Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1910/2007/QĐ-UBND | Hải Dương, ngày 28 tháng 5 năm 2007 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 88/2006/NĐ - CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 53/2007/NĐ - CP ngày 04/4/2007 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phối hợp quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Các quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh trước đây trái với Quy định này điều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành; Thủ trưởng các đơn vị liên quan; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG THEO LUẬT DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
( Ban hành kèm theo Quyết định số 1910/2007/QĐ - UBND ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương )
Quy định này quy định quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp (dưới đây gọi chung là doanh nghiệp) trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền về quản lý doanh nghiệp, ngoài việc thực nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, phải thực hiện Quy định này để phối hợp quản lý doanh nghiệp nêu tại Điều 1 Quy định này.
Điều 3. Nguyên tắc phối hợp quản lý
1. Bảo đảm và tuân thủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành, lĩnh vực theo luật định;
2. Tôn trọng và tuân thủ các yêu cầu trong việc cung cấp thông tin, báo cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm bảo về thời gian, chất lượng; khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin trong trao đổi giữa các cơ quan, trường hợp trao đổi thông tin để làm cơ sở xử lý đối với doanh nghiệp vi phạm pháp luật phải thực hiện bằng văn bản.
3. Đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Điều 4. Mục tiêu quản lý doanh nghiệp
1. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
2. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Luật Doanh nghiệp; phát hiện và uốn nắn kịp thời những doanh nghiệp chấp hành chưa đúng, chưa đầy đủ quy định của pháp luật; xử lý hoặc kiến nghị xử lý các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, góp phần làm cho môi trường kinh doanh lành mạnh;
3. Phản ánh kịp thời, chính xác các thông tin về doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào hệ thống thông tin doanh nghiệp nhằm phục vụ yêu cầu cung cấp thông tin về doanh nghiệp của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Mục 1: HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ CHẾ ĐỘ CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP
Điều 5. Hệ thống thông tin về doanh nghiệp bao gồm
1. Nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện; chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận quản lý của ngành theo luật định;
2. Điều lệ đối với công ty (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh); danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
3. Thông báo, báo cáo của doanh nghiệp;
4. Thông tin về doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tổ chức lại, giải thể, phá sản hoặc bị đình chỉ hoạt động;
5. Thông báo, báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật Doanh nghiệp và các biện pháp xử lý đã áp dụng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm Luật Doanh nghiệp, vi phạm các luật khác có liên quan;
6. Thông tin khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Chế độ cung cấp thông tin về doanh nghiệp
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a. Cung cấp thông tin ban đầu về doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, lập địa điểm kinh doanh; thông báo đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung hoạt động; doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho Công an tỉnh, Cục thuế tỉnh thực hiện qua Bộ phận đăng ký kinh doanh, con dấu và mã số thuế tại Sở Kế hoạch và Đầu tư theo Đề án thực hiện cơ chế "Một cửa liên thông" tại Quyết định số 985/2007/QĐ - UB ngày 14/02/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
b. Trước ngày 15 hàng tháng:
- Gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, lập địa điểm kinh doanh, thông báo đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung hoạt động, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tháng trước đã cấp đến cơ quan quản lý ngành nghề sản xuất kinh doanh cùng cấp, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Gửi danh sách doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tháng trước tới Báo Hải Dương, Đài phát thanh truyền hình tỉnh;
c. Cung cấp thông tin về doanh nghiệp theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của tổ chức, cá nhân có nhu cầu trong phạm vi pháp luật cho phép trong thời hạn 05 ngày làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
2. Các Sở, ngành cung cấp thông tin về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận quản lý của ngành theo luật định và các quyết định xử lý khác đối với doanh nghiệp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày quyết định cấp hoặc thu hồi.
1. Là đầu mối tổng hợp giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trên địa bàn. Phối hợp với các cấp, các ngành trong việc thực hiện nội dung của Quy định này;
2. Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều 13 Quy định này;
3. Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các Sở, ngành tổ chức gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp;
4. Định kỳ báo cáo thông tin về doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
5. Hàng năm, phối hợp với các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp trên địa bàn và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh;
6. Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;
7. Thực hiện chế độ tiếp nhận, bổ sung, cập nhật và cung cấp thông tin về doanh nghiệp;
8. Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản c điểm 1 Điều 163 Luật Doanh nghiệp (khi cần thiết); đôn đốc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ báo cáo tài chính hàng năm theo quy định tại Luật Doanh nghiệp;
9. Xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp khi phát hiện được (theo Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ Quy đinh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư);
10. Công bố danh sách doanh nghiệp vi phạm về đăng ký kinh doanh phát hiện được; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm các quy định tại khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp, Điều 45 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh và theo Quyết định của toà án.
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp; hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ tài chính, chế độ kế toán đối các doanh nghiệp trên địa bàn;
2. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế tỉnh giám sát, kiểm tra thực hiện nghĩa vụ góp vốn của các thành viên, cổ đông theo cam kết, chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn theo đúng quy định của pháp luật;
3. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tài chính, về hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động khác của doanh nghiệp;
1. Thực hiện nhiệm vụ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 13 Quy định này và thực hiện những quy định khác theo quy định của pháp luật;
2. Đăng ký quản lý con dấu của doanh nghiệp, thu hồi con dấu của doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;
3. Phát hiện và thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư những chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ đông sáng lập công ty cổ phần thuộc đối tượng cấm tham gia thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp; địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên công ty trách nhiện hữu hạn và cổ đông sáng lập công ty cổ phần khai không đúng với địa chỉ đã đăng ký hoặc không có thực;
4. Thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan chức năng khác có liên quan về các vi phạm pháp luật của doanh nghiệp mà lực lượng công an đã phát hiện, xử lý hoặc có đủ căn cứ kết luận các vi phạm để phối hợp quản lý.
1. Định kỳ hàng quý, trước ngày 15 của tháng đầu quý sau thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư danh sách và số thuế đã nộp của từng doanh nghiệp trên địa bàn.
2. Thực hiện việc thanh quyết toán thuế, thu hồi mã số thuế, các ấn chỉ chưa sử dụng của doanh nghiệp giải thể trong thời hạn pháp luật quy định và của doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động sau khi có thông báo của Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy định này; xác nhận doanh nghiệp giải thể đã hoàn thành nghĩa vụ thuế để Sở Kế hoạch và Đầu tư có cơ sở xoá tên doanh nghiệp.
3. Thông báo kịp thời cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật như: không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký trong thời hạn 6 tháng liên tục kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính, hoạt động không đúng nội dung đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đăng ký Mã số thuế, ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục nhưng không có thông báo tạm ngừng hoạt động, đã giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng vẫn kinh doanh; bị thu hồi Mã số thuế, vi phạm pháp luật khác nhưng không thuộc thẩm quyền xử lý của ngành thuế.
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm đối với các doanh nghiệp theo luật định và yêu cầu công tác quản lý của tỉnh, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt trước ngày 25/12 năm trước.
2. Hướng dẫn các Sở, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.
3. Rà soát kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan tránh trùng lắp, gây khó khăn cho doanh nghiệp; tổng hợp chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.
4. Thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp về Sở Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp quản lý.
5. Định kỳ 6 tháng, tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và sao gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 12. Báo Hải Dương, Đài phát thanh truyền hình tỉnh
1. Phối hợp với các Sở, ngành thực hiện tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.
2.Thực hiện việc tiếp nhận, đăng tải miễn phí những thông tin doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Quy định này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông tin do Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp.
1. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trong phạm vị, lĩnh vực Sở ngành mình quản lý theo chuyên ngành.
2. Cấp, thu hồi giấy phép hành nghề (giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, giấy đăng ký hoạt động,...) cho doanh nghiệp theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật và gửi thông tin đến Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy định này để phối hợp quản lý.
3. Tổ chức phổ biến và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật chuyên ngành trong hoạt động kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật chuyên ngành, chấp hành các quy định về điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật; xử lý các doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền xử lý của ngành mình; phát hiện và thông báo kịp thời cho các cơ quan Nhà nước có liên quan và Sở Kế hoạch và Đầu tư về các doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật nhưng không thuộc thẩm quyền xử lý của ngành mình để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật; thông báo danh sách doanh nghiệp đã bị xử lý theo quy định của pháp luật tới Sở Kế hoạch và Đầu tư.
4. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và gửi Thanh tra tỉnh trước ngày 25/11 hàng năm để Thanh tra tỉnh tổng hợp.
5. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan nhà nước khác tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển kinh doanh.
6. Định kỳ hàng năm, tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Sở, ngành gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 14. Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố
1. Phối hợp với các Sở, ngành thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển kinh doanh.
3. Định kỳ hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư về đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và những biện pháp đã thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn.
4. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác minh về nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong phạm vi địa bàn huyện, thành phố.
5. Thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư danh sách doanh nghiệp đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và kết quả thực hiện để phối hợp quản lý.
6. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp theo thẩm quyền, phát hiện và thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan về các vi phạm của doanh nghiệp trên địa bàn.
Điều 15. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các quy định của Luật Doanh nghiệp và Quy định này được khen thưởng theo quy định hiện hành của nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật và Quy định này, thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thực hiện Quy định này, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị của ngành, cấp mình tổ chức thực hiện, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) về kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Sở ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung Quy định này./.
- 1Quyết định 17/2017/QĐ-UBND Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập
- 2Quyết định 18/QĐ-UBND năm 2018 về công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2017 của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương
- 1Quyết định 17/2017/QĐ-UBND Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập
- 2Quyết định 18/QĐ-UBND năm 2018 về công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2017 của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương
- 1Luật Doanh nghiệp 2005
- 2Nghị định 88/2006/NĐ-CP về việc đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh
- 3Nghị định 53/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Quyết định 985/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế Một cửa liên thông trong cấp đăng ký kinh doanh, con dấu và mã số thuế tại Sở Kế hoạch và Đầu tư do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành
Quyết định 1910/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định phối hợp quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành
- Số hiệu: 1910/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/05/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Phan Nhật Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra