Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2017/QĐ-UBND | Nam Định, ngày 07 tháng 7 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP , ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 70/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về việc Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 402/TTr-SVHTTDL ngày 29/5/2017 và Báo cáo thẩm định số 91/BC-STP ngày 29/5/2017 của Sở Tư Pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/7/2017.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
PHÂN CẤP QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 19/2017/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa (sau đây gọi là di tích); trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi là UBND cấp huyện), Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã) và các tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các di tích đã xếp hạng và di tích trong Danh mục kiểm kê được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt.
Điều 3. Mục tiêu phân cấp quản lý
1. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao nhận thức và phát huy giá trị di tích trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương, dân tộc.
2. Xác định rõ trách nhiệm của UBND các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trước những tác động xấu của môi trường tự nhiên và con người, bảo đảm giữ gìn các yếu tố gốc và giá trị của di tích.
3. Củng cố, kiện toàn và thành lập các Ban quản lý di tích ở cơ sở.
4. Thực hiện xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Chương II
PHÂN CẤP QUẢN LÝ
Điều 4. Cấp hạng di tích
1. Di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt.
2. Di tích xếp hạng quốc gia.
3. Di tích xếp hạng cấp tỉnh.
4. Di tích trong Danh mục kiểm kê được UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 5. Phân cấp quản lý
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn tham mưu UBND tỉnh quản lý nhà nước các di tích trên địa bàn tỉnh.
2. UBND cấp huyện thực hiện việc quản lý nhà nước các di tích trên địa bàn và quản lý trực tiếp di tích quốc gia đặc biệt, quần thể di tích. Trong trường hợp cần thiết UBND cấp huyện quản lý đối với di tích quốc gia bằng việc quyết định thành lập Ban quản lý.
3. UBND cấp xã trực tiếp quản lý di tích trên địa bàn, bao gồm: Di tích xếp hạng quốc gia (trừ di tích xếp hạng quốc gia quy định tại khoản 2, Điều này); di tích xếp hạng cấp tỉnh; di tích trong Danh mục kiểm kê được UBND tỉnh phê duyệt.
4. Các di tích thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, thì UBND cấp xã giao tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp bảo vệ và phát huy giá trị theo quy định của pháp luật.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
Điều 6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp với UBND cấp huyện quản lý hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích theo Luật di sản văn hóa và các văn bản pháp luật có liên quan.
3. Hướng dẫn Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
4. Thẩm định hoặc tham gia thẩm định các dự án về bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích; chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích có khả năng ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan môi trường của di tích.
5. Tổ chức thực hiện các dự án tu bổ và phục hồi di tích sau khi được phê duyệt.
6. Quản lý, hướng dẫn các hoạt động lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích.
7. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
8. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu đề xuất với UBND tỉnh ban hành chính sách khuyến khích, huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia vào các hoạt động bảo tồn di tích trên địa bàn.
10. Hướng dẫn, đào tạo đội ngũ cán bộ liên quan tới công tác quản lý, bảo vệ di tích tại địa phương.
Điều 7. UBND cấp huyện
1. UBND cấp huyện thực hiện việc quản lý nhà nước theo phân cấp quản lý quy định tại khoản 2 Điều 5 của Quy định.
2. Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trong phạm vi địa phương, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan chức năng chỉ đạo địa phương tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trong phạm vi địa giới hành chính quản lý theo thẩm quyền. Xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích và tổ chức triển khai hoạt động phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch.
3. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ di tích trước những tác động xấu của môi trường tự nhiên và con người theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật; báo cáo và đề nghị cơ quan có thẩm quyền trong việc xếp hạng di tích.
4. Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn, kịp thời xử lý các hành vi hủy hoại, lấn chiếm, xây dựng trái phép hoặc gây nguy cơ hủy hoại không gian văn hóa, cảnh quan môi trường của di tích theo thẩm quyền.
Điều 8. UBND cấp xã
1. UBND cấp xã trực tiếp quản lý di tích trên địa bàn và quyết định thành lập Ban quản lý di tích để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị.
2. Tổ chức quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc bảo vệ di tích.
3. Tiếp nhận những thông báo về di tích bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp; phối hợp với cơ quan chuyên môn trong việc lập hồ sơ xếp hạng di tích.
4. Tổ chức kiểm tra, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi xâm hại đến di tích.
5. Ngăn chặn và xử lý các hoạt động mê tín dị đoan tại di tích theo thẩm quyền.
Điều 9. Tổ chức thực hiện
1. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh thống nhất quản lý nhà nước các di tích trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, địa phương triển khai thực hiện việc phân cấp quản lý di tích trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp, quản lý tốt các di tích thuộc quyền quản lý theo quy định phân cấp tại Quyết định này./.
- 1Quyết định 12/2010/QĐ-UBND về Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Lễ hội - Hoa văn - Cồng chiêng và nhạc cụ của các dân tộc tại chỗ tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010-2015
- 2Quyết định 23/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 3Quyết định 48/2016/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4Quyết định 34/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 5Quyết định 23/2016/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 6Quyết định 63/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 7Quyết định 20/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh kèm theo Quyết định 4032/2016/QĐ-UBND
- 8Quyết định 12/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 9Quyết định 18/2018/QĐ-UBND về quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 10Quyết định 22/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và lễ hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 3Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 4Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 12/2010/QĐ-UBND về Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Lễ hội - Hoa văn - Cồng chiêng và nhạc cụ của các dân tộc tại chỗ tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010-2015
- 7Quyết định 23/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 8Quyết định 48/2016/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 9Quyết định 34/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 10Quyết định 23/2016/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 11Quyết định 63/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 12Quyết định 20/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh kèm theo Quyết định 4032/2016/QĐ-UBND
- 13Quyết định 12/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 14Quyết định 18/2018/QĐ-UBND về quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 15Quyết định 22/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và lễ hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Quyết định 19/2017/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Nam Định
- Số hiệu: 19/2017/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/07/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định
- Người ký: Ngô Gia Tự
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra