Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1935/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 22 tháng 11 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CÁC VÙNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2009-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 122/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020;

Căn cứ Thông báo số 518/TB-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2008 của UBND tỉnh về việc cho phép lập Quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 280/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2011 của UBND tỉnh về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại Báo cáo số 377/BC- SKHĐT ngày 25 tháng 10 năm 2011),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020, với các nội dung chính như sau:

I. TÊN QUY HOẠCH

Quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020.

II. CHỦ ĐẦU TƯ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên.

III. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ

1. Quan điểm phát triển:

- Đầu tư sản xuất rau an toàn là đầu tư cho sức khỏe lâu dài của cộng đồng.

Vì vậy Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư, quản lý quy hoạch, quản lý thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng để mang đến sản phẩm an toàn phục vụ người tiêu dùng.

- Đẩy nhanh tiến độ phát triển rau theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm cần phải đảm bảo tính kế tục hợp lý với nhiều loại hình sản xuất, như: áp dụng kỹ thuật IPM; VIETGAP; hay trồng rau nhà lưới; rau quảng canh các vùng cao, rau an toàn trồng theo mô hình công nghiệp...

- Phát triển sản xuất rau an toàn gắn liền với thị trường.

2. Mục tiêu phát triển:

- Đến 2015 diện tích canh tác rau an toàn là 595 ha, diện tích gieo trồng 2.380 ha, năng suất bình quân 153 tạ/ha, sản lượng 36.526 tấn, đáp ứng 37% nhu cầu rau an toàn trên địa bàn tỉnh.

- Đến 2020 diện tích canh tác rau an toàn là 880 ha, diện tích gieo trồng 4.401 ha, năng suất bình quân 191 tạ/ha, sản lượng 84.163 tấn, đáp ứng 68% nhu cầu rau an toàn trên địa bàn, hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý, sơ chế, sản xuất và mở rộng kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm đều khắp trên địa bàn tỉnh.

IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Quy hoạch sử dụng đất trồng rau đến 2015, định hướng đến 2020:

- Đến năm 2015 diện tích quy hoạch toàn tỉnh là 595 ha. Trong đó: huyện Đồng Xuân 58 ha, huyện Tuy An 122 ha, huyện Phú Hòa 105 ha, huyện Sơn Hòa 10 ha, huyện Sông Hinh 07 ha, huyện Tây Hòa 52 ha, huyện Đông Hòa 25 ha, thị xã Sông Cầu 40 ha và thành phố Tuy Hòa 176 ha.

- Đến năm 2020 diện tích quy hoạch toàn tỉnh là 880 ha. Trong đó: huyện Đồng Xuân 105 ha, huyện Tuy An 189 ha, huyện Phú Hòa 160 ha, huyện Sơn Hòa 10 ha, huyện Sông Hinh 07 ha, huyện Tây Hòa 65 ha, huyện Đông Hòa 32 ha, thị xã Sông Cầu 57 ha và thành phố Tuy Hòa 255 ha.

2. Bố trí sản xuất rau an toàn:

a) Cơ cấu mùa vụ, dự kiến năng suất, sản lượng:

- Đến năm 2015, với 595ha đất canh tác, dự kiến đạt 2.380ha diện tích gieo trồng, năng suất 15,3 tấn/ha, sản lượng 36.526 tấn;

- Đến năm 2020, với 880ha đất canh tác, dự kiến đạt 4.401ha diện tích gieo trồng, năng suất 19,1 tấn/ha, sản lượng 84.163 tấn.

b) Cơ cấu chủng loại rau: Tùy theo từng mùa vụ và theo nhu cầu sử dụng để cơ cấu chủng loại rau theo vụ cho phù hợp. Cơ cấu chủng loại rau vùng quy hoạch tập trung vào 04 nhóm chính:

- Nhóm rau ăn lá: Bình quân trong năm chiếm khoảng 40% diện tích. Sản lượng ước tính năm 2015 đạt 14.280 tấn, năm 2020 đạt 29.923 tấn.

- Nhóm rau ăn củ: Bình quân trong năm chiếm khoảng 15% diện tích. Sản lượng ước tính năm 2015 đạt 5.712 tấn, năm 2020 đạt 15.182 tấn.

- Nhóm ăn quả: Bình quân trong năm chiếm khoảng 40% diện tích. Sản lượng ước tính năm 2015 đạt 14.756 tấn, năm 2020 đạt 35.204 tấn.

- Nhóm rau gia vị: Bình quân trong năm chiếm khoảng 5% diện tích. Sản lượng ước tính năm 2015 đạt 1.778 tấn, năm 2020 đạt 3.854 tấn.

c) Địa bàn sản xuất rau an toàn:

- Địa bàn thành phố Tuy Hòa: Quy hoạch trồng rau an toàn trên địa bàn 03 xã: An Phú, Hòa Kiến, Bình Ngọc và 02 phường Phú Lâm, Phú Thạnh. Diện tích canh tác đến năm 2020 là 255ha được chuyển đổi chủ yếu từ đất chuyên rau và đất chuyên màu, đất được bố trí chủ yếu là nhóm đất phù sa, tầng dày đáp ứng được yêu cầu trồng rau. Diện tích gieo trồng đến năm 2015: 704ha, đến năm 2020: 1.277ha;

- Địa bàn thị xã Sông Cầu: Quy hoạch trồng rau an toàn trên địa bàn 02 xã: Xuân Bình, Xuân Lộc và phường Xuân Phú. Diện tích canh tác đến năm 2020 là 57ha được chuyển đổi chủ yếu từ đất rau màu cây hàng năm khác. Đất được bố trí chủ yếu là đất cồn cát và đất đỏ vàng. Diện tích gieo trồng đến năm 2015: 160ha, đến năm 2020: 288ha;

- Địa bàn huyện Đồng Xuân: Quy hoạch trồng rau an toàn trên địa bàn 04 xã: Xuân Long, Xuân Phước, Xuân Sơn Nam, Xuân Sơn Bắc và thị trấn La Hai. Diện tích canh tác đến năm 2020 là 105ha được chuyển đổi chủ yếu từ đất rau màu và lúa 01 vụ. Đất được bố trí chủ yếu là đất phù sa và đất đỏ vàng. Diện tích gieo trồng đến năm 2015: 232ha, đến năm 2020: 526ha.

- Địa bàn huyện Tuy An: Quy hoạch trồng rau an toàn trên địa bàn 06 xã: An Dân, An Định, An Thạch, An Hòa, An Hiệp, An Mỹ và thị trấn Chí Thạnh. Diện tích canh tác đến năm 2020 là 189 ha chuyển đổi chủ yếu từ đất màu, luân canh rau màu và một số diện tích đất trồng lúa 01 vụ. Đất trồng rau được bố trí phần lớn trên đất phù sa. Diện tích gieo trồng năm 2015: 488 ha, đến năm 2020: 945 ha;

- Địa bàn huyện Phú Hòa: Quy hoạch trồng rau an toàn trên địa bàn 06 xã: Hòa Quang Bắc, Hòa Định Tây, Hòa Quang Nam, Hòa An, Hòa Thắng và xã Hòa Hội. Diện tích canh tác đến năm 2020: 160 ha, được chuyển đổi chủ yếu đất chuyên rau, rau màu, đất trồng lúa 01 vụ và một số diện tích đất bằng chưa sử dụng. Đất trồng rau được bố trí trên đất phù sa tầng dày trên 70cm. Diện tích gieo trồng năm 2015: 420 ha, đến năm 2020: 800 ha;

- Địa bàn huyện Sơn Hòa: Quy hoạch trồng rau an toàn tại xã Sơn Hà với diện tích canh tác 10ha trên loại đất phù sa (thôn Ngân Điền 05ha và thôn Thạnh Hội 05ha). Diện tích gieo trồng năm 2015: 40 ha, năm 2020: 50 ha;

- Địa bàn huyện Sông Hinh: Quy hoạch trồng rau an toàn tại thôn Vĩnh Giang, xã Sơn Giang với diện tích canh tác 07ha trên loại đất phù sa. Đến năm 2015, diện tích gieo trồng 28 ha, đến năm 2020 diện tích gieo trồng 35 ha;

- Địa bàn huyện Tây Hòa: Quy hoạch trồng rau an toàn trên địa bàn xã Hòa Mỹ Đông, Hòa Bình 1 và Hòa Bình 2 với diện tích canh tác đến năm 2020 là 65ha chuyển đổi chủ yếu từ đất màu, luân canh rau màu. Đất trồng rau được bố trí trên đất phù sa, tầng dày trên 50cm. Diện tích gieo trồng năm 2015: 208ha, đến năm 2020: 323ha;

- Địa bàn huyện Đông Hòa: Quy hoạch trồng rau an toàn trên địa bàn 02 xã Hòa Xuân Tây và Hòa Thành. Diện tích canh tác đến năm 2020 là 32ha chuyển đổi chủ yếu từ đất màu, luân canh rau màu, lúa 01 vụ. Đất trồng rau được bố trí phần trên đất phù sa tầng dày trên 70cm. Diện tích gieo trồng năm 2015: 100 ha, đến năm 2020: 159 ha.

(Chi tiết như phụ lục đính kèm)

d) Hình thức tổ chức sản xuất:

Chú trọng tổ chức theo hình thức tập thể, nhiều hộ nông dân trồng rau trên cùng một địa bàn tự nguyện góp vốn liên kết thành một tổ chức như tổ, đội, hợp tác xã sản xuất rau theo quy trình rau an toàn. Mỗi thành viên phải cam kết và chịu trách nhiệm đảm bảo vệ sinh an toàn đối với sản phẩm của mình.

4. Nhu cầu vốn đầu tư đến 2020:

Tổng số: 161.800 triệu đồng (Chưa tính vốn các dự án ưu tiên đầu tư sản xuất rau an toàn). Trong đó:

- Giai đoạn 2011-2015: 105.937 triệu đồng.

- Giai đoạn 2016-2020: 55.863 triệu đồng. a) Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án:

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Hạng mục

Tổng vốn đầu tư

Nguồn vốn

Thành tiền

Tỷ lệ (%)

Ngân sách

Huy động

1

Đầu tư cơ sở hạ tầng

159.608

98,6

72.392

87.216

1.1

Thủy lợi nội đồng

92.798

57,4

40.008

52.790

1.2

Đường nội đồng

17.602

10,9

7.780

9.822

1.3

Điện

6.300

3,9

3.150

3.150

1.4

Nhà lưới, nhà màng

35.204

21,8

17.602

17.602

1.5

Vườn ươm cây giống

2.464

1,5

1.232

1.232

1.6

Bể chứa vỏ bao bì

440

0,3

220

220

1.7

Nhà trung tâm

4.800

3,0

2.400

2.400

2

Đầu tư khoa học công nghệ và khuyến nông

1.557

1,0

1.545

12

2.1

Xây dựng mô hình

177

0,1

165

12

2.2

Tập huấn kỹ thuật

1.230

0,8

1.230

-

2.3

Tổ chức tham quan

150

0,1

150

-

3

Đầu tư thị trường, xúc tiến thương mại

635

0,4

517

118

 

Tổng vốn đầu tư

161.800

100

74.454

87.346

 

% so tổng vốn đầu tư

 

100

46,0

54,0

- Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng dự kiến ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 50% và vốn huy động chủ yếu từ dân 50%.

- Đối với kinh phí đầu tư về tập huấn khoa học kỹ thuật và tổ chức tham quan, chỉ đạo giám sát thì ngân sách nhà nước hỗ trợ 100%.

- Vốn dùng cho xây dựng mô hình Nhà nước hỗ trợ toàn bộ kinh phí vật tư, phân bón… trừ tiền công lao động phổ thông.

b) Phân kỳ vốn đầu tư:

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm

Tổng số

Hạng mục đầu tư

Cơ sở hạ tầng

KHCN và khuyến nông

Thị trường, xúc tiến thương mại

2011

10.594

10.375

156

64

2012

31.781

31.124

467

191

2013

26.484

25.936

389

159

2014

26.484

25.936

389

159

2015

10.594

10.375

156

64

2016

19.552

19.552

 

 

2017

13.966

13.966

 

 

2018

11.173

11.173

 

 

2019

8.379

8.379

 

 

2020

2.793

2.793

 

 

Tổng số

161.800

159.608

1.557

635

5. Các dự án ưu tiên:

- Dự án đầu tư sản xuất rau an toàn tại xã Hòa Kiến, TP. Tuy Hòa.

- Dự án đầu tư sản xuất rau an toàn tại xã An Phú, TP. Tuy Hòa.

- Dự án đầu tư sản xuất rau an toàn tại xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu.

- Dự án đầu tư sản xuất rau an toàn tại xã An Dân, huyện Tuy An.

- Dự án đầu tư sản xuất rau an toàn tại xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa.

6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:

a) Huy động vốn đầu tư: Dựa trên cơ sở Quyết định 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015 và Thông tư số 59/2009/TT-NNPTNT hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg. Dự kiến:

- Đối với đầu tư cơ sở hạ tầng, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 50% và vốn huy động chủ yếu từ dân 50%;

- Đối với đầu tư về tập huấn khoa học kỹ thuật và tổ chức tham quan, chỉ đạo giám sát thì ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100%;

- Đối với vốn dùng cho xây dựng mô hình nhà nước hỗ trợ toàn bộ kinh phí vật tư, phân bón… trừ tiền công lao động phổ thông.

b) Đào tạo nguồn nhân lực:

- Mở các lớp đào tạo, tập huấn về IPM, ICM trên rau, giới thiệu quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng GAP. Đối tượng tập huấn là cán bộ khuyến nông, các hộ trồng rau có nhiều kinh nghiệm, sau khi được đào tạo đây sẽ là những hạt nhân tuyên truyền và hướng dẫn các hộ nông dân khác. Mỗi huyện có vùng sản xuất rau nên tổ chức 1 - 2 lớp tập huấn/năm;

- Tổ chức các đoàn đi tham quan học hỏi, học tập kinh nghiệm tại các địa phương có vùng sản xuất rau an toàn về kỹ thuật sản xuất, sơ chế, bảo quản rau, trình độ quản lý, giám sát sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đối tượng là những hộ sản xuất giỏi, một số cán bộ huyện, xã vùng trọng điểm trồng rau, mỗi năm nên tổ chức ít nhất 01 đoàn, mỗi đoàn 30 người.

c) Chuyển đổi đất đai, cơ cấu cây trồng vùng trồng rau:

- Chuyển đổi đất đai: Cần nghiên cứu điều chỉnh chính sách về đất đai để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào phát triển rau an toàn, khuyến khích người nông dân tích tụ đất đai hoặc khuyến khích nông dân góp quyền sử dụng đất, sức lao động của mình liên kết với các doanh nghiệp, Hợp tác xã để sản xuất rau hàng hóa, có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường;

- Đề nghị bổ sung quy hoạch rau an toàn (RAT) vào quy hoạch sử dụng đất tỉnh Phú Yên và các huyện giai đoạn 2011-2020.

d) Giải pháp kỹ thuật:

- Quy trình sản xuất rau an toàn: Mọi tổ chức, cá nhân sản xuất rau an toàn phải đáp ứng đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau quả an toàn trong Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành;

- Thời vụ gieo trồng: Căn cứ vào đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng từng vùng bố trí thời vụ gieo trồng hợp lý.

- Chế độ luân canh:

* Vùng chuyên canh:

+ Rau cải xanh - xà lách - rau thơm - đậu các loại.

+ Rau cải dưa - cà chua - xà lách.

+ Rau cải các loại - xà lách - đậu bắp…

+ Các loại rau chuyên canh: muống, mướp, rau ngót, bầu bí, khổ qua….

* Vùng rau luân canh:

+ Đất 01 vụ lúa Đông Xuân - Màu - Rau.

+ Đất 01 vụ lúa Đông Xuân - Rau dưa các loại.

+ Đất trồng ngô - rau…

- Khoa học, công nghệ, môi trường: Hàng năm, tỉnh có cơ chế quan tâm trong bố trí vốn sự nghiệp khoa học cho lĩnh vực rau an toàn. Áp dụng công nghệ sản xuất cây giống rau.

- Chất lượng cây giống phục vụ sản xuất luôn là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới kết quả sản xuất. Vì vậy, rất cần thiết ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ công tác sản xuất cây giống trên địa bàn.

- Sử dụng công nghệ sản xuất cho năng suất cao và chất lượng tốt:

+ Công nghệ sản xuất rau an toàn ngoài tự nhiên.

+ Công nghệ sản xuất rau an toàn, trái vụ trong điều kiện có che chắn.

- Đầu tư xây dựng mô hình, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau an toàn:

+ Lựa chọn các công nghệ sử dụng cho sản xuất rau an toàn: Để việc sử dụng các công nghệ trong sản xuất rau an toàn đạt hiệu quả cao thì việc ứng dụng các công nghệ này phải tùy theo từng điều kiện và đối tượng cây trồng cụ thể mà áp dụng sao cho có hiệu quả.

+ Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau an toàn cho: Nhóm rau an lá (Xà lách, cải các loại, su lơ…); nhóm rau ăn quả (Cà, bí xanh, bí đỏ, bầu, mướp đắng, mướp...); nhóm rau ăn củ (Cải củ, hành, tỏi, sắn nước, cà rốt ...); nhóm rau gia vị (hành lá, ngò, hung quế, tía tô…).

- Tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ và hộ nông dân vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh.

* Để thúc đẩy phát triển sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm rau an toàn, công tác tập huấn đóng vai trò rất quan trọng.

- Mở lớp đào tạo, tập huấn về IPM, ICM trên rau và áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng GAP.

- Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm tại các địa phương có vùng sản xuất rau an toàn tiên tiến với các nội dung sau:

+ Kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất, sơ chế và kinh doanh rau an toàn.

+ Kinh nghiệm quản lý, giám sát sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm và cấp chứng nhận rau an toàn.

- Tổ chức, chỉ đạo, giám sát diện rộng: Tại mỗi xã, phường có vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, phân công một cán bộ kỹ thuật phụ trách nông nghiệp, cán bộ khuyến nông của xã chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát nông dân sản xuất rau an toàn.

e) Cơ chế chính sách:

UBND huyện, thành phố, thị xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã vùng dự án khuyến khích các hộ dồn điền đổi thửa, mở rộng quy mô sản xuất rau các hộ và phát triển trang trại trồng rau.

7. Tổ chức thực hiện Quy hoạch:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức công bố quy hoạch, có trách nhiệm hướng dẫn các ngành, địa phương liên quan cụ thể hóa quy hoạch để đưa vào các kế hoạch 05 năm, hàng năm; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách phát triển các vùng rau an toàn.

- Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan, theo chức năng của mình phối hợp thực hiện.

Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Đình Cự

 

PHỤ LỤC

ĐỊA BÀN QUY HOẠCH VÙNG TRỒNG RAU AN TOÀN TẬP TRUNG TỈNH PHÚ YÊN
(Kèm theo Quyết định số 1935/QĐ-UBND ngày 22/11/2011 của UBND tỉnh Phú Yên)

TT

Địa bàn quy hoạch

Năm 2015

Năm 2020

Trên hiện trạng SDĐ

BHK

LUK

LNK

BCS

 

Toàn tỉnh

595

880,00

738

120

2

20

I

Thành phố Tuy Hòa

176

255,00

204

45

-

7

1

Xã An Phú

95

160

137

23

-

-

2

Xã Hòa Kiến

45

57

28

22

-

7

3

Phường Phú Lâm

3

3

3

-

-

-

4

Phường Phú Thạnh

5

5

5

 

 

 

5

Xã Bình Ngọc

28

31

31

-

-

-

II

Thị xã Sông Cầu

40

57

57

-

-

-

6

Xã Xuân Bình

33

50

50

-

-

-

7

Phường Xuân Phú

4

4

4

-

-

-

8

Xã Xuân Lộc

3

3

3

-

-

-

III

Huyện Đồng Xuân

58

105

95

10

0

0

9

Xã Xuân Long

10

20

20

-

-

-

10

Xã Xuân Phước

5

5

5

-

-

-

11

Xuân Sơn Nam

10

22

22

-

-

-

12

Thị trấn La Hai

28

45

35

10

0

0

13

Xã Xuân Sơn Bắc

5

13

13

-

-

-

IV

Huyện Tuy An

122

189

152

33

-

4

14

Xã An Dân

30

49

45

-

-

4

15

Thị trấn Chí Thạnh

15

23

21

2

-

-

16

Xã An Định

12

19

19

-

-

-

17

Xã An Thạch

15

26

26

-

-

-

18

Xã An Hòa

20

20

10

10

 

 

19

Xã An Hiệp

10

10

5

5

 

 

20

Xã An Mỹ

20

42

26

16

 

 

V

Huyện Phú Hòa

105

160

120

28

2

9

21

Xã Hòa Quang Bắc

40

63

50

10

-

3

22

Xã Hòa Định Tây

20

29

17

5

2

5

23

Xã Hòa Quang Nam

5

16

11

4

-

1

24

Xã Hòa Hội

30

43

43

-

-

-

25

Xã Hòa An

5

5

 

5

 

 

26

Xã Hòa Thắng

5

5

 

5

 

 

VI

Huyện Sơn Hòa

10

10

10

-

-

-

27

Xã Sơn Hà

10

10

10

 

 

 

VII

Huyện Sông Hinh

7

7

7

-

-

-

28

Xã Sơn Giang

7

7

7

 

 

 

VIII

H. Tây Hòa

52

65

65

-

-

-

29

Xã Hòa Mỹ Đông

30

42

42

-

-

-

30

Xã Hòa Bình 1

10

11

11

 

 

 

31

Xã Hòa Bình 2

12

12

12

-

-

-

IX

H. Đông Hòa

25

32

28

4

-

-

32

Xã Hòa Xuân Tây

15

18

14

4

-

-

33

Xã Hòa Thành

10

14

14

-

-

-

Ghi chú: BHK (đất bằng trồng cây hàng năm khác); LUK (đất trồng lúa 01 vụ); LNK (đất trồng cây lâu năm khác); BCS (đất bằng chưa sử dụng).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1935/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành

  • Số hiệu: 1935/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/11/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
  • Người ký: Phạm Đình Cự
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/12/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản