Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 203/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THU THẬP, LƯU TRỮ, TỔNG HỢP THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, GIAI ĐOẠN 2016-2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội tại Tờ trình số 02/TTr-SLĐTBXH ngày 04/01/2016 về việc phê duyệt Kế hoạch thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động, giai đoạn 2016-2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này, Kế hoạch thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; và các sở, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 2 QĐ;
- Bộ Lao động-TBXH (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh có liên quan;
- Lưu: VT, VX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 

KẾ HOẠCH

THU THẬP, LƯU TRỮ TỔNG HỢP THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số: 203/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Căn cứ Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động. UBND tỉnh Thanh Hóa xây dựng Kế hoạch triển khai thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020 gồm các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xác định thông tin cơ bản, chính xác về thực trạng cung lao động gồm: thực trạng lao động, việc làm, thất nghiệp và biến động qua từng thời kỳ, địa bàn, làm cơ sở hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực, hướng nghiệp, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm của địa phương.

- Xác định thông tin cơ bản, chính xác về thực trạng cầu lao động của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có sử dụng lao động, biến động lao động theo nghề, trình độ đào tạo, nhu cầu tuyển lao động, làm cơ sở để định hướng đào tạo và bố trí hợp lý nguồn nhân lực.

- Xác định thông tin cơ bản về người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhằm quản lý và xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường lao động, định hướng đào tạo và bố trí thay thế nguồn nhân lực trong nước.

- Xác định thông tin cơ bản về lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm quản lý và xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường lao động, định hướng đào tạo và giải quyết việc làm.

2. Yêu cầu

- Đảm bảo việc ghi chép, cập nhật thông tin thị trường lao động phải đầy đủ, chính xác, không bỏ sót đối tượng điều tra, điền thông tin sai lệch hoặc thông tin không đảm bảo độ chính xác.

- Người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp trung thực, đầy đủ các thông tin theo quy định.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

1. Đối tượng

- Đối tượng thu thập thông tin về Cung lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.

- Đối tượng thu thập thông tin về Cầu lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại tỉnh Thanh Hóa.

- Người lao động tỉnh Thanh Hóa đi làm việc ở ngoài theo hợp đồng.

2. Phạm vi thu thập thông tin

- Cung lao động: Việc thu thập thông tin được tiến hành trên phạm vi toàn tỉnh. Thực hiện việc ghi chép, cập nhật biến động thông tin tất cả các hộ gia đình, hộ tập thể đã đăng ký hộ khẩu thường trú và sổ tạm trú có thời hạn (KT3) trên địa bàn 27 huyện, thị xã, thành phố.

- Cầu lao động: 100% doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc các thành phần kinh tế đã đăng ký và đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Toàn bộ người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại tỉnh Thanh Hóa.

- Toàn bộ người lao động tỉnh Thanh Hóa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

III. NỘI DUNG ĐIỀU TRA

1. Thu thập thông tin về cung lao động

- Nhân khẩu học gồm các thông tin về họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, dân tộc.

- Trình độ giáo dục phổ thông.

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật, lĩnh vực giáo dục - đào tạo.

- Đang tham gia hoạt động kinh tế:

+ Đối với người có việc làm thu thập các thông tin về vị thế việc làm, công việc đang làm, nơi làm việc, loại hình kinh tế.

+ Đối với người thất nghiệp thu thập các thông tin đã từng làm việc hoặc chưa bao giờ làm việc, thời gian thất nghiệp.

- Không hoạt động kinh tế theo lý do.

2. Thu thập thông tin về cầu lao động

- Thông tin định danh gồm: tên, địa chỉ, loại hình và mã số của người sử dụng lao động.

- Ngành, nghề kinh doanh chính.

- Tiền lương.

- Số lượng lao động đang làm việc phân theo giới tính, loại lao động, hợp đồng lao động, vị trí việc làm, trình độ giáo dục phổ thông, trình độ chuyên môn kỹ thuật.

- Số lao động có nhu cầu tuyển theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.

3. Thu thập thông tin về người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại tỉnh Thanh Hóa

- Thông tin cá nhân gồm họ và tên, quốc tịch, ngày tháng năm sinh, giới tính, hộ chiếu.

- Giấy phép lao động.

- Việc làm đang làm gồm các thông tin về vị trí việc làm, mức lương trung bình.

4. Thu thập thông tin về người lao động tỉnh Thanh Hóa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Nhân khẩu học gồm các thông tin về họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quê quán, hộ chiếu.

- Việc làm tại nước ngoài gồm các thông tin về thời hạn hợp đồng, thời gian xuất cảnh, ngành nghề, địa chỉ làm việc.

- Thời gian về nước, nguyên nhân.

IV. THỜI ĐIỂM, THỜI GIAN ĐIỀU TRA

1. Thông tin cung - cầu lao động

- Thời điểm thu thập thông tin là ngày 01 tháng 7 hằng năm.

- Thời gian thu thập thông tin: 30 ngày, bắt đầu từ thời điểm thu thập.

2. Thông tin về người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Thanh Hóa

Thời gian thu thập thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

3. Thông tin về người lao động Thanh Hóa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Thời gian thu thập thực hiện theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng.

V. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN

1. Thông tin cung lao động

- Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện những việc sau:

+ Thu thập thông tin ban đầu, cập nhật thông tin biến động của người lao động có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý theo thôn, bản, tổ dân phố vào sổ ghi chép thông tin thị trường lao động - phần Cung lao động từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 30 tháng 7 hằng năm. Sau đó, những hộ có biến động thông tin hoặc phát sinh mới được ghi chép lại sang biểu cập nhật thông tin thay đổi (A3).

+ Nộp biểu cập nhật thông tin thay đổi (A3) (sổ Cung lao động nếu được yêu cầu) phục vụ việc thu thập, nhập thông tin Cung lao động theo kế hoạch của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc thu thập thông tin ban đầu, cập nhật thông tin biến động của người lao động.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện những việc sau:

+ Xây dựng kế hoạch tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin Cung lao động của địa phương;

+ Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện để chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thu thập thông tin của người lao động;

+ Tổ chức nhập và quản lý thông tin ban đầu, thông tin biến động của người lao động vào hệ thống Cơ sở dữ liệu thị trường lao động của địa phương;

+ Chuyển tải dữ liệu Cung lao động của địa phương vào hệ thống Cơ sở dữ liệu thị trường lao động Quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội từ ngày 01 tháng 9 đến ngày 30 tháng 9 hằng năm.

2. Thông tin cầu lao động

- Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện những việc sau:

+ Ghi chép thông tin ban đầu, cập nhật thông tin biến động của người sử dụng lao động có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương vào sổ ghi chép thông tin thị trường lao động - phần Cầu lao động từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 30 tháng 7 hằng năm;

+ Nhận và bàn giao sổ Cầu lao động phục vụ việc thu thập, nhập thông tin Cầu lao động theo kế hoạch của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện những việc sau:

+ Xây dựng kế hoạch tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin cầu lao động của địa phương;

+ Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thu thập thông tin của người sử dụng lao động;

+ Tổ chức nhập và quản lý thông tin ban đầu, thông tin biến động của người sử dụng lao động vào hệ thống Cơ sở dữ liệu thị trường lao động của địa phương;

+ Chuyển tải dữ liệu Cầu lao động của địa phương vào hệ thống Cơ sở dữ liệu thị trường lao động Quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội từ ngày 01 tháng 9 đến ngày 30 tháng 9 hằng năm.

3. Thông tin về người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Thanh Hóa

Phương thức thực hiện, biểu mẫu thu thập, thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

4. Thông tin về người lao động Thanh Hóa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Phương thức thực hiện, biểu mẫu thu thập, thực hiện theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn.

VI. LƯU TRỮ, QUẢN LÝ THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

1. Lưu trữ thông tin thị trường lao động

- Ủy ban nhân dân cấp xã lưu trữ sổ Cung lao động.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện lưu trữ sổ Cầu lao động và các báo cáo về thông tin thị trường lao động.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, quản lý thông tin thị trường lao động tại địa phương và chuyển tải dữ liệu vào hệ thống Cơ sở dữ liệu thị trường lao động Quốc gia đặt tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để lưu trữ.

2. Quản lý Cơ sở dữ liệu thị trường lao động

- Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý, bảo mật thông tin của người lao động, người sử dụng lao động được ghi chép trong sổ Cung lao động, sổ Cầu lao động.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý Cơ sở dữ liệu thị trường lao động của địa phương; quản trị, Điều hành hoạt động của hệ thống Cơ sở dữ liệu thị trường lao động địa phương.

VII. TỔNG HỢP VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

1. Tổng hợp, báo cáo thông tin thị trường lao động

- Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp và báo cáo thông tin thị trường lao động của xã theo Mẫu số 01 của Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTBXH gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện thông qua phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 10 tháng 8 hằng năm.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện tổng hợp và báo cáo thông tin thị trường lao động của huyện theo Mẫu số 02 của Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTBXH gửi Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 30 tháng 8 hằng năm.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo thông tin thị trường lao động của tỉnh theo Mẫu số 03 của Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTBXH gửi Ủy ban nhân dân tỉnh và gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cục Việc làm trước ngày 30 tháng 9 hằng năm.

- Việc báo cáo về tình hình người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và tình hình người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Báo cáo thông tin thị trường lao động được gửi theo đường bưu điện hoặc theo đường truyền internet theo quy định của pháp luật.

2. Công bố thông tin về thị trường lao động

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi quản lý thông tin thị trường lao động của mình định kỳ hàng năm công bố công khai, đúng thời hạn từng loại thông tin và từng loại đối tượng, trừ những thông tin phải được bảo mật quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Luật Việc làm. Người có thẩm quyền công bố thông tin thị trường lao động theo quy định chịu trách nhiệm về độ tin cậy của thông tin đã công bố.

- Phương tiện, hình thức công bố thông tin thị trường lao động bao gồm báo cáo thường niên, trang thông tin điện tử (Website) và các ấn phẩm khác.

3. Sử dụng thông tin thị trường lao động

- Mọi tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng thông tin thị trường lao động đã được công bố.

- Việc trích dẫn, sử dụng thông tin thị trường lao động đã được công bố phải trung thực và ghi rõ nguồn gốc của thông tin.

- Nghiêm cấm việc sử dụng thông tin thị trường lao động vào những việc phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

VIII. KINH PHÍ

- Ngân sách địa phương đảm bảo cho công tác thu thập, nhập tin, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh. Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 là: 7.500 triệu đồng. Trong đó:

+ Năm 2016, do kế hoạch phê duyệt chậm nên ngân sách tỉnh đảm bảo. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập dự toán chi tiết kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định.

+ Từ năm 2017-2020: Kinh phí hưởng theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

(Có phụ lục kèm theo)

IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Về Cung - Cầu lao động:

+ Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.

+ Thống nhất các biểu mẫu, phiếu thực hiện công tác thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các điều tra viên.

+ Cung cấp sổ, phiếu và các biểu mẫu ghi chép.

+ Hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát, phúc tra kết quả.

+ Bố trí nhân lực, trang thiết bị phục vụ cho công tác nhập dữ liệu.

- Thu thập thông tin về người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại tỉnh Thanh Hóa.

- Thu thập thông tin về người lao động tỉnh Thanh Hóa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Tổng hợp, báo cáo, công bố thông tin thị trường lao động theo quy định và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch bố trí kinh phí hàng năm cho hoạt động thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, bố trí và bảo đảm nguồn ngân sách chi cho hoạt động thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động cấp tỉnh thực hiện. Hướng dẫn chỉ đạo các huyện, thị, thành phố sử dụng kinh phí cho hoạt động thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo chí, Đài truyền thanh cơ sở tuyên truyền về Kế hoạch thu thập, lưu trữ và tổng hợp thông tin thị trường lao động giai đoạn 2016-2020.

5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và của người dân về tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động trên địa bàn.

6. Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn

- Tổ chức thu thập thông tin Cầu lao động thuộc địa bàn quản lý;

- Thu thập thông tin về người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

- Thu thập thông tin về người lao động trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề.

- Kiểm tra, giám sát, tổng hợp, báo cáo thông tin thị trường lao động theo quy định và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn cấp xã tổ chức triển khai thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động trên địa bàn hàng năm theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát trong quá trình thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.

+ Lưu trữ sổ Cầu lao động và tổ chức thu thập thông tin ban đầu, cập nhật thông tin biến động của người sử dụng lao động trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;

+ Bảo mật thông tin của người lao động, được ghi chép trong sổ Cung, Cầu lao động.

+ Nộp toàn bộ phiếu và các biểu mẫu ghi chép và biểu báo cáo kết quả thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động về Sở Lao động-TB và Xã hội.

- Thu thập thông tin về người lao động trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Tổng hợp, báo cáo, công bố thông tin thị trường lao theo quy định và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

8. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

- Tuyên truyền về mục đích, yêu cầu việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.

- Tổ chức thu thập thông tin ban đầu, cập nhật thông tin biến động của người lao động trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

- Bố trí lực lượng có năng lực, kinh nghiệm tham gia ghi chép, cập nhật thông tin thị trường lao động.

- Quản lý, lưu trữ sổ Cung lao động;

- Bảo mật thông tin của người lao động, được ghi chép trong sổ Cung lao động.

- Nộp toàn bộ biểu ghi chép và biểu mẫu báo cáo kết quả thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động về Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội).

- Thu thập thông tin về người lao động trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Kiểm tra, giám sát, tổng hợp và báo cáo thông tin thị trường lao động theo quy định và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch này, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố kịp thời phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC

DỰ TOÁN KINH PHÍ THU THẬP, LƯU TRỮ, TỔNG HỢP THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 203/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

Tổng GĐ 2016-2020

Chia theo cấp thực hiện

Chia theo 01 năm

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

Tổng số

Trong đó

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

I

THU THẬP THÔNG TIN VỀ CUNG LAO ĐỘNG

6.235

1.580

405

4.250

1.247

316

81

850

1

Chi in ấn tài liệu, biểu mẫu

105

105

 

 

21

21

 

 

2

Chi tập huấn nghiệp vụ điều tra

75

75

 

 

15

15

 

 

3

Hỗ trợ thu thập thông tin

3.930

 

 

3,930

786

0

0

786

 

- Hỗ trợ thu thập biến động KV miền núi: 4.000 đ/hộ

920

 

 

920

184

 

 

184

 

- Hỗ trợ thu thập biến động KV miền xuôi: 3.000 đ/hộ

2.310

 

 

2.310

462

 

 

462

 

- Rá soát, kiểm tra, thông tin: 200 đồng/hộ)

700

 

 

700

140

 

 

140

4

Hỗ trợ nhập tin (tổng số hộ biến động x 1.000 đồng/hộ)

1.000

1.000

 

 

200

200

 

 

5

Hỗ trợ giám sát cấp huyện, xã

725

 

405

320

145

0

81

64

 

- Hỗ trợ cấp xã tổng hợp (635 xã x 100.000 đồng)

320

 

 

320

64

 

 

64

 

- Hỗ trợ cấp huyện kiểm tra, giám sát (27 huyện x 3.000.000 đ/huyện)

405

 

405

 

81

 

81

 

6

Nghiệm thu, tổng hợp báo cáo, giám sát, phúc tra (cấp tỉnh)

400

400

 

 

80

80

 

 

II

THU THẬP THÔNG TIN VỀ CẦU LAO ĐỘNG

1.265

280

985

-

253

56

197

-

1

Chi tiền ghi chép thông tin

1.175

190

985

-

235

38

197

 

 

- Rà soát doanh nghiệp (Kiểm tra thông tin DN): 2.000 đồng/ DN

45

 

45

 

9

 

9

 

 

- Cập nhật thông tin (40.000 đồng/DN x 4.700 DN)

940

 

940

 

188

 

188

 

 

- Kiểm tra làm sạch đánh số, nhập tin: (8.000 đồng/DN x số DN điều

190

190

 

 

38

38

 

 

2

Chi khác (in tài liệu, phiếu điều tra, giám sát ĐG, tổng hợp báo cáo)

90

90

 

 

18

18

 

 

 

Tổng cộng

7.500

1.860

1.390

4.250

1.500

372

278

850

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 203/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động, giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

  • Số hiệu: 203/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 18/01/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Phạm Đăng Quyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/01/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản