Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1982/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 02 tháng 8 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO VÀ BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ RỦI RO VỀ THEO DÕI VÀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngay 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15/11/2010;

Căn cứ Luật quản lý thuế ngày 13/6/2019;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17/6/2020;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17/6/2020;

Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 04 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2015/TTLT-BKHĐT-BTC-BNV ngày 28/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ ban hành Quy chế phối hợp mẫu giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 23/02/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính hướng dẫn việc trao đổi thông tin về doanh nghiệp giữa hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và hệ thống thông tin thuế;

Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/3/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 03/2023/QĐ-UBND ngày 31/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 35/TTr-SKHĐT ngày 02/6/2023 về việc dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy trình áp dụng quản lý rủi ro và Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro về theo dõi và giám sát hoạt động của Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và Thông báo số 286/TB-UBND ngày 28/7/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình áp dụng quản lý rủi ro và Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro về theo dõi và giám sát hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

2. Quyết định này thay thế Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy trình áp dụng quản lý rủi ro và Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro về theo dõi và giám sát hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh, ĐĐBQH tỉnh;
- CT, các PCT và Thành viên UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP, KT, CV, HCTC, TH;
- Trung tâm công báo, Website tỉnh;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Võ Văn Minh

 

QUY TRÌNH

ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO VÀ BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ RỦI RO VỀ THEO DÕI VÀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 1982/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

I. QUY TRÌNH ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO VỀ THEO DÕI VÀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG.

Bước 1: Thu thập thông tin

Thu thập thông tin doanh nghiệp từ các nguồn dữ liệu, thông tin: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, về đầu tư nước ngoài, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, hải quan, ngân hàng nhà nước, nguồn thông tin từ các doanh nghiệp cung ứng các hàng hóa thiết yếu, đầu vào của mọi quá trình sản xuất của doanh nghiệp là các doanh nghiệp cung cấp điện, nước. Hệ thống đường dây nóng của tỉnh, thông tin từ các cơ quan truyền thông, đơn tố cáo, phản ánh kiến nghị, đơn ngăn chặn của cá nhân, tổ chức và các thông tin khác có liên quan từ các Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành.

Bước 2: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối có trách nhiệm tổng hợp bộ tiêu chí đánh giá rủi ro và các biện pháp xử lý tương ứng với các mức độ rủi ro của các cơ quan, đơn vị xây dựng và ban hành cho cơ quan mình gửi về; trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành bộ tiêu chí đánh giá rủi ro đáp ứng yêu cầu quản lý doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

Định kỳ hàng năm, các cơ quan có liên quan thực hiện rà soát, điều chỉnh bổ sung đảm bảo tính cập nhật phù hợp tình hình thực tế gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh.

Phương thức cập nhật, chia sẻ thông tin dữ liệu theo thẩm quyền được thực hiện thông qua hệ thống phần mềm của Cơ sở dữ liệu doanh nghiệp tỉnh Bình Dương hoặc thông qua báo cáo bằng văn bản.

Bước 3: Phân tích, đánh giá rủi ro

Căn cứ các thông tin thu thập được và tiêu chí quản lý rủi ro, để xác định các rủi ro, đối chiếu kết quả phân tích với chỉ số tiêu chí quản lý rủi ro để phân loại mức độ rủi ro theo 4 mức độ: rất cao, cao, trung bình, thấp.

Bước 4: Xử lý rủi ro

Đối với các doanh nghiệp được phân loại rủi ro thấp: lập danh sách tiếp tục theo dõi, thực hiện đánh giá lại trong kỳ đánh giá tiếp theo.

Đối với các doanh nghiệp được phân loại rủi ro trung bình: yêu cầu doanh nghiệp báo cáo để thực hiện đánh giá lại rủi ro hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm (nếu có). Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể đưa ra các khuyến cáo đối với doanh nghiệp để doanh nghiệp có biện pháp phòng ngừa rủi ro khi xét thấy cần thiết.

Đối với các doanh nghiệp được phân loại rủi ro cao: lập danh sách chuyển Thanh tra hoặc các cơ quan có thẩm quyền để thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp; thực hiện đánh giá lại trong kỳ đánh giá tiếp theo.

Đối với các doanh nghiệp được phân loại rủi ro rất cao: phối hợp Thanh tra của các các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để thanh tra, kiểm tra và giám sát; việc thanh tra, kiểm tra và giám sát được thực hiện đảm bảo theo quy định.

Bước 5: Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp

Căn cứ các quy định về thanh tra, kiểm tra và kết quả đánh giá rủi ro của doanh nghiệp để lựa chọn doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát đảm bảo:

- 100% doanh nghiệp thuộc nhóm rủi ro cao và rủi ro rất cao;

- 0% doanh nghiệp thuộc nhóm rủi ro khác.

Trường hợp bổ sung, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát thì bổ sung tiếp những doanh nghiệp có rủi ro từ cao xuống thấp theo danh sách đã lập khi xây dựng kế hoạch.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần đưa ra các khuyến cáo đối với doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp có báo cáo cụ thể và thực hiện đánh giá lại trong kỳ đánh giá tiếp theo.

Bước 6: Các cơ quan có liên quan phối hợp xử lý sau thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp không chấp hành kết luận thanh tra, kiểm tra.

Căn cứ kết luận thanh tra, kiểm tra, báo cáo giám sát để đánh giá mức độ rủi ro qua việc tuân thủ, chấp hành của đơn vị để khắc phục hành vi vi phạm;

Chọn lọc xử lý đối với doanh nghiệp không chấp hành kết luận thanh tra, kiểm tra; đối với doanh nghiệp này thực hiện ghi chú hành vi vi phạm trên phần mềm cơ sở dữ liệu dùng chung để quản lý doanh nghiệp của tỉnh.

Bước 7: Điều chỉnh bộ tiêu chí quản lý rủi ro sau thanh tra, kiểm tra, giám sát

Đối với các tiêu chí rủi ro không hiệu quả, các cơ quan, đơn vị gửi ý kiến phản hồi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để điều chỉnh, các tiêu chí mới làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra kỳ tiếp theo.

II. BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ RỦI RO VỀ THEO DÕI VÀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG.

TT

TÊN TIÊU CHÍ

Ý NGHĨA TIÊU CHÍ

PHƯƠNG PHÁP TÍNH

NGUỒN DỮ LIỆU

1

Số vốn điều lệ đăng ký

Xác định khả năng doanh nghiệp đăng ký “vốn ảo”.

• Vốn điều lệ ≤ 2 tỷ: rủi ro thấp

• 2 tỷ < vốn điều lệ ≤ 5 tỷ: rủi ro trung bình

• 5 tỷ < Vốn điều lệ ≤ 10 tỷ : rủi ro cao

• Vốn điều lệ >10 tỷ: rủi ro rất cao.

Cơ sở dữ liệu Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

2

Số doanh nghiệp/người đăng ký/năm.

Xác định khả năng người thành lập doanh nghiệp có thành lập nhiều doanh nghiệp "ảo".

• Hệ số > 7 : rủi ro rất cao;

• 7 ≥ Hệ số > 5 : rủi ro cao;

• 5 ≥ Hệ số > 3 : rủi ro trung bình;

• 3 ≥ Hệ số : rủi ro thấp.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3

Số doanh nghiệp/địa chỉ đăng ký.

Xác định khả năng doanh nghiệp có hoạt động trên thực tế.

• Hệ số > 6 : rủi ro rất cao;

• 6 ≥ Hệ số > 4 : rủi ro cao;

• 4 ≥ Hệ số > 3 : rủi ro trung bình;

• 3 ≥ Hệ số : rủi ro thấp.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan Thuế.

4

Số lần đăng ký tăng vốn trong năm.

Xác định khả năng doanh nghiệp có đăng ký “vốn ảo”.

• Số lần > 5 : rủi ro rất cao;

• 5 ≥ Số lần > 3 : rủi ro cao;

• 3 ≥ Số lần > 1 : rủi ro trung bình;

• 1 ≥ Số lần : rủi ro thấp.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

5

Số lần đăng ký thay đổi địa chỉ trong năm.

Xác định khả năng doanh nghiệp có hoạt động trên thực tế.

• Số lần > 5 : rủi ro rất cao;

• 5 ≥ Số lần > 3 : rủi ro cao;

• 3 ≥ Số lần > 1 : rủi ro trung bình;

• 1 > Số lần : rủi ro thấp.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

6

Người đại diện theo pháp luật/chủ tịch công ty có mặt tại Việt Nam.

Xác định khả năng người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp/chủ tịch công ty có vắng mặt ở Việt Nam quá 30 ngày.

• Thời hạn còn lại ≤ 3 ngày: rủi ro rất cao;

• 3 < Thời hạn còn lại ≤ 7 : rủi ro cao;

• 7 < Thời hạn còn lại ≤ 14: rủi ro trung bình;

• 14 < Thời hạn còn lại : rủi ro thấp.

Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh - Công an tỉnh.

7

Doanh nghiệp có chủ sở hữu người Việt Nam nhưng đại diện theo pháp luật người nước ngoài.

Xác định khả năng nhà đầu tư nước ngoài dưới hình thức trá hình, núp bóng.

• Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không cam kết mở cửa đối với nhà đầu tư nước ngoài: rủi ro rất cao;

• Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài với quy mô vốn < 20 tỷ đồng: rủi ro cao;

• Người đại diện theo pháp luật đã làm việc tại doanh nghiệp khác ở Việt Nam với vốn từ 20 tỷ đồng đến 40 tỷ đồng: rủi ro trung bình;

• Quy mô vốn > 40 tỷ đồng : rủi ro thấp.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh

nghiệp, cơ quan Công an, cơ quan đăng ký đầu tư.

8

Nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề kinh doanh không có điều kiện sở hữu dưới 50% vốn điều lệ.

Xác định khả năng nhà đầu tư nước ngoài có đầu tư trá hình.

• Doanh nghiệp không thanh toán chuyển nhượng trên thực tế: rủi ro rất cao;

• Doanh nghiệp bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài sau khi chuyển nhượng: rủi ro cao;

• 40 tỷ đồng > quy mô vốn > 20 tỷ đồng : rủi ro trung bình;

• Quy mô vốn > 40 tỷ đồng : rủi ro thấp.

Báo cáo của doanh nghiệp; Dữ liệu giao dịch của ngân hàng nhà nước; Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

9

Doanh nghiệp chuyển địa chỉ từ địa phương khác đồng thời thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Xác định khả năng doanh nghiệp có giả mạo thông tin đăng ký doanh nghiệp.

• Doanh nghiệp thay đổi đại diện pháp luật/thành viên: rủi ro rất cao;

• Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện: rủi ro cao;

• Doanh nghiệp tăng, giảm vốn điều lệ: rủi ro trung bình;

• Doanh nghiệp thay đổi nội dung khác: rủi ro thấp.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

10

Thực hiện thủ tục giải thể khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Xác định khả năng doanh nghiệp không chấp hành quyết định thu hồi.

• Thời hạn còn lại ≤ 30 ngày: rủi ro rất cao;

• 30 ngày < Thời hạn còn lại ≤ 60 ngày : rủi ro cao;

• 60 ngày < Thời hạn còn lại ≤ 120 ngày: rủi ro trung bình;

• 120 ngày < Thời hạn còn lại : rủi ro thấp.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

11

Số công ty con, công ty liên kết.

Xác định khả năng doanh nghiệp làm tăng vốn "ảo".

• Hệ số > 7 : rủi ro rất cao;

• 7 ≥ Hệ số > 5 : rủi ro cao;

• 5 ≥ Hệ số > 3 : rủi ro trung bình;

• 3 > Hệ số : rủi ro thấp.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

12

Chỉ số đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.

Xác định khả năng doanh nghiệp có tuân thủ pháp luật về thuế.

• Người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế tốt (sau đây gọi là người nộp thuế tuân thủ tốt): rủi ro thấp;

• Người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế ở mức độ trung bình (sau đây gọi là người nộp thuế tuân thủ trung bình); rủi ro trung bình;

• Người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế ở mức độ thấp (sau đây gọi là người nộp thuế tuân thủ thấp): rủi ro cao, rất cao.

Cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan.

13

Kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Xác định khả năng doanh nghiệp có đáp ứng được điều kiện kinh doanh.

• Doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của của cấp Bộ, Trung ương; Điều kiện về quy mô vốn doanh nghiệp: rủi ro rất cao;

• Điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất: rủi ro cao;

• Điều kiện về trình độ nguồn nhân lực: rủi ro trung bình;

• Điều kiện về kiểm nghiệm sản phẩm, sử dụng chứng chỉ do cơ quan nhà nước cấp: rủi ro thấp.

Các Sở, ban, ngành quản lý chuyên ngành.

14

Cảnh báo của cộng đồng về cung cấp dịch vụ y tế.

Xác định chất lượng cung cấp dịch vụ y tế.

• Cơ quan báo/đài phản ánh chất lượng cung cấp dịch vụ: rủi ro rất cao;

• Có ít nhất 01 đơn vị phản ảnh/01 cuộc gọi phản ảnh của cá nhân/tổ chức về chất lượng cung cấp dịch vụ: rủi ro cao;

• Có thông tin chưa xác định từ cộng đồng về chất lượng cung cấp dịch vụ: rủi ro trung bình;

• Không có thông tin phản ánh về chất lượng cung cấp dịch vụ: rủi ro thấp.

Đơn thư phản ánh của thanh tra chuyên ngành y tế Thông tin cơ quan truyền thông (báo/đài); Dư luận xã hội.

15

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Xác định doanh nghiệp có đáp ứng đủ điều kiện tiêu chí và duy trì các điều kiện kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật.

• Điều kiện đối với lái xe, người điều hành vận tải, xe ô tô kinh doanh vận tải; duy trì điều kiện chung khi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo loại hình kinh doanh: rủi ro rất cao;

• Điều kiện về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: rủi ro cao;

• Điều kiện khi vận chuyển hàng hóa, hành khách: rủi ro trung bình.

Sở Giao thông vận tải.

16

Số tháng nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN.

Xác định khả năng doanh nghiệp, không có nguồn tài chính thanh toán nợ BHXH.

• Số tháng nợ ≥ 09 tháng: rủi ro rất cao;

• 09 tháng > Số tháng nợ ≥ 06 tháng: rủi ro cao;

• 06 tháng > Số tháng nợ ≥ 03 tháng: rủi ro trung bình;

• Số tháng nợ < 03 tháng: rủi ro thấp.

Cơ sở dữ liệu thu của cơ quan BHXH.

17

Số tháng doanh nghiệp không liên hệ nộp báo cáo thu mẫu D02-TS cho cơ quan BHXH.

Xác định khả năng doanh nghiệp đã bỏ địa chỉ kinh doanh, mất tích, tự ngưng hoạt động, chủ sử dụng lao động không có mặt tại doanh nghiệp.

• Số tháng không nộp báo cáo từ 04 tháng trở lên: rủi ro rất cao;

• Số tháng không nộp báo cáo 03 tháng: rủi ro cao;

• Số tháng không nộp báo cáo 02 tháng: rủi ro vừa phải;

• Số tháng không nộp báo cáo 01 tháng: rủi ro thấp.

Cơ sở dữ liệu của cơ quan BHXH

 

 

 

08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt, cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường/Bộ Quốc phòng/Bộ Công an: rủi ro rất cao.

• Thuộc thẩm quyền phê duyệt, cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: rủi ro cao.

• Thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện: rủi ro trung bình.

• Thuộc đối tượng đăng ký môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc miễn đăng ký môi trường: rủi ro thấp.

nguyên và Môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường, quản lý các khu công nghiệp Bình Dương.

Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1982/QĐ-UBND năm 2023 về Quy trình áp dụng quản lý rủi ro và Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro về theo dõi và giám sát hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  • Số hiệu: 1982/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 02/08/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Người ký: Võ Văn Minh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/08/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản