Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2021/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 25 tháng 8 năm 2021 |
PHÂN CẤP CÔNG TÁC QUẢN LÝ DUY TU, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 và năm 2019);
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020);
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;
Căn cứ Thông tư số 54/2013/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phân cấp đê và quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê;
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư số 68/2020/TT-BTC ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý cấp bách sự cố đê điều;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 304/TTr-SNN ngày 29 tháng 6 năm 2021 và Công văn số 2592/SNN ngày 23/7/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về việc phân cấp công tác quản lý duy tu, bảo dưỡng hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
2. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý duy tu, bảo dưỡng hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
1. Đảm bảo tất cả hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh do nhà nước đầu tư, quản lý đều được phân cấp quản lý duy tu, bảo dưỡng theo quy định pháp luật.
2. Công trình do cấp nào quản lý thì cấp đó trực tiếp tổ chức quản lý và đầu tư duy tu, bảo dưỡng theo đúng quy định hiện hành.
3. Việc phân cấp quản lý duy tu, bảo dưỡng phải đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao của từng cơ quan, đơn vị. Đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước.
Điều 3. Phân cấp công tác quản lý duy tu, bảo dưỡng hệ thống đê điều
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công tác quản lý duy tu, bảo dưỡng hệ thống đê biển; hệ thống đê cửa sông, đê sông của kênh trục, kênh cấp I, kênh cấp II và hệ thống cống qua đê, kè bảo vệ các loại đê được phân cấp.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau (cấp huyện) thực hiện công tác quản lý duy tu, bảo dưỡng hệ thống đê bao nằm trên kênh cấp III, kênh nội đồng và hệ thống cống qua đê, kè bảo vệ các loại đê theo phân cấp trên địa bàn quản lý.
3. Ủy ban nhân dân các xã, phường và thị trấn (cấp xã)
a) Phối hợp thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, hộ đê đối với hệ thống đê điều thuộc phạm vi địa bàn quản lý.
b) Huy động lực lượng tại địa phương và lực lượng quản lý đê nhân dân, phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa mưa, bão hoặc khi triều cường dâng cao ảnh hưởng đến hệ thống đê điều.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công trình đê điều và mặt đường giao thông của đê biển trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Căn cứ Quyết định này và các quy định của pháp luật có liên quan hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan lập hồ sơ các công trình đê điều để bàn giao nguyên trạng cho đơn vị được phân cấp giao nhiệm vụ quản lý.
b) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương liên quan trong việc lập quy hoạch đầu tư hệ thống công trình đê điều, hướng dẫn xây dựng kế hoạch, duy tu, bảo dưỡng công trình đê điều hằng năm theo quy định.
c) Báo cáo định kỳ hằng năm hoặc đột xuất khi có sự thay đổi về hiện trạng công trình, thực trạng quản lý các công trình đê điều về Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Định kỳ hàng năm rà soát cấp đê theo tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 4 của Luật Đê điều phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xét nâng cấp đê cho những tuyến cần thiết.
đ) Thực hiện thẩm định dự toán hỗ trợ kinh phí duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý cấp bách sự cố đê điều, tổng hợp gửi Sở Tài chính trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
e) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan lập danh mục và rà soát hàng năm danh mục công trình đê điều trình Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện.
g) Đối với những tuyến đê kết hợp làm đường giao thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp Sở Giao thông vận tải và các đơn vị có liên quan trong việc lắp đặt biển báo đường bộ theo quy định và chỉ đạo đơn vị quản lý đê phối hợp với lực lượng chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra.
h) Xác định giá trị tài sản, quản lý tài sản các công trình đê điều được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ quản lý theo đúng quy định hiện hành.
i) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lụt, bão gây ra đối với các công trình đê điều.
k) Thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình đê điều được giao nhiệm vụ quản lý.
2. Sở Giao thông vận tải
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan trong việc lắp đặt biển báo đường bộ theo quy định đối với những tuyến đê kết hợp làm đường giao thông và chỉ đạo Thanh tra giao thông phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra phương tiện vận tải lưu thông trên đê.
3. Sở Tài chính
a) Hướng dẫn các quy định về chế độ kế toán các công trình đê điều theo quy định hiện hành;
b) Hằng năm, trên cơ sở dự toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng đê điều, xử lý cấp bách sự cố đê điều của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được phân cấp, giao nhiệm vụ quản lý duy tu, bảo dưỡng hệ thống đê điều, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính phối hợp với các sở, ban, ngành tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các đơn vị quản lý công trình đê điều và các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hằng năm để đầu tư duy tu, bảo dưỡng và xây dựng các công trình đê điều trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan kiểm tra, rà soát, lập hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi diện tích chiếm đất của các công trình đê điều bàn giao lại cho đơn vị quản lý theo quy định của Luật Đất đai.
b) Lập quy hoạch sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ đê điều theo quy định của Luật Đê điều và Luật Đất đai.
c) Chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc khai thác đất, cát, đá, sỏi trong phạm vi bảo vệ đê điều, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ngăn chặn việc khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép gây mất an toàn công trình đê điều.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý các công trình đê điều trong việc quản lý, sử dụng lao động theo đúng các quy định pháp luật lao động hiện hành.
7. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và các đơn vị quản lý công trình đê điều chỉ đạo và hiệp đồng với các lực lượng địa phương triển khai lực lượng tham gia khắc phục sự cố công trình đê điều khi xảy ra tình huống thiên tai.
8. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình đê điều theo quy định pháp luật.
9. Công an tỉnh
Có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và các đơn vị quản lý công trình đê điều chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật về công trình đê điều.
10. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc quản lý, bảo vệ đê điều.
b) Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi địa phương.
c) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với công trình đê điều.
d) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương.
đ) Chỉ đạo, thực hiện việc bàn giao, nhận các công trình đê điều được Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp theo đúng Quyết định này.
e) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực đê điều trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo các địa phương củng cố, kiện toàn, sắp xếp và đổi mới quy mô hoạt động của các tổ chức liên quan đến đê điều trên địa bàn đảm bảo điều kiện, năng lực quản lý các công trình đê điều theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn khác. Đánh giá, xác định giá trị tài sản đối với các công trình đê điều thuộc diện bàn giao theo hướng dẫn của Sở Tài chính và các quy định hiện hành để thực hiện phân cấp theo đúng quy định.
g) Xây dựng dự toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng và kinh phí sửa chữa các công trình khi gặp thiên tai, sự cố gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định.
h) Chỉ đạo, thực hiện các quy định hiện hành về quản lý, đảm bảo an toàn công trình đê điều được phân cấp quản lý.
11. Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Thực hiện việc bảo vệ công trình đê điều trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
b) Trực tiếp quản lý hoạt động lực lượng quản lý đê nhân dân (nếu thành lập); phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê tuần tra, bảo vệ đê điều trong mùa mưa, bão trên các tuyến đê thuộc địa bàn.
c) Ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.
d) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo thẩm quyền, trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 9 năm 2021.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 17/2021/NQ-HĐND quy định về nội dung chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 2Nghị quyết 250/2020/NQ-HĐND quy định về nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều thuộc hệ thống đê điều do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 3Nghị quyết 30/2021/NQ-HĐND về nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý cấp bách sự cố đê điều trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 4Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND quy định về nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều, hệ thống đê điều do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 5Quyết định 07/2022/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý duy tu, bảo dưỡng hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 6Quyết định 36/2022/QĐ-UBND về điều chỉnh mức thù lao cho Lực lượng Quản lý đê nhân dân tại phường - xã, thị trấn (nơi có đê) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 1Luật Đê điều 2006
- 2Nghị định 113/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đê điều
- 3Luật đất đai 2013
- 4Thông tư 54/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn phân cấp đê và quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 7Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Thông tư 68/2020/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý cấp bách sự cố đê điều do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Nghị quyết 17/2021/NQ-HĐND quy định về nội dung chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 11Nghị quyết 250/2020/NQ-HĐND quy định về nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều thuộc hệ thống đê điều do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 12Nghị quyết 30/2021/NQ-HĐND về nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý cấp bách sự cố đê điều trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 13Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND quy định về nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều, hệ thống đê điều do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 14Quyết định 07/2022/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý duy tu, bảo dưỡng hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 15Quyết định 36/2022/QĐ-UBND về điều chỉnh mức thù lao cho Lực lượng Quản lý đê nhân dân tại phường - xã, thị trấn (nơi có đê) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định 20/2021/QĐ-UBND về phân cấp công tác quản lý duy tu, bảo dưỡng hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- Số hiệu: 20/2021/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/08/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Lê Văn Sử
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra