Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1994/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 12 tháng 6 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH VÀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP TRIỂN KHAI ĐƯỜNG DÂY NÓNG TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-BTNMT ngày 10/10/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 371/TTr-STNMT ngày 08/5/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình và Cơ chế phối hợp triển khai đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 2: Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Ban Quản lý Khu kinh tế và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường như đã nêu tại Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
QUY TRÌNH VÀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP
TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN ĐƯỜNG DÂY NÓNG TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1994/QĐ-UBND ngày 12/6/2018 của UBND tỉnh)
1. Thông tin đường dây nóng
- Đầu mối đường dây nóng: Sở Tài nguyên và Môi trường (Chi cục Bảo vệ môi trường).
- Số điện thoại đường dây nóng: 0914842109
- Địa chỉ mail đường dây nóng: ccbvmt@stnmt.binhdinh.gov.vn
- Thời gian hoạt động tiếp nhận thông tin: 24/24 giờ trong ngày (bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ).
2. Phạm vi thông tin phản ánh được tiếp nhận, xử lý
Tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến về vấn đề ô nhiễm môi trường, suy thoái hoặc biến đổi môi trường (đất, nước, không khí) do các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
3. Nguyên tắc tiếp nhận và xử lý thông tin
3.1. Việc tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh đảm bảo nhanh chóng, chính xác đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và tuân thủ các quy định pháp luật; đảm bảo giữ bí mật về danh tính, số điện thoại, địa chỉ, nội dung phản ánh của các tổ chức, cá nhân phản ánh thông tin.
3.2. Thời hạn xem xét, giải quyết thông tin: Không quá 24 giờ đối với nội dung vụ việc bình thường và không quá 48 giờ đối với nội dung vụ việc phức tạp, kể từ khi nhận được yêu cầu. Trong trường hợp cần đo đạc, quan trắc thì thời gian xử lý theo quy định, quy trình quan trắc.
3.3. Từ chối tiếp nhận thông tin trong các trường hợp:
- Người cung cấp thông tin không cung cấp rõ họ, tên, địa chỉ của cá nhân.
- Nội dung thông tin cung cấp không rõ ràng.
- Không thể xác định được nội dung vụ việc cụ thể, địa điểm xảy ra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Cơ chế phối hợp giải quyết vấn đề môi trường trên đường dây nóng với Ban Quản lý Khu kinh tế và UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Trường hợp sự việc thuộc trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý, giải quyết: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan qua điện thoại; các đơn vị có trách nhiệm bố trí cán bộ đến hiện trường để phối hợp, xử lý sự việc.
- Trường hợp sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh: Sau khi tiếp nhận thông tin từ đường dây nóng, Sở Tài nguyên và Môi trường liên lạc trực tiếp bằng điện thoại cho đại diện UBND cấp huyện, Ban Quản lý Khu kinh tế để thông báo sự việc. Các đơn vị xác minh, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện ngay sau khi giải quyết xong sự việc để Sở Tài nguyên và môi trường trả lời cho tổ chức, công dân. Thời hạn giải quyết và trả lời tuân thủ quy định tại mục 3.2 của Quy trình này.
5. Khen thưởng, xử lý vi phạm
- Người cung cấp thông tin đúng, có giá trị giúp Sở Tài nguyên và Môi trường kịp thời phát hiện xử lý các tồn tại, sai sót trong công tác bảo vệ môi trường được Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, tặng Giấy khen hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
- Người cung cấp thông tin không đúng sự thật, lợi dụng việc cung cấp thông tin qua đường dây nóng để vụ lợi, gây rối hoặc làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp, uy tín của cán bộ công chức, viên chức thì tùy theo mức độ sai phạm phải bồi thường thiệt hại (nếu có), xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
- Công chức có thành tích trong công tác tiếp nhận, xử lý thông tin qua đường dây nóng được xem xét khen thưởng; nếu thiếu trách nhiệm, vi phạm quy định này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật.
6. Tổ chức thực hiện
- Giao Sở Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh qua đường dây nóng trên phạm vi của tỉnh và định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin qua đường dây nóng.
- UBND cấp huyện, Ban Quản lý Khu kinh tế cử cán bộ thường trực 24/24 giờ trong ngày (bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ) để phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý, giải quyết kịp thời thông tin đường đường dây nóng theo quy định.
Trên đây là quy trình và cơ chế phối hợp tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với UBND cấp huyện và Ban Quản lý Khu kinh tế; yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
- 1Quyết định 2699/QĐ-UBND năm 2016 thành lập đường dây nóng của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ và Quy định tạm thời về quản lý, hoạt động đường dây nóng trong tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh của doanh nghiệp và nhà đầu tư
- 2Quyết định 2590/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập đường dây nóng và hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3Quyết định 741/QĐ-UBND năm 2018 về thiết lập, công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị và ban hành Quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về lĩnh vực tài nguyên môi trường, đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 4Kế hoạch 99/KH-UBND năm 2018 thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 5Quyết định 2566/QĐ-UBND năm 2017 về danh mục các ngành nghề, vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh và các giải pháp phòng ngừa, xử lý do tỉnh Bình Dương ban hành
- 6Quyết định 2376/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án Thí điểm thành lập Hệ thống đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2020
- 7Quyết định 75/2018/QĐ-UBND quy định về triển khai hệ thống thông tin phản ánh hiện trường tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Quyết định 948/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 1Luật bảo vệ môi trường 2014
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 2699/QĐ-UBND năm 2016 thành lập đường dây nóng của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ và Quy định tạm thời về quản lý, hoạt động đường dây nóng trong tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh của doanh nghiệp và nhà đầu tư
- 4Quyết định 2590/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập đường dây nóng và hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5Chỉ thị 03/CT-BTNMT năm 2017 về tăng cường tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Quyết định 741/QĐ-UBND năm 2018 về thiết lập, công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị và ban hành Quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về lĩnh vực tài nguyên môi trường, đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 7Kế hoạch 99/KH-UBND năm 2018 thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 8Quyết định 2566/QĐ-UBND năm 2017 về danh mục các ngành nghề, vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh và các giải pháp phòng ngừa, xử lý do tỉnh Bình Dương ban hành
- 9Quyết định 2376/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án Thí điểm thành lập Hệ thống đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2020
- 10Quyết định 75/2018/QĐ-UBND quy định về triển khai hệ thống thông tin phản ánh hiện trường tỉnh Thừa Thiên Huế
- 11Quyết định 948/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Quyết định 1994/QĐ-UBND năm 2018 về Quy trình và Cơ chế phối hợp triển khai đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 1994/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/06/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Trần Châu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra