Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------

Số: 1995/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH NGHĨA TRANG THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội ngày 28 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại tờ trình số 76/TTr-BXD ngày 07 tháng 10 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:

1. Phạm vi lập quy hoạch

Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của thành phố với tổng diện tích 3.344,47 km2 và dân số gần 6,23 triệu người (thống kê năm 2008).

2. Quan điểm quy hoạch

- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan.

- Phù hợp với các điều kiện địa hình, điều kiện địa chất, thủy văn và khả năng khai thác quỹ đất.

- Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội phải đáp ứng nhu cầu táng trước mắt và lâu dài của nhân dân Thủ đô đồng thời phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.

- Quy hoạch nghĩa trang phục vụ cho nhiều địa phương khác nhau và sử dụng hình thức táng mới, văn minh, hiện đại, tiết kiệm đất, kinh phí xây dựng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư xây dựng và quản lý nghĩa trang.

3. Mục tiêu quy hoạch

- Cụ thể hóa định hướng phát triển nghĩa trang Thủ đô Hà Nội trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

- Đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang nhân dân trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

- Làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống nghĩa trang trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

4. Các nội dung nghiên cứu quy hoạch.

- Đánh giá tổng quan hiện trạng, dự báo phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên của Thủ đô Hà Nội.

- Điều tra, khảo sát, đánh giá tổng hợp và toàn diện về hiện trạng phân bố, quy mô, tình hình hoạt động, quản lý, sử dụng các nghĩa trang, nhà tang lễ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

- Rà soát, đánh giá các quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang, các dự án đầu tư xây dựng nhà tang lễ đã, đang và sẽ đang triển khai trên địa bàn.

- Trên cơ sở định hướng phát triển nghĩa trang trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, yêu cầu:

+ Xác định phạm vi phục vụ của các nghĩa trang, nhà tang lễ, các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật;

+ Xác định nhu cầu táng, lựa chọn hình thức táng phù hợp và nhu cầu sử dụng đất để xây dựng nghĩa trang, nhà tang lễ (tập trung nghiên cứu cho khu vực đô thị và định hướng cho khu vực nông thôn);

+ Xác định các nghĩa trang cần đóng cửa, di chuyển hoặc cải tạo mở rộng để tiếp tục sử dụng;

+ Xác định vị trí, quy mô, ranh giới các nghĩa trang, nhà tang lễ xây dựng mới.

- Xác định các chương trình, dự án, nguồn vốn và phân kỳ đầu tư để thực hiện quy hoạch.

- Đề xuất các quy định quản lý hệ thống nghĩa trang.

- Đánh giá môi trường chiến lược.

5. Thành phần hồ sơ

a) Bản vẽ:

- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng thể hiện ranh giới nghiên cứu và phạm vi lập quy hoạch, tỷ lệ 1/50.000 hoặc 1/250.000.

- Bản đồ hiện trạng thể hiện vị trí, quy mô, loại nghĩa trang, tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.

- Bản đồ quy hoạch nghĩa trang thể hiện vị trí, quy mô, loại và cấp nghĩa trang, tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.

b) Báo cáo tóm tắt, báo cáo thuyết minh tổng hợp, các phụ lục kèm theo và dự thảo tờ trình phê duyệt.

c) Đĩa CD ROM lưu trữ toàn bộ nội dung đồ án quy hoạch.

6. Tổ chức thực hiện

- Cơ quan tổ chức lập: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

- Cơ quan thẩm định: Bộ Xây dựng.

- Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.

- Thời gian lập quy hoạch: 09 tháng kể từ ngày nhiệm vụ Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bố trí nguồn vốn và phê duyệt dự toán chi phí lập quy hoạch; chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức lập đồ án Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Lao động – Thương binh và Xã hội, Y tế; Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng;
- UBND thành phố Hà Nội;
- VPCP: BTCN, các PCN, cổng TTĐT, các Vụ: KGVX, ĐP;
- Lưu: Văn thư, KTN (4).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1995/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 1995/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 02/11/2010
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Hoàng Trung Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản