Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1935/QĐ-UBND | Quảng Trị, ngày 21 tháng 09 năm 2011 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA NƯỚC BẢO ĐÀI, TỈNH QUẢNG TRỊ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003 ;
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001; Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và Nghị định số 154/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003;
Căn cứ Tiêu chuẩn “Quy định về lập và ban hành Quy trình vận hành điều tiết” (14TCN 121-2002) của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Xét Tờ trình số 716/TTr-SNN ngày 25/8/2011 của Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Trị,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Bảo Đài, tỉnh Quảng Trị để Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị làm căn cứ trong quá trình quản lý và vận hành điều tiết hồ chứa nước Bảo Đài, tỉnh Quảng Trị.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Những Quy trình trước đây trái với Quy trình này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, Giám đốc Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh và Thủ trưởng các Sở, Ban ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA NƯỚC BẢO ĐÀI - TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo QĐ số 1935/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Trị)
Điều 1: Mọi hoạt động có liên quan đến quản lý khai thác và bảo vệ an toàn công trình hồ chứa nước Bảo Đài đều phải tuân thủ:
1. Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH 10; Nghị định số 197/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 quy định việc thi hành Luật tài nguyên nước.
2. Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/04/2001. Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Nghị định số 154/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 143/2003/NĐ-CP.
3. Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão đã được Ủy ban Thường vụ Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (khóa 9) thông qua ngày 08/03/1993- Đã được sửa đổi bổ sung một số điều ngày 24/08/2000.
4. Các tiêu chuẩn, Quy phạm hiện hành:
a. Hồ chứa nước - Công trình thủy lợi, Quy định việc lập và ban hành Quy trình vận hành điều tiết (14 TCN 121- 2002)
b. Công trình thủy lợi kho nước - Yêu cầu kỹ thuật trong quản lý và khai thác (14 TCN- 55.88)
c. Hệ thống công trình thủy lợi quy định về lập và ban hành quy trình vận hành hệ thống (14 TCN 156-2005 ).
d. Quy phạm công tác thủy văn trong hệ thống Thủy lợi (TCVN 8304:2009)
e. Quy phạm tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế (QP-TL-C 6-77)
f. Các tiêu chuẩn. Quy phạm khác có liên quan tới công trình thủy công của hồ chứa nước.
5. Căn cứ hồ sơ thiết kế dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công của công trình hồ chứa nước Bảo Đài đã phê duyệt.
Điều 2: Việc vận hành điều tiết hồ chứa nước Bảo Đài phải đảm bảo :
1. An toàn công trình theo chỉ tiêu phòng lũ với tần suất thiết kế p = 1,0% tương ứng với mực nước gia cường hồ Bảo Đài là H = +20,19m; với tần suất kiểm tra p=0,2% tương ứng mực nước kiểm tra hồ Bảo Đài là H=+20,36m.
2. Cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp và các nhu cầu dùng nước khác.
Điều 3: Việc vận hành cống lấy nước, tràn xả lũ phải tuân thủ Quy trình vận hành này.
2. Trong mùa mưa lũ, khi xuất hiện các tình huống đặc biệt chưa được quy định trong Quy trình này, việc vận hành điều tiết và phòng chống lụt bão của hồ chứa phải theo sự chỉ đạo điều hành thống nhất của UBND tỉnh, trực tiếp là Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT và Công ty.
VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT TRONG MÙA LŨ
Điều 5: Trước mùa lũ hàng năm, Công ty phải thực hiện :
1. Kiểm tra công trình trước lũ theo đúng quy định hiện hành, phát hiện và xử lý kịp thời những hư hỏng, đảm bảo công trình vận hành an toàn trong mùa mưa lũ
2. Căn cứ vào dự báo khí tượng thủy văn mùa lũ hàng năm và Quy trình này, lập “Kế hoạch tích, xả nước cụ thể trong mùa lũ”, làm cơ sở vận hành điều tiết hồ chứa, đảm bảo an toàn công trình và tích đủ nước phục vụ các nhu cầu dùng nước.
3. Lập phương án phòng chống lụt bão cho hồ chứa nước Bảo Đài, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 6: Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa lũ :
1. Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa phải thấp hơn hoặc bằng tung độ “Đường phòng phá hoại” trên biểu đồ điều phối (phụ lục số III.4)
2. Mực nước cao nhất ở cuối các tháng mùa lũ được giữ như sau :
Thời gian (ngày tháng ) | 31/X | 30/XI | 31/XII |
Mực nước cao nhất hồ Bảo Đài(m) | +16,36 | + 18,59 | +19,05 |
Điều 7: Khi mực nước hồ vượt quá giới hạn quy định tại khoản 2 điều 6, Công ty phải sẵn sàng xả lũ. Trước khi tiến hành xả lũ Công ty phải:
1. Căn cứ vào tình hình diễn biến khí tượng thủy văn, hiện trạng các công trình đầu mối, vùng hạ du hồ chứa và quy trình này để quyết định việc xả lũ (vận hành mở cửa xả sâu của tràn, độ mở cửa tràn, thời gian mở...).
2. Báo cáo Ban chỉ huy PCLB và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và Sở Nông nghiệp &PTNT.
3. Thông báo cho chính quyền địa phương để phổ biến đến nhân dân ở vùng hạ du và các cơ quan liên quan về việc xả lũ và đảm bảo an toàn cho người, tài sản khi xả lũ.
Điều 8: Vận hành xả lũ trong những trường hợp đặc biệt:
1. Khi mực nước hồ cao hơn mực nước quy định tại khoản 2 điều 6 nhưng chưa vượt quá cao trình + 19,05m thì Công ty có thể không cần vận hành cửa tràn xả lũ.
2. Khi mực nước hồ Bảo Đài đạt cao trình + 19,05m, và mực nước trong hồ vẫn đang lên chậm đồng thời dự báo ở thượng nguồn không còn mưa thì Công ty có thể không cần vận hành tràn có cửa để xả lũ hoặc có thể mở từ từ cửa van tràn để giữ mực nước hồ Bảo Đài nhỏ hơn cao trình +20,19m. Cửa van tràn phải đóng lại ngay khi mực nước trong hồ xuống đến cao trình + 19,05m.
3. Khi mực nước hồ Bảo Đài đạt cao trình +19,05m, và mực nước trong hồ đang lên nhanh, đồng thời dự báo ở thượng nguồn vẫn còn mưa, Công ty có thể vận hành cửa tràn xả lũ và báo cáo Ban chỉ huy PCLB và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và Sở Nông nghiệp &PTNT giữ mực nước trong hồ Bảo Đài không vượt quá cao trình +20,19m .
4. Khi đã mở hết cửa tràn mực nước hồ Báo Đài đạt cao trình +20,19m và mực nước vẫn đang lên thì báo cáo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và Sở Nông nghiệp &PTNT đồng thời theo dõi mực nước trong hồ và hoạt động của tràn sự cố đã xây dựng, trường hợp mực nước trong hồ Bảo Đài vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra +20,36m thì phải báo cáo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và Sở Nông nghiệp &PTNT để có biện pháp xử lý khẩn cấp (mở rộng hoặc mở thêm tràn phụ).
VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT TRONG MÙA KIỆT
Điều 9: Trước mùa kiệt hàng năm, Công ty phải căn cứ lượng nước trữ trong hồ, dự báo khí tượng thủy văn và nhu cầu dùng nước lập “Phương án cấp nước trong mùa kiệt” báo cáo Sở Nông nghiệp &PTNT, UBND huyện Vĩnh Linh và thông báo cho các hộ dùng nước trong hệ thống.
Điều 10: Điều tiết giữ nước trong mùa kiệt:
1. Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa phải cao hơn hoặc bằng tung độ “Đường hạn chế cấp nước” trên biểu đồ điều phối (phụ lục số III.4)
2. Mực nước hồ thấp nhất cuối các tháng mùa kiệt như sau :
Thời gian (ngày/tháng) | 31/I | 28/II | 31/III | 30/IV | 31/V | 30/VI | 31/VII | 31/VIII | MNC |
Mực nước thấp nhất hồ Bảo Đài(m) | +19,05 | +18,92 | +18,52 | +18,02 | +17,41 | +16,33 | +14,44 | +11,52 | +11,32 |
Điều 11: Khi mực nước hồ cao hơn hoặc bằng tung độ “Đường hạn chế cấp nước” thì Công ty đảm bảo cấp đủ nước cho các nhu cầu dùng nước theo phương án cấp nước,
Điều 12: Vận hành cấp nước trong một số trường hợp đặc biệt:
1. Khi mực nước hồ thấp hơn tung độ “Đường hạn chế cấp nước” nhưng còn cao hơn mực nước chết, Công ty và các hộ dùng nước phải thực hiện các biện pháp cấp nước và sử dụng nước tiết kiệm.
2. Khi mực nước hồ bằng hoặc thấp hơn mực nước chết, Công ty phải lập phương án, kế hoạch sử dụng dung tích chết, báo cáo Sở Nông nghiệp &PTNT quyết định và thực hiện.
VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT KHI HỒ CHỨA CÓ SỰ CỐ
Điều 13: Khi công trình đầu mối của hồ chứa (đập chính, tràn xả lũ, cống lấy nước) có dấu hiệu xảy ra sự cố gây mất an toàn cho công trình, Công ty phải báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT để trình UBND tỉnh quyết định xả hạ mực nước hồ xuống đến mức đảm bảo an toàn cho các công trình đầu mối hồ chứa, đồng thời đề xuất các phương án xử lý và giải pháp thực hiện.
Điều 14: Khi cửa tràn sâu xả lũ, cống lấy nước có sự cố không vận hành được, Công ty phải triển khai ngay biện pháp xử lý sự cố, đồng thời báo cáo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Sở Nông nghiệp &PTNT để quyết định biện pháp khẩn cấp đảm bảo an toàn công trình và phương án khắc phục hậu quả.
QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Điều 15: Công ty phải thu thập, quan trắc, đo đạc, lập sổ theo dõi mực nước, lượng mưa và các yếu tố khí tượng thủy văn khác theo Quy phạm, Tiêu chuẩn ngành TCVN 8304:2009 và TCVN 8414:2010
Điều 16: Hàng năm, Công ty phải tính toán và dự báo lượng nước đến hồ làm cơ sở để lập kế hoạch tích, cấp, xả nước.
Điều 17: Tính toán và kiểm tra lưu lượng lũ, kiệt
1. Kết thúc các đợt xả lũ và sau mùa lũ hàng năm, Công ty đánh giá, tổng kết các đợt xả lũ (lưu lượng xả, thời gian xả, diễn biến mực nước thượng lưu hồ, ảnh hưởng đến vùng hạ du.
2. Hàng năm, Công ty tiến hành thu thập, đo đạc, tính toán lưu lượng và tổng lượng lũ đến hồ chứa, đo đạc kiểm tra lưu lượng kiệt đến hồ.
A: Công ty TNHH Một thành viên Quản lý khai thác Công trình thủy lợi Quảng Trị
1. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong Quy trình này để vận hành điều tiết hồ chứa nước Bảo Đài, đảm bảo an toàn công trình và đủ nước phục vụ các yêu cầu dùng nước
2. Trong quá trình quản lý khai thác, hàng năm Công ty phải tổng kết đánh giá việc vận hành điều tiết hồ và thực hiện Quy trình vận hành này. Nếu thấy cần thiết sửa đổi, bổ sung Quy trình phải báo báo Sở Nông nghiệp & PTNT.
1. Yêu cầu các cấp chính quyền, ngành liên quan trong hệ thống thực hiện Quy trình này.
2. Lập biên bản và báo cáo các cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi ngăn cản, xâm hại đến việc thực hiện Quy trình này.
Điều 20: Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm tổ chức vận hành điều tiết hồ chứa nước Bảo Đài trong các trường hợp sau:
1. Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ nằm trên “Đường hạn chế cấp nước” của biểu đồ điều phối.
2. Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ nằm dưới “Đường hạn chế cấp nước” của biểu đồ điều phối, báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT.
3. Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ thấp hơn mực nước chết theo Phương án sử dụng dung tích chết đã được Sở Nông nghiệp &PTNT phê duyệt.
4. Quyết định xả lũ trong trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 điều 8 Quy trình này.
Điều 21: Khi xảy ra tình huống quy định tại khoản 4 điều 8 Quy trình này, Giám đốc Công ty kịp thời báo cáo và thực hiện các quyết định của Ban chỉ huy PCLB và TKCN và Sở Nông nghiệp &PTNT.
2. Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Quy trình theo thẩm quyền.
3. Thẩm định nội dung sửa đổi, bổ sung Quy trình theo đề nghị của Công ty và trình UBND tỉnh phê duyệt Quy trình sửa đổi, bổ sung.
2. Phê duyệt phương án sử dụng dung tích chết của hồ chứa tại khoản 2 điều 12 Quy trình này.
3. Theo dõi việc thực hiện cấp nước trong mùa kiệt của hồ chứa nêu Tại điều 12 Quy trình này.
C. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị
2. Xử lý các hành vi ngăn cản, xâm hại đến việc thực hiện quy trình này theo thẩm quyền.
3. Tạo điều kiện thuận lợi để Công ty vận hành điều tiết hồ chứa nước Bảo Đài theo Quy trình đã phê duyệt.
2. Quyết định biện pháp khẩn cấp đảm bảo an toàn công trình và phương án khắc phục hậu quả khi xảy ra tình huống như quy định tại điều 14 Quy trình này.
3. Chỉ đạo Ban chỉ huy PCLB và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Sở Nông nghiệp &PTNT và các sở, ban ngành liên quan thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ khi xảy ra tình huống quy định tại khoản 2 điều 4; khoản 4 điều 8; điều 13; điều 14 Quy trình này.
4. Huy động nhân lực, vật lực để xử lý và khắc phục các sự cố của hồ chứa nước Bảo Đài.
D. Các cấp chính quyền (Huyện vĩnh linh)
1. Nghiêm chỉnh thực hiện Quy trình này.
2. Phối hợp với Công ty ngăn chặn, xử lý những vi phạm về quy trình vận hành và an toàn công trình hồ chứa nước Bảo Đài.
3. Thực hiện phương án đảm bảo an toàn cho vùng hạ du khi hồ chứa nước Bảo Đài xả lũ và trường hợp xẩy ra sự cố.
2. Tuyên truyền vận động nhân dân địa phương thực hiện đúng các Quy định trong Quy trình này và tham gia phòng chống lụt bão, bảo vệ an toàn công trình hồ chứa nước Bảo Đài.
E. Các hộ dùng nước và những đơn vị hưởng lợi khác
1. Nghiêm chỉnh thực hiện Quy trình này
2. Hàng năm, phải ký hợp đồng dùng nước với Công ty để lập kế hoạch cấp nước, xả nước hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh tế và an toàn công trình.
3. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định có liên quan đến hồ chứa nước Bảo Đài theo Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/04/2001.
Điều 29. Mọi quy định về vận hành điều tiết hồ chứa nước Bảo Đài trước đây trái với những quy định trong Quy trình này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện Quy trình, nếu có nội dung cần sửa đổi bổ sung, Công ty báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT để trình UBND tỉnh quyết định.
Điều 30. Những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy trình này sẽ được khen thưởng theo quy định. Mọi hành vi vi phạm Quy trình này sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành./.
- 1Quyết định 2803/QĐ-UBND năm 2013 về Quy trình vận hành điều tiết Hồ chứa nước Phú Ninh tỉnh Quảng Nam
- 2Quyết định 1893/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành từ 01 tháng 01 năm 2010 đến 31 tháng 12 năm 2012 hết hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần
- 3Quyết định 12/2014/QĐ-UBND về Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Sông Móng, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận
- 4Quyết định 37/2014/QĐ-UBND về Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Sông Rác, tỉnh Hà Tĩnh
- 1Pháp lệnh Phòng chống lụt bão năm 1993
- 2Luật Tài nguyên nước 1998
- 3Nghị định 179/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tài nguyên nước
- 4Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão năm 2000
- 5Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001
- 6Nghị định 143/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
- 7Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8Nghị định 154/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 143/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
- 9Quyết định 2803/QĐ-UBND năm 2013 về Quy trình vận hành điều tiết Hồ chứa nước Phú Ninh tỉnh Quảng Nam
- 10Quyết định 12/2014/QĐ-UBND về Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Sông Móng, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận
- 11Quyết định 37/2014/QĐ-UBND về Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Sông Rác, tỉnh Hà Tĩnh
Quyết định 1935/QĐ-UBND năm 2011 về quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Bảo Đài, tỉnh Quảng Trị
- Số hiệu: 1935/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/09/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Nguyễn Quân Chính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra