Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1942/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ THU ĐIỀU TIẾT ĐỐI VỚI SẢN PHẨM LỌC DẦU VÀ HÓA DẦU TIÊU THỤ TRONG NƯỚC CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Tờ trình số 109/TTr-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về thu điều tiết đối với sản phẩm lọc dầu và hóa dầu tiêu thụ trong nước của Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên lọc hóa dầu Bình Sơn (sau đây gọi tắt là Công ty Bình Sơn).
1. Toàn bộ sản phẩm lọc dầu (xăng, dầu, LPG) và sản phẩm hóa dầu do Công ty Bình Sơn sản xuất, chế biến khi tiêu thụ trong nước là đối tượng thu điều tiết quy định tại Quyết định này.
2. Công ty Bình Sơn là đơn vị có trách nhiệm kê khai, nộp khoản thu điều tiết vào ngân sách nhà nước khi tiêu thụ sản phẩm lọc dầu và sản phẩm hóa dầu sản xuất, chế biến ra.
Điều 3. Căn cứ tính thu điều tiết
Số thu điều tiết đối với sản phẩm lọc dầu và hóa dầu tiêu thụ của Công ty Bình Sơn được xác định bằng sản lượng các sản phẩm lọc dầu và sản phẩm hóa dầu tiêu thụ thực tế hàng quý nhân (x) với giá tính thu điều tiết và nhân (x) với tỷ lệ thu điều tiết. Trong đó:
1. Giá tính thu điều tiết đối với sản phẩm lọc dầu và sản phẩm hóa dầu xuất bán xác định theo giá bán thực tế, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản phí phải nộp ngân sách nhà nước (nếu có).
2. Tỷ lệ thu điều tiết là chênh lệch giữa mức thuế suất thuế nhập khẩu các sản phẩm lọc dầu và sản phẩm hóa dầu quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành tại thời điểm tiêu thụ trừ (-) đi mức thuế suất nhập khẩu tối thiểu đối với: xăng, dầu là 7%; LPG là 5% và sản phẩm hóa dầu là 3%.
3. Trường hợp mức thuế nhập khẩu tại thời điểm tiêu thụ sản phẩm lọc đầu và hóa dầu thấp hơn mức thuế suất nhập khẩu tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều này thì Công ty Bình Sơn không được cấp bù lỗ.
Khoản thu điều tiết đối với sản phẩm lọc dầu và hóa dầu quy định tại Quyết định này là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được điều tiết 100% cho ngân sách trung ương.
Điều 5. Kê khai, thu nộp, quyết toán thu
1. Hàng quý, Công ty Bình Sơn tự kê khai, nộp khoản thu điều tiết đối với sản phẩm lọc dầu và hóa dầu tiêu thụ vào ngân sách nhà nước theo hướng dẫn của cơ quan Thuế.
2. Việc quyết toán thu, nộp đối với khoản thu thu điều tiết đối với sản phẩm lọc dầu và hóa dầu được thực hiện theo thời hạn và quy định áp dụng đối với thuế thu nhập doanh nghiệp.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và áp dụng đối với các lô sản phẩm của Công ty Bình Sơn tiêu thụ kể từ ngày bắt đầu đi vào hoạt động đến hết năm 2010.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định này.
3. Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Giám đốc Công ty Bình Sơn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Thông tư 69/2010/TT-BTC hướng dẫn Quyết định 1942/QĐ-TTg về thu điều tiết đối với sản phẩm lọc dầu và hoá dầu tiêu thụ trong nước của Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên lọc hoá dầu Bình Sơn do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 138/QĐ-TTg năm 2013 sửa đổi cơ chế tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 1942/QĐ-TTg năm 2009 về thu điều tiết đối với sản phẩm lọc dầu và hóa dầu tiêu thụ trong nước của Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên lọc hóa dầu Bình Sơn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1942/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/11/2009
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/11/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra