. Miconazol

238. Pancuronium Bromid

207. Mifepriston

239. Papaverin

208. Minoxidil

240. Paramethason

209. Misoprostol

241. Parnaparin

210. Mivacurium clorid

242. Penfluridol

211. Mizolastin

243. Pergolid

212. Moclobemid

244. Perindopril

213. Modafinil

245. Perphenazin

214. Molsidomin

246. Phentolamin

247. Pimozid

279. Selegilin

248. Pipamperon

280. Sevofluran

249. Pipotiazin

281. Simvastatin

250. Pirbuterol

282. Somatropin

251. Piretanid

283. Sotalol

252. Piribedil

284. Spartein

253. Piroxicam

285. Spironolacton

254. Pravastatin

286. Streptokinase

255. Prazosin

287. Streptomycin

256. Prednisolon

288. Sulodexid

257. Prednison

289. Sulpirid

258. Prifinium bromid

290. Suxamethonium

259. Primaquyn

291. Teicoplanin

260. Procain

292. Tenoxicam

261. Proclorperazin

293. Terazosin

262. Progesteron

294. Terbutalin

263. Promegeston

295. Terlipressin

264. Promestrien

296. Tertatolol

265. Promethazin

297. Testosteron

266. Propafenon

298. Tetracosactid

267. Propranolol

299. Thiamazol

268. Propylthiouracil

300. Thiocolchicosid

269. Quynapril

301. Thiopental natri

270. Quynuoramin

302. Thioproperazin

271. Ramipril

303. Thioradazin

272. Reserpin

304. Thyroxin và các dẫn chất tổng hợp của nó

273. Rifampicin

305. Tianeptin

274. Rifamycin

306. Tibolon

275. Rilmenidin

307. Tiemonium

276. Risperidon

308. Tizanidin

277. Rivastigmin

309. Tolcapon

278. Salbutamol

310. Toloxaton

311. Tolperison

326. Venlafaxin

312. Torasemid

327. Verapamil

313. Trandolapril

328. Vigabatrin

314. Triamcinolon

329. Viloxazin

315. Trifluoperazin

330. Voglibose

316. Trihexyphenidyl

331. Warfarin

317. Trimipramin

332. Yohimbin

318. Tropicamid

333. Zopiclon

319. Tropisetron

334. Zuclopenthixol

320. Tubocurarin clorid

335. Dược liệu

321. Urapidil - Phụ tử (là rễ củ đã chế biến của cây Aconitum sinense)

 

322. Urokinase

323. Valpromid

324. Valsartan

 

325. Vecuronium bromid

 

 

DANH MỤC

THUỐC GIẢM ĐỘC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2032/1999/QĐ-BYT ngày 09 tháng 7 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT

Tên hoạt chất

Dạng bào chế

Nồng độ % tối đa của dạng thuốc chưa chia liều

Hàm lượng tối đa của dạng thuốc đã chia liều

1.

-Acepromazin

Thuốc giọt Thuốc viên

0,3

10mg

2.

-Aceprometazin

Thuốc viên

 

7,5mg

3.

-Acrivátin

Thuốc viên

 

8mg

4.

-Alfuzosin

Thuốc viên

 

2,5mg

5.

-Amilorid

Thuốc viên

 

5mg

6.

-Amlodipin

Thuốc viên

 

5mg

7.

-Atenolol

Thuốc viên

 

50mg

8.

-Atropin

Thuốc mắt

Thuốc tiêm

Thuốc viên

1

0,05

 

0,25mg

0,5mg

9.

-Benazepril

Thuốc viên

 

10mg

10.

-Betahistin

Thuốc viên

 

150mg

11.

-Betahistin

Thuốc viên

 

8mg

12.

-Bezafibrat

Thuốc viên

 

200mg

13.

-Budesonid

Khí dung phân liều

 

0,5mg/lần phun

14.

-Calcitriol

Thuốc viên

 

0,25mg

15.

-Captopril

Thuốc viên

 

25mg

16.

-Carvedilol

Thuốc viên

 

5mg

17.

-Clofibrat

Thuốc viên

 

250mg

18.

-Cloral Hydrat

Thuốc siro

Thuốc viên

6

 

500mg

19.

-Cloroquyn

Thuốc đặt

Thuốc Siro

Thuốc viên

 

0,1

300mg

 

300mg

20.

-Cloroquynol

Thuốc viên

 

250mg

21.

-Clorpromazin

Thuốc đặt

Thuốc giọt

Thuốc tiêm

Thuốc viên

 

4

1

50mg

 

50 mg

25mg

22.

-Clorpropamid

Thuốc viên

 

250mg

23.

-Cyclopenthiazid

Thuốc viên

 

0,5mg

24.

-Dapson

Thuốc viên

 

100mg

25.

-Dehydroemetin

Thuốc viên

10mg

 

26.

-Diltiazem

Thuốc viên

 

90mg

27.

-Dipivefrin

Thuốc mắt

0,1

5mg

28.

-Doxazosin

Thuốc viên

 

**

29.

-Emetin

Thuốc tiêm

6

***

30.

-Enalapril

Thuốc viên

***

 

31.

-Epinephrin

Khí dung phân liều

Thuốc đặt

Thuốc mắt

 

 

0,1

0,2mg/lần phun

1mg

32.

-Estradiol

Thuốc cao dán

Thuốc đặt

Thuốc viên

 

0,1mg

0,1mg

0,1mg

33.

-Etodolac

Thuốc viên

 

200mg

34.

-Felodipin

Thuốc viên

 

10mg

35.

-Fenofibrat

Thuốc viên

 

300mg

36.

-Fluconazol

Thuốc viên

 

150mg

37.

-Gemfibrozil

Thuốc viên

 

300mg

38.

-Guaiacol

Thuốc đặt

Thuốc tiêm

 Thuốc viên

 

3

500mg

150mg

250mg

39.

-Homatropin

Thuốc viên

 

1mg

40.

-Hyoscin N-butylbromid

Thuốc đặt

Thuốc giọt

Thuốc viên

 

2

10mg

 

10mg

41.

-Indometacin

Thuốc đặt

Thuốc mắt

Thuốc viên

1

50mg

25mg

42.

-Indoramin

Thuốc viên

 

25mg

43.

-Iod (Dung dịch Lugol)

Thuốc giọt

1

 

44.

-Isradipin

Thuốc viên

 

5mg

45.

-Lacidipin

Thuốc viên

 

4mg

46.

-Lansoprazol

Thuốc viên

 

30mg

66.

- Nitroglycerin

Khí dung phân liều

 

0,4 mg/lần phun

 

 

Thuốc cao dán

 

20 mg

 

 

Thuốc viên

 

0,5 mg

 

 

Thuốc viên tan chậm

 

2,5 mg

67.

- Ondansetron

Thuốc viên

 

8 mg

68.

- Papaverin

Thuốc đặt

 

50 mg

 

 

Thuốc viên

 

40 mg

69.

- Piroxicam

Thuốc đặt

 

20 mg

 

 

Thuốc viên

 

20 mg

70.

- Prazoxin

Thuốc viên

 

5 mg

71.

- Procain

Thuốc tiêm

3

60 mg

72.

- Promethazin

Thuốc viên

 

10 mg

 

 

Thuốc siro

0,1

 

73.

- Propranolol

Thuốc viên

 

40 mg

74.

- Quynapril

Thuốc viên

 

20 mg

75.

- Rilmenidin

Thuốc viên

 

1 mg

76.

- Salbutamol

Khí dung phân liều

 

 

 

 

dạng:

 

 

 

 

- Dung dịch

 

0,2 mg/lần phun

 

 

- Bột trong viên nang

 

0,4 mg/viên/lần hít

 

 

Thuốc siro

0,04

 

 

 

Thuốc viên

 

2 mg

 

 

Thuốc viên tan chậm

 

8 mg

77.

- Spartein

Thuốc viên

 

100 mg

78.

- Spironolacton

Thuốc viên

 

75 mg

79.

- Streptomycin

Thuốc viên

 

1000 mg

 

 

(dạng phối hợp)

 

 

80.

- Strychmin

Thuốc tiêm

0,1

 

81.

- Tenoxicam

Thuốc đặt

20 mg

 

 

 

Thuốc viên

 

20 mg

82.

- Terazosin

Thuốc viên

 

10 mg

83.

- Terbutalin

Khí dung phân liều

0,5 mg/lần phun

 

 

 

Thuốc siro

0,03

 

 

 

Thuốc viên

 

5 mg

84.

- Thiocolchicosid

Thuốc tiêm

0,2

4 mg

 

 

Thuốc viên

 

4 mg

85.

- Trandolapril

Thuốc viên

 

2 mg

86.

- Các dược liệu:

 

 

 

 

+ Beladon

Cao

0,3

20 mg

 

 

Thuốc đạn

 

250 mg

 

+ Mã tiền

Cồn

5

500 mg

 

(Strychnos nux vomica).

Cao

0,1

30 mg

 

 

Bột uống

0,5

50 mg

 

+ Cà độc dược - lá

Cồn

10

 

 

(Datura metel)

Cao

0,3

20 mg

 

 

Bột uống

1,5

50 mg

 

Mẫu số: 1A1

Tên đơn vị

Số:

ĐƠN HÀNG NHẬP KHẨU THUỐC ĐỘC VÀ THUỐC GIẢM ĐỘC
ĐÃ CÓ SỐ ĐĂNG KÝ NĂM...

Kính gửi: Cục Quản lý dược Việt Nam

TT

Tên thuốc, hàm lượng, dạng bào chế, quy cách đóng gói

Số đăng ký

Đơn vị tính

Số lượng xin nhập

Tên thuốc độc Hàm lượng tính ra mg có trong một đơn vị đã chia liều hoặc chưa chia liều

Tổng số khối lượng thuốc độc tính ra g

Tên công ty đăng ký Tên nước

Tên công ty sản xuất Tên nước

Tên công ty phân phối Tên nước

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

 

 

Giám đốc công ty

(Ký tên, đóng dấu)

 

Ngày.. tháng... năm...

Số: .... /QLD

Xác nhận đơn hàng gồm       trang      khoản có số đăng ký phù hợp

Đơn hàng có giá trị đến ngày / /

 

 

Hà Nội, ngày... tháng... năm...

Cục quản lý dược Việt Nam
Cục trưởng

 

Mẫu số: 1A2

Tên đơn vị

Số:

ĐƠN HÀNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU THUỐC ĐỘC
NĂM...

Kính gửi: Cục Quản lý dược Việt Nam

TT

Tên nguyên liệu

Số đăng ký (nếu có)

Đơn vị tính

Số lượng xin nhập

Tên công ty đăng ký Tên nước

Tên công ty sản xuất Tên nước

Tên công ty phân phối Tên nước

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

 

Ngày       tháng      năm

Giám đốc công ty

(Ký tên, đóng dấu)

 

Xác nhận đơn hàng gồm       trang      khoản, kèm theo công văn số.... /QLD ngày... tháng ... năm... của Cục Quản lý Dược Việt Nam

 

 

Hà Nội, ngày... tháng... năm...

Cục quản lý dược Việt Nam
Cục trưởng

 

Mẫu số: 1B1

Tên đơn vị

Số:

ĐƠN HÀNG NHẬP KHẨU THUỐC ĐỘC VÀ THUỐC GIẢM ĐỘC
CHƯA CÓ SỐ ĐĂNG KÝ NĂM...

Kính gửi: Cục Quản lý dược Việt Nam

TT

Tên thuốc, hàm lượng, dạng bào chế, quy cách đóng gói

Đơn vị tính

Số  lượng xin nhập

Tiêu chuẩn chất lượng

Tên thuốc độc Hàm lượng tính ra mg trong 1 đơn vị đã chia liều hoặc chưa chia liều

Tổng số khối lượng thuốc  độc tính ra g

Công dụng

Tên công ty sản xuất Tên nước

Tên công ty phân phối Tên nước

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

 

Ngày... tháng... năm...

Đồng ý cho nhập khẩu các thuốc tại đơn hàng này gồm          trang     khoản kèm theo công văn số.../QLD ngày... tháng... năm... của Cục Quản lý dược Việt Nam

Cục quản lý dược Việt Nam
Cục trưởng

Ý kiến đề nghị của Sở Y tế, của TCT dược
(nếu là đơn vị trực thuộc TCT)

Giám đốc Công ty

(Ký tên, đóng dấu)

Hà Nội, ngày...tháng...năm...

 

Mẫu số: 1B2 

Tên đơn vị:

Số:

ĐƠN HÀNG XUẤT KHẨU THUỐC ĐỘC VÀ THUỐC GIẢM ĐỘC
NĂM...

Kính gửi: Cục Quản lý dược Việt Nam

TT

Tên thuốc, hàm lượng, dạng bào chế, quy cách đóng gói

Đơn vị tính

Số  lượng xin xuất khẩu

Tiêu chuẩn chất lượng

Tên thuốc độc Hàm lượng tính ra mg trong 1 đơn vị đã chia liều hoặc chưa chia liều

Tên công ty sản xuất

Tên  nhập khẩu

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

Ngày.... tháng... năm...

Đồng ý cho nhập khẩu các thuốc tại đơn hàng này gồm          trang     khoản kèm theo công văn số.../QLD ngày... tháng... năm... của Cục Quản lý dược Việt Nam

Cục quản lý dược Việt Nam
Cục trưởng

Giám đốc Công ty

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Hà Nội, ngày...tháng...năm...

Cục quản lý dược Việt Nam
Cục trưởng

 

Mẫu số: 2 

Đơn vị

Số:

DỰ TRÙ MUA THUỐC ĐỘC A-B
NĂM...

Kính gửi: ……………….

TT

Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng

Đơn vị tính

Phần báo cáo năm trước

Dự trù năm nay

Duyệt

Ghi chú

 

 

 

Tồn năm trước chuyển sang

Mua trong năm

Tổng số

Xuất trong năm

Tồn kho cuối năm

 

 

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

 

Ngày... tháng... năm...

 

Ngày... tháng...năm...

Duyệt bản dự trù này gồm... trang... khoản

Cơ quan duyệt dự trù

Người lập dự trù

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

 

(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 3

Tên đơn vị

PHIẾU LĨNH THUỐC ĐỘC A-B

(Bắt đầu sử dụng từ... đến... năm...)

Bệnh viện:

Khoa:

Số:

Phiếu lĩnh thuốc độc A-B

TT

Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng

Đơn vị tính

Số lượng tính

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số:...khoản

Người phát

Người lĩnh

 

Ngày... tháng... năm...

Khoa dược đã kiểm tra

Trưởng khoa điều trị

 

* Phần gốc lưu tại khoa điều trị

Bệnh viện:

Khoa:

Số:

Phiếu lĩnh thuốc độc A-B

TT

Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng

Đơn vị tính

Số lượng tính

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số:...khoản

Người phát

Người lĩnh

 

Ngày... tháng... năm...

Khoa dược đã kiểm tra

Trưởng khoa điều tra

 

Mẫu số 4

Tên đơn vị

SỔ PHA CHẾ THUỐC ĐỘC A-B

(Bắt đầu sử dụng từ... đến... năm...)

Sổ pha chế thuốc độc A-B

Ngày tháng

Số thứ tự

Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng

Công thức pha chế

Số lượng thuốc thành phẩm thu được trên lý thuyết

Số lượng thuốc thành phẩm thu được trên thực tế

Họ và tên người pha chế

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(6)

(7)

(8)

(9)

* Sổ có đóng dấu giáp lai của đơn vị.

 

Mẫu số 5 

Tên đơn vị

SỔ THEO DÕI THUỐC ĐỘC A-B

(Bắt đầu sử dụng từ... đến... năm...)

Sổ pha chế thuốc độc A-B

TT

Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng

Đơn vị

Tồn kỳ trước chuyển sang

Lý do nhập

Tổng số

Lý do xuất

Còn lại

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

* Sổ có thể làm thành nhiều trang, có thể mỗi trang là một tên thuốc (tuỳ theo đơn vị có lượng thuốc nhiều hay ít).

* Cột 4 ghi số tồn năm trước chuyển sang hoặc quí trước chuyển sang.

* Cột 5 ghi số nhập trong năm hay trong quí, cột 6 là tổng của cột 4 và cột 5, cột 7 là số lượng đã xuất, cột 8 ghi còn lại cuối năm hay cuối quí. * Lý do xuất, nhập: nhập (mua) theo hoá đơn số...ngày...; xuất theo hoá đơn hoặc bán lẻ theo đơn hoặc đã cấp phát.

 

Mẫu số: 6

Tên đơn vị

Số:

BÁO CÁO TỒN KHO THUỐC ĐỘC A-B

Năm...

Kính gửi: ………………………..

TT

Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng

Đơn vị

Tồn năm

Nhập trong năm

Tổng số

Xuất trong năm

Hư hỏng

Tồn cuối năm

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

 

 

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

 

* Cột 6 là tổng số của cột 4 và cột 5

Tổng của cột 7, 8, 9 phải bằng số lượng ghi ở cột 6

* Báo cáo làm thành 2 bản (lưu tại đơn vị 1 bản, gửi cơ quan quản lý cấp trên 1 bản)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2032/1999/QĐ-BYT ban hành Quy chế quản lý thuốc độc, Danh mục thuốc độc và giảm độc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

  • Số hiệu: 2032/1999/QĐ-BYT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 09/07/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Y tế
  • Người ký: Lê Văn Truyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản