Khoản 2 Điều 2 Quyết định 193-HĐBT năm 1988 về kinh doanh thương mại và dịch vụ ở thị trường trong nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
2- Tổ chức kinh tế và người đang bị Toà án tước quyền kinh doanh, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội bội tín, lừa đảo và trộm cắp, người đang bị giam giữ hoặc đang bị bệnh tâm thần thì không được đăng ký và không được cấp giấy phép kinh doanh.
Quyết định 193-HĐBT năm 1988 về kinh doanh thương mại và dịch vụ ở thị trường trong nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 193-HĐBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/12/1988
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 24
- Ngày hiệu lực: 01/01/1989
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
- Điều 1. Các tổ chức kinh tế và công dân Việt Nam được phép kinh doanh thương mại và dịch vụ ở thị trường trong nước đều có quyền lợi và trách nhiệm dưới đây:
- Điều 2. Được phép kinh doanh thương mại và dịch vụ nói ở điều 1 Quyết định này là những tổ chức kinh tế và công dân Việt Nam đã đăng ký kinh doanh và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh trong phạm vi địa phương, từng vùng hoặc trong cả nước, tuỳ theo mặt hàng.
- Điều 3. Mọi hàng hoá đều được tự do lưu thông theo pháp luật, trừ những mặt hàng dưới đây:
- Điều 4. Mọi hoạt động đầu cơ, buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, buôn bán của gian, thuê, mượn và cho thuê, cho mượn giấy phép kinh doanh và mọi hành vi làm rối loạn thị trường gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân đều bị nghiêm trị theo pháp luật.
- Điều 5. Một nhóm tư nhân có quyền góp vốn lập hội buôn hoặc công ty tư doanh, nhưng phải đăng ký Điều lệ hoặc nội quy hoạt động của các tổ chức này tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh.
- Điều 6. Các tổ chức kinh tế của Nhà nước được thuê mướn tư nhân làm những công việc đòi hỏi kỹ thuật, nghiệp vụ; và được áp dụng các hình thức đại lý, hợp tác kinh doanh, lập công ty cổ phần, liên doanh - liên kết với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hoặc giữa các tổ chức kinh tế quốc doanh với nhau theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ.
- Điều 7. Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việc chấn chỉnh tổ chức và quản lý các chợ ở thành thị và nông thôn, khôi phục các phiên chợ ở miền núi, chợ trâu bò và chợ chuyên doanh đặc sản ở các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá và bảo đảm các yêu cầu vệ sinh, văn minh, trật tự phù hợp với đặc điểm kinh tế - văn hoá - xã hội của các vùng dân cư.
- Điều 8. Các cơ quan Nhà nước có chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ trên thị trường phải tăng cường giáo dục, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm, bảo đảm cho tất cả các tổ chức và cá nhân chấp hành đúng pháp luật, nhưng không được có hành vi sách nhiễu tổ chức hoặc cá nhân bị kiểm tra và giám sát và không được xử lý sai pháp luật.
- Điều 9. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1989. Những quy định trước đây trái với Quyết định này bị bãi bỏ.
- Điều 10. Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.