BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1931/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2016 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN TẨY SÁN LÁ GAN NHỎ TẠI CỘNG ĐỒNG
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Xét biên bản họp ngày 25/03/2016 của Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế được thành lập theo Quyết định số 927/QĐ-BYT ngày 21/3/2016 của Bộ Y tế về việc xây dựng Hướng dẫn tẩy sán lá gan nhỏ tại cộng đồng và sửa đổi, bổ sung hướng dẫn tẩy giun;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn tẩy sán lá gan nhỏ tại cộng đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Chánh Thanh tra Bộ; các Vụ trưởng, Cục trưởng của Bộ Y tế; Viện trưởng các Viện: Viện sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Qui Nhơn, Viện sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Tp Hồ Chí Minh; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
TẨY SÁN LÁ GAN NHỎ TẠI CỘNG ĐỒNG
(Ban hành kèm theo quyết định số: 1931/QĐ-BYT ngày 19 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Bệnh sán lá gan nhỏ (Clonorchiasis/Opisthorchiasis) ở Việt Nam do loài sán Clonorchis sinensis hoặc Opisthorchis viverrini ký sinh ở đường mật trong gan gây nên.
- Triệu chứng lâm sàng của bệnh sán lá gan nhỏ: Đau tức vùng gan, kém ăn, thường có rối loạn tiêu hóa, ậm ạch khó tiêu, đôi khi có sạm da, vàng da. Bệnh nhân có thể có dấu hiệu gan to hay xơ gan tuỳ mức độ và thời gian mắc bệnh.
- Tác hại của sán lá gan nhỏ: gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, thiếu máu, gây kích thích và viêm đường mật, áp xe đường mật, xơ hóa lan tỏa ở khoảng cửa, tổ chức gan tăng sinh, thoái hóa mỡ gan, gan to, áp xe gan, có thể có cổ trướng. Sán lá gan nhỏ gây sỏi mật, đặc biệt có thể gây ung thư đường mật cholangiocarcinoma.
- Theo điều tra của Viện sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương và Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Qui Nhơn có ít nhất 32 tỉnh có bệnh sán lá gan nhỏ (Clonorchis hoặc Opisthorchis) lưu hành, trong đó lưu hành nặng nhất ở Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, Hà Nội, Thanh Hóa, Phú Yên, Bình Định. Trong các tỉnh này cũng có huyện lưu hành nặng như huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu (Nam Định), huyện Kim Sơn, Yên Khánh (Ninh Bình) huyện Ba Vì (Hà Tây), huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), huyện Tuy An (Phú Yên), huyện Phù Mỹ (Bình Định). Có nhiều xã tại các huyện này có tỷ lệ nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ lên tới trên 30% dân số. Do tập quán ăn gỏi tỉ lệ nhiễm sán lá gan tăng dần theo tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở nhóm tuổi 30-50 (50,2-51,6%). Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở nam giới cao gấp 3 lần nữ giới.
II. Đối tượng và tần suất tẩy sán lá gan nhỏ tại cộng đồng
1. Đối tượng
- Chỉ định: Lứa tuổi từ 6 tuổi trở lên và đã từng ăn gỏi cá tại các vùng dịch tễ bệnh.
- Chống chỉ định:
+ Người đang mắc các bệnh cấp tính, đang sốt > 38,5°C.
+ Phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
+ Suy gan.
+ Đang bị một số bệnh mãn tính như suy tim, thận hoặc bệnh tâm thần,...
+ Có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc.
2. Tần suất tẩy sán lá gan nhỏ tại cộng đồng
- Các vùng dịch tễ có tỉ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ trên 20% sẽ tiến hành tẩy sán tại cộng đồng 01 lần trong 1 năm.
- Các vùng dịch tễ có tỉ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ từ 10% đến dưới 20% sẽ tiến hành tẩy sán tại cộng đồng 01 lần trong 2 năm.
- Các vùng dịch tễ có tỉ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ dưới 10% chỉ tiến hành điều trị ca bệnh.
III. Thuốc sử dụng: Praziquantel 600mg/viên
- Liều lượng: dùng liều duy nhất
+ Trẻ em dưới 30kg tính theo cân nặng: 40mg/kg cân nặng.
+ Người từ 30kg - 40kg dùng liều 2 viên.
+ Người trên 40kg dùng liều 3 viên.
- Cách dùng:
+ Uống thuốc sau khi ăn no, kiêng rượu, bia và các chất kích thích.
+ Nhai kỹ và uống với nước.
+ Không cho con bú trong vòng 72 giờ sau khi uống thuốc.
+ Thận trọng với trẻ nhỏ suy dinh dưỡng, người già yếu, người rối loạn tiền đình...
+ Sau khi uống thuốc: Nghỉ ngơi, không tự đi xa, không lao động nặng sau 24 giờ.
- Cơ quan y tế: Xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động chuyên môn tẩy sán lá gan nhỏ tại cộng đồng thuộc phạm vi quản lý.
- Chính quyền: Chỉ đạo, hỗ trợ hoạt động tẩy sán lá gan nhỏ tại cộng đồng.
- Các ban ngành cùng tham gia như: Phụ nữ, Đoàn thanh niên...: Phối hợp với ngành y tế tiến hành tổ chức hoạt động tẩy sán lá gan nhỏ.
- Các hoạt động trước ngày tẩy sán lá gan nhỏ tại cộng đồng:
+ Cơ quan y tế xây dựng kế hoạch tẩy sán lá gan nhỏ báo cáo với chính quyền địa phương và cơ quan y tế cấp trên về hoạt động tẩy sán lá gan nhỏ.
+ Tập huấn tại cho cán bộ Y tế và các cán bộ tham gia hoạt động tẩy sán về hướng dẫn tẩy sán lá gan nhỏ tại cộng đồng.
+ Tiến hành các hoạt động giáo dục truyền thông phòng chống sán lá gan nhỏ tại cộng đồng như phân phát tờ rơi, băng rôn cổ động, tranh tuyên truyền, phát thanh trên đài truyền thanh...
+ Chuẩn bị đầy đủ thuốc điều trị sán lá gan nhỏ, thuốc cấp cứu, thuốc xử trí các tác dụng không mong muốn.
- Trong ngày uống thuốc tẩy sán lá gan nhỏ:
+ Xác định các đối tượng chống chỉ định tẩy sán lá gan nhỏ.
+ Phát thuốc tẩy sán lá gan nhỏ cho từng người tại trạm y tế hoặc tại cộng đồng theo danh sách đã thống kê, cần nhai thuốc và uống với nước ngay tại điểm cấp thuốc.
+ Ghi chép danh sách các đối tượng đã uống thuốc thuốc tẩy sán lá gan nhỏ.
+ Giám sát uống thuốc tẩy sán lá gan nhỏ tại: Cơ quan y tế phân công cán bộ giám sát và hỗ trợ trong ngày tẩy sán lá gan nhỏ.
- Sau khi uống thuốc tẩy sán lá gan nhỏ: Cán bộ Y tế và nhà trường, ban ngành, đoàn thể tiếp tục cử cán bộ theo dõi và xử lý các tác dụng không mong muốn trong thời gian 48 giờ sau khi uống thuốc tẩy sán.
- Một số tác dụng không mong muốn nhẹ thường gặp: chóng mặt, nhức đầu, ngủ gà, buồn nôn, khó chịu vùng hạ vị, mẩn ngứa và có thể sốt nhẹ.
- Khi gặp tác dụng không mong muốn trong 48 giờ sau khi uống thuốc cần phải phân loại đối tượng, thăm khám và xử lý theo từng trường hợp cụ thể.
- Ghi chép đầy đủ các tình huống tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, thực hiện việc báo cáo và tuân thủ việc phát ngôn với các phương tiện truyền thông theo đúng quy định hiện hành.
- Không ăn cá chưa chế biến chín như: gỏi cá, cá sống.
- Không dùng phân người để nuôi cá, không phóng uế xuống các nguồn nước.
- Tuyên truyền phòng chống sán lá gan nhỏ trên các kênh thông tin đại chúng.
- Kết hợp với ngành thủy sản, thú y can thiệp vào các vật chủ trung gian như ốc, cá và điều trị cho gia súc là nguồn dự trữ mầm bệnh như chó, mèo, lợn làm giảm nguy cơ phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường.
- 1Quyết định 5047/2002/QĐ-BYT ban hành "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh giun chỉ bạch huyết tại các cơ sở khám chữa bệnh" và "Hướng dẫn tổ chức điều trị hàng loạt loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết tại cộng đồng" của Bộ trưởng Bộ Y tế
- 2Quyết định 1450/2004/QĐ-BYT Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá gan nhỏ, sán lá phổi, sán dây và bệnh ấu trùng sán lợn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 362/QĐ-BNN-HTQT năm 2012 điều chỉnh thời gian thực hiện dự án "Đánh giá thiệt hại kinh tế và tính khả thi khống chế bệnh sán lá gan lớn trong chăn nuôi bò ở đồng bằng sông Hồng Việt Nam" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 5047/2002/QĐ-BYT ban hành "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh giun chỉ bạch huyết tại các cơ sở khám chữa bệnh" và "Hướng dẫn tổ chức điều trị hàng loạt loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết tại cộng đồng" của Bộ trưởng Bộ Y tế
- 2Quyết định 1450/2004/QĐ-BYT Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá gan nhỏ, sán lá phổi, sán dây và bệnh ấu trùng sán lợn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 362/QĐ-BNN-HTQT năm 2012 điều chỉnh thời gian thực hiện dự án "Đánh giá thiệt hại kinh tế và tính khả thi khống chế bệnh sán lá gan lớn trong chăn nuôi bò ở đồng bằng sông Hồng Việt Nam" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Nghị định 63/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
Quyết định 1931/QĐ-BYT năm 2016 Hướng dẫn tẩy sán lá gan nhỏ tại cộng đồng do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 1931/QĐ-BYT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/05/2016
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Viết Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/05/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực