Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1923/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 13 tháng 07 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO ĐẢM BAO AN TOÀN ĐẬP CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN HẠ RÀO QUÁN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Pháp lệnh số 32/3001/PL-UBTVQH10 ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 7/5/2007 của Chính phủ về Quản lý an toàn đập;

Căn cứ Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi;

Căn cứ Thông tư số 33/2008/TT-BNN ngày 04/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số điều thuộc Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 7/5/2007 của Chính phủ về Quản lý an toàn đập;

Căn cứ Thông tư 34/2010/TT-BCT ngày 07/10/2010 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn đập của công trình thủy điện;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 129/TTr-SNN ngày 21 tháng 6 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án phòng chống lụt bảo đảm bảo an toàn đập công trình thủy điện Hạ Rào Quán để Công ty Cổ phần Sông Cầu và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nhằm chủ động trong công tác ứng phó, phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn đập công trình thủy điện Hạ Rào Quán trong quá trình quản lý, khai thác và vận hành.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương cùng các ngành, địa phương liên quan hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Phương án phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn dập công trình thủy điện Hạ Rào Quán.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2150/QĐ-UBND ngày 06/10/2015 của UBND tỉnh Quảng Trị.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh: Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa và Giám đốc Công ty Cổ phần Sông Cầu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương;
- Tổng cục Thủy lợi;
- BCH PCTT và TKCN tỉnh;
- Chi cục Thủy lợi;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Sỹ Đồng

 

PHƯƠNG ÁN

PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐẬP CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN HẠ RÀO QUÁN
(Kèm theo Quyết định số 1923/QĐ-UBND ngày 13/7/2017 của UBND tỉnh Quảng Trị)

I. Tóm tắt đặc điểm, tình hình của hồ chứa có liên quan đến công tác phòng chống lụt bão

1. Tên, vị trí xây dựng công trình

- Tên công trình: Nhà máy Thủy điện Hạ Rào Quán;

- Vị trí xây dựng: Tọa độ địa lý của lưu vực sông Rào Quán đến tuyến đập công trình Thủy điện Hạ Rào Quán trong phạm vi 16°37’48” ÷ 6°50’13” độ Vĩ Bắc, 106°36’51” ÷ 06°56’58” độ Kinh Đông, lưu vực tuyến công trình nằm trên địa bàn xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị;

- Tên sông/hệ thống sông: Sông Rào Quán - Phụ lưu cấp 1 của sông Đakrông (tức sông Quảng Trị, hay sông Thạch Hãn) đổ ra biển Đông qua Cửa Việt;

- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Sông Cầu;

- Thời gian đưa công trình vào hoạt động: Tháng 2 năm 2011.

2. Nhiệm vụ của công trình

Cung cấp điện lên lưới điện quốc gia phục vụ các hoạt động kinh tế, xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân, điều hòa dòng chảy trên sông Rào Quán và tăng lưu lượng nước mùa kiệt cho vùng hạ du sông Rào Quán.

3. Các thông số chính của công trình:

Các thông số chính

Ký hiệu

Đơn vị

Giá trị

a) Thủy văn

 

 

 

Diện tích lưu vực

Flv

km2

181,8

Lưu lượng dòng chảy trung bình năm

Q0

m3/s

10,1

Lưu lượng định lũ thiết kế

P=0,2%

m3/s

1.614

Lưu lượng định lũ kiểm tra

P= 1,0%

m3/s

1.841

b) Hồ chứa

 

 

 

Cao trình mức nước dâng bình thường

MNDBT

m

95

Cao trình mức nước chết

MNC

m

94

Cao trình mức nước hồ ứng với lũ thiết kế

 

m

99,39

Cao trình mức nước hồ ứng với lũ kiểm tra

 

m

99,90

Dung tích toàn hồ chứa

Wth

106 m3

3,03

Dung tích hữu ích

Whi

106 m3

0,42

c) Đập tràn

 

 

 

Dạng đập tràn

 

 

 

Hình thức xã

 

Tràn tự do

 

Lưu lượng xã thiết kế lớn nhất

P1%

m3/s

1.503

Cao trình ngưỡng tràn xã mặt

 

m

95

Chiều rộng tràn

Btr

m

80

Chiều cao đập tràn

Hđ

m

21

đ) Đập dâng bờ trái

 

 

 

Cao trình đỉnh đập

 

m

100,5

Chiều cao đập lớn nhất

Hđ

m

20,5

Chiều dài đập theo đỉnh

L

m

45

Chiều rộng đỉnh đập

B

m

4

đ) Đập dâng bờ phải

 

 

 

Cao trình đỉnh đập

 

m

100,5

Chiều cao đập lớn nhất

Hđ

m

25

Chiều dài đập theo đỉnh

L

m

42

Chiều rộng đỉnh đập

B

m

4

e) Nhà máy

 

 

 

Công suất lắp đặt 1

Nlm

MW

6,4

Công suất đảm bảo

Nđb

MW

1,26

Số tổ máy

 

 

2

Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy

QTmax

m3/s

24

Lưu lượng nhỏ nhất qua nhà máy

QTmin

m3/s

14,4

Sản lượng bình quân năm

E0

Tr.KWh

24,2

II. Diễn biến và đặc điểm mưa lũ trên lưu vực hồ chứa

1. Khái quát chung về đặc điểm khí hậu của lưu vực: Thời tiết trên lưu vực sông Rào Quán có diễn biến tương đối phức tạp, khu vực này nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, có hai mùa rõ rệt.

Mùa mưa thường kéo dài từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 12; Lượng mưa lớn nhất tập trung vào tháng 10 và tháng 11.

Mùa khô kéo dài từ đầu tháng 01 đến cuối tháng 7; Lượng mưa mùa khô chiếm khoảng 38% lượng mưa trong năm; Thời gian có lượng mưa ít nhất là từ tháng 02 đến tháng 4, lượng mưa trong những tháng này chỉ đạt 10 - 20 mm/tháng.

Đặc biệt vào tháng 5 và tháng 6 khu vực còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào) với thời tiết khô nóng, lượng bốc hơi rất cao.

Các đặc trưng khí hậu của của khu vực được phản ánh qua số liệu đo đạc của trạm Khe Sanh (từ năm 1975 đến 2006), Tà Rụt; Các yếu tố khí tượng có liên quan đến công trình sẽ được tham khảo theo số liệu của trạm Khe Sanh.

2. Nhiệt độ không khí: Chế độ nhiệt của lưu vực sông Rào Quán được chia làm hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ không khí thấp nhất vào mùa Đông (từ tháng 11 đến tháng 3), cao nhất vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10); nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, thời gian này gió Tây Nam hoạt động mạnh nhất. Nhiệt độ không khí bình quân nhiều năm tại Khe Sanh là 22,6oC. Nhiệt độ chênh lệch trong ngày là khá lớn (từ 7 đến 10oC); Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người dân cùng như các công trình.

3. Độ ẩm không khí

Độ ẩm tương đối trung bình năm trong khoảng từ 85% đến 89%. Theo số liệu đo đạc của trạm Khe Sanh vào mùa mưa độ ẩm tương đối đạt cao nhất có thể tới 92,3%, độ ẩm tương đối thấp nhất vào các tháng mùa khô chỉ đạt 78,6%.

4. Gió

Hướng gió tại Khe Sanh và khu vực công trình chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa nói chung và hướng thung lũng của địa hình nói riêng. Gió thịnh hành trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 có thành phần hướng Đông và từ tháng 6 đến tháng 8 thành phần hướng Tây. Tốc độ gió vô hướng trung bình năm tại Khe Sanh và Đông Hà đạt khoảng 2,5 - 3,0m/s.

Tốc độ gió mạnh nhất năm quan trắc được tại Khe Sanh đạt đến 28-40m/s, chủ yếu là hướng Tây và Tây Nam; tại Đông Hà giá trị này đạt 20 - 35 m/s, chủ yếu là hướng Tây Nam. Hướng gió có đà dài nhất (gây sóng leo cho đập) là hướng Tây Bắc-Đông Nam (NW).

5. Bốc hơi

Các trạm khí tượng thường đo lượng bốc hơi bằng ống Piche. Tương ứng với đặc trưng của chế độ nhiệt, ẩm, lượng bốc hơi cũng biến đổi rõ rệt theo mùa và theo độ cao địa hình. Gần khu vực nghiên cứu có trạm thủy văn Khe Sanh đo đạc bốc hơi nhiều năm. Lượng bốc hơi trung bình tháng lớn nhất xuất hiện vào tháng 5 là 93 mm cùng với thời tiết khô nóng nhiệt độ cao, độ ẩm thấp.

6. Mưa

Lượng mưa năm tăng dần từ tuyến đập lên thượng nguồn sông Rào Quán. Đi về phía nam lưu vực sông Rào Quán lượng mưa tăng lên đến 2800-3000mm tại Huế-A Lưới, đến 3400-3600 ở Thượng Nhật-Nam Đông và đến 7500mm tại tâm mưa lớn Bạch Mã (1200m). Ở sườn đông dãy Trường Sơn trong khu vực Bình Trị Thiên, lượng mưa tăng theo độ cao địa hình, từ ven biển lên miền núi.

Tại Khe Sanh lượng mưa mùa mưa chiếm tới 90% lượng mưa năm. Ba tháng có lượng mưa lớn nhất thường là 8, 9, 10 với lượng mưa trung bình khoảng 300-400mm/tháng. Tháng có lượng mưa lớn nhất năm trên toàn khu vực thường là tháng 10.

7. Đặc điểm dòng chảy trên lưu vực

Lưu vực hồ thủy điện Hạ Rào Quán là hạ du của hồ thủy điện Quảng Trị. Chủ yếu nhận nước từ hồ thủy điện Quảng Trị qua tua bin của thủy điện Quảng Trị với lưu lượng 20 m3/s.

a. Dòng chảy năm:

Trên sông Thạch Hãn nói chung và sông Rào Quán nói riêng có ít tài liệu đo đạc và nghiên cứu thủy văn. Đặc điểm chế độ dòng chảy được suy ra từ đặc điểm dòng chảy của lưu vực tương tự hoặc từ chế độ mưa trên lưu vực.

Công trình thủy điện Hạ Rào Quán là bậc thang phía hạ lưu công trình thủy điện Quảng Trị. Khi tính toán các đặc trưng thủy văn của thủy điện Hạ Rào Quán đã tính riêng trường hợp sau khi có hồ Rào Quán. Lượng mưa ngày lớn nhất ứng với các tần suất thiết kế trạm Khe Sanh.

Đặc trưng

Xmax%,mm

0.1%

0.5%

1.0%

3.0%

5.0%

10.0%

X1ngày

589

480

431

360

326

279

X3ngày

805

695

644

561

519

456

b. Dòng chảy lũ

Dòng chảy lớn nhất lưu vực Hạ Rào Quán trong hệ thống sông Rào Quán nguyên nhân là do mưa rào. Những trận mưa lớn xảy ra do sự hoạt động mạnh của gió mùa kết hợp ảnh hưởng từ các trận bão lớn đổ bộ vào đất liền từ biển Đông cũng như các nhiễu loạn thời tiết biển khác, đáng kể là áp thấp nhiệt đới. Theo nghiên cứu tài liệu mưa lũ tại trạm khí tượng Khe Sanh, mưa lũ trong vùng thường tập trung và kéo dài trong vòng khoảng 1 ngày. Tổng lượng lũ tuyến công trình được tính theo công thức:

Wnp = 103.α.Hnp.F (106m3)

Trong đó:

- α: Hệ số dòng chảy lũ;

- Hnp: Lượng mưa 1 ngày, 3 ngày lớn ứng với tần suất thiết kế trạm khí tượng Khe Sanh;

- F: Diện tích lưu vực.

Lưu lượng lũ

Wnp(106m3)

0.1%

0.2%

0.5%

1.0%

5.0 %

10.0%

1ngày

90,9

84,7

73,9

66,2

50,1

43,1

3ngày

145

136

119

107

82,1

70,8

III. Đánh giá chất lượng đập, thiết bị vận hành đập và hoạt động xói lở, tái tạo bờ hồ chứa

Đập thủy điện Hạ Rào Quán là loại đập tràn tự do nên không sử dụng các thiết bị để vận hành hệ thống xã.

1. Chất lượng đập

- Độ lún nền, lăng trụ, các vùng chuyển tiếp và các chi tiết đập: Hiện tại đập hoạt động bình thường, không có các hiện tượng lún hay chuyển vị tại thân đập;

- Biến dạng ngang của đỉnh đập và đập tràn: Hiện tại chưa có biến dạng xảy ra tại đỉnh đập và đập tràn;

- Quan trắc nhiệt độ của thân đập và đập tràn: Theo TCVN 8215:2009 công trình cấp III không quan trắc nhiệt độ;

- Quan trắc ứng suất của thân đập và đập tràn: Theo TCVN 8215:2009 công trình cấp III không quan trắc ứng suất;

- Chế độ thấm thân dập: Từ khi vận hành đến nay công trình ở trạng thái vận hành bình thường, chưa xảy ra hiện tượng rò rỉ nước qua thân đập, nền đập, vai đập, chuyển vị của đập, nứt nẻ, sạt trượt tại thân, nền và phạm vi lân cận công trình nên không có tài liệu lưu giữ về các vấn đề này;

- Qua xem xét đánh giá đến trước lũ năm 2017; Chủ đầu tư kết luận: Đập thủy điện Hạ Rào Quán ở trạng thái làm việc bình thường, tin cậy và an toàn, đủ điều kiện đưa vào đón lũ năm 2017.

2. Đánh giá thiết bị vận hành đập: Đập kiểu tràn tự do, không có thiết bị vận hành đập.

3. Đánh giá về hoạt động xói lở và tái tạo bờ hồ chứa

Khu vực bờ hồ cách đập khoảng 1km về phía hạ lưu quan sát không thấy hiện tượng xói lở.

Khu vực bờ hồ thuộc thượng lưu hồ chứa có hiện tượng bồi lắng và xói lở do các dòng suối tạo ra nhưng không đáng kể.

Vùng mái dốc hai bên bờ hồ có độ dốc lớn, còn xảy ra tình trạng một số người dân trong vùng đốt rừng làm nương rẫy. Đây sẽ là một nguy cơ gây lở đất và xói lở bờ hồ trong trường hợp có mưa với lưu lượng lớn.

IV. Dự kiến các tình huống mất an toàn đập có thể xảy ra và giải pháp kỹ thuật để dự báo, xử lý

Do đặc điểm công trình đập Nhà máy thủy điện Hạ Rào Quán, mái đập dâng bờ phải được xây dựng trên nền đá gốc, ổn định. Mái đập dâng bờ trái được xây dựng trên đất nên có nguy cơ gây mất an toàn. Do vậy, các tình huống giả định mất an toàn chủ yếu tập trung vào mái đập dâng bờ trái.

1. Tình huống lún sụt, sạt lở một phần nền tiếp giáp với mái hạ lưu đập và vai đập (bờ trái đập) có ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn của đập

1.1. Nội dung giả định: Thời tiết mưa lớn kéo dài, mực nước hồ dâng cao vượt ngưỡng tràn, kiểm tra phát hiện sạt lở phần tiếp giáp với mái hạ lưu đập và vai trái đập có thể gây ảnh hưởng đến kết cấu đập và ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản nhà nước và nhân dân.

1.2. Phương án xử lý: Ngay sau khi xảy ra sự cố nhân viên trực tại đập lập tức thực hiện việc thông báo đến Ban chỉ huy PCLB công ty, trưởng ca vận hành nhà máy. Nhận được thông tin báo cáo, các bộ phận của Công ty tiến hành ngay các công việc sau:

- Trưởng ban PCLB triệu tập các thành viên nghe báo cáo cụ thể, kiểm tra ngay hiện trường và lên phương án xử lý, phân công nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện;

- Phó ban PCLB chỉ đạo công tác thông tin phối hợp địa phương; Sử dụng điện thoại và máy Fax báo cáo tình hình sự cố công trình tới các đơn vị:

+ Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Quảng Trị;

+ Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị;

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị;

+ Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện Hướng Hóa;

+ Ban chỉ huy PCTT & TKCN xã Tân Hợp;

+ Thông báo cho chính quyền địa phương các xã phía hạ lưu công trình (huyện Đakrông, xã Đakrông, xã Tân Hợp...).

- Cử nhân viên Công ty sử dụng loa cầm tay để cảnh báo đến nhân dân vùng hạ du đập về tình hình mất an toàn của đập;

- Huy động nhân lực, phương tiện, thiết bị và vật tư hiện có đến hiện trường để xử lý:

+ Về phương tiện: Máy đào, máy xúc lật, ôtô ben, xe rùa và một số dụng cụ cần thiết như sau

Danh mục phương tiện, dụng cụ huy động

STT

Tên phương tiện

ĐVT

Số lượng

Ghi chú

1

Máy đào

Chiếc

01

 

2

Máy xúc lật

Chiếc

01

 

3

Xe ben

Chiếc

01

Kho PCLB

4

Xẻng

Chiếc

05

Kho PCLB

5

Cuốc

Chiếc

05

Kho PCLB

6

Xà ben

Chiếc

02

Kho PCLB

7

Xe rùa

Chiếc

03

Kho PCLB

8

Dao rựa

Chiếc

02

Kho PCLB

9

Kìm sắt

Chiếc

02

Kho PCLB

10

Máy cưa

Chiếc

02

Kho PCLB

11

Búa

Chiếc

05

Kho PCLB

12

Dây thừng

m

15

Kho PCLB

+ Về nhân lực: Lực lượng chủ yếu là đội xung kích gồm 19 người (có danh sách kèm theo) được trang bị bảo hộ an toàn cũng như các phương tiện hỗ trợ khác (nếu cần thiết);

+ Về vật tư: Vật tư được huy động tại kho dự trữ PCLB bao gồm: Đá, rọ đá, bao tải cát, bao tải đất, cọc tre, gỗ... và các vật tư cần sử dụng khác, cụ thể như sau:

STT

Tên vật liệu

ĐVT

Số lượng

1

Đá hộc

m3

30

1

Đất sét

m3

30

3

Cát

m3

30

4

Đá dăm

m3

30

5

Rọ thép (200x100x50)

Cải

30

6

Xi măng

tẩn

3

7

Dầu Diesel

lít

200

8

Xăng

lít

50

9

Bao tải gai

chiếc

100

10

Cộc tre, cộc gỗ

Cái

100

Tiến hành dùng máy đào, máy xúc lật gom và bóc xúc vật tư lên xe ben để vận chuyển đá, cát, đất, cọc tre, cọc gỗ, rọ thép ... đến hiện trường. Lực lượng đội xung kích đắp đá, rọ đá, bao tải cát, đóng cọc tre, cọc gỗ lên phần tiếp giáp với mái hạ lưu đập và vai đập theo yêu cầu của cán bộ kỹ thuật để hạn chế tối đa việc sạt lở.

Tiếp tục theo dõi tình hình lún sụt để kịp thời báo cáo và có biện pháp khắc phục xử lý đảm bảo an toàn đập.

2. Tình huống xuất hiện mạch sủi tại các khu vực mái hạ lưu đập, nền tiếp giúp với hạ lưu đập và vai đập

2.1. Nội dung giả định: Tại khu vực mái hạ lưu đập, nền tiếp giáp với hạ lưu đập và vai đập xuất hiện mạch sủi.

2.2. Phương án xử lý: Ngay sau khi nhận được thông tin về sự cố Ban chỉ huy PCLB Công ty tiến hành ngay các công việc sau:

- Trưởng ban PCLB triệu tập các thành viên nghe báo cáo cụ thể, kiểm tra ngay hiện trường để khoanh vùng vị trí mạch sủi. Từ đó đưa ra phương án xử lý và phân công nhiệm vụ từng bộ phận cụ thể; Thực hiện nhanh và đồng thời các công việc sau:

Danh mục nhân lực, vật tư, thiết bị huy động

STT

Tên

ĐVT

Số lượng

Ghi chú

 

1

Nhân lực

Người

19

 

 

2

Đèn pha 250W

Cái

03

 

 

3

Máy đào

Chiếc

01

 

 

4

Máy xức lật

Chiếc

01

 

 

5

Xe ben

Chiếc

01

Kho PCLB

 

6

Xe rùa

Chiếc

03

Kho PCLB

 

7

Cát

m3

30

Kho PCLB

 

8

Đá hộc

m3

30

Kho PCLB

 

9

Sỏi

m3

30

Kho PCLB

 

10

Vải lọc

m2

50

Kho PCLB

 

- Tiến hành phát điện hết công suất để đưa mực nước trong hồ chứa về mức an toàn;

- Tiến hành kiểm tra, khoanh vùng vị trí mạch sủi, đồng thời xác định nguyên nhân xảy ra mạch sủi;

- Sử dụng máy móc thiết bị hiện có đào hồ kích thước phù hợp tại vị trí mạch sủi, đồng thời cho vận chuyển cát, sỏi, đá hộc và vải lọc đến hiện trường để tạo tầng lọc ngược làm hạn chế mạch sủi hoặc dùng phương pháp khoan phụt bê tông.

3. Tình huống do ảnh hưởng của bão gây mưa to, gió lớn, gây sạt trượt đường giao thông khu vực khu vực công trình, mặt đường bị sạt lở, cây đổ, các phương tiện giao thông phục vụ vận hành không thể đi lại được.

3.1. Nội dung giả định: Do ảnh hưởng của bão gây mưa to, gió lớn, gây sạt trượt đường giao thông khu vực khu vực công trình, mặt đường bị sạt lở, cây đổ, các phương tiện giao thông phục vụ vận hành không thể đi lại được.

3.2. Phương án xử lý: Ngay sau khi nhận được thông tin về việc sạt lở nói trên, Ban chỉ huy PCLB Công ty chỉ đạo các bộ phận liên quan, lấy ý kiến và lập phương án xử lý tại chỗ.

Huy động nhân lực cùng phương tiện, thiết bị và vật tư hiện có ra hiện trường để xử lý cụ thể như sau:

Danh mục phương tiện, vật tư, nhân lực

STT

Danh mục

ĐVT

Số lượng

Ghi chú

1

Nhân lực

Người

19

 

2

Máy đào

Chiếc

01

 

3

Máy xúc lật

Chiếc

01

 

4

Xe ben

Chiếc

01

Kho PCLB

5

Xe rửa

Chiếc

03

Kho PCLB

6

Đèn pha 250W

Chiếc

03

Kho PCLB

7

Xẻng

Chiếc

05

Kho PCLB

8

Cuốc

Chiếc

05

Kho PCLB

9

Xà ben

Chiếc

02

Kho PCLB

10

Dao rựa

Chiếc

02

Kho PCLB

11

Kìm sắt

Chiếc

01

Kho PCLB

12

Máy cưa

Chiếc

02

Kho PCLB

13

Dây thừng

m

15

Kho PCLB

- Tại 02 đầu phạm vi đoạn đường bị sạt lở, bố trí bảng hướng dẫn để các phương tiện giao thông phục vụ vận hành chuyển sang cung đường khác có biển báo hướng dẫn kèm theo;

- Rào chắn hai đầu đoạn có cây đổ và mặt đường sạt lở không thể đi lại được để xử lý;

- Lực lượng thủ công dùng cuốc, xẻng, xà beng thông cống để tiêu thoát lưu lượng nước từ lưu vực cống đổ về do mưa to gió lớn;

- Cưa cắt cây, bốc xúc, dọn dẹp và đắp lại nền đường;

- Dùng máy xúc, bóc xúc đất đá sạt lở, dùng cưa máy cắt nhỏ cây, bốc hết số cây đã cưa, cắt lên xe ô tô tự đổ, vận chuyển đổ xa hiện trường cung đường sự cố và dọn dẹp, nạo vét, vệ sinh sạch nền đường.

4. Tình huống mất toàn bộ nguồn cung cấp từ hệ thống điện tự dùng của nhà máy từ lưới điện

4.1. Nội dung giả định: Thời tiết mưa lớn kéo dài, giông sét gây mất toàn bộ lưới điện tự dùng của nhà máy nhận từ lưới điện về.

4.2. Phương án xử lý: Ngay sau khi sự cố xảy ra Ban chỉ huy PCLB Công ty lập tức cho chuẩn bị nhân lực và thiết bị vật tư để ứng phó sự cố như sau:

Danh mục phương tiện, vật tư, nhân lực huy động

STT

Danh mục

ĐVT

Số lượng

1

Nhân lực

Người

19

2

Đèn pha 250W

Cái

03

3

Máy phát điện 50kW

Cái

01

4

Dầu Diesel

Lít

200

- Khi mất điện lưới tự dùng, trưởng ca phân công nhân viên vận hành thực hiện các bước sau:

+ Chuyển đổi nguồn lưới sang nguồn máy phát Diesel;

+ Cắt các aptomat phục vụ hệ thống phụ trợ tổ máy H1, H2;

+ Sử dụng nguồn điện chiếu sáng;

+ Khởi động máy phát Diesel kiểm tra thông số về điện (dòng, áp, tần số) và về cơ (mức dầu diesel, nhiệt độ nước làm mát, dầu bôi trơn);

+ Đóng các aptomat cấp nguồn chiếu sáng cho toàn nhà máy, sân ban, đường vận hành đập;

+ Cấp nguồn cho hệ thống máy tính phục vụ cập nhật, theo dõi dự báo thông tin thủy văn, tính toán mức nước về hồ, cập nhật tần suất xả lũ của Nhà máy thủy lợi, thủy điện Quảng Trị.

5. Tình huống vở đập (Nhà máy thủy điện Rào Quán xả lũ vượt tần suất lũ kiểm tra hoặc bị vỡ đập)

5.1. Nội dung giả định: Thời tiết mưa lớn kéo dài, nên lưu lượng về hồ vượt tần suất lũ kiểm tra (do nhà máy thủy điện Rào Quán xả lũ vượt tần suất lũ kiểm tra hoặc bị vỡ đập) gây vỡ đập thủy điện Hạ Rào Quán.

5.2. Phương án xử lý:

Ngay sau khi nhận được thông tin về sự cố, Ban chỉ huy PCLB Công ty cùng các bộ phận của Công ty tiến hành ngay các công việc sau:

- Trưởng ban PCLB triệu tập các thành viên nghe báo cáo cụ thể, kiểm tra ngay hiện trường lên phương án xử lý và phân công nhiệm vụ;

- Phó ban PCLB chỉ đạo công tác thông tin phối hợp địa phương; Sử dụng điện thoại và máy Fax báo cáo tình hình sự cố công trình tới các đơn vị:

+ Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Quảng Trị;

+ Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị;

+ Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị;

+ Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện Hướng Hóa;

+ Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện Đakrông;

+ Ban chỉ huy PCTT & TKCN xã Tân Hợp;

+ Ban chỉ huy PCTT & TKCN xã Đakrông;

+ Thông báo cho chính quyền địa phương các xã phía hạ lưu công trình (huyện Đakrông, xã Đakrông, xã Tân Hợp...).

- Cử nhân viên Công ty sử dụng loa cầm tay để cảnh báo đến nhân dân vùng hạ du đập về tình hình mất an toàn của đập để chuẩn bị sơ tán;

- Huy động lực lượng xung kích dùng bao tải và đất đá có sẵn ở hiện trường, huy động thêm xe ben, xe đào nếu cần thiết dùng bao tải dựng đất, đá đắp chống tràn đỉnh đập dâng. Trường hợp nguy cơ vỡ đập sắp diễn ra thì cần tách và vận chuyển người và một số thiết bị quan trọng đến điểm cao trình cao để hạn chế thiệt hại.

Chi tiết Phương án xử lý của tình huống được thể hiện chi tiết ở Phương án Phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập thủy điện Hạ Rào Quán.

V. Công tác chuẩn bị về nhân lực, vật tư, vật liệu dự phòng, thiết bị xe máy, thông tin liên lạc, ánh sáng; phối hợp với chính quyền địa phương và các chủ đập, tổ chức liên quan

1. Công tác chuẩn bị về nhân lực

Theo Quyết định số 01/QĐ-CT/HCTH ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Công ty về việc thành lập Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, gồm 04 thành viên được phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:

Danh sách Ban chỉ huy PCLB Công ty Cổ phần Sông Cầu

STT

Họ và tên

Chức vụ

Số điện thoại

Nhiệm vụ

1

Đào Văn Quang

Trưởng ban

0903.202.947

Phụ trách chung, chỉ đạo công tác PCLB

2

Vi Việt Hoài

Phó Trưởng ban

0911.719.777

Phụ trách công tác an toàn điện, thường xuyên kiểm tra công tác điện, nước trước, trong và sau mưa bão, xử lý tình huống khẩn cấp khi có sự cố

3

Nguyễn Quang Hùng

Thành viên

0905.031.182

Phụ trách công tác thông tin, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan; Theo dõi KTTV, kết quả quan trắc lũ để đánh giá tình hình lụt bão

4

Nguyễn Văn Thành

Thành viên

0972.717.333

Quản lý vật tư, trang thiết bị, lương thực, thuốc chữa bệnh, các dụng cụ, cảnh báo; Phối hợp đội bảo vệ trong công tác PCLB

Theo Quyết định số 02/QĐ-BGĐ ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Công ty về việc thành lập Đội xung kích, có 19 CBCNV tham gia nhằm ứng phó với những tình huống có thể xảy ra trong mưa bão, cụ thể như sau:

STT

Họ và tên

Chức vụ

1

Đỗ Đình Hai

Đội Trưởng

2

Nguyễn Quang Hùng

Đội phó

3

Lê Ngọc Ninh

Đội viên

4

Nguyễn Văn Thành

Đội viên

5

Phan Văn Cường

Đội viên

6

Nguyễn Văn Luân

Đội viên

7

Nguyễn Văn Giang

Đội viên

8

Hoàng Văn Nghĩa

Đội viên

9

Lưu Văn Hùng

Đội viên

10

Uông Quốc Trung

Đội viên

1 1

Nguyễn Trung Tín

Đội viên

12

Đặng Sỹ Luân

Đội viên

13

Hồ Minh Quang

Đội viên

14

Nguyễn Trọng Tài

Đội viên

15

Đặng Sỹ Hà

Đội viên

16

Hồ Thế Anh

Đội viên

17

Lương Xuân Hoạt

Đội viên

18

Lê Minh Quốc

Đội viên

19

Nguyễn Trung Toàn

Đội viên

2. Công tác chuẩn bị về vật tư, vật tư dự phòng, dụng cụ, thiết bị xe máy,

Chuẩn bị các thiết bị, vật tư dự phòng, dụng cụ, thiết bị xe máy luôn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động.

Danh mục vật tư, vật tư dự phòng, dụng cụ, thiết bị xe máy phục vụ PCLB

STT

Tên vật tư

ĐVT

Số lượng

i tập kết

1

Vật tư:

 

 

 

1

Đá hộc

m3

30

Đập dâng bờ trái

2

Đất sét

m3

30

Đập dâng bờ trái

3

Cát

m3

30

Đập dâng bờ trái

4

Đá dăm

m3

30

Đập dâng bờ trái

5

Rọ thép (200x100x50)

Cái

30

Nhà máy

6

Xi măng

tấn

3

Nhà máy

7

Dầu Diesel

lít

200

Cửa nhận nước

8

Xăng

lít

50

Cửa nhận nước

9

Bao tải gai

chiếc

100

Nhà máy

10

Cộc tre, cộc gỗ

Cái

100

Cửa nhận nước

11

Sỏi

m3

30

Cửa nhận nước

10

Vải lọc

m2

50

Kho PCLB

II

Thiết bị và dụng cụ

 

 

 

1

Xe ben

Chiếc

01

Kho PCLB

2

Xẻng

Chiếc

05

Kho PCLB

3

Cuốc

Chiếc

05

Kho PCLB

4

Xà ben

Chiếc

02

Kho PCLB

5

Xe rùa

Chiếc

03

Kho PCLB

6

Dao rựa

Chiếc

02

Kho PCLB

7

Kìm sắt

Chiếc

02

Kho PCLB

8

Máy cưa

Chiếc

02

Kho PCLB

9

Xe rùa

Chiếc

03

Kho PCLB

III

Chiếu sáng và an toàn

 

 

 

1

Đèn pha 250W, chịu nước

chiếc

3

Kho PCLB

2

Dây diện 2x2,5

m

300

Kho PCLB

3

Máy phát điện diesel 50kW

chiếc

1

Kho PCLB

4

Áo phao

chiếc

30

Kho PCLB

5

Phao tròn

chiếc

10

Kho PCLB

6

Thuyền cao su

chiếc

1

Kho PCLB

7

Đèn pin

chiếc

5

Kho PCLB

IV

Thông tin liên lạc

 

 

Kho PCLB

1

Bộ đàm

chiếc

4

Kho PCLB

2

Điện thoại để bàn

chiếc

2

Kho PCLB

3

Máy fax

chiếc

1

Kho PCLB

4

Loa tay

chiếc

1

Kho PCLB

3. Chuẩn bị về lương thực, thuốc chữa bệnh và dụng cụ y tế phục vụ cho 30 người trong 07 ngày

STT

Vật tư

ĐVT

Số lượng

Nơi tập kết

I

Lương thực thực phẩm

1

Gạo

kg

100

Bếp ăn

2

Mì tôm

thùng

10

Nhà máy

3

Thực phẩm khô

kg

10

Nhà máy

II

Thuốc và dụng cụ y tế

1

Paracetamol 0,1g

Viên

50

Tủ y tế Nhà máy

2

Berberin 0,05g

Viên

50

Tủ y tế Nhà máy

3

Terpin-codein 5mg

Viên

50

Tủ y tế Nhà máy

4

Biseptol 0,48g

Viên

50

Tủ y tế Nhà máy

5

Oresol 27,9g (Pha trong 1000 ml nước)

Gói

5

Tủ y tế Nhà máy

6

Mỡ tra mắt Tetracvlin 1%

Tuýp

7

Tủ y tế Nhà máy

7

Metronidazol 0,25g

Viên

20

Tủ y tế Nhà máy

8

Povidon iod 10%

Lọ

2

Tủ y tế Nhà máy

9

Băng cuộn

Cuộn

5

Tủ y tế Nhà máy

10

Gạc miếng (10cmx10cm)

Miếng

5

Tủ y tế Nhà máy

11

Bông thấm nước 10g

Gói

5

Tủ y tế Nhà máy

12

Cloramin B 0,5g

Gói

50

Tủ y tế Nhà máy

13

Nẹp chân tay

Cái

02

Tủ y tế Nhà máy

4. Công tác chuẩn bị về thông tin liên lạc, ánh sáng

- Điện thoại bàn số: (0233)3781676 đặt tại phòng điều khiển nhà máy để liên lạc với BCH phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Trị và các đơn vị liên quan;

- Điện thoại bàn số: (0233)3781679 dự phòng đặt tại Văn phòng Công ty;

- Máy fax số: (0233)3781677 đặt tại phòng điều khiển nhà máy đã trực tiếp liên lạc;

- Máy fax dự phòng: (0233)3781678 dự phòng đặt tại Văn phòng làm việc Công ty;

- Hệ thống thông tin tại nhà máy hiện đang sử dụng; Điện thoại cố định, điện thoại di động và bộ đàm;

- Hệ thống cảnh báo: Công ty đã trang bị loa còi để cảnh báo;

- Về ánh sáng: Chuẩn bị ánh sáng khi phải xử lý vào ban đêm.

Danh mục trang thiết bị cảnh báo và ánh sáng phục vụ PCLB

STT

Danh mục

Đơn vị tính

Số lượng

1

Đèn pha chịu nước 250W

Cái

03

2

Đèn pin cầm tay

Cái

05

3

Loa cầm tay

Cái

03

4

Bộ đàm

Cái

10

5. Công tác phối hợp với chính quyền địa phương:

- Lấy ý kiến góp ý đồng thuận của chính quyền địa phương đối với phương án PCLB bảo đảm an toàn đập Nhà máy thủy điện Hạ Rào Quán;

- Kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương khi xảy ra tình huống mất an toàn đập, cụ thể như sau:

a. Công ty Cổ phần Sông Cầu (đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ đập)

Thường xuyên giáo dục cán bộ công nhân viên nâng cao ý thức cảnh giác, sẵn sàng chống lại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch và các loại tội phạm khác liên quan đến công tác đảm bảo an toàn cho công trình.

Tổ chức xây dựng, huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên quản lý vận hành, lực lượng bảo vệ bán chuyên trách để có đủ năng lực làm nòng cốt trong xây dựng và thực hiện phong trào quần chúng tham gia bảo vệ đơn vị.

Tổ chức trực bảo vệ 24/24h; Kiểm soát an ninh, trật tự tại khu vực.

Phối hợp với cơ quan chức năng, lực lượng vũ trang, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế xã hội để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn trên địa bàn.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị để đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho công trình.

Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch, phương án, nội quy bảo vệ đơn vị và đôn đốc kiểm tra việc thực hiện.

Kiểm soát, xử lý thông tin báo cáo từ các lực lượng bảo vệ và cơ quan an ninh địa phương.

Quản lý vận hành đập đúng với quy trình, quy phạm kỹ thuật.

Trước ngày 15 tháng 5 hàng năm, Công ty lập báo cáo về hiện trạng an toàn đập gửi Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị (theo quy định tại Điều 16 - Nghị định 72/2007/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 4 Thông tư 34/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương).

b. Công an huyện Hướng Hóa: Căn cứ phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của mình phối hợp, giúp đỡ chủ đập trong việc giữ gìn an ninh, trật tự và bảo đảm an toàn đập.

c. Ban chỉ huy Quân sự huyện Hướng Hóa: Căn cứ phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của mình tổ chức cho lực lượng Dân quân Tự vệ phối hợp với các cơ quan an ninh địa phương theo dõi, ngăn chặn hoạt động của các tổ chức phản động, phá hoại, kích động gây mất an ninh trật tự tại đập, đồng thời lãnh đạo, huấn luyện tự vệ Công ty Cổ phần Sông Cầu hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng an ninh tại địa bàn.

d. Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị: Căn cứ phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của mình chỉ đạo các Phòng/Ban liên quan của Sở giám sát Chủ đập trong công tác thực hiện Quy trình vận hành hồ chứa và các quy định tại Thông tư số 34/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương.

e. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị: Căn cứ phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của mình chỉ đạo các Phòng/Ban chức năng kiểm tra, theo dõi, ngăn chặn kịp thời các hành vi khai thác khoáng sản, tài nguyên trái phép, thải các chất độc hại, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép trong phạm vi bảo vệ an toàn đập và vùng lòng hồ.

f. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị: Căn cứ phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của mình chỉ đạo Hạt kiểm lâm huyện Hướng Hóa thực hiện tốt công tác bảo vệ tài nguyên rừng, ngăn chặn các hành vi khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép trong khu vực công trình.

g. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hướng Hóa: Giám sát việc khai thác sử dụng quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ hồ chứa, tham mưu UBND huyện cấp quyền sử dụng đất, cho phép xây dựng và cấp phép các hoạt động khác liên quan đến lĩnh vực tài nguyên, môi trường trong phạm vi hành lang bảo vệ hồ chứa đảm bảo đúng quy định.

h. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hướng Hóa: Tăng cường công tác kiểm tra, đấu tranh ngăn chặn các hành vi khai thác rừng trái phép.

i. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị: Căn cứ phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của mình, tổ chức theo dõi diễn biến tình hình mưa lũ và việc vận hành công trình thủy điện Hạ Rào Quán trong mùa lũ để chỉ đạo các đơn vị phối hợp phòng chống lũ lụt, xử lý các tình huống bất thường có ảnh hưởng đến an toàn công trình đầu mối, cũng như khu vực hạ du công trình; theo dõi công tác ứng phó với lũ lụt của chủ đập, kịp thời hỗ trợ ứng phó khi cần thiết.

k. Ủy ban nhân dân huyện Hướng Hóa và xã Tân Hợp:

- Căn cứ chức năng và nhiệm vụ của mình phối hợp các ban, ngành liên quan, Công ty Cổ phần Sông cầu tuyên truyền các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng về vai trò, tầm quan trọng trong công tác bảo vệ an toàn đập các công trình thủy điện.

- Ngăn chặn cư dân trong vùng lấn chiếm, xây dựng mới các công trình, nhà ở, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ đập, trong hành lang bảo vệ hồ chứa, các hoạt động gây cản trở đến việc quản lý, sửa chữa và vận hành đập, các hành động xâm hại các mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa theo hệ thống mốc ranh giới hành lang bảo vệ hồ chứa đã được xây dựng và bàn giao cho chính quyền các xã;

- Ngăn chặn đổ đất đá cát sỏi, chất thải rắn, nước thải không đạt tiêu chuẩn môi trường vào hồ chứa, các hành vi đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, khai thác tài nguyên vùng lòng hồ trái phép;

- Trực tiếp quản lý và giám sát các hoạt động của người dân có liên quan đến Nhà máy thủy điện Hạ Rào Quán trên địa bàn xã, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hoạt động gây ảnh hưởng hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến công trình;

- Chủ trì, phối hợp các ban, ngành liên quan, Công ty Cổ phần Sông Cầu giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, cũng như các tổ chức trên địa bàn xã có liên quan đến Nhà máy thủy điện Hạ Rào Quán.

6. Công tác tổ chức, thu thập quan trắc số liệu khí tượng thủy văn và phối hợp với Cơ quan dự báo khí tượng thủy văn

- Bố trí cán bộ có năng lực trong BCH PCLB trực tiếp thực hiện công tác quan trắc, phối hợp với các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn trong khu vực như: Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ để dự báo tình hình mưa lũ trong lưu vực và tại công trình:

- Cập nhật hàng ngày và hàng giờ (trong trường hợp có thông báo xả lũ) các thông tin về thủy văn của Hồ chứa thủy điện Quảng Trị, phương án xã lũ của Công ty Thủy điện Quảng Trị.

7. Thông tin, phối hợp với các chủ đập có liên quan trên lưu vực hồ chứa: Phối hợp với các chủ đập trên lưu vực phía thượng lưu công trình thủy điện Rào Quán để dự báo tình hình mưa lũ trên lưu vực và chủ động trong công tác PCLB cho công trình.

8. Thông tin báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước trong việc thông tin báo cáo với các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền,

9. Công tác khác: Hàng năm vào mùa mưa lũ Công ty luôn chuẩn bị số tiền mặt ít nhất là 100 triệu đồng để chủ động trong công tác PCLB.

VI. Danh sách Ban chỉ huy PCLB và TKCN địa phương và danh sách Ban Chỉ huy PCLB các chủ đập trên cùng một bậc thang

1. Danh sách Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Đakrông

STT

Họ và tên

Chức vụ

Số điện thoại

Nhiệm vụ

1

Lê Đắc Quỳ

Chủ tịch UBND huyện

0915.313.915

Trưởng ban

1

Phạm Văn Hùng

Phó Chủ tịch UBND huyện

0913.421.907

Phó ban trực

2

Hồ Sỹ Nhung

Trưởng Công an huyện

0913.411.848

Phó ban

4

Hà Ngọc Sinh

Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện

0982.158.504

Phó ban

5

Lê Văn Hai

Chánh Văn phòng UBND huyện

0914.361.979

Ủy viên

6

Hồ Văn Đang

P.TP. Nông nghiệp & PTNT

0914.179.963

Ủy viên

7

Châu Văn Hiền

Giám đốc Trung tâm Y tế huyện

0982.427.426

Ủy viên

8

Lê Công Cẩn

TP.Tài Nguyên-Môi trường

0913.421.853

Ủy viên

9

Hồ Thị Sáu

Giám đốc Bưu điện huyện

0917.919.555

Ủy viên

10

Lê Bá Tú

Giám đốc Trung tâm VT Đakrông

0914.138.997

Ủy viên

11

Hồ Sỹ Phùng

Phó Trưởng Đài PT-TH huyện

0914.444.784

Ủy viên

12

Nguyễn Xuân Quang

P.TP.Lao động TB & XH

 

Ủy viên

13

Nguyễn Hữu Đông

Trưởng chi cục thống kê

0982.213.687

Ủy viên

14

Đoàn Mạnh Hùng

TP.Tài chính - Kế toán huyện

 

Ủy viên

15

Lê Văn Chỉ

TP.Kinh tế - Hạ tầng

0914.312.126

Ủy viên

16

Trương Công Tứ

Trưởng hạt Quản lý Đường bộ A Ngo

0168.8571.269

Ủy viên

17

Nguyễn Đức Nhân

Trưởng hạt Quản lý Đường bộ Tà Long

0964.925.925

Ủy viên

18

Trần Quốc Tâm

TP.Y tế

0914.092.763

Ủy viên

19

Nguyễn Đức Phương

Chủ tịch Hội chữ thập đỏ huyện

0985.108.910

Ủy viên

20

Nguyễn Sỹ Huấn

PTP GD&ĐT

0914.082.640

Ủy viên

21

Lê Quận Hoàng

PGĐ Điện lực Đakrông

0914.020.568

Ủy viên

22

Hồ Văn Hải

Trưởng Trung Tâm Chi nhánh Vietel Đakrông

0966.131.357

Ủy viên

23

Nguyễn Ái Hợi

TP Dân Tộc

0915.711.469

Ủy viên

24

Ngô Văn Danh

TP Văn hóa - Thông tin

0934.772.123

Ủy viên

25

Hoàng Chu

Trưởng hạt Quản lý Đường bộ Krông Klang

0913.449.661

Ủy viên

26

Hồ Văn Bền

Chủ tịch UBMTTQ huyện

0986.977.899

Ủy viên

27

Trương Văn Hoài

Bí Thư Huyện đoàn

0915.719.293

Ủy viên

28

Hồ Thị Cam

Chủ tịch HPN huyện

0944.759.555

Ủy viên

2. Danh sách Ban Chỉ huy PCTT và TKCN xã Đakrông

STT

Họ và tên

Chức vụ

Số điện thoại

Nhiệm vụ

1

Hồ Thanh

Chủ tịch UBND xã

0919978557

Trưởng ban

2

Hồ Nha

P.Chủ tịch UBND xã

0982436117

Phó ban trực

3

Hồ Văn Cằm

Trưởng Công an xã

0949761947

Phó ban

4

Hồ Văn Tái

Chỉ huy trưởng Quân sự xã

0944657017

Phó ban

5

Trần Văn Hiếu

Cán bộ Văn phòng thống kê

0901121012

Ủy viên

6

Hồ Văn Thuần

Cán bộ nông nghiệp

0919665750

Ủy viên

7

Đỗ Văn Năm

Cán bộ địa chính

01294945188

Ủy viên

8

Hoàng Vân Trinh

Cán bộ Văn hóa thông tin

0973641378

Ủy viên

9

Hoàng Thị Hương

Cán bộ Tổ 30a

0973353191

Ủy viên

10

Lê Quang Hưng

Trạm trưởng Y tế xã

0976692691

Ủy viên

11

Nguyễn Thị Thế

Kế toán ngân sách xã

0918419123

Ủy viên

12

Hồ Văn Mát

Chủ tịch Hội chữ thập đỏ

01672083059

Ủy viên

13

Nguyễn Thị Thạnh

Cán bộ Đề án 500

0947917225

Ủy viên

14

 Võ Nam Sơn

Cán bộ Tổ 30a

01238991801

Ủy viên

15

Trần Văn Phú

Cán bộ khuyến nông khuyến ngư

01647075853

Ủy viên

3. Danh sách Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Hướng Hóa

STT

Họ và tên

Chức vụ

Số điện thoại

Nội dung/trách nhiệm

1

Võ Thanh

Chủ tịch UBND huyện

0913485509

Trưởng ban, phụ trách chung

2

Lê Quang Thuận

Phó Chủ tịch UBND huyện

0914079945

Phó Trưởng ban thường trực, phụ trách thị trấn Lao Bảo và xã Tân Thành

3

Phạm Anh Vũ

Chỉ huy trưởng - Tham mưu trưởng Ban chỉ huy Quân sự huyện

0914506005

Phó Trưởng ban, phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn và địa bàn các xã Tân Long, Xã Thuận

4

Phan Thanh Quảng

Trưởng Công an huyện

0913457967

Phó Trưởng ban, phụ trách an ninh trật tự, an toàn giao thông các xã Tân Hợp, thị trấn Khe Sanh, Tân Liên, Tân lập

5

Trần Đức Trung

Chủ tịch UBMTTQVN huyện

0979780126

Thành viên, phụ trách tuyên truyền, vận động, tiếp nhận hỗ trợ khắc phục thiên tai

6

Hồ Thị Thu Nhường

Chủ tịch Hội LHPN huyện

0914255346

Thành viên, phụ trách xã A Túc

7

Nguyễn Minh Tâm

Bí thư Đoàn TNCSHCM huyện

0969125789

Thành viên, phụ trách xã Hướng Phùng

8

Lê Gia Bảng

Chủ tịch Hội Nông dân huyện

0914184234

Thành viên, phụ trách xã Ba Tầng

9

Nguyễn Ngọc Khả

TP Nông nghiệp và PTNN

0979880045

Thành viên, là cơ quan thường trực BCH phòng chống, thiên tai

10

Nguyễn Ngọc Tri

Chánh VP UBND huyện

0943188555

Thành viên, phụ trách điều động phương tiện giao thông và phối hợp tổng hợp thiệt hại

11

Võ Sỹ Hiền

TP Lao động, TB&XH huyện

0979880911

Thành viên, phụ trách công tác hậu cần, lương thực trên địa bàn huyện, phụ trách xã A Xing

12

Nguyễn Thị Huyền

Trưởng Đài phát thanh-Truyền hình huyện

0912660437

Thành viên, phụ trách công tác tuyên truyền và địa bàn xã Hướng Việt

13

Hồ Xuân Phúc

Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin

0914484135

Thành viên, phụ trách thông tin, tuyên truyền và địa bàn xã Hướng Linh

14

Hoàng Đình Bình

Trưởng phòng Tài chính-Kế hoạch huyện

0914201627

Thành viên, phụ trách xã Xy và hệ thống các trường học trên địa bàn huyện

15

Dương Phước Định

Trưởng phòng Tài nguyên-Môi trường huyện

0913456801

Thành viên, phụ trách công tác tài chính, địa bàn các xã Hướng Lộc

16

Phan Văn Diện

Giám đốc Trung tâm Môi trường và Công trình đô thị

0984498713

Thành viên, phụ trách địa bàn xã Hướng Sơn

17

Hồ Văn Toàn

Trưởng phòng Dân tộc huyện

0982957222

Thành viên, phụ trách xã Hướng Tân

18

Xôm Vân

Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện

0979702717

Thành viên, phụ trách công tác thiết bị máy móc, phương tiện và địa bàn xã Thanh

19

Đinh Đông

Trưởng phòng Y tế huyện

0914282047

Thành viên, phụ trách địa bàn xã A Dơi

20

Nguyễn Văn Đức

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo

0914425901

Thành viên, phụ trách xã Xy và hệ thống trường học trên địa bàn huyện

21

Định Trọng Bảo

Giám đốc Trung tâm Viễn thông

0913456234

Thành viên, phụ trách đảm bảo thông tin liên lạc

22

Lê Chiêu Sơn

Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện

0979780457

Thành viên, phụ trách tổng hợp thiệt hại và địa bàn xã Húc

23

Nguyễn Văn Minh

Chủ tịch Hội chữ thập đỏ huyện

0905880859

Thành viên, phụ trách công tác của Hội trên địa bàn sơ, cấp cứu tiếp nhận hỗ trợ khắc phục thiên tai

24

Lâm Chí Đức

Giám đốc Trung tâm Y tế huyện

0914178334

Thành viên, phụ trách công tác Y tế, xử lý Môi trường

25

Đâu Đình Long

Đoàn phó Quân sự Đoàn kinh tế - Quốc phòng 337

0973395568

Thành viên, phụ trách công tác PCTT và TKCN Đoàn KTQP 337 và các xã vùng dự án

26

Ông: Hùng

Giám đốc Công ty Thủy lợi, Thủy điện Quảng Trị

0963407888

Thành viên, phụ trách lòng hồ, đập thủy lợi, thủy điện Quảng Trị

27

Ông: Thắng

Giám đốc Điện lực Khe Sanh

0962003333

Thành viên, phụ trách đảm bảo an toàn mạng lưới điện Quốc gia trên địa bàn huyện.

28

Vi Việt Hoài

Phó Tổng giám đốc Công ty CP Sông Cầu (Thủy điện Hạ Rào Quán

0911719777

Thành viên, phụ trách lòng hồ đập thủy lợi, thủy điện Hạ Rào Quán

29

Phạm Ngọc Tiến

Giám đốc Bưu điện Hướng Hóa

0914650559

Thành viên, phụ trách đảm bảo thông tin liên lạc

30

Lê Thái

Trưởng trạm khí tượng Khe Sanh.

01686952234

Thành viên, phụ trách cung cấp thông tin dự báo khí tượng thủy văn cho BCH PCTT&TKCN huyện

4. Danh sách Ban chỉ huy PCTT và TKCN xã Tân Hợp

STT

Họ và tên

Chức vụ

Số điện thoại

Nhiệm vụ

01

Trần Vinh

Chủ tịch UBND xã

0979880793

Trưởng ban

02

Lê Thanh Trung

Phó Chủ tịch UBND xã

0974302333

Phó ban

03

Văn Viết Chương

Chỉ huy trưởng Quân sự xã

0979483282

Phó ban trực

04

Nguyễn Ngọc Dũng

Trưởng Công an xã

0988019133

Phó ban

05

Nguyễn Phương Duy

Công chức Địa chính - Nông nghiệp

0914210098

Thành viên

06

Nguyễn Hoàng Sơn

Cán bộ Văn hóa thông tin

0905880148

Thành viên

07

Lê Thị Kim Anh

Cán bộ văn hóa xã hội

0973882234

Thành viên

08

Nguyễn Đình Tuấn

Cán bộ Văn phòng thống kê

0977379197

Thành viên

09

Nguyễn Thị Huệ

Kế toán-Ngân sách xã

0962588429

Thành viên

10

Nguyễn Đình Danh

Trưởng Trạm y tế xã

01692719700

Thành viên

11

Trần Quang Duy

Phó CHT Quân sự xã

0974088849

Thành viên

12

Nguyễn Bảo Song

Phó trưởng Công an xã

0983477384

Thành viên

13

Lê Thị Lương

Chủ tịch HCTĐ xã

0949785246

Thành viên

14

Nguyễn Quang Xuân

Chủ tịch UBMTTQVN xã

0977983889

Thành viên

15

Trần Hữu Xuân

Chủ tịch Hội nông dân xã

01669203201

Thành viên

16

Lê Thị Mỹ Hạnh

Chủ tịch Hội LHPN xã

0974430126

Thành viên

17

Nguyễn Thị Phương Mai

Bí thư Đoàn thanh niên

0973657333

Thành viên

18

Cao Công Binh

Chủ tịch Hội CCB xã

0916166871

Thành viên

19

Lê Bình

Trưởng thôn Tân Xuyên

0977608970

Thành viên

20

Lê Xuân Diện

Trưởng thôn Hòa Thành

01693924861

Thành viên

21

Dương Công Trình

Trưởng thôn Lương Lễ

01696210555

Thành viên

22

Nguyễn Trường Đăng

Trưởng thôn Quyết Tâm

01642199741

Thành viên

23

Hồ Văn Xế

Trưởng thôn Tà Đủ

0961280761

Thành viên

5. Danh sách và số điện thoại liên hệ Ban chỉ huy PCLB Công ty thủy điện Quảng Trị (thượng nguồn Thủy điện Hạ Rào Quán)

STT

Danh sách

Chức danh/Nhiệm vụ

Số điện thoại

1

Nguyễn Thanh Hùng

Giám Đốc-Trưởng Ban Chỉ huy PCLB Công ty

0963.407.888

2

Nguyễn Ngọc Bình

Phó trưởng Ban Chỉ huy PCLB Công ty

0963.717.789

3

Nguyễn Văn Thắng

UV thường trực Ban Chỉ huy PCLB Công ty

0931951555

4

Đoàn Thanh Điểm

Ủy viên

0935.555616

5

Vương Ngọc Sơn

Ủy viên

0975.040.999

6

Nguyễn Tri Thức

Ủy viên

0919504156

7

Bùi Thị Hồng Nhung

Ủy viên

0963.080.777

8

Nguyễn Thanh Hải

Ủy viên

0963.564.999

9

Trần Quang Vinh

Ủy viên

0978.026.368

10

Trương Hồng Thơm

Ủy viên

0982.761.258

11

Nguyễn Tiến Hưng

Ủy viên

0905.876.699

12

Nguyễn Bá Linh

Ủy viên

0901.136.559

VII. Kết luận:

Phương án phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn đập công trình thủy điện Hạ Rào Quán là cơ sở để Công ty Cổ phần Sông Cầu tổ chức thực hiện nhằm chủ động trong công tác phòng, chống lụt bão, đảm bảo an toàn đập công trình thủy điện Hạ Rào Quán trong mùa mưa lũ và trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố.

Phương án phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn đập thủy điện Hạ Rào Quán đồng thời là cơ sở để UBND tỉnh Quảng Trị và các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn đập, chính quyền địa phương chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Công ty Cổ phần Sông Cầu cùng các đơn vị liên quan triển khai thực hiện./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1923/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Phương án phòng chống lụt bảo đảm bao an toàn đập công trình thủy điện Hạ Rào Quán do tỉnh Quảng Trị ban hành

  • Số hiệu: 1923/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 13/07/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
  • Người ký: Hà Sỹ Đồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/07/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản