- 1Quyết định 2014/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình
- 2Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- 3Thông tư 01/2018/TT-VPCP hướng dẫn Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Quyết định 21/2019/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng và quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Quảng Bình
- 6Nghị định 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- 7Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1925/QĐ-UBND | Quảng Bình, ngày 18 tháng 7 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRONG LĨNH VỰC THÚ Y THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
Căn cứ Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 21/2019/QĐ-UBND ngày 10/7/2019 của UBND tỉnh ban hành Quy chế xây dựng và quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Quảng Bình;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1131/TTr-SNN ngày 08/5/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này 04 (bốn) quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực Thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. Trên cơ sở các dịch vụ công trực tuyến đã được phê duyệt Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm:
a) Phối hợp tổ chức xây dựng, chạy thử nghiệm, hoàn thiện các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công (DVC) của tỉnh và tích hợp lên Cổng DVC Quốc gia (bao gồm chạy thử chức năng thanh toán trực tuyến). Thông báo việc áp dụng chính thức DVC trực tuyến trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
b) Đăng tải số điện thoại và hộp thư điện tử của đơn vị đầu mối thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kèm theo từng DVC trực tuyến được cung cấp để tổ chức, cá nhân liên hệ khi cần được hướng dẫn, hỗ trợ.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm lập Danh sách đăng ký tài khoản cho cán bộ, công chức được phân công thực hiện các bước xử lý công việc quy định tại các quy trình thực hiện DVC trực tuyến ban hành kèm theo Quyết định này, gửi Sở Thông tin và Truyền thông để thiết lập cấu hình điện tử; Sở Thông tin và Truyền thông hoàn thành việc khai báo, thiết lập quy trình điện tử cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 07/8/2023.
d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn áp dụng các quy trình thực hiện DVC trực tuyến được phê duyệt tại Quyết định này thay cho các quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành; đồng thời tổ chức thực hiện việc cập nhật thông tin, dữ liệu về tình hình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, trả kết quả TTHC bản điện tử lên Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh theo quy định.
đ) Đối với các quy trình điện tử giải quyết TTHC/DVC trực tuyến bị thay thế, bãi bỏ tại Quyết định này, Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm theo dõi việc thiết lập quy trình điện tử giải quyết TTHC/DVC trực tuyến và thông báo cho các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện theo yêu cầu sau:
- Khóa chức năng tiếp nhận hồ sơ của các quy trình điện tử giải quyết TTHC/DVC trực tuyến bị thay thế, bãi bỏ chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày được thông báo vận hành chính thức quy trình mới.
- Hủy bỏ quy trình điện tử giải quyết TTHC/DVC trực tuyến bị thay thế, bãi bỏ chậm nhất sau thời gian bằng thời hạn giải quyết các hồ sơ chuyển tiếp của các quy trình điện tử này. Trường hợp quá thời hạn giải quyết mà vẫn còn tồn đọng hồ sơ chuyển tiếp, thì kết thúc quy trình điện tử giải quyết các hồ sơ này; đồng thời có thông báo danh sách các hồ sơ này cho đơn vị giải quyết hồ sơ trước khi hủy bỏ quy trình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRONG LĨNH VỰC THÚ Y THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG BÌNH
(Kèm theo Quyết định số 1925/QĐ-UBND ngày 18/7/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình)
Phần I
DANH MỤC DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
1. Dịch vụ công trực tuyến mới
TT | Tên dịch vụ công | Mức độ dịch vụ công trực tuyến | Mã số TTHC | Trang |
1 | Cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật | DVCTT một phần | 1.011478.000.00.00.H46 |
|
2 | Cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật | DVCTT một phần | 1.011479.000.00.00.H46 |
|
3 | Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật | DVCTT một phần | 1.011477.000.00.00.H46 |
|
2. Dịch vụ công trực tuyến thay thế
TT | Tên dịch vụ công | Tên quy trình được thay thế | Mức độ dịch vụ công trực tuyến | Mã số TTHC | Trang |
1 | Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật | Quy trình số 10/CNTY-SNN; số 11/CNTY-SNN Quyết định số 2014/QĐ-UBND ngày 22/7/2022 | DVCTT một phần | 1.011475.000.00.00.H46 |
|
3. Dịch vụ công trực tuyến bị bãi bỏ
TT | Tên dịch vụ công | Tên quy trình | Mã số TTHC |
1 | Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn hoặc thủy sản) với cơ sở phải đánh giá lại | Quy trình số 14/CNTY-SNN Quyết định số 2014/QĐ-UBND ngày 22/7/2022 | 1.003619.000.00.00.H46 |
2 | Cấp đổi giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn và thủy sản) | Quy trình số 05.CNTY-SNN Quyết định số 2877/QĐ-UBND ngày 06/9/2021 | 1.003598.000.00.00.H46 |
3 | Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật thủy sản đối với cơ sở có nhu cầu bổ sung nội dung giấy chứng nhận | Quy trình số 12/CNTY-SNN Quyết định số 2014/QĐ-UBND ngày 22/7/2022 | 1.003577.000.00.00.H46 |
4 | Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở có nhu cầu bổ sung nội dung giấy chứng nhận | Quy trình số 13/CNTY-SNN Quyết định số 2014/QĐ-UBND ngày 22/7/2022 | 1.003589.000.00.00.H46 |
Phần II:
QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
Quy trình số: 01/CNTY-SNN
QUY TRÌNH DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN MỘT PHẦN ĐỐI VỚI THỦ TỤC “CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT”
Mã số TTHC: 1.011478.000.00.00.H46
Áp dụng tại cơ quan: Chi cục Chăn nuôi và Thú y - Sở Nông nghiệp và PTNT
Quy trình | Đối tượng thực hiện | Nội dung công việc | Thời gian thực hiện |
| Người nộp hồ sơ | I. Nộp hồ sơ trực tuyến: 1. Truy nhập Cổng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) trên mạng internet tại địa chỉ: https://dichvucong.quangbinh.gov.vn. 2. Đăng ký/ Đăng nhập vào Hệ thống bằng tài khoản chủ hồ sơ/người được ủy quyền/người đại diện theo quy định pháp luật. 3. Chọn cơ quan thực hiện là Chi cục Chăn nuôi và Thú y - Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục CNTY), tại danh sách dịch vụ công lựa chọn dịch vụ “Cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật” 4. Cập nhật, số hóa đầy đủ các thành phần hồ sơ, bao gồm: - Văn bản đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT (Hình thức nộp: Bản điện tử có chữ ký số của cơ quan đăng ký). - Bản mô tả thông tin về vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT (hình thức nộp: bản scan (bản chụp)). 5. Trường hợp nộp phí, lệ phí khi nhận kết quả. Thanh toán trực tuyến phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính (3.500.000 đồng/lần). 6. Đăng ký hình thức nhận kết quả thủ tục hành chính (TTHC): trực tiếp/hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích/ hoặc trực tuyến. 7. Đăng ký hình thức nhận thông báo về tình hình giải quyết hồ sơ: thư điện tử (email)/hoặc tin nhắn qua mạng xã hội (Zalo)/hoặc tin nhắn SMS trên điện thoại di động. 8. Người nộp hồ sơ được cấp mã để tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ trực tuyến. 9. Trong quá trình thực hiện dịch vụ công, tổ chức, cá nhân có thể liên hệ qua số điện thoại và hộp thư điện tử của Chi cục Chăn nuôi và Thú y được đăng tải kèm theo quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến này để được hướng dẫn, hỗ trợ. II. Nộp hồ sơ trực tiếp: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả” của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (số 34 Thanh Niên, TP. Đồng Hới, Quảng Bình) hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích theo thành phần hồ sơ và hướng dẫn nêu trên. |
|
Bước 1 | Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận “ tiếp nhận và trả kết quả” của Chi cục CNTY | 1. Kiểm tra, hoàn thiện thông tin của người nộp hồ sơ. Xác nhận hình thức nộp hồ sơ: Trực tiếp/hoặc trực tuyến/hoặc qua dịch vụ bưu chính. 2. Kiểm tra thành phần hồ sơ điện tử: - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: tiếp nhận, cập nhật lưu trữ hồ sơ điện tử; chuyển đến Lãnh đạo Phòng Thú y để phân công xử lý; gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ: gửi thông báo cho người nộp, hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. | 04 giờ làm việc |
Bước 2 | Lãnh đạo Phòng Thú y- Chi cục CNTY | Lãnh đạo Phòng Thú y xác nhận hồ sơ chuyển đến, phân công chuyên viên xử lý hồ sơ | 02 giờ làm việc |
Bước 3 | Chuyên viên xử lý | Chuyên viên Phòng Thú y xác nhận hồ sơ chuyển đến; xử lý hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì chuyên viên tham mưu Lãnh đạo phòng thành lập Đoàn để kiểm tra điều kiện tại cơ sở. - Trường hợp cần bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, chuyển ngược về Bộ phận “ tiếp nhận và trả kết quả” (kèm văn bản hướng dẫn, nêu rõ lý do, nội dung bổ sung...). | 04 ngày làm việc |
Trường hợp 1: cơ sở đạt yêu cầu, Đoàn kiểm tra lập biên bản và thông báo kết quả cho cơ sở | 10 ngày làm việc | ||
Trường hợp 2: cơ sở chưa đạt yêu cầu thì Đoàn kiểm tra thống nhất với cơ sở về thời gian, nội dung khắc phục sai lỗi chưa đạt. | 15 ngày làm việc | ||
Sau khi kết thúc kiểm tra điều kiện tại cơ sở: - Trường hợp kết quả đạt, chuyên viên Phòng Thú y tham mưu dự thảo kết quả giải quyết cho Lãnh đạo Phòng (bao gồm Dự thảo Giấy chứng nhận). - Trường hợp kết quả không đạt, chuyên viên phòng Thú y tham mưu văn bản trả lời và nêu rõ lý do. | 14 ngày làm việc | ||
Bước 4 | Lãnh đạo Phòng Thú y- Chi cục CNTY | Lãnh đạo Phòng Thú y thẩm tra, trình Lãnh đạo Chi cục ký duyệt Giấy chứng nhận Trường hợp cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung dự thảo kết quả giải quyết, chuyển ngược về chuyên viên xử lý. | 02 giờ làm việc |
Bước 5 | Lãnh đạo Chi cục CNTY | Lãnh đạo Chi cục phê duyệt Giấy chứng nhận; chuyển chuyên viên Phòng Thú y vào số văn bản. Trường hợp cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung dự thảo kết quả giải quyết, chuyển ngược về Phòng Thú y (chuyên viên xử lý). | 04 giờ làm việc |
Bước 6 | Chuyên viên xử lý | Chuyên viên Phòng Thú y hoàn thiện và trả kết quả về bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Chi cục Chăn nuôi và Thú y | 02 giờ làm việc |
Bước 7 | Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận “ tiếp nhận và trả kết quả” của Chi cục CNTY | Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả” của Chi cục Chăn nuôi và Thú y - Xác nhận trên phần mềm một cửa điện tử về kết quả TTHC đã có tại bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả”; thông báo cho tổ chức, cá nhân theo hình thức đăng ký - Chuyển hồ sơ, kết quả cho Phòng Thú y để lưu hồ sơ, vào sổ theo dõi. | 02 giờ làm việc |
Nhận kết quả | Người nộp hồ sơ | - Xuất trình đối chiếu hoặc nộp bản giấy các hồ sơ, văn bản điện tử có yêu cầu xác thực bằng chữ ký số nhưng chưa được ký số khi đến nhận kết quả hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích. - Thanh toán trực tuyến phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính (3.500.000 đồng/lần). - Nhận kết quả TTHC theo hình thức đã đăng ký: Trực tiếp /hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. Đồng thời nhận kết quả TTHC bản điện tử tại Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công. | Không tính vào thời gian giải quyết |
|
| Tổng thời gian giải quyết TTHC - Đối với trường hợp 1 - Đối với trường hợp 2 | 30 ngày làm việc 35 ngày làm việc |
VĂN BẢN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
ỦY BAN NHÂN DÂN …. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………… | ………, ngày ... tháng ... năm…. |
Kính gửi: (Cơ quan thú y).
Thực hiện quy định tại Thông tư số /2022/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật, Ủy ban nhân dân xã/huyện/tỉnh….. đề nghị .... cấp/cấp lại Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.
1. Đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh
(Ghi rõ tên bệnh và tên loài động vật nuôi đăng ký công nhận an toàn).
2. Thị trường tiêu thụ
(Ghi rõ thị trường tiêu thụ: Nội địa, xuất khẩu, hỗn hợp).
3. Hồ sơ đăng ký
(Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định).
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ VÙNG ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ NN&PTNT)
A. BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ VÙNG ĐĂNG KÝ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN.... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………………… | ………, ngày …… tháng …… năm …… |
I. THÔNG TIN CHUNG
Tên vùng (tên xã/huyện/tỉnh): …………………………………………………………………….
Người đại diện ………………………………………….. Chức vụ: ……………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: ……………………………………. Email: ……………………………………………
Mô tả về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng; tình hình chăn nuôi và dịch bệnh động vật trong vùng, hệ thống thú y.
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH AN TOÀN SINH HỌC
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp chủ động phòng bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành.
2. Xác định các mối nguy (liệt kê các mối nguy theo điều kiện tự nhiên và xã hội tại vùng), phân tích nguy cơ.
3. Các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan bên trong vùng.
4. Kết quả thực hiện quy trình an toàn sinh học (đánh giá kết quả theo từng quy trình và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy trình).
5. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
Ghi chú: Vùng cung cấp kế hoạch an toàn sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Mô tả nội dung của kế hoạch giám sát dịch bệnh (bao gồm thời gian bắt đầu giám sát, thiết kế giám sát,...).
2. Kết quả giám sát bị động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tình trạng sức khỏe động vật nuôi, số lượng động vật mắc bệnh, thời gian xảy ra bệnh, số lượng mẫu xét nghiệm và kết quả xét nghiệm,...).
3. Kết quả giám sát chủ động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tần suất, thời gian lấy mẫu, số lượng mẫu, kết quả xét nghiệm,...).
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp đã áp dụng và kết quả xử lý động vật mắc bệnh.
2. Các biện pháp phòng bệnh đã áp dụng và kết quả thực hiện đối với động vật tại vùng.
3. Biện pháp và kết quả kiểm soát tác nhân gây bệnh đối với con người, phương tiện, nước thải, chất thải trong chăn nuôi.
4. Kết quả điều tra truy xuất nguồn bệnh xuất hiện tại vùng.
5. Kết quả thực hiện báo cáo dịch bệnh.
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
B. BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ VÙNG ĐĂNG KÝ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
ỦY BAN NHÂN DÂN.... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………………… | ………, ngày …… tháng …… năm …… |
I. THÔNG TIN CHUNG
Tên vùng: …………………………………………………………………………………………...
Người đại diện ………………………………………….. Chức vụ: ……………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: ……………………………………. Email: ……………………………………………
Tổng số cơ sở nuôi trong vùng: ………………………………………………………………….
Tổng diện tích vùng nuôi: ………………………………………………………………………….
Các loài nuôi/sản xuất trong vùng: ……………………………………………………………….
Vùng nuôi tiếp giáp với các xã/huyện/tỉnh: ………………………………………………………
1. Đặc điểm tình hình
Mô tả về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng; tình hình nuôi trồng thủy sản, quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản và dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng, hệ thống thú y.
2. Kế hoạch xây dựng và quản lý vùng an toàn dịch bệnh
a) Mục đích, yêu cầu
b) Nội dung kế hoạch
c) Giải pháp thực hiện kế hoạch
- Về tổ chức, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra
- Về nguồn lực
- Các biện pháp phòng bệnh
- Giám sát dịch bệnh
- Các giải pháp kỹ thuật khác (các biện pháp xử lý khi có dịch bệnh xảy ra, vệ sinh, khử trùng tiêu độc, kiểm dịch vận chuyển giống động vật, quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y, quản lý người hành nghề thú y, ...)
- Giải pháp về thông tin, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động thú y trên địa bàn; tập huấn cho người nuôi trồng thủy sản, nhân viên thú y xã, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống thú y địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ trương, chính sách, các quy định của nhà nước, các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
d) Nguồn kinh phí và cơ chế tài chính
đ) Tổ chức thực hiện: Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai kế hoạch; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
3. Điều kiện thực tế vùng sản xuất thủy sản
a) Mô tả diện tích vùng nuôi (ghi chi tiết từng hạng mục); điều kiện cơ sở hạ tầng của vùng kèm theo bản đồ địa lý vùng nuôi, bản vẽ vị trí các cơ sở nuôi trong vùng (đối với loài động vật cảm nhiễm với bệnh đăng ký công nhận an toàn); mô tả hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước trong vùng; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải trong quá trình nuôi tại vùng; mô tả hệ thống cung ứng vật tư đầu vào cho vùng (con giống, thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm cải tạo, xử lý môi trường,...); khu vực mua bán động vật thủy sản, ...
b) Mô tả, đánh giá sơ bộ về hệ thống sản xuất của các cơ sở nuôi trong vùng, bao gồm: Điều kiện cơ sở vật chất, mô hình nuôi, công nghệ nuôi; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải trong quá trình nuôi của cơ sở; hệ thống khử trùng tiêu độc tại các cơ sở; biện pháp ngăn cản/xua đuổi động vật hoang dã tại cơ sở; hệ thống cung ứng vật tư đầu vào cho cơ sở (con giống, thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm cải tạo, xử lý môi trường,...).
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH AN TOÀN SINH HỌC
1. Thông tin chung về kế hoạch an toàn sinh học
a) Kế hoạch an toàn sinh học của vùng
(Ghi rõ mục tiêu; số lượng các quy trình an toàn sinh học)
b) Xác định các mối nguy tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào vùng
(Liệt kê các mối nguy theo điều kiện tự nhiên và xã hội tại vùng)
c) Danh sách các quy trình an toàn sinh học tại vùng
(Danh sách này phải phù hợp với các mối nguy tại điểm b nêu trên)
d) Số lượng cơ sở nuôi trồng thủy sản trong vùng có xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch an toàn sinh học
(Ghi rõ số lượng, tỷ lệ cơ sở có thực hiện kế hoạch an toàn sinh học)
đ) Tổ chức thực hiện kế hoạch an toàn sinh học
(Phân công nhiệm vụ, cách thức tổ chức thực hiện các quy trình chung của vùng; ghi chép, quản lý thông tin chung tại vùng)
2. Kết quả thực hiện
Nội dung chính bao gồm kết quả triển khai các nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư này; cụ thể:
1. Các biện pháp chủ động phòng bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành (như sử dụng vắc xin, ...).
2. Kết quả thực hiện các quy trình an toàn sinh học kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan bên trong vùng (đánh giá kết quả theo từng quy trình và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy trình).
3. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
Ghi chú: Vùng cung cấp kế hoạch an toàn sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
1. Tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản
a) Tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản trong thời gian giám sát
- Tổng diện tích nuôi ………………………… tổng diện tích của vùng ………………………
- Tổng số lượng cơ sở: ……………………. (cơ sở). Trong đó số lượng:
□ Sản xuất giống: ……………………. (cơ sở) □ Thương phẩm: ………………. (cơ sở)
□ Ương dưỡng giống: ……………………. (cơ sở) □ Khác ……………………. (cơ sở)
- Tổng số lượng cơ sở nuôi trồng thủy sản: ……………………. (cơ sở)
- Tổng số lượng ao/bể: …………………….
- Tổng số lượng thủy sản:
Thủy sản bố mẹ: ……………………………………………………………………….. (con)
Thủy sản thương phẩm: ………………………………………………………………. (con)
Thủy sản giống: ………………………………………………………………………… (con)
Trứng: …………………………………………………………………………… (…………...)
b) Tổng số lượng thủy sản nhập vào vùng nuôi
- Thủy sản bố mẹ: Số con ……………………. số lần nhập …………………….
- Thủy sản giống: Số con ……………………. số lần nhập …………………….
- Trứng thủy sản: Số lượng ……………………. số lần nhập …………………….
c) Tổng số lượng/khối lượng thủy sản sản xuất
- Tổng số lượng thủy sản giống sản xuất: ……………………. (con hoặc kg)
- Tổng số lượng/khối lượng thủy sản xuất bán: ……………………. (con hoặc kg)
- Tổng số lượng/khối lượng thủy sản bị tiêu hủy: ……………………. (con hoặc kg)
2. Thông tin chung về giám sát chủ động
Ghi rõ thời gian giám sát (ngày, tháng, năm)
Bệnh được giám sát (ghi rõ tên từng bệnh)
Mô tả về thiết kế giám sát dịch bệnh đối với cấp cơ sở, cấp ao của mỗi cơ sở được lựa chọn giám sát; tần suất lấy mẫu giám sát; tổng số cơ sở được giám sát; tổng số lần lấy mẫu; tổng số mẫu đơn đã lấy (ghi rõ tên và số lượng từng loại mẫu, bao gồm: động vật thủy sản: mẫu môi trường: mẫu thức ăn tươi sống; vật chủ trung gian tự nhiên; mẫu khác); mẫu xét nghiệm (ghi rõ tên và số lượng mẫu đơn, mẫu gộp), ...
- Số lượng ao/bể được lấy mẫu như sau:
Số lần lấy mẫu | Ngày tháng năm lấy mẫu | Số lượng cơ sở nuôi tại thời điểm lấy mẫu | Số lượng cơ sở được giám sát | Tổng số lượng ao của các cơ sở được giám sát | Số lượng ao/bể được chọn giám sát | Số lượng mẫu lấy xét nghiệm | ||
Thủy sản | Môi trường | (Ghi rõ từng loại mẫu khác) | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
3. Kết quả giám sát dịch bệnh
a) Kết quả giám sát bị động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tình trạng sức khỏe động vật nuôi, số lượng động vật mắc bệnh, thời gian xảy ra bệnh, số lượng mẫu xét nghiệm và kết quả xét nghiệm,...).
- Ghi rõ nội dung theo dõi sức khỏe thủy sản tại các cơ sở trong vùng (số lượng thủy sản chết; tiêu thụ thức ăn; sử dụng thuốc hóa chất; các chỉ tiêu môi trường nuôi; số lượng và tỷ lệ cơ sở thiệt hại do bệnh; số lượng và tỷ lệ ao/bể thiệt hại do bệnh; thời gian xảy ra bệnh (ngày, tháng năm theo từng bệnh)); loài thủy sản bị mắc bệnh, tuổi mắc bệnh; tổng lượng thủy sản chết/thiệt hại,…
- Ghi rõ tổng số lần lấy mẫu, số lượng mẫu lấy khi thủy sản chết; số mẫu dương tính với bệnh đăng ký xây dựng an toàn dịch bệnh,...
b) Giám sát chủ động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tần suất, thời gian lấy mẫu, số lượng mẫu, kết quả xét nghiệm,...).
- Ghi rõ kết quả giám sát đối với từng bệnh (tổng số cơ sở giám sát, tổng số cơ sở dương tính, tỷ lệ cơ sở dương tính; tổng số mẫu xét nghiệm, tổng số mẫu dương tính, tỷ lệ mẫu dương tính; thời gian lấy mẫu đối với mẫu cho kết quả dương tính; tác nhân gây bệnh được phát hiện tại cơ sở (ghi tên, địa chỉ của cơ sở)); ghi rõ loại mẫu dương tính, tuổi thủy sản bị nhiễm tác nhân gây bệnh, ...
- Mô tả biện pháp xử lý tại cơ sở.
Bảng tổng hợp dữ liệu cơ sở dương tính với tác nhân gây bệnh
Số lần lấy mẫu | Ngày, tháng, năm | Tên bệnh | Loại mẫu dương tính | Số cơ sở dương tính (*) | Đối tượng nuôi | Tuổi thủy sản | Số mẫu dương tính | Biện pháp xử lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Đối với từng cơ sở dương tính, liệt kê và ghi rõ tên cơ sở, địa chỉ, đối tượng nuôi, loại mẫu dương tính, tuổi thủy sản.
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
1. Diễn biến dịch bệnh tại vùng
Mô tả cụ thể trong thời gian triển khai xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, vùng đã xảy ra dịch bệnh gì và đã tổ chức ứng phó dịch bệnh như thế nào, cụ thể:
- Vùng xảy ra bệnh tại ………… cơ sở, với tổng số lần xảy ra bệnh trong thời gian giám sát: ………. (lần).
- Tổng số lần xảy ra bệnh không thuộc danh sách các bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh: …………. (lần).
- Tổng số ao/bể xảy ra bệnh: ………………….………………….………………………………
- Tổng số/khối lượng thủy sản xử lý do dịch bệnh xảy ra: ………………….…………………
- Diễn biến bệnh tại vùng cụ thể như sau:
Tên bệnh | Thời gian phát hiện bệnh (ngày, tháng, năm) | Tên thủy sản bị bệnh | Lứa tuổi | Số cơ sở xảy ra bệnh | Số ao/bể bị bệnh | Số lượng thủy sản phải xử lý (kg) | Thời gian xử lý xong bệnh (ngày, tháng, năm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Kết quả ứng phó dịch bệnh
a) Đối với cơ sở bị bệnh
Mô tả các biện pháp và kết quả xử lý đối với ao/ bể bị bệnh (xử lý thủy sản mắc bệnh; thức ăn tươi sống nhiễm tác nhân gây bệnh (nếu có); đối với nước ao/bể nuôi bị bệnh; đối với công cụ dùng cho ao/bể nuôi bị bệnh; đối với bảo hộ lao động, công cụ dụng cụ vận chuyển, xử lý ao/bể bị bệnh; công tác vệ sinh khử trùng khu vực bị bệnh và cơ sở bị bệnh; xử lý đối với hệ thống nước cấp, nước thoát, khu vực nước thải).
b) Đối với cơ sở không bị bệnh (nêu rõ từng biện pháp áp dụng đối với các cơ sở này nhằm nâng cao khả năng bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập dịch bệnh từ bên ngoài vào cơ sở, các giải pháp mang tính bao quát vùng như: Kiểm soát vận chuyển thủy sản, thức ăn tươi sống, ... ra, vào vùng; quản lý động vật hoang dã tại các cơ sở; khử trùng tiêu độc; quản lý người ra vào tại các cơ sở).
3. Kết quả điều tra, truy xuất, xác định nguồn bệnh xuất hiện tại vùng (mô tả việc điều tra, xác minh ổ dịch)
4. Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh áp dụng đối với vùng
5. Công tác báo cáo, phối hợp với Cơ quan thú y
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
Quy trình số: 02/CNTY-SNN
QUY TRÌNH DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN MỘT PHẦN ĐỐI VỚI THỦ TỤC “CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT”
Mã số TTHC: 1.011479.000.00.00.H46
Áp dụng tại cơ quan: Chi cục Chăn nuôi và Thú y - Sở Nông nghiệp và PTNT
Quy trình | Đối tượng thực hiện | Nội dung công việc | Thời gian thực hiện |
| Người nộp hồ sơ | I. Nộp hồ sơ trực tuyến: 1. Truy nhập Cổng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) trên mạng internet tại địa chỉ: https://dichvucong.quangbinh.gov.vn. 2. Đăng ký/ Đăng nhập vào Hệ thống bằng tài khoản chủ hồ sơ/người được ủy quyền/người đại diện theo quy định pháp luật. 3. Chọn cơ quan thực hiện là Chi cục Chăn nuôi và Thú y - Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục CNTY), tại danh sách dịch vụ công lựa chọn dịch vụ “Cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật ” 4. Cập nhật, số hóa đầy đủ các thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực hoặc cơ sở có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về cơ sở trên Giấy chứng nhận: Văn bản đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT (Hình thức nộp: Bản điện tử có chữ ký số của cơ quan đăng ký). - Đối với vùng đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh: Văn bản đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT (Hình thức nộp: Bản điện tử có chữ ký số của cơ quan đăng ký). Báo cáo khắc phục sai lỗi (hình thức nộp: bản scan (bản chụp)). - Đối với vùng đã xử lý dịch bệnh và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định: Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ((Hình thức nộp: Bản điện tử có chữ ký số của tổ chức/cá nhân). Báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh (hình thức nộp: bản scan (bản chụp)). 5. Trường hợp nộp phí, lệ phí khi nhận kết quả. Thanh toán trực tuyến phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính (3.500.000 đồng/lần). 6. Đăng ký hình thức nhận kết quả thủ tục hành chính (TTHC): trực tiếp/hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích/hoặc trực tuyến. 7. Đăng ký hình thức nhận thông báo về tình hình giải quyết hồ sơ: thư điện tử (email)/hoặc tin nhắn qua mạng xã hội (Zalo)/hoặc tin nhắn SMS trên điện thoại di động. 8. Người nộp hồ sơ được cấp mã để tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ trực tuyến. 9. Trong quá trình thực hiện dịch vụ công, tổ chức, cá nhân có thể liên hệ qua số điện thoại và hộp thư điện tử của Chi cục Chăn nuôi và Thú y được đăng tải kèm theo quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến này để được hướng dẫn, hỗ trợ. II. Nộp hồ sơ trực tiếp: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả” của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Số 34 Thanh Niên, TP. Đồng Hới, Quảng Bình) hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích theo thành phần hồ sơ và hướng dẫn nêu trên. |
|
Bước 1 | Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả” của Chi cục CNTY | 1. Kiểm tra, hoàn thiện thông tin của người nộp hồ sơ. Xác nhận hình thức nộp hồ sơ: trực tiếp/hoặc trực tuyến/hoặc qua dịch vụ bưu chính. 2. Kiểm tra thành phần hồ sơ điện tử: - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: tiếp nhận, cập nhật lưu trữ hồ sơ điện tử; chuyển đến Lãnh đạo Phòng Thú y để phân công xử lý; gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ: gửi thông báo cho người nộp, hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. | 04 giờ làm việc |
Bước 2 | Lãnh đạo Phòng Thú y- Chi cục CNTY | Lãnh đạo Phòng Thú y xác nhận hồ sơ chuyển đến, phân công chuyên viên xử lý hồ sơ | 02 giờ làm việc |
Bước 3 | Chuyên viên xử lý | Chuyên viên Phòng Thú y xác nhận hồ sơ chuyển đến; thẩm định hồ sơ: - Trường hợp cấp lại, chuyên viên Phòng Thú y tham mưu dự thảo kết quả giải quyết cho Lãnh đạo Phòng (bao gồm Dự thảo Giấy chứng nhận). - Trường hợp không cấp lại, chuyên viên phòng Thú y tham mưu văn bản trả lời và nêu rõ lý do. | 03 ngày làm việc |
Bước 4 | Lãnh đạo Phòng Thú y- Chi cục CNTY | Lãnh đạo Phòng Thú y thẩm tra, trình Lãnh đạo Chi cục ký duyệt Giấy chứng nhận Trường hợp cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung dự thảo kết quả giải quyết, chuyển ngược về chuyên viên xử lý. | 02 giờ làm việc |
Bước 5 | Lãnh đạo Chi cục CNTY | Lãnh đạo Chi cục phê duyệt Giấy chứng nhận; chuyển chuyên viên Phòng Thú y vào số văn bản. Trường hợp cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung dự thảo kết quả giải quyết, chuyển ngược về Phòng Thú y (chuyên viên xử lý). | 04 giờ làm việc |
Bước 6 | Chuyên viên xử lý | Chuyên viên Phòng Thú y hoàn thiện và trả kết quả về bộ phận “Tiếp nhận hồ sơ” của Chi cục Chăn nuôi và Thú y | 02 giờ làm việc |
Bước 7 | Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả” của Chi cục CNTY | Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả” của Chi cục Chăn nuôi và Thú y - Xác nhận trên phần mềm một cửa điện tử về kết quả TTHC đã có tại bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả”; thông báo cho tổ chức, cá nhân theo hình thức đăng ký - Chuyển hồ sơ, kết quả cho Phòng Thú y để lưu hồ sơ, vào sổ theo dõi. | 02 giờ làm việc |
Nhận kết quả | Người nộp hồ sơ | - Xuất trình đối chiếu hoặc nộp bản giấy các hồ sơ, văn bản điện tử có yêu cầu xác thực bằng chữ ký số nhưng chưa được ký số khi đến nhận kết quả hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích. - Thanh toán trực tuyến phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính (3.500.000 đồng/lần). - Nhận kết quả TTHC theo hình thức đã đăng ký: trực tiếp /hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. Đồng thời nhận kết quả TTHC bản điện tử tại Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công. | Không tính vào thời gian giải quyết |
|
| Tổng thời gian giải quyết TTHC | 05 ngày làm việc |
VĂN BẢN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
ỦY BAN NHÂN DÂN …. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………… | ………, ngày ... tháng ... năm…. |
Kính gửi: (Cơ quan thú y).
Thực hiện quy định tại Thông tư số /2022/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật, Ủy ban nhân dân xã/huyện/tỉnh….. đề nghị .... cấp/cấp lại Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.
1. Đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh
(Ghi rõ tên bệnh và tên loài động vật nuôi đăng ký công nhận an toàn).
2. Thị trường tiêu thụ
(Ghi rõ thị trường tiêu thụ: Nội địa, xuất khẩu, hỗn hợp).
3. Hồ sơ đăng ký
(Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định).
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quy trình số: 03/CNTY-SNN
QUY TRÌNH DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN MỘT PHẦN ĐỐI VỚI THỦ TỤC “CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT”
Mã số TTHC: 1.011477.000.00.00.H46
Áp dụng tại cơ quan: Chi cục Chăn nuôi và Thú y - Sở Nông nghiệp và PTNT
Quy trình | Đối tượng thực hiện | Nội dung công việc | Thời gian thực hiện |
| Người nộp hồ sơ | I. Nộp hồ sơ trực tuyến: 1. Truy nhập Cổng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) trên mạng internet tại địa chỉ: https://dichvucong.quangbinh.gov.vn. 2. Đăng ký/Đăng nhập vào Hệ thống bằng tài khoản chủ hồ sơ/người được ủy quyền/người đại diện theo quy định pháp luật. 3. Chọn cơ quan thực hiện là Chi cục Chăn nuôi và Thú y - Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục CNTY), tại danh sách dịch vụ công lựa chọn dịch vụ “Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật” 4. Cập nhật, số hóa đầy đủ các thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực hoặc cơ sở có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về cơ sở trên Giấy chứng nhận: Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT (trên biểu mẫu tương tác điện tử (e-form) được xác thực bằng tài khoản định danh của công dân). - Đối với cơ sở đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT (trên biểu mẫu tương tác điện tử (e-form) được xác thực bằng tài khoản định danh của công dân). Báo cáo khắc phục sai lỗi (hình thức nộp: bản scan (bản chụp)). - Đối với cơ sở đã xử lý dịch bệnh và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT (trên biểu mẫu tương tác điện tử (e-form) được xác thực bằng tài khoản định danh của công dân). Báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh (hình thức nộp: bản scan (bản chụp)). 5. Trường hợp nộp phí, lệ phí khi nhận kết quả: Thanh toán trực tuyến phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính (300.000 đồng/lần). 6. Đăng ký hình thức nhận kết quả thủ tục hành chính (TTHC): trực tiếp/hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích/ hoặc trực tuyến. 7. Đăng ký hình thức nhận thông báo về tình hình giải quyết hồ sơ: thư điện tử (email)/hoặc tin nhắn qua mạng xã hội (Zalo)/hoặc tin nhắn SMS trên điện thoại di động. 8. Người nộp hồ sơ được cấp mã để tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ trực tuyến. 9. Trong quá trình thực hiện dịch vụ công, tổ chức, cá nhân có thể liên hệ qua số điện thoại và hộp thư điện tử của Chi cục Chăn nuôi và Thú y được đăng tải kèm theo quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến này để được hướng dẫn, hỗ trợ. II. Nộp hồ sơ trực tiếp: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả” của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Số 34 Thanh Niên, TP. Đồng Hới, Quảng Bình) hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích theo thành phần hồ sơ và hướng dẫn nêu trên. |
|
Bước 1 | Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả” của Chi cục CNTY | 1. Kiểm tra, hoàn thiện thông tin của người nộp hồ sơ. Xác nhận hình thức nộp hồ sơ: trực tiếp/hoặc trực tuyến/hoặc qua dịch vụ bưu chính. 2. Kiểm tra thành phần hồ sơ điện tử: - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Tiếp nhận, cập nhật lưu trữ hồ sơ điện tử; chuyển đến Lãnh đạo Phòng Thú y để phân công xử lý; gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ: Gửi thông báo cho người nộp, hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. | 04 giờ làm việc |
Bước 2 | Lãnh đạo Phòng Thú y- Chi cục CNTY | Lãnh đạo Phòng Thú y xác nhận hồ sơ chuyển đến, phân công chuyên viên xử lý hồ sơ | 02 giờ làm việc |
Bước 3 | Chuyên viên xử lý | Chuyên viên Phòng Thú y xác nhận hồ sơ chuyển đến; thẩm định hồ sơ: - Trường hợp cấp lại, chuyên viên Phòng Thú y tham mưu dự thảo kết quả giải quyết cho Lãnh đạo Phòng (bao gồm Dự thảo Giấy chứng nhận). - Trường hợp không cấp lại, chuyên viên phòng Thú y tham mưu văn bản trả lời và nêu rõ lý do. | 03 ngày làm việc |
Bước 4 | Lãnh đạo Phòng Thú y- Chi cục CNTY | Lãnh đạo Phòng Thú y thẩm tra, trình Lãnh đạo Chi cục ký duyệt Giấy chứng nhận Trường hợp cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung dự thảo kết quả giải quyết, chuyển ngược về chuyên viên xử lý. | 02 giờ làm việc |
Bước 5 | Lãnh đạo Chi cục CNTY | Lãnh đạo Chi cục phê duyệt Giấy chứng nhận; chuyển chuyên viên Phòng Thú y vào số văn bản. Trường hợp cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung dự thảo kết quả giải quyết, chuyển ngược về Phòng Thú y (chuyên viên xử lý). | 04 giờ làm việc |
Bước 6 | Chuyên viên xử lý | Chuyên viên Phòng Thú y hoàn thiện và trả kết quả về bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Chi cục Chăn nuôi và Thú y | 02 giờ làm việc |
Bước 7 | Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả” của Chi cục CNTY | Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả” của Chi cục Chăn nuôi và Thú y - Xác nhận trên phần mềm một cửa điện tử về kết quả TTHC đã có tại bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả”; thông báo cho tổ chức, cá nhân theo hình thức đăng ký - Chuyển hồ sơ, kết quả cho Phòng Thú y để lưu hồ sơ, vào sổ theo dõi. | 02 giờ làm việc |
Nhận kết quả | Người nộp hồ sơ | - Xuất trình đối chiếu hoặc nộp bản giấy các hồ sơ, văn bản điện tử có yêu cầu xác thực bằng chữ ký số nhưng chưa được ký số khi đến nhận kết quả hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích. - Thanh toán trực tuyến phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính (300.000 đồng/lần) - Nhận kết quả TTHC theo hình thức đã đăng ký: Trực tiếp/hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. Đồng thời nhận kết quả TTHC bản điện tử tại Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công. | Không tính vào thời gian giải quyết |
|
| Tổng thời gian giải quyết TTHC | 05 ngày làm việc |
Mẫu biểu tương tác điện tử (e-form)
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…………, ngày…… tháng….. năm……..
ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
□ TRÊN CẠN □ THỦY SẢN
Kính gửi: (Cơ quan thú y)
1. Tên cơ sở: ……………………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….
Điện thoại:………………… Fax:………………… Email: ……………………………………..
Cơ sở thuộc trường hợp:
□ Mới xây dựng, lần đầu có hoạt động
□ Cơ sở đã hoạt động….. năm, từ năm: ………………….
2. Tên chủ cơ sở: …………………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………………
Điện thoại:…………………………… Fax:…………………. Email: ……………………………
3. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận:
□ Cấp □ Cấp lại, lý do xin cấp lại: ………………………………………………………………
4. Đối tượng nuôi (ghi tên loài và tên khoa học của loài đối với động vật thủy sản):
…………………………………………………………………………………………………
5. Loại hình hoạt động:
□ Sản xuất giống □ Nuôi thương phẩm □ Làm cảnh
□ Khác (ghi rõ): ………………………
6. Thị trường tiêu thụ: □ Nội địa □ Xuất khẩu □ Hỗn hợp
7. Cơ sở đăng ký công nhận an toàn đối với bệnh: ………………………………….……
8. Hồ sơ đăng ký gồm (Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định): …………………….……
Tôi xin cam đoan các thông tin trên đây là hoàn toàn chính xác.
Đề nghị……… cấp/cấp lại Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh./.
| NGƯỜI LÀM ĐƠN |
Quy trình số: 04/CNTY-SNN
QUY TRÌNH DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN MỘT PHẦN ĐỐI VỚI THỦ TỤC “CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT”
Mã số TTHC: 1.011475.000.00.00.H46
Áp dụng tại cơ quan: Chi cục Chăn nuôi và Thú y - Sở Nông nghiệp và PTNT
Quy trình | Đối tượng thực hiện | Nội dung công việc | Thời gian thực hiện |
| Người nộp hồ sơ | I. Nộp hồ sơ trực tuyến: 1. Truy nhập Cổng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) trên mạng internet tại địa chỉ: https://dichvucong.quangbinh.gov.vn. 2. Đăng ký/ Đăng nhập vào Hệ thống bằng tài khoản chủ hồ sơ/người được ủy quyền/người đại diện theo quy định pháp luật. 3. Chọn cơ quan thực hiện là Chi cục Chăn nuôi và Thú y - Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục CNTY), tại danh sách dịch vụ công lựa chọn dịch vụ “Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật” 4. Cập nhật, số hóa đầy đủ các thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT (trên biểu mẫu tương tác điện tử (e-form) được xác thực bằng tài khoản định danh của công dân). - Bản mô tả thông tin về cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT (hình thức nộp: bản scan (bản chụp)). 5. Trường hợp nộp phí, lệ phí khi nhận kết quả: thanh toán trực tuyến phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính (300.000 đồng/lần). 6. Đăng ký hình thức nhận kết quả thủ tục hành chính (TTHC): Trực tiếp/hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích/ hoặc trực tuyến (nếu có). 7. Đăng ký hình thức nhận thông báo về tình hình giải quyết hồ sơ: thư điện tử (email)/hoặc tin nhắn qua mạng xã hội (Zalo)/hoặc tin nhắn SMS trên điện thoại di động. 8. Người nộp hồ sơ được cấp mã để tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ trực tuyến. 9. Trong quá trình thực hiện dịch vụ công, tổ chức, cá nhân có thể liên hệ qua số điện thoại và hộp thư điện tử của Chi cục Chăn nuôi và Thú y được đăng tải kèm theo quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến này để được hướng dẫn, hỗ trợ. II. Nộp hồ sơ trực tiếp: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả” của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Số 34 Thanh Niên, TP. Đồng Hới, Quảng Bình) hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích theo thành phần hồ sơ và hướng dẫn nêu trên. |
|
Bước 1 | Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả” của Chi cục CNTY | 1. Kiểm tra, hoàn thiện thông tin của người nộp hồ sơ. Xác nhận hình thức nộp hồ sơ: Trực tiếp/hoặc trực tuyến/hoặc qua dịch vụ bưu chính. 2. Kiểm tra thành phần hồ sơ điện tử: - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Tiếp nhận, cập nhật lưu trữ hồ sơ điện tử; chuyển đến Lãnh đạo Phòng Thú y để phân công xử lý; gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ: Gửi thông báo cho người nộp, hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. | 04 giờ làm việc |
Bước 2 | Lãnh đạo Phòng Thú y- Chi cục CNTY | Lãnh đạo Phòng Thú y xác nhận hồ sơ chuyển đến, phân công chuyên viên xử lý hồ sơ | 02 giờ làm việc |
Bước 3 | Chuyên viên xử lý | Chuyên viên Phòng Thú y xác nhận hồ sơ chuyển đến; xử lý hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì chuyên viên tham mưu Lãnh đạo phòng thành lập Đoàn để kiểm tra điều kiện tại cơ sở. - Trường hợp cần bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, chuyển ngược về Bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả” (kèm văn bản hướng dẫn, nêu rõ lý do, nội dung bổ sung...). | 04 ngày làm việc |
Chuyên viên xử lý | Trường hợp 1: Cơ sở đạt yêu cầu, Đoàn kiểm tra lập biên bản và thông báo kết quả cho cơ sở | 10 ngày làm việc | |
Trường hợp 2: Cơ sở chưa đạt yêu cầu thì Đoàn kiểm tra thống nhất với cơ sở về thời gian, nội dung khắc phục sai lỗi chưa đạt. | 15 ngày làm việc | ||
Chuyên viên xử lý | Sau khi kết thúc kiểm tra điều kiện tại cơ sở: - Trường hợp kết quả đạt, chuyên viên Phòng Thú y tham mưu dự thảo kết quả giải quyết cho Lãnh đạo Phòng (bao gồm Dự thảo Giấy chứng nhận). - Trường hợp kết quả không đạt, chuyên viên phòng Thú y tham mưu văn bản trả lời và nêu rõ lý do. | 04 ngày làm việc | |
Bước 4 | Lãnh đạo Phòng Thú y- Chi cục CNTY | Lãnh đạo Phòng Thú y thẩm tra, trình Lãnh đạo Chi cục ký duyệt Giấy chứng nhận Trường hợp cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung dự thảo kết quả giải quyết, chuyển ngược về chuyên viên xử lý. | 02 giờ làm việc |
Bước 5 | Lãnh đạo Chi cục CNTY | Lãnh đạo Chi cục phê duyệt Giấy chứng nhận; chuyển chuyên viên Phòng Thú y vào số văn bản. Trường hợp cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung dự thảo kết quả giải quyết, chuyển ngược về Phòng Thú y (chuyên viên xử lý). | 04 giờ làm việc |
Bước 6 | Chuyên viên xử lý | Chuyên viên Phòng Thú y hoàn thiện và trả kết quả về bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Chi cục Chăn nuôi và Thú y | 02 giờ làm việc |
Bước 7 | Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả” của Chi cục CNTY | Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả” của Chi cục Chăn nuôi và Thú y - Xác nhận trên phần mềm một cửa điện tử về kết quả TTHC đã có tại bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả”; thông báo cho tổ chức, cá nhân theo hình thức đăng ký - Chuyển hồ sơ, kết quả cho Phòng Thú y để lưu hồ sơ, vào sổ theo dõi. | 02 giờ làm việc |
Nhận kết quả | Người nộp hồ sơ | - Xuất trình đối chiếu hoặc nộp bản giấy các hồ sơ, văn bản điện tử có yêu cầu xác thực bằng chữ ký số nhưng chưa được ký số khi đến nhận kết quả hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích. - Thanh toán trực tuyến phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính (300.000 đồng/lần) - Nhận kết quả TTHC theo hình thức đã đăng ký: trực tiếp/hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. Đồng thời nhận kết quả TTHC bản điện tử tại Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công. | Không tính vào thời gian giải quyết |
|
| Tổng thời gian giải quyết TTHC - Đối với trường hợp 1 - Đối với trường hợp 2 | 20 ngày làm việc 25 ngày làm việc |
Mẫu biểu tương tác điện tử (e-form)
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…………, ngày…… tháng….. năm……..
ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
□ TRÊN CẠN □ THỦY SẢN
Kính gửi: (Cơ quan thú y)
1. Tên cơ sở: ……………………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….
Điện thoại:………………… Fax:………………… Email: ……………………………………..
Cơ sở thuộc trường hợp:
□ Mới xây dựng, lần đầu có hoạt động
□ Cơ sở đã hoạt động….. năm, từ năm: ………………….
2. Tên chủ cơ sở: …………………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………………
Điện thoại:…………………………… Fax:…………………. Email: ……………………………
3. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận:
□ Cấp □ Cấp lại, lý do xin cấp lại: ………………………………………………………………
4. Đối tượng nuôi (ghi tên loài và tên khoa học của loài đối với động vật thủy sản):
…………………………………………………………………………………………………
5. Loại hình hoạt động:
□ Sản xuất giống □ Nuôi thương phẩm □ Làm cảnh
□ Khác (ghi rõ): ………………………
6. Thị trường tiêu thụ: □ Nội địa □ Xuất khẩu □ Hỗn hợp
7. Cơ sở đăng ký công nhận an toàn đối với bệnh: ………………………………….……
8. Hồ sơ đăng ký gồm (Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định): …………………….……
Tôi xin cam đoan các thông tin trên đây là hoàn toàn chính xác.
Đề nghị……… cấp/cấp lại Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh./.
| NGƯỜI LÀM ĐƠN |
BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Phụ lục III Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
A. BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Thông tin về cơ sở
Tên cơ sở: ………………………………………………………………………………………….
Người đại diện…………………………………………………… Chức vụ: …………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ cơ sở: ………………………………………………………………………………………
Điện thoại:……………………………………… Email: ………………………………………….
Vị trí địa lý: Kinh độ………………………… Vĩ độ: ……………………………………………..
Phân loại cơ sở:
□ Sản xuất giống □ Thương phẩm □ Làm cảnh
□ Khác ………………………………………………………………………………………………
- Tổng diện tích đất tự nhiên ……………………………………………………………………..
- Vùng tiếp giáp xung quanh ……………………………………………………………………..
2. Cơ sở vật chất (Gửi kèm sơ đồ bố trí mặt bằng của cơ sở)
- Hàng rào (tường) ngăn cách: | □ Có □ Không |
- Khu hành chính gồm: Phòng thường trực: | □ Có □ Không |
Phòng giao dịch: | □ Có □ Không |
- Khu chăn nuôi: (sơ đồ bố trí mặt bằng khu chăn nuôi)
- Khu nhà kho: Có kho thức ăn riêng biệt với diện tích ……………………
Có kho chứa dụng cụ, phương tiện chăn nuôi với diện tích…….
- Khu xử lý chất thải: Bể hoặc nơi tập trung chất thải: □ Có □ Không
(Nếu có, mô tả hệ thống xử lý chất thải) ……………………………………….
- Khu cách ly: Động vật mới nhập: □ Có □ Không
Động vật bệnh: □ Có □ Không
- Khu vực xử lý động vật: □ Có □ Không
- Bảo hộ lao động cá nhân (quần, áo, ủng, mũ,...) dùng trong khu chăn nuôi: □ Có □ Không
- Phòng thay quần áo: □ Có □ Không
- Phòng tắm sát trùng trước khi vào khu chăn nuôi: □ Có □ Không
- Hố sát trùng ở cổng trước khu chăn nuôi: □ Có □ Không
3. Quy mô, cơ cấu đàn, sản phẩm, sản lượng
Ghi rõ quy mô, cơ cấu, sản phẩm, sản lượng hàng năm ……………………………………
4. Nguồn nhân lực
Ghi rõ số lượng, trình độ chuyên môn của người quản lý kỹ thuật/phụ trách thú y của cơ sở; các khóa đào tạo, tập huấn đã tham gia và được cấp chứng nhận,....
5. Hệ thống quản lý chăn nuôi
Mô tả việc thực hiện các quy định của pháp luật về chăn nuôi.
6. Tình hình dịch bệnh tại cơ sở
- Tình hình dịch bệnh động vật tại cơ sở trong 12 tháng qua.
- Công tác tiêm phòng hàng năm, đại trà, bổ sung, số lượng, tỷ lệ tiêm mỗi loại bệnh.
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH AN TOÀN SINH HỌC
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp chủ động phòng bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành.
2. Xác định các mối nguy (liệt kê các mối nguy theo điều kiện tự nhiên và xã hội tại cơ sở), phân tích nguy cơ.
3. Các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan bên trong cơ sở (mô tả các quy trình an toàn sinh học tại cơ sở tương ứng với các mối nguy tại điểm 2 nêu trên).
4. Kết quả thực hiện quy trình an toàn sinh học (đánh giá kết quả theo từng quy trình và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy trình).
5. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
Ghi chú: Cơ sở cung cấp kế hoạch an toàn sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Mô tả nội dung của kế hoạch giám sát dịch bệnh (bao gồm thời gian bắt đầu giám sát, thiết kế giám sát,...).
2. Kết quả giám sát bị động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tình trạng sức khỏe động vật nuôi, số lượng động vật mắc bệnh, thời gian xảy ra bệnh, số lượng mẫu xét nghiệm và kết quả xét nghiệm,...).
3. Kết quả giám sát chủ động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tần suất, thời gian lấy mẫu, số lượng mẫu, kết quả xét nghiệm,...).
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp đã áp dụng và kết quả xử lý động vật mắc bệnh.
2. Các biện pháp phòng bệnh đã áp dụng và kết quả thực hiện đối với động vật tại cơ sở.
3. Biện pháp và kết quả xử lý đối khu vực chăn nuôi (vệ sinh, tiêu độc, khử trùng,...).
4. Biện pháp và kết quả kiểm soát tác nhân gây bệnh đối với con người, phương tiện, nước thải, chất thải trong chăn nuôi.
5. Kết quả điều tra truy xuất nguồn bệnh xuất hiện tại cơ sở.
6. Kết quả thực hiện báo cáo dịch bệnh.
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
B. BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Thông tin về cơ sở
Tên cơ sở: …………………………………………………………………………………………
Người đại diện………………………………… Chức vụ: ………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ cơ sở nuôi: ……………………………………………………………………………….
Điện thoại:………………………… Email: …………………………………………….………..
Vị trí địa lý: Kinh độ………………………… Vĩ độ: …………………………………………….
Phân loại cơ sở :
□ Sản xuất giống □ Thương phẩm □ Làm cảnh
□ Khác …………………………………………………………..
- Đã đăng ký và được cấp mã cơ sở nuôi: □ Có □ Không
- Cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản: …………………………………
- Hình thức nuôi: □ Nuôi kín □ Nuôi hở
- Phương thức nuôi: ……………………………………………………………………………….
- Các khu vực xung quanh ………………………………………………………………………..
- Hệ thống tường rào bao quanh cơ sở: □ Có □ Không; ngăn cách với cơ sở xung quanh bằng ………………………………………………………………………
- Nguồn nước: □ Ngọt □ Mặn
- Vị trí giao thông: ………………………………………………………………………………….
- Hệ thống điện: ……………………………………………………………………………………
2. Điều kiện cơ sở (tùy thuộc cơ sở sản xuất giống hay nuôi thương phẩm để mô tả theo thực tế)
a) Diện tích cơ sở (ghi chi tiết từng hạng mục): ……………………………………………….
b) Điều kiện cơ sở hạ tầng ……………………………………………………………………….
- Sơ đồ bố trí mặt bằng (bản vẽ kèm theo)
- Cơ sở có sự tách biệt cố định ngăn cách hoàn toàn với khu vực bên ngoài cơ sở: Không Có, bằng (ghi rõ: tường/rào chắn, hệ thống bờ, sông ngòi ...):
………………………………….………………………
- Khu vực xung quanh cơ sở:
□ Khu dân cư □ Khu nuôi loài thủy sản cảm nhiễm
□ Khu vực nuôi loài thủy sản khác
- Cơ sở chủ động hoàn toàn nguồn nước cung cấp cho hoạt động sản xuất/nuôi trồng thủy sản? □ Không □ Có
- Hệ thống cấp thoát nước: □ Có □ Không
Hệ thống cấp nước, thoát nước tách biệt □ Có □ Không
Khu vực xử lý nước □ Có □ Không
- Hệ thống xử lý nước trước khi nuôi: □ Có □ Không
Mô tả công nghệ xử lý nước đang áp dụng (ví dụ: Lọc, siêu âm, điện hóa, hóa chất, vi sinh,...)
- Hệ thống xử lý nước thải sau khi nuôi: □ Có □ Không
- Hệ thống chỉ dẫn cho người và phương tiện: □ Có □ Không
- Hệ thống thu gom, xử lý rác, chất thải: □ Có □ Không
- Khu vực kho thức ăn, vật tư hóa chất: □ Có □ Không
- Hệ thống khử trùng tiêu độc: □ Có □ Không
- Khu vực văn phòng tách biệt khu vực sản xuất: □ Có □ Không
- Hệ thống ngăn chặn/xua đuổi động vật hoang dã: □ Có □ Không
c) Danh mục trang thiết bị phục vụ sản xuất (liệt kê danh sách tên, số lượng và chức năng).
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH AN TOÀN SINH HỌC
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp chủ động phòng bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành.
2. Xác định các mối nguy (liệt kê các mối nguy theo điều kiện tự nhiên và xã hội tại cơ sở), phân tích nguy cơ.
3. Các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan bên trong cơ sở (mô tả các quy trình an toàn sinh học tại cơ sở tương ứng với các mối nguy tại điểm 2 nêu trên).
4. Kết quả thực hiện quy trình an toàn sinh học (đánh giá kết quả theo từng quy trình và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy trình).
5. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
Ghi chú: Kế hoạch an toàn sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai được cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
1. Tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản
a) Tình hình nuôi trồng thủy sản trong thời gian giám sát
- Tổng diện tích nuôi………………….. tổng diện tích của cơ sở……………………………
- Tổng số lượng trại/nhà/khu nuôi: …………………………………………………………….
- Tổng số lượng ao/bể ………………………………………………………………………….
- Tổng số lượng thủy sản:
Thủy sản bố mẹ: ………………………………………………………………………..(con)
Thủy sản thương phẩm:………………………………………………………………… (con)
Thủy sản giống:……………………………………………………………………..…… (con)
Trứng: ……………………………………………………………………………………………
Loại khác (ghi rõ): ………………………………………………………………………………
b) Tổng số lượng thủy sản nhập cơ sở:
- Thủy sản bố mẹ: Số con………………………………….. số lần nhập………………………
- Thủy sản giống: Số con…………………………………….. số lần nhập…………………….
- Thủy sản thương phẩm: Số con…………………………… số lần nhập…………………….
- Trứng thủy sản: Số lượng…………………………………… số lần nhập……………………
- Loại khác (ghi rõ): Số lượng………………………………. số lần nhập………………………
c) Tổng số lượng/khối lượng thủy sản sản xuất:
- Tổng số lượng thủy sản giống sản xuất:…………………………………… (con hoặc kg).
- Tổng số lượng/khối lượng thủy sản xuất bán:……………………………… (con hoặc kg).
- Tổng số lượng/khối lượng thủy sản tiêu hủy:………………………………. (con hoặc kg).
2. Thông tin chung về kết quả giám sát chủ động
Thời gian giám sát từ: Từ ngày tháng năm ... đến ngày tháng năm ...
Bệnh được giám sát: ………………………………………………………………………………
Tỷ lệ lưu hành theo thiết kế chứng minh an toàn dịch bệnh:………………. (%)
Tần suất lấy mẫu: …………………………………………………………………………………
Tổng số lần lấy mẫu: ………………………………………………………………………………
Tổng số mẫu đơn đã lấy: …………………………………………………………………………
Trong đó: Mẫu thủy sản:…………………………………………… (mẫu)
Mẫu môi trường:……………………………………………………. (mẫu)
Mẫu thức ăn tươi sống:…………………………………………….. (mẫu)
Vật chủ trung gian tự nhiên:………………………………………… (mẫu)
Mẫu khác (nêu chi tiết tên loại mẫu và số lượng), …
Số lượng ao/bể được lấy mẫu trong mỗi lần như sau:
Lần lấy mẫu | Ngày tháng năm lấy mẫu | Số lượng ao/bể nuôi tại thời điểm lấy mẫu | Số lượng ao/bể được chọn giám sát | Số lượng mẫu lấy xét nghiệm | ||
Thủy sản | Môi trường | ….. | ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
Mẫu xét nghiệm là: □ Mẫu đơn, đối với các loại mẫu:…………………
□ Mẫu gộp, áp dụng đối với các loại mẫu: ………………………………
3. Kết quả giám sát
Có xảy ra dịch bệnh không? □ Không □ Có, cụ thể như sau:
- Tổng số ao/bể xảy ra bệnh………………….. trong đó số ao/ bể xảy ra bệnh:………………… (ao/bể), tỷ lệ ………..(%) đối với bệnh: …………………….
- Kết quả xét nghiệm: □ Không □ Có
- Tổng lượng thủy sản chết/thiệt hại: ………………………………………..
Kết quả giám sát chủ động dịch bệnh (ghi rõ đối với từng bệnh):
- Tổng số mẫu dương tính:…………. trên tổng số mẫu xét nghiệm …………… (mẫu), tỷ lệ dương tính là………. %.
- Mẫu phát hiện dương tính với bệnh được lấy vào thời gian (ngày, tháng, năm)
- Loại mẫu dương tính:…………, tuổi thủy sản bị nhiễm tác nhân gây bệnh (nếu có)………… tại ao/bể số ………. trại số …………
- Biện pháp xử lý: □ Điều trị □ Thu hoạch □ Tiêu hủy
Bảng tổng hợp kết quả giám sát chủ động dịch bệnh
Số lần lấy mẫu | Ngày tháng năm | Tên bệnh | Loại mẫu dương tính | Đối tượng nuôi | Tuổi thủy sản | Mã ao/trại dương tính | Số mẫu dương tính | Biện pháp xử lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Kết quả giám sát của từng lần lấy mẫu, Bản thống kê số ao hoặc số lượng thủy sản được nuôi trước khi lấy mẫu xét nghiệm, Biên bản lấy mẫu, giao nhận mẫu, phiếu trả lời kết quả xét nghiệm - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp đã áp dụng và kết quả xử lý động vật mắc bệnh.
2. Các biện pháp phòng bệnh đã áp dụng và kết quả thực hiện đối với động vật tại cơ sở.
3. Biện pháp và kết quả xử lý đối khu vực nuôi trồng thủy sản (vệ sinh, tiêu độc, khử trùng,...).
4. Biện pháp và kết quả kiểm soát tác nhân gây bệnh đối với con người, phương tiện, nước thải, chất thải trong chăn nuôi.
5. Kết quả điều tra truy xuất nguồn bệnh xuất hiện tại cơ sở.
6. Kết quả thực hiện báo cáo dịch bệnh.
Ghi chú: Biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có động vật dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở./.
- 1Quyết định 1697/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực Thủy lợi thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình
- 2Quyết định 2016/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình
- 3Quyết định 2102/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt quy trình nội bộ được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thú y thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- 3Thông tư 01/2018/TT-VPCP hướng dẫn Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Quyết định 21/2019/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng và quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Quảng Bình
- 6Nghị định 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- 7Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng
- 8Quyết định 1697/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực Thủy lợi thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình
- 9Quyết định 2014/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình
- 10Quyết định 2016/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình
- 11Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Quyết định 2102/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt quy trình nội bộ được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thú y thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre
Quyết định 1925/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực Thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình
- Số hiệu: 1925/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/07/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Đoàn Ngọc Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/07/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực