Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 190/2003/QĐ-UB | Đà Nẵng, ngày 30 tháng 12 năm 2003 |
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ v/v ban hành và sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999, Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 của Chính phủ v/v ban hành và sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu.
- Căn cứ Chỉ thị số 29/2003/CT-TTg ngày 23/12/2003 của Thủ tướng Chỉnh phủ về chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước.
- Căn cứ ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng tại các văn bản: Thông tư số 07/2003/TT-BXD ngày 17/6/2003 và Thông tư số 08/2003/TT-BXD ngày 09/7/2003 của Bộ Xây dựng, Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 và Quyết định số 19/2003/QĐ-BXD ngày 03/7/2003 của Bộ Xây dựng; Thông tư số 03/2003/TT-BKH ngày 19/5/2003 và Thông tư số 04/2003/TT-BKH ngày 17/6/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Thông tư số 44/2003/TT-BTC và Thông tư số 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính;
- Theo đề nghị của Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính;
QUYẾT ĐỊNH
Nơi nhận: | TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MUA SẮM, QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số190/2003/QĐ-UB ngày 30 tháng 12 năm 2003 của UBND thành phố Đà Nẵng)
1. Tăng cường quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư, mua sắm của Nhà nước một cách tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất, không để thất thoát, lãng phí.
2. Bảo đảm xây dựng theo quy hoạch; đáp ứng yêu cầu bền vững, mỹ quan, kiến trúc, bảo vệ môi trường sinh thái; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng; khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng và tiến độ xây dựng với chi phí hợp lý.
3. Thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc mua sắm, đầu tư và xây dựng đi đôi với tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát phù hợp với từng loại nguồn vốn đầu tư và chủ đầu tư. Thực hiện quản lý dự án đầu tư và xây dựng theo đúng kế hoạch, quy hoạch và đảm bảo quy định hiện hành.
Điều 2. Đối tượng, phạm vi áp dụng
Quy định này được áp dụng đối với tất cả các trường hợp mua sắm, các dự án đầu tư và xây dựng thuộc nhóm A, B và C do UBND thành phố quản lý và quyết định đầu tư. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố; UBND các quận, huyện; tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội cấp thành phố (sau đây gọi tắt là cơ quan trực thuộc thành phố); doanh nghiệp Nhà nước v.v... và Công ty Cổ phần có vốn Nhà nước 30% trở lên làm chủ đầu tư (hoặc cấp trên của chủ đầu tư), được đầu tư từ các nguồn vốn sau :
- Ngân sách Nhà nước, có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước hoặc các nguồn vốn sẽ được hoàn trả từ vốn ngân sách Nhà nước;
- Tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn do nhân dân đóng góp;
- Các dự án sử dụng nhiều nguồn vốn mà tổng các nguồn vốn nói trên chiếm tỷ trọng trên 30% tổng mức đầu tư, hoặc trên 1.000.000 đồng (một tỷ đồng);
Điều 3. Giải thích một số từ ngữ
1. Vốn ngân sách Nhà nước bao gồm: Vốn ngân sách tập trung; vốn kiến thiết thị chính; vốn các chương trình mục tiêu; vốn viện trợ được chuyển vào ngân sách Nhà nước; vốn sự nghiệp có tính chất XDCB và các nguồn vốn khác của ngân sách Nhà nước.
2. Vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước bao gồm: Vốn do ngân sách Nhà nước hỗ trợ, các khoản thu của Nhà nước để lại đầu tư.
3. Vốn sẽ được hoàn trả bằng ngân sách Nhà nước bao gồm: Vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc tạm ứng các khoản khác nhưng sẽ được hoàn trả bằng Ngân sách Nhà nước.
4. Hạng mục hoàn chỉnh là hạng mục công trình trong dự án đầu tư mà khi hoàn thành hạng mục đó có thể đưa vào vận hành, sử dụng được ngay.
5. Các thuật ngữ khác được nêu như Nghị định 52/1999/NĐ-CP, Nghị định 88/1999/NĐ-CP và Nghị định 66/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN VIỆC MUA SẮM TÀI SẢN (TRƯỜNG HỢP KHÔNG LẬP DỰ ÁN)
Điều 4. Trình tự thực hiện việc mua sắm tài sản
1. Lập kế hoạch và phê duyệt danh mục
a) Trường hợp mua sắm từ nguồn vốn đã được bố trí kế hoạch hàng năm: Trên cơ sở dự toán ngân sách hàng năm được giao, chủ đầu tư lập kế hoạch danh mục tài sản chi tiết cần mua sắm, trình Sở Tài chính phê duyệt.
b) Trường hợp mua sắm chưa có trong kế hoạch hàng năm thì phải được UBND thành phố phê duyệt danh mục chi tiết.
2. Lập hồ sơ, thẩm đinh, phê duyệt giá và lựa chọn nhà cung cấp: Trên cơ sở kế hoạch hoặc hồ sơ được phê duyệt, chủ đầu tư lập Tờ trình nêu rõ số lượng, đặc điểm, thông số kỹ thuật của hàng hóa và giá bình quân từng loại hàng hóa, thiết bị (trường hợp đặc biệt nếu sử dụng ca-ta-lô thì dùng cụm từ tương đương) gửi cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt như Điều 5; sau đó lập hồ sơ xin lựa chọn nhà cung cấp theo quy định tại Điều 6 Quy định này.
Điều 5. Thẩm định và phê duyệt giá
1. Tài sản có giá trị dưới 20 triệu đồng: Chủ tịch UBND thành phố giao quyền cho thủ trưởng các cơ quan trực tiếp mua sắm chịu trách nhiệm thẩm định và phê duyệt giá.
2. Tài sản có giá trị từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng: Chủ tịch UBND thành phố giao quyền cho người đứng đầu cơ quan trực thuộc thành phố chịu trách nhiệm thẩm định và phê duyệt giá, nếu cần thiết có thể hợp đồng với cơ quan thẩm định giá để thẩm định;
3. Tài sản có giá trị trên 100 triệu đồng:
Chủ đầu tư trực tiếp làm việc với cơ quan thẩm định giá có tư cách pháp nhân để thẩm định giá;
a) Tài sản có giá trị dưới 3 tỷ đồng: Chủ tịch UBND thành phố giao quyền cho Giám đốc Sở Tài chính kiểm tra kết quả thẩm định và phê duyệt giá;
b) Tài sản có giá trị 3 tỷ đồng trở lên: Sở Tài chính kiểm tra kết quả thẩm định giá và dự thảo Quyết định trình UBND thành phố phê duyệt.
4. Giá trị tài sản nêu trên được tính cho một lần mua sắm của kế hoạch đầu năm, không được chia nhỏ ra để thực hiện.
Điều 6. Hình thức chọn nhà cung cấp
1. Gói thầu có giá trị 500 triệu đồng trở xuống:
Chủ tịch UBND thành phố giao quyền cho người đứng đầu cơ quan trực thuộc thành phố quyết định chọn hình thức mua sắm cho phù hợp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
2. Gói thầu có giá trị trên 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng:
a) Chủ tịch UBND thành phố giao quyền cho người đứng đầu cơ quan trực thuộc thành phố phê duyệt kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu;
b) Thành phần tham dự mở thầu gồm: Đại diện cơ quan chủ quản của Chủ đầu tư (nếu có), cơ quan cung cấp tài chính và Chủ đầu tư;
c) Chủ tịch UBND thành phố giao quyền cho người đứng đầu cơ quan trực thuộc thành phố phê duyệt kết quả đấu thầu.
3. Gói thầu có giá trị từ 01 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng:
a) Chủ tịch UBND thành phố giao quyền cho Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu.
b) Thành phần tham dự mở thầu gồm: Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, cơ quan cung cấp tài chính, cơ quan chủ quản của chủ đầu tư (nếu có) và chủ đầu tư.
c) Chủ tịch UBND thành phố giao quyền cho Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt kết quả đấu thầu.
4. Gói thầu có giá trị 03 tỷ đồng trở lên:
a) Chủ đầu tư lập kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt;
b) Thành phần tham dự mở thầu gồm: Đại diện Cơ quan thẩm định và phê duyệt hồ sơ thầu, Sở Kế hoạch & Đầu tư, cơ quan chủ quản của Chủ đầu tư (nếu có) và chủ đầu tư;
c) Trên cơ sở kết quả xét thầu, Chủ đầu tư lập hồ sơ gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt kết quả đấu thầu.
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
Điều 7. Trình tự các bước thực hiện công tác đầu tư và xây dựng
Chuẩn bị đầu tư
1. Lập và phê duyệt: Danh mục đầu tư các công trình XDCB, địa điểm xây dựng (nếu dự án chưa có địa điểm);
2. Lập, phê duyệt Quy mô đầu tư (bao gồm cả tổng mặt bằng).
3. Lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư.
Thực hiện đầu tư
4. Lập, thẩm định và phê duyệt giá, thiết kế - tổng dự toán;
5. Đăng ký, bố trí vốn đầu tư và xây dựng.
6. Giao đất và chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
7. Đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng, chọn đơn vị thi công.
8. Tổ chức thi công, giám sát và quản lý chất lượng trong thi công;
9. Cấp phát vốn đầu tư và xây dựng.
Kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.
10. Nghiệm thu, đưa công trình vào sử dụng và bảo hành, bảo trì.
11. Quyết toán vốn đầu tư.
Điều 8. Lập, phê duyệt danh mục và Báo cáo quy mô đầu tư các công trình XDCB, địa điểm xây dựng :
1. Trên cơ sở danh mục công trình được UBND thành phố phê duyệt; nếu dự án nào chưa xác định được địa điểm xây dựng, chủ đầu tư phải lập hồ sơ chọn địa điểm xây dựng gửi Sở Xây dựng thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt. Nội dung lập hồ sơ địa điểm xây dựng theo hướng dẫn của Sở xây dựng.
2. Tất cả các dự án đều phải lập và phê duyệt Báo cáo quy mô đầu tư. Nội dung lập Báo cáo quy mô đầu tư theo hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
3. Chủ tịch UBND thành phố giao quyền cho:
a) Người đứng đầu cơ quan trực thuộc thành phố được phê duyệt Báo cáo quy mô đầu tư và tổ chức triển khai thực hiện các dự án có tổng mức đầu tư đến 100 triệu đồng do mình làm chủ đầu tư;
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt Báo cáo quy mô đầu tư từ trên 100 triệu đến 500 triệu đồng; Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và trình UBND thành phố phê duyệt Báo cáo quy mô đầu tư từ trên 500 triệu đồng trở lên.
c) Chủ tịch UBND các quận, huyện phê duyệt quy mô đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước do mình làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư đến 500 triệu đồng.
Điều 9. Lập và phê duyệt Báo cáo đầu tư:
1. Quy mô đầu tư được phê duyệt dưới 01 tỷ đồng:
Sử dụng báo cáo quy mô đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thay thế báo cáo đầu tư theo quy định.
2. Quy mô đầu tư được duyệt từ 01 tỷ đến dưới 3 tỷ đồng:
Chủ tịch UBND thành phố giao quyền cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và phê duyệt Báo cáo đầu tư; Nội dung lập Báo cáo đầu tư theo hướng dẫn của Sở Kế hoạch & Đầu tư (trong đó có cả tổng mặt bằng quy hoạch được Sở Xây dựng tham gia ý kiến); lưu ý phải nêu rõ cấp công trình, niên hạn sử dụng công trình; cơ quan quản lý, sử dụng hoặc vận hành khai thác công trình;
3. Quy mô đầu tư được duyệt từ 03 tỷ đồng trở lên:
Chủ tịch UBND thành phố giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi;
Điều 10. Lập và phê duyệt dự án đầu tư:
1. Các dự án nhóm C:
a) Tổng mức đầu tư dưới 03 tỷ đồng: Sử dụng Báo cáo đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt để lập thiết kế và dự toán theo quy định;
b) Các dự án còn lại của nhóm C: Sử dụng Báo cáo quy mô đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt để lập Báo cáo nghiên cứu khả thi gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt.
2. Các dự án nhóm B: Sử dụng Báo cáo quy mô đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt để lập Báo cáo nghiên cứu khả thi gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và trình UBND thành phố phê duyệt.
3. Các dự án nhóm A:
Sử dụng Báo cáo quy mô đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt để lập Báo cáo nghiên cứu khả thi gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, lấy ý kiến các ngành của địa phương, báo cáo UBND thành phố lập thủ tục lấy ý kiến các bộ ngành Trung ương có liên quan thẩm định, để có cơ sở phê duyệt.
Điều 11. Thẩm định, phê duyệt tổng dự toán
1. Chủ tịch UBND thành phố giao quyền cho Giám đốc các Sở Xây dựng, Sở Giao thông - Công chính, Sở Thủy sản - Nông lâm, Sở Công nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt tổng dự toán các dự án thuộc nhóm C có tổng mức đầu tư dưới 10 tỷ đồng theo chuyên ngành; thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt tổng dự toán các dự án nhóm C có tổng mức đầu tư từ 10 tỷ đồng trở lên và các dự án thuộc nhóm A, nhóm B theo chuyên ngành.
2. Đối với dự án do nhiều Sở thẩm định thiết kế - dự toán: Giao Sở Xây dựng thẩm định và phê duyệt tổng dự toán các dự án thuộc nhóm C có Tổng mức đầu tư dưới 10 tỷ đồng và thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt tổng dự toán các dự án thuộc nhóm C có Tổng mức đầu tư từ 10 tỷ đồng trở lên và các dự án thuộc nhóm A và nhóm B.
4. Đối với dự án nhóm A phải có ý kiến của các ngành Trung ương theo quy định.
1. Sở Tài chính thẩm định giá trị đền bù giải tỏa, giá trị hàng hóa của các dự án đầu tư và xây dựng có tổng mức đầu tư từ 01 tỷ đồng trở lên.
2. Sở Xây dựng thẩm định đề cương khảo sát địa hình, địa chất và quy hoạch, thẩm định thiết kế - dự toán các hạng mục công trình trong các dự án đầu tư và xây dựng: San nền, dân dụng, công nghiệp và các dự án tương tự; cấp nước; thoát nước khu dân cư, kiệt hẻm; các hạng mục hạ tầng trong khu dân cư mới, khu công nghiệp (trừ một số dự án hạ tầng kỹ thuật trong các khu dân cư mới, khu công nghiệp, cây xanh được UBND thành phố giao cho Sở Giao thông Công chính; cấp điện, điện chiếu sáng giao cho Sở Công nghiệp) có tổng mức đầu tư từ 01 tỷ đồng trở lên;
- Các hạng mục cấp nước khi trình thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán phải có văn bản thỏa thuận đấu nối của Công ty Cấp nước (nếu sử dụng nguồn nước do Công ty Cấp nước cung cấp), cơ quan quản lý nguồn nước (nếu sử dụng nguồn nước do các cơ quan khác quản lý). Văn bản thỏa thuận phải ghi rõ vị trí và chi phí đấu nối (cơ quan quản lý nguồn nước có trách nhiệm thi công, lắp đặt phần đấu nối cấp nước);
- Các công trình nhà chung cư, nhà cao tầng khi trình thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán phải có văn bản thỏa thuận về điện của Điện lực Đà Nẵng và về phòng cháy chữa cháy của phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Công an thành phố Đà Nẵng.
3. Sở Giao thông - Công chính thẩm định đề cương khảo sát địa hình, địa chất và thẩm định thiết kế - dự toán các hạng mục công trình trong các dự án đầu tư và xây dựng: Cầu, cống, thoát nước đô thị; vỉa hè, cây xanh, bãi đổ xe, kè, mương thoát nước ngang và dọc, giao thông đường bộ; tuyến đường thủy nội địa; cống thoát nước liên phường, đường giao thông liên phường và một số dự án hạ tầng kỹ thuật trong các khu dân cư mới, khu công nghiệp được UBND thành phố giao có tổng mức đầu tư từ -01 tỷ đồng trở lên.
4. Sở Thủy sản - Nông lâm thẩm định đề cương khảo sát địa hình, địa chất và thiết kế - dự toán hạng mục công trình trong các dự án đầu tư và xây dựng: Xây dựng thủy lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng - đánh bắt thủy sản, định canh - định cư có tổng mức đầu tư từ 01 tỷ đồng trở lên;
5. Sở Công nghiệp thẩm định đề cương khảo sát địa hình, địa chất và thiết kế - dự toán các hạng mục công trình trong các dự án đầu tư xây dựng: Cấp điện, điện chiếu sáng ngoài nhà, bố trí và lắp đặt dây chuyền công nghệ sản xuất công nghiệp, dây chuyền công nghệ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp do các cơ sở sản xuất tự chế hoặc gia công. Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính thẩm định dự toán tháo dỡ, di dời, lắp đặt hệ thống thiết bị điện, thông tin liên lạc, các dây chuyền công nghệ máy móc thiết bị có tổng mức đầu tư từ 01 tỷ đồng trở lên;
Các hạng mục cấp điện mới khi trình thẩm định phê duyệt thiết kế - dự toán có văn bản thỏa thuận đấu nối của chủ sở hữu lưới điện được đấu nối và cơ quan điện lực. Văn bản thỏa thuận phải ghi rõ vị trí và các yêu cầu kỹ thuật của việc đấu nối.
6. Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định đề cương khảo sát địa hình, địa chất và thiết kế - dự toán các hạng mục công trình trong các dự án đầu tư và xây dựng: Công nghệ thông tin, viễn thông có tổng mức đầu tư 01 tỷ đồng trở lên.
7. Sở Tài Nguyên và Môi trường thẩm định đề cương khảo sát địa hình, địa chất và thiết kế - dự toán các hạng mục công trình về môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản, đo đạc các dự án thuộc Sở quản lý trong các dự án đầu tư và xây dựng có tổng mức đầu tư từ 01 tỷ đồng trở lên;
9. Người đứng đầu cơ quan trực thuộc thành phố (trừ các đơn vị đã nêu tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 của điều này) thẩm định giá trị đền bù giải tỏa, hàng hóa, thẩm định đề cương khảo sát địa hình, địa chất, quy hoạch; thẩm định thiết kế - dự toán các dự án có tổng mức đầu tư từ 100 triệu đồng trở xuống do đơn vị mình làm chủ đầu tư.
10. Nội dung thẩm định theo đúng Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng V/v Ban hành Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng và Thông tư số 07/2003/TT-BXD ngày 17/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
1. Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố giao quyền cho:
a) Giám đốc các Sở Xây dựng, Sở Giao thông - Công chính, Sở Thủy sản - Nông lâm, Sở Công nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt các hạng mục hoàn chỉnh nói ở khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 12 thuộc dự án nhóm C có tổng mức đầu tư dưới 10 tỷ đồng.
b) Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt giá trị đền bù giải tỏa, hàng hóa các hạng mục hoàn chỉnh dự án nhóm C có Tổng mức đầu tư dưới 10 tỷ đồng;
c) Chủ tịch ủy ban nhân dân các quận, huyện phê duyệt giá trị đền bù giải tỏa, hàng hóa; phê duyệt đề cương khảo sát địa hình, địa chất, quy hoạch; phê duyệt thiết kế - dự toán các hạng mục hoàn chỉnh thuộc dự án có tổng mức đầu tư dưới 01 tỷ do quận, huyện làm chủ đầu tư; dưới 01 tỷ đồng nằm trên địa bàn quận, huyện;
2. Các hạng mục công trình thuộc dự án nhóm C có Tổng mức đầu tư từ 10 tỷ đồng trở lên và các dự án thuộc nhóm B : Sở Xây dựng hoặc các Sở có xây dựng chuyên ngành lập thủ tục, trình ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; riêng các hạng mục công trình thuộc dự án nhóm A phải được các cơ quan Trung ương thẩm định theo quy định;
1. Trên cơ sở hồ sơ thiết kế - dự toán được duyệt, người đứng đầu cơ quan trực thuộc thành phố gửi 02 bản đăng ký danh mục công trình theo thứ tự ưu tiên cho Sở Kế hoạch và Đầu tư về kế hoạch vốn đầu tư và xây dựng trong tháng 10 của năm trước năm kế hoạch;
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp và cân đối vốn đầu tư phát triển hằng năm để UBND thành phố trình Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua;
Điều 15. Giao đất và chuẩn bị mặt bằng xây dựng
1. Chủ đầu tư hoặc cơ quan điều hành dự án có nhu cầu sử dụng đất lập hồ sơ xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của pháp luật; đồng thời phối hợp với UBND quận, huyện và các cơ quan liên quan để thống nhất kế hoạch giải phóng mặt bằng, phương án đền bù, phương án tái định cư (nếu có), kinh phí, tiến độ thực hiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (trừ những dự án UBND thành phố giao cho các Ban Giải tỏa đền bù thực hiện);
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Lập thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
b) Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng thẩm tra trình UBND thành phố phê duyệt phương án đền bù giải tỏa, phương án tái định cư. Thời gian thẩm định không quá 10 ngày làm việc (đối với dự án thuộc quyền của UBND thành phố) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Những dự án đã có Quyết định thu hồi đất mới được tổ chức giải phóng mặt bằng.
1. Đối với dự án có tính chất sản xuất, kinh doanh: Chủ đầu tư hoặc cơ quan điều hành dự án lập phương án về tổ chức giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư, hỗ trợ đền bù giải tỏa, báo cáo ủy ban nhân dân quận, huyện để chủ trì tổ chức thực hiện việc đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng;
2. Đối với các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và các dự án quan trọng quốc gia: Chủ tịch ủy ban nhân dân quận, huyện làm Chủ tịch Hội đồng giải phóng mặt bằng, chủ trì, cùng với Ban quản lý dự án và các cơ quan có liên quan tổ chức việc đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng theo tiến độ và bố trí tái định cư cho các hộ giải tỏa theo quy định;
1. Các dự án có tổng mức đầu tư dưới 01 tỷ đồng:
Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố giao quyền cho người đứng đầu cơ quan trực thuộc thành phố là cơ quan cấp trên của chủ đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố về Quyết định của mình trong việc công nhận đơn vị thi công trên cơ sở xem xét kỹ về năng lực tài chính, năng lực thi công của đơn vị nhận thầu; nhất thiết phải có cán bộ giám sát công trình đủ trình độ chuyên môn (từ trung cấp kỹ thuật trở lên).
Trường hợp thấy không cần thiết chỉ định thầu thì tổ chức đấu thầu theo quy định.
2. Các dự án có tổng mức đầu tư từ 01 tỷ đồng trở lên:
a) Gói thầu có giá trị dưới 01 tỷ đồng đối với mua sắm hàng hóa, xây lắp và dưới 500 triệu đồng đối với tư vấn: Chủ đầu tư hoặc cơ quan điều hành dự án (trường hợp được chủ đầu tư ủy quyền) lập Tờ trình, trình cơ quan cấp trên trực thuộc thành phố ra Quyết định chỉ định thầu. Trường hợp thấy không cần thiết chỉ định thì tổ chức đấu thầu theo quy định;
b) Gói thầu có giá trị 01 tỷ đồng trở lên đối với mua sắm hàng hóa, xây lắp và 500 triệu đồng trở lên đối với tư vấn: Chủ đầu tư hoặc cơ quan điều hành dự án (trường hợp được chủ đầu tư ủy quyền) phải chịu trách nhiệm chính về nội dung trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu, hồ sơ được gửi Sở Kế hoạch và đầu tư thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt một trong hai hình thức đấu thầu với các yêu cầu sau :
- Đấu thầu rộng rãi, đây là hình thức chủ yếu áp dụng trong đấu thầu;
- Đấu thầu hạn chế chỉ được xem xét áp dụng khi có đầy đủ các căn cứ (thỏa mãn một trong các điều kiện: Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu hoặc do nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế hoặc do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế) và phải được Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố đồng ý;
Thành phần mở thầu gồm: Cơ quan thẩm định, phê duyệt hồ sơ thầu, cơ quan thẩm định, phê duyệt thiết kế dự toán, cơ quan cung cấp tài chính, chủ đầu tư, cơ quan điều hành dự án, tổ chuyên gia và các đơn vị tham gia dự thầu;
Chủ đầu tư hoặc cơ quan điều hành dự án (trường hợp được chủ đầu tư ủy quyền) phải chịu trách nhiệm chính về kết quả xét thầu, hoàn chỉnh hồ sơ và lập Tờ trình gửi Sở Kế hoạch và đầu tư thẩm định kết quả đấu thầu, trình UBND thành phố phê duyệt kết quả đấu thầu;
3. Nghiêm cấm việc chia dự án thành nhiều gói thầu nhỏ để chỉ định thầu;
4. Nghiêm cấm các đơn vị xây lắp cho thuê, mượn tư cách pháp nhân để nhận thầu hoặc đấu thầu xây lắp;
Điều 18. Chi phí và lệ phí đấu thầu
1. Giá bán hồ sơ mời thầu của từng gói thầu được quy định như sau :
a) Gói thầu mua sắm cho 01 bộ hồ sơ:
- Gói thầu dưới 200 triệu đồng là 100.000 đồng;
- Gói thầu từ 200 triệu đồng đến dưới 02 tỷ đồng là 200.000 đồng;
- Gói thầu từ 02 tỷ đồng đến dưới 05 tỷ đồng là 300.000 đồng;
- Gói thầu từ 05 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng là 400.000 đồng;
- Gói thầu từ 10 tỷ đồng trở lên là 500.000 đồng;
b) Gói thầu xây lắp cho 01 bộ hồ sơ:
- Gói thầu dưới 01 tỷ đồng là 300.000 đồng;
- Gói thầu từ 02 tỷ đồng đến dưới 03 tỷ đồng là 400.000 đồng;
- Gói thầu từ 03 tỷ đồng trở lên là 500.000 đồng;
Chi phí tổ chức đấu thầu và xét thầu được trích từ kinh phí bán hồ sơ mời thầu, ngoài ra, chủ đầu tư hoặc Ban quản lý không được thu bất kỳ khoản thu nào khác của nhà thầu;
2. Chi phí thẩm định giá trị tài sản, trang thiết bị được tính vào chi phí khác của dự án.
3. Lệ phí thẩm định kết quả đấu thầu (nếu có) được tính trong chi phí khác của dự án và bằng 0,01% tổng giá trị gói thầu nhưng không quá 30 triệu đồng.
Điều 19. Tổ chức thi công, giám sát, quản lý chất lượng trong thi công
1. Trên cơ sở Quyết định công nhận đơn vị thi công hoặc Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, chủ đầu tư hoặc cơ quan điều hành dự án ký hợp đồng với đơn vị thi công và tổ chức giám sát chất lượng công trình;
2. Khi thi công phải có nhật ký công trình và phải ghi đầy đủ, cụ thể các công việc thực hiện hằng ngày theo quy định. Những chi tiết che khuất phải được nghiệm thu trước khi thi công phần tiếp theo, mỗi giai đoạn phải tiến hành nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp (bóc lớp phong hóa, san lấp mặt bằng, móng, phần thô, cơ điện và hoàn thành).
Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn giúp việc cho ủy ban nhân dân thành phố, chịu trách nhiệm chung trong việc quản lý tất cả các công trình được triển khai xây dựng trên địa bàn thành phố.
Công tác giám sát và nghiệm thu chất lượng công trình phải thực hiện theo đúng Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng V/v Ban hành quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng và hướng dẫn của Sở Xây dựng.
3. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, tổ chức xây lắp phải bảo đảm theo quy định tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Chức danh Giám đốc cơ quan chủ đầu tư kiêm nhiệm việc quản lý thực hiện dựa án hoặc Trưởng Ban quản lý dự án phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yếu cầu của dự án, phải sâu sát công việc, tăng cường trách nhiệm cá nhân trong chỉ đạo điều hành và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng công trình cũng như bảo đảm niên hạn sử dụng công trình do đơn vị quản lý;
4. Việc giải quyết sự cố công trình xây dựng phải được thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
- ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Xây dựng hướng dẫn cụ thể trình tự, nội dung, thẩm quyền giải quyết đối với từng loại dự án.
- Sở Xây dựng là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp, báo cáo kết quả giải quyết sự cố các công trình về UBND thành phố và Bộ Xây dựng.
5. Chi phí quản lý dự án, giám sát, lập hồ sơ mời thầu:
a) Đối với dự án có tổng mức đầu tư dưới 01 tỷ đồng:
+ Chi phí quản lý dự án: Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án được trích theo quy định từ nguồn vốn đầu tư của công trình để sử dụng theo dự toán chi phí quản lý dự án được duyệt. Thủ trưởng đơn vị là chủ đầu tư hoặc Ban quản lý phải chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí nói trên đúng mục đích.
+ Chi phí giám sát: Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý tự giám sát hoặc phải thuê tư vấn giám sát (nếu không có đủ cán bộ có trình độ chuyên môn) đều được trích, quyết toán vào vốn đầu tư công trình chi phí tư vấn theo định mức quy định hiện hành của Nhà nước.
b) Đối với dự án có tổng mức đầu tư từ 01 tỷ đồng trở lên
+ Chí phí quản lý dự án: Ban quản lý dự án được trích và quyết toán vào vốn đầu tư công trình chi phí quản lý dự án theo định mức quy định hiện hành của Nhà nước;
Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp điều hành dự án (kiêm nhiệm) được trích và quyết toán vào vốn đầu tư công trình chi phí quản lý dự án theo định mức quy định hiện hành của Nhà nước;
+ Chi phí giám sát, lập hồ sơ mời thầu:
Đối với dự án có yêu cầu kỹ thuật cao, Chủ đầu tư hoặc cơ quan điều hành dự án (trường hợp được chủ đầu tư ủy quyền) không có đủ cán bộ chuyên môn để giám sát, lập hồ sơ mời thầu; phải có ý kiến đồng ý của ủy ban nhân dân thành phố mới được thuê tư vấn và được trích, quyết toán vào vốn đầu tư công trình chi phí tư vấn theo định mức quy định hiện hành của Nhà nước;
Tất cả các dự án còn lại, Chủ đầu tư hoặc cơ quan điều hành dự án (trường hợp được chủ đầu tư ủy quyền) tự giám sát, tự lập hồ sơ mời thầu và được trích, quyết toán vào vốn đầu tư công trình chi phí tư vấn theo định mức quy định hiện hành của Nhà nước.
c) Các vấn đề có liên quan khác, hoặc có thay đổi do đặc thù của địa phương được thực hiện theo văn bản chỉ đạo của UBND thành phố;
Điều 20. Cấp phát vốn mua sắm, đầu tư và xây dựng :
1. Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư trên cơ sở các thủ tục đầu tư theo quy định mức vốn của từng dự án như sau:
a) Đối với các dự án đã được bố trí trong kế hoạch hàng năm và các dự án chưa được bố trí trong kế hoạch thuộc ngân sách thành phố: Khi có quyết định cấp phát vốn đầu tư và xây dựng cơ bản của Chủ tịch UBND thành phố.
b) Giao cho người đứng đầu cơ quan trực thuộc thành phố cấp phát vốn đầu tư xây dựng đối với các dự án có tổng mức đầu tư từ 01 tỷ đồng trở xuống đã ghi trong kế hoạch;
2. Thực hiện việc cấp phát thanh toán vốn đầu tư và xây dựng nói trên được thực hiện theo mức như sau:
a) Chi phí lập dự án: Những dự án mới có Quyết định phê duyệt nhưng chưa được thẩm tra chi phí lập dự án, được thanh toán không quán 80% giá trị thực hiện; đã thẩm tra được thanh toán 100%.
b) Chi phí lập thiết kế - dự toán: Những dự án mới có thiết kế và dự toán được duyệt thanh toán không quá 70%; dự án đã xây dựng hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được thẩm tra chi phí thiết kế và tổng dự toán thanh toán không quá 90% giá trị thực hiện; đã thẩm tra được thanh toán 100% theo giá trị thẩm tra.
c) Chi phí xây lắp: Những dự án đã có khối lượng xây lắp hoàn thành được cấp không quá 80% giá trị khối lượng (riêng đối với việc mua sắm, cung cấp thiết bị được cấp không quá 90% giá trị thiết bị); cấp 100% giá trị khối lượng hoàn thành nếu đã được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. Riêng chi phí bảo hành công trình được thực hiện theo quy định hiện hành.
Trường hợp đặc biệt, Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố giải quyết tạm ứng trực tiếp cho các đơn vị khi đã xác định được khối lượng nhưng Chủ đầu tư hoặc cơ quan điều hành dự án (trường hợp được chủ đầu tư ủy quyền) không xác nhận thanh toán;
3. Khi cần thiết để đẩy nhanh tiến độ một số công trình, ủy ban nhân dân thành phố sẽ giải quyết tạm ứng vốn Ngân sách cho các Ban quản lý, Ban giải tỏa đền bù, đơn vị thi công theo đề nghị của Ban Quản lý bằng các Quyết định cấp phát vốn đầu tư và xây dựng; nhưng nhất thiết đơn vị được tạm ứng phải lập hồ sơ thanh toán và hoàn thành việc trả nợ trước ngày 25/12 hằng năm.
4. Thời gian thanh toán: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà thầu nộp đủ thủ tục thanh toán, chủ đầu tư hoặc Ban Quản lý dự án phải trình cấp có thẩm quyền ra Quyết định cấp phát vốn cho nhà thầu. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho nhà thầu. Tuyệt đối không được tổ chức triển khai thi công công trình khi chưa có nguồn vốn, nếu công trình thi công có khối lượng mà Chủ đầu tư hoặc cơ quan điều hành dự án (trường hợp được chủ đầu tư ủy quyền) không có vốn để thanh toán thì cá nhân Thủ trưởng cơ quan Chủ đầu tư hoặc cơ quan điều hành dự án (trường hợp được chủ đầu tư ủy quyền) phải chịu mọi hình thức kỷ luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật;
5. Về nguyên tắc không chấp nhận phát sinh, không cho sử dụng kinh phí dự phòng. Trường hợp cần thiết phải thay đổi thiết kế trong quá trình thi công:
a) Kinh phí xây lắp không tăng so với mức kinh phí đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại Báo cáo đầu tư hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi (chưa tính dự phòng): Phải được cơ quan thẩm định giá trị đền bù, giá trị hàng hóa và thiết kế - dự toán đồng ý trước khi thực hiện và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình;
b) Tăng kinh phí trong khoản dự phòng của báo cáo đầu tư hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi đã phê duyệt thì ngoài việc phải được cơ quan thẩm định báo cáo đầu tư hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi đồng ý còn phải có ý kiến đồng ý của ủy ban nhân dân thành phố.
c) Vượt kinh phí so với tổng mức đầu tư của Báo cáo đầu tư hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi đã phê duyệt (sau khi đã sử dụng hết dự phòng), ngoài việc phải được cơ quan thẩm định báo cáo đầu tư hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi đồng ý, còn phải được sự thống nhất của Sở Kế hoạch và Đầu tư và được ủy ban nhân dân thành phố đồng ý bằng văn bản;
Những thay đổi này nếu được cấp có thẩm quyền đồng ý, không cần phải lập và trình thẩm định phê duyệt bổ sung thiết kế - dự toán mà chỉ cần thể hiện đầy đủ trong hồ sơ hoàn công; trừ một số trường hợp rất cần thiết mới lập hồ sơ thiết kế - dự toán được thẩm tra phê duyệt bổ sung.
KẾT THÚC XÂY DỰNG ĐƯA CÔNG TRÌNH VÀO KHAI THÁC SỬ DỤNG
Điều 21. Nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng
1. Trên cơ sở các biên bản nghiệm thu từng phần Chủ đầu tư hoặc cơ quan điều hành dự án (trường hợp được chủ đầu tư ủy quyền) tổ chức nghiệm thu công trình đã hoàn thành vào sử dụng và phải ghi rõ cấp công trình, niên hạn sử dụng công trình;
- Thành phần nghiệm thu đưa công trình đã hoàn thành vào sử dụng gồm: Cơ quan quyết định đầu tư, Chủ đầu tư, cơ quan điều hành dự án (nếu có), cơ quan thẩm định, phê duyệt thiết kế-dự toán, đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, cơ quan thiết kế và cơ quan quản lý sử dụng hoặc vận hành khai thác công trình.
- Hồ sơ nghiệm thu theo đúng các biểu mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng và hướng dẫn của Sở Xây dựng.
2. Bảo hành, bảo trì công trình:
- Thời gian bảo hành công trình được quy định chung: Bảo hành 24 tháng đối với công trình quan trọng của Nhà nước và các công trình thuộc dự án Nhóm A. Bảo hành 12 tháng đối với các công trình khác.
- Thời gian bảo trì công trình từ ngày nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đến khi hết niên hạn sử dụng theo quy định về cấp công trình;
Điều 22. Quyết toán vốn đầu tư
1. Chủ đầu tư hoặc cơ quan điều hành dự án (trường hợp được chủ đầu tư ủy quyền) lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư theo Thông tư số 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính V/v Hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư, gửi cơ quan tài chính cấp thành phố hoặc cấp quận, huyện thẩm tra;
2. Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố giao quyền cho:
a) Người đứng đầu cơ quan trực thuộc thành phố là cơ quan cấp trên của Chủ đầu tư (hoặc kiêm chủ đầu tư) được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án theo quy định tại mục a, khoản 3, Điều 8 của Bản Quy định này. Chủ tịch ủy ban nhân dân quận, huyện phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án theo quy định tại mục c, khoản 1, Điều 13 của Bản quy định này;
b) Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các hạng mục công trình thuộc dự án nhóm C có Tổng mức đầu tư dưới 10 tỷ đồng và trình UBND thành phố phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các hạng mục công trình thuộc dự án nhóm C có Tổng mức đầu tư từ 10 tỷ dồng trở lên và các dự án thuộc nhóm A, nhóm B.
Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc nội dung Quy định này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc kịp thời báo cáo về Sở Xây dựng để tập hợp, trình ủy ban nhân dân thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Trung ương và tình hình thực tế của địa phương./.
- 1Quyết định 04/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 150/2002/QĐ-UB ban hành Quy định về mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 3Quyết định 8017/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành đã hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 04/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 150/2002/QĐ-UB ban hành Quy định về mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 3Quyết định 16/2005/QĐ-UB sửa đổi Quy định về mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố kèm theo Quyết định 190/2003/QĐ-UB do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 4Quyết định 8017/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành đã hết hiệu lực thi hành
- 1Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 2Nghị định 88/1999/NĐ-CP về Quy chế Đấu thầu
- 3Nghị định 14/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP
- 4Nghị định 12/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-Cp
- 5Nghị định 07/2003/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm Nghị định 52/1999/NĐ-CP và Nghị định 12/2000/NĐ-CP
- 6Thông tư 03/2003/TT-BKH hướng dẫn công tác giám sát, đánh giá đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 7Thông tư 44/2003/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 45/2003/TT-BTC hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư do Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 04/2003/TT-BKH hướng dẫn về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư, sửa đổi về hồ sơ thẩm định dự án, Báo cáo đầu tư và Tổng mức đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 10Nghị định 66/2003/NĐ-CP sửa đổi Quy chế đấu thầu kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP và Nghị định 14/2000/NĐ-CP
- 11Thông tư 07/2003/TT-BXD sửa đổi Thông tư 09/2000/TT-BXD hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư do Bộ Xây dựng ban hành
- 12Thông tư 08/2003/TT-BXD hướng dẫn nội dung và quản lý hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung ứng vật tư, thiết bị - xây dựng (EPC) do Bộ Xây dựng ban hành
- 13Quyết định 19/2003/QĐ-BXD Quy định điều kiện năng lực hoạt động xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 14Quyết định 18/2003/QĐ-BXD Quy định quản lý chất lượng công trình Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 15Chỉ thị 29/2003/CT-TTg về chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 190/2003/QĐ-UB ban hành Quy định mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- Số hiệu: 190/2003/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/12/2003
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Huỳnh Năm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2004
- Ngày hết hiệu lực: 01/03/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra