Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 192/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NĂM 2024

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin;

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng;

Căn cứ Luật An ninh mạng;

Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

Căn cứ Nghị định số 53/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 417/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phê duyệt Chương trình chuyển đổi số tài nguyên và môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2686/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Kế hoạch phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021- 2025 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục trưởng Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Chuyển đổi số của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2024.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục trưởng Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Ủy ban Quốc gia về CĐS (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo);
- Lưu: VT, KHTC, CĐS.

BỘ TRƯỞNG




Đặng Quốc Khánh

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NĂM 2024
(Kèm theo Quyết định số 192/QĐ-BTNMT ngày 22 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường )

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW.

- Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

- Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030.

- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.

- Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định Danh mục lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

- Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố, tăng cường năng lực cho các cán bộ, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến 2025”.

- Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến 2025.

- Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025”.

- Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030.

- Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Thủ thướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

- Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025”.

- Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

- Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 tháng 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia.

- Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

- Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

- Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0.

- Kế hoạch hành động số 777-KH/BCSĐTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2020 của Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về "Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" và Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư".

- Quyết định số 3196/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường (Phiên bản 2.0).

- Quyết định số 417/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phê duyệt Chương trình chuyển đổi số tài nguyên và môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 1635/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thủ thướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030.

- Quyết định số 2601/QĐ-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường.

- Quyết định số 2686/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Kế hoạch phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021- 2025 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 của ngành tài nguyên và môi trường.

II. MỤC TIÊU

- 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình (ngoại trừ những dịch vụ yêu cầu sự hiện diện bắt buộc theo quy định của pháp luật); được xác thực một lần, thanh toán số, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- 60% dịch vụ hành chính công phát sinh hồ sơ trực tuyến; hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng.

- 85% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

- Duy trì 100% hồ sơ công việc tại Bộ Tài nguyên và Môi trường (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước) được xử lý trên môi trường mạng.

- 80% báo cáo tổng hợp, báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê của Bộ được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

- 85% cuộc họp trên môi trường trực tuyến, sử dụng tài liệu điện tử thay thế cho tài liệu giấy.

- 100% công chức được trang bị chữ ký số, định danh xác thực một lần trên các hệ thống của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 60% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các nền tảng công nghệ số phục vụ công tác quản lý nhà nước và nghiệp vụ.

- Bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp, 100% máy chủ, máy trạm của Bộ được triển khai giải pháp phòng chống mã độc; 100% hệ thống thông tin cấp độ 3, 4, 5, hệ thống thông tin quan trọng quốc gia được giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng; 100% các đơn vị trực thuộc Bộ có bộ phận chuyên trách/cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin.

III. NHIỆM VỤ

1. Nhận thức số

1.1. Ngày Chuyển đổi số

Thực hiện Kế hoạch triển khai Ngày Chuyển đổi số quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và phù hợp với điều kiện thực tế, thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức số.

1.2. Chia sẻ bài toán, sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số

- Tiếp tục đề xuất các bài toán lớn, cụ thể cần được giải quyết để chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường.

- Xây dựng kênh thông tin để công bố các bài toán lớn về chuyển đổi số của ngành tài nguyên và môi trường để tiếp nhận sáng kiến của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong, ngoài nước để giải quyết các bài toán.

1.3. Kênh truyền thông “Chuyển đổi số quốc gia” trên Zalo

Tiếp tục tham gia vào kênh truyền thông chuyển đổi số quốc gia để được cập nhật kịp thời thông tin mới nhất về chuyển đổi số phục vụ công tác, hoạt động chuyển đổi số của Bộ, ngành tài nguyên và môi trường.

2. Thể chế số

Xây dựng và triển khai kế hoạch ban hành văn bản, cơ chế, chính sách để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và bảo đảm an toàn thông tin phù hợp với tiến trình chuyển đổi số của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Ban hành Danh mục dữ liệu mở của ngành tài nguyên và môi trường; triển khai xây dựng và cung cấp dữ liệu mở cho các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp và người dân tra cứu, khai thác sử dụng phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số.

- Ban hành Danh mục dữ liệu lớn và xây dựng Kế hoạch phát triển dữ liệu lớn của ngành tài nguyên và môi trường; Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với từng loại dữ liệu thuộc danh mục dữ liệu lớn của ngành tài nguyên và môi trường.

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện quy định về thu thập, lưu trữ, sử dụng, kết nối, chia sẻ dữ liệu số.

3. Hạ tầng số

3.1. Nâng cấp, phát triển Trung tâm dữ liệu phục vụ phát triển Chính phủ số tại Bộ, đáp ứng yêu cầu triển khai các công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

3.2. Xây dựng, vận hành hệ thống điều hành thông minh (IOC) kết nối với Hệ thống chỉ đạo, điều hành quốc gia.

4. Dữ liệu số

4.1. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành về tài nguyên và môi trường trên cơ sở kiến trúc, tiêu chuẩn, quy chuẩn, dịch vụ chia sẻ dữ liệu thống nhất, bảo đảm nền tảng về dữ liệu là hạ tầng quan trọng, cốt yếu cho chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường.

4.2. Thu thập, xây dựng dữ liệu chủ trong các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ ứng dụng dịch vụ Chính phủ số của Bộ.

4.3. Tiếp tục tập hợp, số hóa nội dung, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu văn bản hành chính, cơ sở dữ liệu nội bộ, ứng dụng triển khai công nghệ khai phá, xử lý văn bản đáp ứng nhu cầu chỉ đạo, điều hành, thực hiện công tác hành chính.

4.4. Xây dựng, triển khai hệ thống lưu trữ điện tử chuyên ngành tài nguyên và môi trường.

5. Nền tảng số

5.1. Hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Bộ (LGSP), kết nối liên thông với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP).

5.2. Xây dựng, phát triển các hệ thống nền tảng dùng chung cho các ứng dụng, dịch vụ phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số của Bộ, ngành tài nguyên và môi trường.

5.3. Xây dựng hệ thống xác thực điện tử dùng chung kết nối với nền tảng trao đổi định danh và xác thực điện tử quốc gia.

5.4. Xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

6. Nhân lực số

6.1. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu cho cán bộ, công chức, viên chức để sẵn sàng chuyển đổi môi trường làm việc sang môi trường số.

6.2. Tổ chức đào tạo đội ngũ chuyên gia phục vụ chuyển đổi số tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.

6.3. Tổ chức tập huấn, phổ biến, diễn tập về đảm bảo an toàn dữ liệu, an ninh thông tin, bảo vệ hạ tầng dữ liệu

7. An toàn thông tin mạng

7.1. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp lý để bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng trong ngành tài nguyên và môi trường theo các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

7.2. Tiếp tục phê duyệt/trình phê duyệt hồ sơ cấp độ và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cho các hệ thống thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

7.3. Về công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát an toàn, an ninh thông tin

- Giám sát an toàn thông tin cho toàn bộ hạ tầng công nghệ thông tin, các hệ thống thông tin và các Trung tâm dữ liệu của Bộ được thực hiện thường xuyên, liên tục; phát hiện và xử lý kịp thời các lỗ hổng, nguy cơ mất an toàn và các cuộc tấn công mạng, không để xảy ra các sự cố mất an toàn thông tin nghiêm trọng.

- Thường xuyên kết nối, chia sẻ dữ liệu về mã độc, giám sát với Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia (NCSC).

- Thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn, an ninh và bảo mật thông tin đối với các hệ thống thông tin của Bộ, đối với các hệ thống thông tin quan trọng, để bảo đảm an toàn thông tin theo 4 lớp, đã được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin do đơn vị độc lập thuộc Bộ Thông tin và Truyển thông thực hiện.

7.4. Về công tác phòng, chống phần mềm độc hại:

- Thường xuyên rà soát, cập nhật bảo đảm toàn bộ máy chủ và máy trạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được cài đặt các phần mềm phòng chống phần mềm độc hại, qua đó kịp thời phát hiện và xử lý các phần mềm độc hại, tránh phát tán, lây lan và tấn công từ bên trong.

- Thường xuyên tổ chức khắc phục điểm yếu, gỡ bỏ mã độc cho các máy máy chủ tại các Trung tâm Dữ liệu và máy tính cá nhân tại các đơn vị thuộc khối cơ quan Bộ. Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ khắc phục các điểm yếu, gỡ bỏ các mã độc cho các máy tính của các đơn vị.

7.5. Về công tác ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng:

- Đôn đốc, theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện hoạt động ứng cứu sự cố của Đội ứng cứu sự cố và bảo đảm an toàn thông tin tại Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Quy chế.

- Tổ chức tối thiểu 01 cuộc diễn tập ứng cứu sự cố để tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác bảo đảm an toàn thông tin tại Bộ, Sở Tài nguyên và Môi trường.

8. Chính phủ số

8.1. Nâng cấp, hợp nhất, hoàn thiện, vận hành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ, kết nối với Hệ thống giám sát quốc gia về Chính phủ số; ứng dụng công nghệ số để cá nhân hóa giao diện, nâng cao trải nghiệm người dùng dịch vụ công, tiếp thu ý kiến người dân và doanh nghiệp khi xây dựng, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến; tiếp tục triển khai tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ và Thủ tướng Chính phủ giao lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Thông tin một cửa quốc gia, kết nối với các CSDLQG, chuyên ngành.

8.2. Xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành và các cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường khác tạo nền tảng, kết nối, chia sẻ dữ liệu số ngành tài nguyên và môi trường phục vụ chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường.

8.3. Xây dựng, nâng cấp, vận hành các ứng dụng, dịch vụ phục vụ nội bộ tại Bộ Tài nguyên và Môi trường và kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin trong và ngoài Bộ theo nhu cầu, các hệ thống ra quyết định phải dựa trên dữ liệu.

8.4. Hoàn thành triển khai các nhiệm vụ của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030.

9. Kinh tế số

Xây dựng các nền tảng dữ liệu để cung cấp thông tin, dữ liệu, hệ sinh thái nội dung số về tài nguyên và môi trường nhằm tạo ra động lực phát triển dữ liệu, tăng giá trị dữ liệu, là cơ sở để đổi mới sáng tạo, phát triển các dịch vụ nội dung số, phát triển nền kinh tế số; dịch vụ sáng tạo thông minh; thương mại điện tử…

10. Xã hội số

Tuyên truyền, phổ biến, giải đáp chính sách pháp luật trên các nền tảng số, sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại và đa dạng hóa các kênh truyền thông số giúp cộng đồng dễ tiếp cận, sử dụng, nâng cao nhận thức về tài nguyên và môi trường.

IV. GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp

- Ứng dụng công nghệ số để nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần thay đổi phương thức người dân tương tác với cơ quan nhà nước, hình thành văn hóa số cho người dân.

- Truyền thông, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, kỹ năng số.

2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp

Huy động sự tham gia của cộng đồng, cho phép các tổ chức, doanh nghiệp tham gia ứng dụng công nghệ mới triển khai, khai thác các nền tảng và cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển hệ sinh thái Chính phủ số phục vụ người dân, doanh nghiệp.

3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ

- Nghiên cứu, từng bước ứng dụng công nghệ số mới (Cloud, Big Data, IoT, AI, Blockchain, Mobile…) trong xây dựng, triển khai các ứng dụng, dịch vụ Chính phủ số tại Bộ Tài nguyên và Môi trường để tiết kiệm thời gian, chi phí xây dựng, vận hành các hệ thống thông tin và tự động hoá, thông minh hoá, tối ưu hoá các quy trình xử lý công việc.

- Hợp tác với các hãng công nghệ lớn để ứng dụng hiệu quả các công nghệ mới trong thu nhận, phân tích xử lý dữ liệu; phát triển Chính phủ số ngành tài nguyên và môi trường.

4. Thu hút nguồn lực CNTT

- Đề xuất các chính sách ưu tiên thiết thực trong thu hút, ưu đãi, bố trí, đào tạo, sử dụng, nhân lực, cán bộ kỹ thuật về công nghệ thông tin.

- Ưu tiên thích đáng, bố trí các nguồn lực cho công tác ứng dụng CNTT bảo đảm tiến độ và hiệu quả của các nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số hướng tới Chính phủ số.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin bằng các chương trình đào tạo cụ thể, gắn với việc trực tiếp phát triển và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ.

- Tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ, chú trọng tiếp nhận và phát triển các công nghệ mới, tiên tiến.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Bảo đảm, ưu tiên kinh phí (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên) để thực hiện các nhiệm vụ, dự án chuyển đổi số.

3. Dự kiến kinh phí tại Phụ lục kèm theo Quyết định.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Văn phòng Bộ

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan cải tiến, chuẩn hóa và áp dụng các quy trình hành chính của các đơn vị thuộc Bộ, có trách nhiệm thúc đẩy trong việc ứng dụng các hệ thống phục vụ quản lý hành chính nhà nước.

- Duy trì, cập nhật thông tin thường xuyên trên Cổng thông tin điện tử, các hệ thống tác nghiệp của Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Vụ Tổ chức cán bộ

- Gắn công tác cải cách hành chính với chuyển đổi số trong các đơn vị thuộc Bộ.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất về chế độ đãi ngộ đãi ngộ đặc thù cho đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn công nghệ thông tin.

3. Vụ Kế hoạch - Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan ưu tiên xem xét các dự án, nhiệm vụ phục vụ chuyển đổi số, thẩm định trình Bộ phê duyệt các dự án, nhiệm vụ đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định.

- Ưu tiên bố trí vốn đầu tư, các nguồn kinh phí từ các nguồn khác cho chuyển đổi số.

- Chủ trì, thẩm định bố trí kinh phí cho các dự án, nhiệm vụ phục vụ chuyển đổi số của các đơn vị theo kế hoạch đã được phê duyệt.

- Chủ trì, hướng dẫn các đơn vị quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

4. Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường

- Chịu trách nhiệm tham mưu về kỹ thuật để triển khai Kế hoạch, đôn đốc các đơn vị thực hiện Kế hoạch bảo đảm tiến độ, mục tiêu, hiệu quả; tổng hợp tình hình báo cáo Bộ theo chế độ quy định.

- Hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trong việc xây dựng, thẩm định, trình phê duyệt và thực hiện các dự án, nhiệm vụ trong Kế hoạch; tham gia thẩm định, kiểm tra và nghiệm thu dự án, nhiệm vụ phục vụ chuyển đổi số trong Kế hoạch theo quy định.

- Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính theo dõi, tổng hợp, đề xuất điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch, báo cáo Bộ trưởng để xem xét, phê duyệt.

- Duy trì, bảo đảm an ninh, hoạt động an toàn, thông suốt hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số của Bộ.

- Hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ, cung cấp hạ tầng, hướng dẫn, thẩm định chuyên môn kỹ thuật, định hướng giải pháp công nghệ trong chuyển đổi số của các đơn vị trực thuộc Bộ.

5. Các đơn vị trực thuộc Bộ

- Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo chuyển đổi số trong phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị mình. Chịu trách nhiệm trước Bộ về việc tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả các dự án được giao, báo cáo tình hình thực hiện.

- Bố trí, phân công nhân lực công nghệ thông tin phù hợp bảo đảm chất lượng hiệu quả trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ và gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính trong từng cơ quan, đơn vị.

- Báo cáo định kỳ 06 tháng và đột xuất tình hình thực hiện kế hoạch theo theo hướng dẫn và yêu cầu của Bộ.

VII. DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN

Danh mục nhiệm vụ, dự án thực hiện Kế hoạch Chuyển đổi số của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2024 theo bảng tại Phụ lục kèm theo Quyết định./.

 

PHỤ LỤC: DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NĂM 2024

TT

Tên dự án, nhiệm vụ

Thời gian thực hiện

Mục tiêu

Tổng dự toán (triệu đồng)

Dự kiến kinh phí 2024 (triệu đồng)

Nguồn vốn

Đơn vị chủ trì

Ghi chú

 

TỔNG CỘNG

 

 

2.438.657

737.954

 

 

 

A

DỰ ÁN, NHIỆM VỤ CHUYỂN TIẾP

 

 

2.387.657

722.954

 

 

 

1

Dự án Xây dựng hệ thống quản lý điều hành thông minh tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2022-2024

Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành; ứng dụng các công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu số được kết nối, chia sẻ, trao đổi theo thời gian thực nhằm đẩy nhanh phát triển Chính phủ điện tử, thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.

40.000

39.500

NSNN

Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường

 

2

Chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường (giai đoạn 1).

2022-2025

Hoàn thiện hạ tầng số, phát triển các nền tảng số, đảm bảo an ninh, an toàn dùng chung theo hướng hiện đại, đồng bộ góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Chương trình Chuyển đổi số tài nguyên môi trường cũng như Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

310.000

101.000

NSNN

Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường

 

3

Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường (Giai đoạn I).

2023-2026

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin, hạ tầng dữ liệu số về tài nguyên và môi trường với giải pháp công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, cung cấp đầy đủ dữ liệu cần thiết phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngành tài nguyên và môi trường; thay đổi phương thức làm việc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ; phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh; cung cấp dịch vụ công chất lượng cao, nhanh chóng tin cậy về tài nguyên và môi trường phục vụ người dân và doanh nghiệp.

789.000

360.000

NSNN

Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường

 

4

Xây dựng hệ thống thông tin tham vấn, giải đáp và đánh giá thực thi chính sách pháp luật tài nguyên và môi trường.

2020-2024

Tăng cường, đổi mới công tác tham vấn, giải đáp và đánh giá thực thi chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực, uy tín và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở ứng dụng các giải pháp, công nghệ tiên tiến, phương thức làm việc hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường.

9.831

1.779

NSNN

Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường

 

5

Kết nối cơ sở dữ liệu thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo ngành tài nguyên và môi trường với Thanh tra Chính phủ.

2020-2024

Mở rộng hệ thống cơ sở dữ liệu thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo Tài nguyên Môi trường chia sẻ, kết nối với Trung ương và Địa phương để đáp ứng được yêu cầu về thu thập, quản lý, chia sẻ, khai thác và tích hợp dữ liệu thanh tra, kiểm tra và tranh chấp, khiếu nại tố cáo ngành Tài nguyên và Môi trường, qua đó đáp ứng được nhu cầu quản lý, sử dụng khai thác trong tình hình mới; liên thông, tích hợp dữ liệu với hệ thống cơ sở dữ liệu khiếu nại, tố cáo quốc gia; trao đổi thông tin với các hệ thống khác đang được triển khai tại Bộ.

9.219

3.742

NSNN

Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường

 

6

Làm giàu, làm sạch dữ liệu đất đai, bổ sung thông tin về nhà ở, địa chỉ thửa đất, cơ sở y tế; kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp thuộc nhiệm vụ của Đề án 06/CP.

2023-2024

- Dữ liệu đất đai được chuẩn hóa, bổ sung thông tin về chủ sử dụng đất, thửa đất, nhà ở, địa chỉ thửa đất, thông tin cơ sở y tế, phản ánh đúng hiện trạng đối với một số loại đất phi nông nghiệp (ODT, ONT, TSC, DTS, DYT, DXH, DGD, SKC, TMD, DBV); Xác thực, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; kết nối, chia sẻ cho các Bộ, ngành, địa phương phục vụ giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp có liên quan đến đất đai, nhà ở theo quy định của pháp luật.

- Hoàn thiện kết nối cơ sở dữ liệu đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tích hợp, liên thông và vận hành các dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực đất đai theo Quyết định số 422/QĐ-TTg.

8.390

8.390

NSNN

Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường

 

7

Chỉnh lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ và xây dựng, quản lý, khai thác dữ liệu hồ sơ, tài liệu tại kho lưu trữ cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2022-2024

 

11.232

7.303

NSNN

Văn phòng Bộ

 

8

Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và và xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành chính.

2012 - 2025

Thực hiện Hiến pháp năm 1992 về phân chia các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để xác định rõ phạm vi quản lý theo địa bàn lãnh thổ giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giữa các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và giữa các xã, phường, thị trấn trên đất liền và trên biển. Đảm bảo khép kín đường địa giới hành chính các cấp và thống nhất với đường biên giới quốc gia

466.845

65.000

NSNN

Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam

 

9

Dự án "Bổ sung, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý các tỷ lệ khu vực các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ (từ Thừa Thiên Huế trở ra)".

2019-2023

Cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia khu vực các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ ở các tỷ lệ 1:10.000, 1:50.000 đảm bảo đầy đủ, kịp thời, chính xác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

152.590

40.000

NSNN

Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam

 

10

Xây dựng bộ bản đồ chuẩn và cơ sở dữ liệu bản đồ biên giới quốc gia Việt Nam - Lào.

2018 - 2023

- Công bố rộng rãi bộ bản đồ chuẩn về đường biên giới Việt Nam - Lào nhằm tạo điều kiện về pháp lý để mọi đối tượng có thể tiếp cận thông tin và thể hiện đúng đường biên giới Việt Nam với nước Lào láng giềng theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ biên giới quốc gia Việt Nam - Lào nhằm hiện đại hóa công tác quản lý đường biên giới và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh khu vực đường biên của các Bộ, ngành, địa phương liên quan.

15.860

2.732

NSNN

Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam

 

11

Xây dựng bộ bản đồ chuẩn và cơ sở dữ liệu bản đồ biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia.

2022 - 2024

Thống nhất, phù hợp chuẩn quốc tế ở các loại tỷ lệ bản đồ trên hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và hệ tọa độ WGS-84 để thuận tiện trong quá trình quản lý sử dụng của các Bộ, ngành, địa phương phục vụ an ninh quốc phòng bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ.

Để phục vụ công tác quản lý đường biên, mốc giới theo Nghị định thư về đường biên giới và mốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia đã được cấp có thẩm quyền hai nước phê chuẩn và chính thức có hiệu lực từ ngày 22/12/2020.

4.958

2.649

NSNN

Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam

 

12

Bổ sung, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý các tỉnh Nam Trung Bộ và miền Nam (từ Đà Nẵng trở vào).

2022 - 2025

Cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia khu vực các tỉnh Nam Trung bộ và miền Nam ở các tỷ lệ 1:10.000, 1:50.000 đảm bảo đầy đủ, kịp thời, chính xác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

133.306

10.000

NSNN

Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam

 

13

Xây dựng Cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia.

2015 - 2024

 

34.601

3.830

NSNN

Cục Viễn thám Quốc gia

 

14

Xây dựng hệ thống công cụ hỗ trợ giám sát và cảnh báo thiên tai phục vụ sản xuất và phòng chống thiên tai ở vùng đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động của biến đổi khí hậu.

2021-2024

Tăng cường năng lực cung cấp, sử dụng thông tin khí tượng thủy văn và thiên tai phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, góp phần thực hiện Nghị quyết số 120 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu

5.289

2.789

NSNN

Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu

 

15

Tiểu Dự án 4: “Đầu tư trung tâm dữ liệu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tích hợp dữ liệu tài nguyên và môi trường của khu vực phục vụ phân tích, đánh giá hỗ trợ ra quyết định về phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu".

 

 

337.696

51.000

Dự án ODA

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng

 

16

Xây dựng Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động KTTV của bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

2023-2024

 

1.000

500

NSNN

Tổng cục Khí tượng thủy văn

 

17

Xây dựng hệ thống phần mềm xử lý, khai thác và tích hợp đồng bộ số liệu ra đa thời tiết, vệ tinh, định vị sét, thám không vô tuyến phục vụ tác nghiệp dự báo.

2021-2023

 

10.753

3.353

NSNN

Tổng cục Khí tượng thủy văn

 

18

Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng số liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục phục vụ công tác quản lý nhà nước và công bố thông tin về chất lượng môi trường.

2023-2024

 

11.790

8.284

NSNN

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường

 

19

Xây dựng và vận hành Hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia đáp ứng Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường (giai đoạn 2).

2024-2025

 

15.622

7.370

NSNN

Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học

 

20

Xây dựng công cụ đánh giá, dự báo và cung cấp thông tin chất lượng môi trường nước sử dụng công nghệ GIS và trí tuệ nhân tạo, áp dụng cho lưu vực sông Hương.

2023-2024

- Xây dựng được bộ công cụ đánh giá, dự báo và cung cấp thông tin chất lượng môi trường nước dựa trên công nghệ GIS và trí tuệ nhân tạo;

- Ứng dụng thành công công cụ đánh giá, dự báo và cung cấp thông tin chất lượng nước sử dụng công nghệ GIS và trí tuệ nhân tạo trên LVS Hương.

11.000

3.000

NSNN

Viện khoa học tài nguyên nước

 

21

Xây dựng hệ thống theo dõi và quản lý diễn biến nguồn nước mặt, nước dưới đất và hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả thải vào nguồn nước phục vụ giám sát việc tuân thủ giấy phép tài nguyên nước và công tác chỉ đạo điều hành.

2018-2023

 

13.633

733

NSNN

Cục Quản lý tài nguyên nước

 

II

DỰ ÁN, NHIỆM VỤ MỞ MỚI

 

 

51.000

15.000

 

 

 

1

Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu nhà đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý.

2024

Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản, đặc biệt là quản lý các cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước tại các cơ quan, đơn vị thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin; số hóa dữ liệu hồ sơ pháp lý liên quan đến các cơ sở nhà, đất thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2.000

2.000

 

Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường

 

2

Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quan trắc, giám sát ô nhiễm môi trường không khí xuyên biên giới.

2024-2026

Giám sát được tình trạng ô nhiễm không khí từ các nguồn xuyên biên giới bằng công nghệ viên thám và GIS phục vụ công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, kiểm soát các vấn đề môi trường xuyên biên giới.

45.000

10.000

 

Cục Viễn thám quốc gia

 

3

Xây dựng hệ thống hỗ trợ dự báo dựa trên tác động, cảnh báo dựa trên rủi ro do thiên tai KTTV trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

2024-2025

- Xây dựng được bộ tiêu chí xác định mức độ tác động của một số thiên tai KTTV thường xuyên xảy ra trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ tới từng thành phần KTXH.

- Xây dựng được phần mềm hỗ trợ dự báo dựa trên tác động, cảnh báo dựa trên rủi ro do thiên tai KTTV trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

2.000

1.000

 

Tổng cục Khí tượng thủy văn

 

4

Cập nhật dữ liệu và hoàn thiện các phần mềm thuộc hệ thống kỹ thuật phục vụ công tác giao khu vực biển; thống kê, kiểm kê, xây dựng, quản lý thông tin, dữ liệu về giao, sử dụng khu vực biển trên phạm vi cả nước.

2024-2026

Hoàn thiện Hệ thống kỹ thuật phục vụ công tác giao khu vực biển; thống kê, kiểm kê, xây dựng, quản lý thông tin, dữ liệu về giao, sử dụng khu vực biển đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới của Hệ thống.

 

1.000

 

Cục Biển và Hải đảo Việt Nam

 

 

Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường biển và hải đảo quốc gia (giai đoạn 2) (hợp phần 2022-2025)

2022-2025

 

 

300

 

Cục Biển và Hải đảo Việt Nam

 

5

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để xây dựng hệ thống cảnh báo sớm tai biến địa chất theo thời gian thực ở một số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.

2024-2026

+ Xây dựng được bộ tiêu chí hệ thống cảnh báo sớm tai biến địa chất theo thời gian thực;

+ Xây dựng được phần mềm cảnh báo sớm tai biến địa chất theo thời gian thực.

2.000

1.000

 

Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 192/QĐ-BTNMT Kế hoạch Chuyển đổi số của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2024

  • Số hiệu: 192/QĐ-BTNMT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/01/2024
  • Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Người ký: Đặng Quốc Khánh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản