- 1Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
- 2Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 3Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 4Thông báo 06/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- 1Luật Quản lý ngoại thương 2017
- 2Nghị định 98/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 3Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại
- 4Quyết định 3752/QĐ-BCT năm 2017 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 5Thông tư 37/2019/TT-BCT hướng dẫn biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6Quyết định 1162/QĐ-BCT năm 2021 về áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a do Bộ Công thương ban hành
- 7Quyết định 2251/QĐ-BCT năm 2020 về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1975/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 3752/QĐ-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 2251/QĐ-BCT ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a;
Căn cứ Quyết định số 1162/QĐ-BCT ngày 02 tháng 4 năm 2021 của Bộ Công Thương về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a.
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép hình chữ H, phân loại theo mã HS 7216.33.11, 7216.33.19, 7216.33.90, 7228.70.10 và 7228.70.90 được nhập khẩu vào Việt Nam, có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a (mã vụ việc AD12). Nội dung chi tiết được nêu tại Thông báo kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 03 ngày tính từ ngày được ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại và Thủ trưởng các đơn vị, các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CHÍNH THỨC ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM THÉP HÌNH CHỮ H CÓ XUẤT XỨ TỪ MA-LAI-XI-A
(Kèm theo Quyết định số 1975/QĐ-BCT ngày 18 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức
a) Tên gọi và đặc tính cơ bản
- Tên gọi: thép hình chữ H. Thép hình chữ H còn được biết đến như là “Dầm thép H”, “Dầm thép W” hoặc thép dầm cánh rộng.
- Đặc tính kỹ thuật: Thép hình chữ H có cấu trúc một thân bụng thẳng ở giữa cùng với hai cánh nằm ngang ở trên và dưới.
Thép hình chữ H nếu thỏa mãn một trong các trường hợp sau sẽ được loại trừ khỏi phạm vi hàng hóa bị điều tra:
- Có chiều cao lớn hơn 704 mm hoặc có chiều rộng lớn hơn 303 mm;
- Có kích thước 100mm x 55mm hoặc 120mm x 64mm (kích thước mô tả là chiều cao x chiều rộng).
b) Mã số hàng hóa (Mã HS) và mức thuế nhập khẩu hiện hành
Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) được phân loại theo mã HS sau: 7216.33.11, 7216.33.19, 7216.33.90, 7228.70.10 và 7228.70.90.
STT | Mã HS | Mô tả hàng hóa |
1 | 7126 | - Sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình |
7216.33 | -- Hình chữ H: --- Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng | |
7216.33.11 | ---- Chiều dày của cạnh (flange) không nhỏ hơn chiều dày của thân (web) | |
7216.33.19 | ---- Loại khác | |
7216.33.90 | --- Loại khác | |
2 | 7228 | Các dạng thanh và que khác bằng thép hợp kim khác; các dạng góc, khuôn và hình, bằng thép hợp kim khác; thanh và que rỗng, bằng thép hợp kim hoặc không hợp kim |
7228.70 | - Các dạng góc, khuôn và hình | |
7228.70.10 | -- Chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn qua khuôn | |
7228.70.90 | -- Loại khác |
Thuế suất tối huệ quốc (MFN) hiện hành là 15% đối với với thép hình chữ H cacbon và 0% cho thép hình chữ H hợp kim. Tuy nhiên, do Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (“ATIGA”), thuế suất nhập khẩu đối với thép hình chữ H từ Malaysia giai đoạn từ 2017 đến 2020 là 0%.
Bộ Công Thương có thể sửa đổi, bổ sung danh sách các mã HS của hàng hóa bị áp dụng thuế CBPG để phù hợp với mô tả hàng hóa bị điều tra và các thay đổi khác (nếu có).
Thuế CBPG thuế nhập khẩu bổ sung, áp dụng với thép hình chữ H nhập khẩu có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a.
Tên nhà sản xuất, xuất khẩu | Mức thuế chống bán phá giá chính thức |
Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a | 10,64% |
3. Hiệu lực và thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá
a) Hiệu lực
Thuế CBPG chính thức có hiệu lực sau 03 (ba) ngày kể từ ngày Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức được ban hành.
b) Thời hạn áp dụng
Thời hạn áp dụng thuế CBPG chính thức là 05 (năm) năm kể từ ngày Quyết định áp thuế CBPG chính thức có hiệu lực (trừ trường hợp được thay đổi, gia hạn theo quy định pháp luật).
c) Áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước
Căn cứ Kết luận điều tra cuối cùng và dữ liệu của Tổng cục Hải quan về tình hình nhập khẩu hàng hóa bị điều tra, Bộ Công Thương xác định rằng không có sự gia tăng đột biến về khối lượng, số lượng hàng hóa bị bán phá giá vào Việt Nam trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế CBPG tạm thời, do đó Cơ quan điều tra không áp dụng biện pháp CBPG có hiệu lực về trước theo quy định tại Khoản 4 Điều 81 và Khoản 4 Điều 89 Luật Quản lý ngoại thương.
4. Xác định xuất xứ của hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng biện pháp CBPG
Để có cơ sở xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng áp dụng thuế CBPG, cơ quan hải quan sẽ thực hiện kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:
a) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); hoặc
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy định tại:
- Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN;
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương;
- Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu; và
- Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len.
Nội dung kiểm tra cụ thể như sau:
- Nếu người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ các nước, vùng lãnh thổ khác không phải là Ma-lai-xi-a thì không phải nộp thuế CBPG theo Quyết định này;
- Nếu người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Ma-lai-xi-a thì nộp thuế CBPG là 10,64%;
- Nếu người khai hải quan không nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì áp dụng mức thuế CBPG cao nhất hiện hành đối với thép hình chữ H đang được áp dụng cho các nhà sản xuất, xuất khẩu từ Trung Quốc và Ma-lai-xi-a.
Trong trường hợp mức thuế CBPG chính thức thấp hơn mức thuế CBPG tạm thời, khoản chênh lệch về thuế sẽ được hoàn lại theo quy định tại khoản 5 Điều 68 Luật Quản lý ngoại thương.
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ Công Thương, Cơ quan điều tra sẽ thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ sau khi Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
- 1Quyết định 3390/QĐ-BCT năm 2020 về áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép cán nguội (ép nguội) dạng cuộn hoặc tấm có xuất xứ từ Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 2Quyết định 1578/QĐ-BCT năm 2021 về áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 3Quyết định 1719/QĐ-BCT năm 2021 về áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Trung Hoa, Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 4Quyết định 2302/QĐ-BCT năm 2021 về áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 5Quyết định 2644/QĐ-BCT năm 2021 về áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a và Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 6Công văn 1308/TCHQ-TXNK năm 2022 vướng mắc áp dụng thuế chống bán phá giá sợi dài làm từ polyester do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Quyết định 706/QĐ-BTC năm 2022 áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm vật liệu hàn có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 8Quyết định 928/QĐ-BCT năm 2022 về đính chính Quyết định 2302/QĐ-BCT do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 9Quyết định 449/QĐ-BCT năm 2023 sửa đổi Quyết định 84/QĐ-BCT về kết quả rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn từ nước Đại Hàn Dân Quốc và Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 1Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
- 2Luật Quản lý ngoại thương 2017
- 3Nghị định 98/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 4Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại
- 5Quyết định 3752/QĐ-BCT năm 2017 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 6Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 7Thông tư 37/2019/TT-BCT hướng dẫn biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 8Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 9Quyết định 3390/QĐ-BCT năm 2020 về áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép cán nguội (ép nguội) dạng cuộn hoặc tấm có xuất xứ từ Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 10Quyết định 1162/QĐ-BCT năm 2021 về áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a do Bộ Công thương ban hành
- 11Quyết định 2251/QĐ-BCT năm 2020 về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 12Thông báo 06/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- 13Quyết định 1578/QĐ-BCT năm 2021 về áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 14Quyết định 1719/QĐ-BCT năm 2021 về áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Trung Hoa, Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 15Quyết định 2302/QĐ-BCT năm 2021 về áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 16Quyết định 2644/QĐ-BCT năm 2021 về áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a và Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 17Công văn 1308/TCHQ-TXNK năm 2022 vướng mắc áp dụng thuế chống bán phá giá sợi dài làm từ polyester do Tổng cục Hải quan ban hành
- 18Quyết định 706/QĐ-BTC năm 2022 áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm vật liệu hàn có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 19Quyết định 928/QĐ-BCT năm 2022 về đính chính Quyết định 2302/QĐ-BCT do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 20Quyết định 449/QĐ-BCT năm 2023 sửa đổi Quyết định 84/QĐ-BCT về kết quả rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn từ nước Đại Hàn Dân Quốc và Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Quyết định 1975/QĐ-BCT năm 2021 về áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 1975/QĐ-BCT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/08/2021
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Trần Quốc Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/08/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực