Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2008/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2008 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32 /2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo kết quả thẩm định ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Hội đồng tư vấn xây dựng chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Văn hoá - Nghệ thuật -Thông tin trình độ đại học;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Văn hoá - Nghệ thuật - Thông tin trình độ đại học, gồm 10 chương trình khung của 10 ngành sau:
1. Ngành Piano.
2. Ngành Biểu diễn nhạc cụ Phương Tây.
3. Ngành Huấn luyện Múa.
4. Ngành Biểu diễn Kịch - Điện ảnh.
5. Ngành Quay phim.
6. Ngành Thư viện - Thông tin.
7. Ngành Bảo tồn - Bảo tàng.
8. Ngành Phát hành Xuất bản phẩm.
9. Ngành Hội họa.
10. Ngành Đồ họa ứng dụng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bộ chương trình khung kèm theo Quyết định này được dùng trong các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng được giao nhiệm vụ đào tạo các ngành học này ở trình độ đại học.
Điều 3. Căn cứ Bộ chương trình khung quy định tại Quyết định này, Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng tổ chức xây dựng các chương trình giáo dục cụ thể của trường; tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình các môn học để sử dụng chính thức trong trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Giám đốc hoặc Hiệu trưởng thành lập.
Điều 4. Các ông (bà) Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Gi¸o dôc Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
Trình độ đào tạo: Đại học
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 19/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương trình khung giáo dục đại học ngành Piano trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân âm nhạc chuyên nghiệp ngành Piano có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo.
1.2. Mục tiêu cụ thể: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Piano phải đạt được các yêu cầu sau:
1.2.1 Phẩm chất đạo đức:
Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp. Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
1.2.2. Kiến thức:
Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, nắm vững hệ thống kiến thức về lĩnh vực âm nhạc nói chung và biểu diễn nhạc cụ Piano nói riêng.
1.2.3. Kỹ năng:
Nắm vững kỹ thuật biểu diễn Piano ở trình độ đại học. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ trở thành các nghệ sĩ chuyên nghiệp tại các đơn vị nghệ thuật và tham gia giảng dạy Piano ở các trường Cao đẳng và Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp .
2. Khung chương trình đào tạo:
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế:
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 205 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết)
- Thời gian đào tạo : 4 năm
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.2.1 | Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (Chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh) | 75 |
2.2.2 | Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu | 130 |
| Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành | 26 |
Kiến thức ngành | 84 | |
Thực tập nghề nghiệp | 10 | |
Chương trình biểu diễn tốt nghiệp | 10 |
3. Khối lượng kiến thức bắt buộc:
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc:
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 54 đvht*
1 | Triết học Mác-Lênin | 6 |
2 | Kinh tế Chính trị Mác-Lênin | 5 |
3 | Chủ nghĩa Xã hội Khoa học | 4 |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 4 |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 |
6 | Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng | 2 |
7 | Đại cương Mỹ học | 3 |
8 | Tin học cơ bản | 3 |
9 | Ngoại ngữ (Tiếng Anh) | 10 |
10 | Cơ sở Văn hóa Việt Nam | 4 |
11 | Lịch sử nghệ thuật đại cương | 3 |
12 | Giáo dục học đại cương | 3 |
13 | Phương pháp nghiên cứu khoa học | 4 |
14 | Giáo dục Thể chất | 5 |
15 | Giáo dục quốc phòng - an ninh | 165 tiết |
* Chưa tính các học phần 14 và 15.
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 92 đvht
- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành âm nhạc 26 đvht
1 | Lịch sử âm nhạc thế giới I | 5 |
2 | Lịch sử âm nhạc thế giới II | 5 |
3 | Phân tích âm nhạc I | 4 |
4 | Phân tích âm nhạc II | 4 |
5 | Lịch sử âm nhạc phương Đông | 4 |
6 | Âm nhạc Việt Nam | 4 |
- Kiến thức ngành 46 đvht
1 | Chuyên môn Piano I | 5 |
2 | Chuyên môn Piano II | 5 |
3 | Chuyên môn Piano III | 5 |
4 | Chuyên môn Piano IV | 5 |
5 | Hòa thanh | 4 |
6 | Phức điệu | 2 |
7 | Kỹ năng nghe | 2 |
8 | Phương pháp sư phạm Piano | 4 |
9 | Hòa tấu đệm | 4 |
10 | Hòa tấu thính phòng | 6 |
11 | Lịch sử nghệ thuật đàn Piano | 4 |
- Thực tập nghề nghiệp: 10 đvht
- Chương trình biểu diễn tốt nghiệp : 10 đvht
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc:
1. Triết học Mác-Lênin 6 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn Triết học Mác - Lênin dùng cho các khối ngành Khoa học xã hội, Nhân văn, Tự nhiên, Kỹ thuật; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
2. Kinh tế Chính trị Mác-Lênin 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn Triết học Mác - Lênin dùng cho các khối ngành Khoa học xã hội, Nhân văn, Tự nhiên, Kỹ thuật; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
3. Chủ nghĩa Xã hội Khoa học 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trình độ đại học dùng cho các đại học, học viện và các trường đại học.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học, cao đẳng.
6. Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nội dung:
+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin về Văn hóa.
+ Vai trò của Văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.
+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối Văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn).
+ Vai trò của Đảng Cộng sảnViệt Nam trong lãnh đạo Văn hóa.
+ Những thành tựu trong xây dựng Văn hóa từ trước tới nay.
+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.
+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
7. Đại cương Mỹ học 3 đvht
- Điền kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hiện đại, hệ thống và tương đối toàn diện về mỹ học nhằm tạo cho người học ý thức, khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp cho cuộc sống, cho bản thân và cho nghệ thuật
8. Tin học cơ bản 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tin học, gồm: một số khái niệm về tin học và máy tính; sử dụng hệ điều hành MS DOS và Windows; soạn thảo văn bản trên máy tính; sử dụng bảng tính EXCEL; khai thác các dịch vụ cơ bản của mạng toàn cầu INTERNET. Ngoài ra, còn giúp sinh viên hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng máy vi tính và các phần mềm thông dụng nhất.
9. Ngoại ngữ (tiếng Anh) 10 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc Trung học phổ thông.
10. Cơ sở Văn hóa Việt Nam 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam và tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; trình bày biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam
11. Lịch sử Nghệ thuật đại cương 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về nguồn gốc và quá trình phát triển nghệ thuật; những đặc thù của các loại hình nghệ thuật; những kiến thức cơ bản về nghệ thuật của nhân loại... tạo điều kiện để sinh viên có những kiến thức toàn diện, có thể ứng dụng vào học tập cũng như trong cuộc sống.
12. Giáo dục học đại cương 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về giáo dục học: chức năng giáo dục, đối tượng, nhiệm vụ, mục đích, phương pháp nghiên cứu giáo dục; hệ thống giáo dục quốc dân; những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học, nguyên tắc dạy học, nội dung và phương pháp quản lý; vai trò của hiệu trưởng, vai trò của giáo viên, vai trò của sinh viên.
13. Phương pháp nghiên cứu khoa học 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học, gồm:
+ Những khái niệm cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học.
+ Chức năng cơ bản của nghiên cứu khoa học; các đặc điểm của nghiên cứu khoa học và các loại hình nghiên cứu khoa học.
+ Khái niệm đề tài; nhiệm vụ nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
+ Khái niệm chung về giả thuyết nghiên cứu.
+ Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, bao gồm: phương pháp nghiên cứu lý thuyết; phương pháp nghiên cứu thực nghiệm; phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm; quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu.
+ Trình tự nghiên cứu khoa học: Lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương, kế hoạch nghiên cứu, các phương tiện và điều kiện nghiên cứu; việc tiến hành nghiên cứu.
14. Giáo dục Thể chất 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/QĐ-GD&ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn I) dùng cho các trường đại học và các trường cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/QĐ - GD&ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban
hành Chương trình Giáo dục Thể chất giai đoạn II các trường đại học và cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).
15. Giáo dục quốc phòng - an ninh 165 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.
16. Lịch sử âm nhạc thế giới I 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của nền âm nhạc thế giới, trong đó chủ yếu là âm nhạc châu Âu từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Sinh viên tốt nghiệp môn Lịch sử âm nhạc thế giới I sẽ nắm được những đặc điểm chính về phong cách, quan điểm thẩm mỹ cũng như bút pháp sáng tác trong từng thời kỳ âm nhạc, từng trường phái âm nhạc: âm nhạc thời kỳ Cổ đại, âm nhạc thời Trung cổ, âm nhạc thời Phục hưng, âm nhạc châu âu thế kỷ XVIII, âm nhạc châu Âu nửa đầu thế kỷ XIX.
17. Lịch sử âm nhạc thế giới II 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử âm nhạc thế giới I.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của âm nhạc châu Âu nửa cuối thế kỷ XIX; âm nhạc châu Âu nửa đầu thế kỷ XX, khái quát âm nhạc châu Âu và Bắc Mỹ nửa sau thế kỷ XX.
18. Phân tích âm nhạc I 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về hình thức âm nhạc, những đặc điểm về thể loại, cấu trúc, phong cách sáng tác của từng thời kỳ và của từng tác giả. Thông qua chủ yếu các tác phẩm viết cho Piano, viết cho các nhạc cụ khác và thanh nhạc có phần đệm Piano của các tác giả châu âu và Việt Nam, sinh viên nắm được những nguyên tắc chung trong phương pháp phân tích tác phẩm, những đặc điểm cơ bản phân biệt hình thức và thể loại, cách xây dựng chủ đề và xác định chức năng từng phần trong cấu trúc âm nhạc ở các thời kỳ: Ba Rôc, Cổ điển (classique), Lãng mạn.
19. Phân tích âm nhạc II 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Phân tích âm nhạc I.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về hình thức âm nhạc,;những đặc điểm về thể loại, cấu trúc, phong cách sáng tác của từng thời kỳ và của từng tác giả. Thông qua chủ yếu các tác phẩm viết cho Piano, viết cho các nhạc cụ khác và thanh nhạc có phần đệm Piano của các tác giả Châu Âu và Việt Nam, sinh viên nắm được những nguyên tắc chung trong phương pháp phân tích tác phẩm, những đặc điểm cơ bản phân biệt hình thức và thể loại, cách xây dựng chủ đề và xác định chức năng từng phần trong cấu trúc âm nhạc ở các thời kỳ: Sau lãng mạn, Âm nhạc Việt Nam đương đại.
20. Lịch sử âm nhạc phương Đông 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển âm nhạc phương đông từ thời nguyên thuỷ, cổ đại đến thời kỳ cận đại; về thể loại và những đặc trưng cơ bản trong âm nhạc các nước, các dân tộc, các khu vực thuộc phạm vi phương Đông (bao gồm toàn bộ châu á và một phần Bắc Phi). Sinh viên sẽ có khả năng nhận biết về những mối quan hệ giao lưu, ảnh hưởng qua lại giữa âm nhạc phương Đông và âm nhạc phương Tây và với âm nhạc Đông Nam á. Học phần Lịch sử âm nhạc phương Đông sẽ trình bày đại cương về âm nhạc Trung Quốc, âm nhạc bán đảo Triều Tiên, âm nhạc Nhật Bản, âm nhạc khu vực Đông Nam á, âm nhạc khu vực Nam á - ấn Độ, âm nhạc khu vực Tây á, âm nhạc khu vực Trung á và Bắc á .
21. Âm nhạc Việt Nam 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về âm nhạc Việt Nam qua các thời kỳ từ thời đại Hùng Vương đến thế kỷ 20. Sinh viên tốt nghiệp học phần âm nhạc Việt Nam sẽ nắm được những đặc điểm cơ bản trong các thể loại, bài bản cổ cũng như tác phẩm mới, phương thức tổ chức dàn nhạc, hòa tấu các nhạc cụ qua các thời kỳ. Học phần bao gồm các nội dung: Khái quát về âm nhạc Việt Nam và lịch sử âm nhạc Việt Nam; Âm nhạc Việt Nam thời đại Hùng Vương và thời Bắc thuộc (từ cuối thế kỷ thứ III trước công nguyên đến sau thế kỷ X sau công nguyên); Âm nhạc Việt Nam thời phong kiến (từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX ); Âm nhạc Việt Nam thời Pháp thuộc (từ giữa thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945); Âm nhạc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay).
22. Chuyên môn Piano I 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nội dung: Đối với năm học đầu tiên ở bậc đại học, sinh viên cần được củng cố, nâng cao và hoàn thiện các vấn đề cơ bản, kỹ thuật trong nghệ thuật biễu diễn Piano, nhưng yêu cầu ở một mức độ cao hơn, mang tính chuyên nghiệp trong việc thể hiện nội dung, phong cách và tính nghệ thuật của các tác phẩm. Trong chương trình cần tăng cường các bài kỹ thuật (trong đó phải đạt được tốc độ theo đúng yêu cầu), bài phức điệu và các tác phẩm cổ điển.
23. Chuyên môn Piano II 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Chuyên môn piano I.
- Nội dung: Tiếp tục giúp sinh viên củng cố, nâng cao và hoàn thiện các kỹ thuật cơ bản, sau đó nâng cao khả năng xử lý tác phẩm và thể hiện phong cách của từng tác giả. Trên cơ sở đó, bước đầu nâng cao khả năng nắm bắt các trường phái về nghệ thuật biểu diễn khác nhau cho sinh viên.
24. Chuyên môn Piano III 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Chuyên môn piano I và II.
- Nội dung: Tiếp tục giúp sinh viên củng cố, nâng cao và hoàn thiện các vấn đề cơ bản về kỹ thuật đàn Piano và chất lượng hoàn chỉnh trong việc trình bầy tác phẩm. Chú ý:
+ Đi sâu vào việc xử lý tác phẩm và thể hiện phong cách của từng tác giả.
+ Cho sinh viên được tiếp xúc với nhiều trường phái khác nhau, đặc biệt tăng cường tiếp cận với trường phái âm nhạc cận đại, hiện đại thế kỷ XX.
+ Thực hiện kiểm tra bài kỹ thuật bắt buộc cho học phần này và giao bài cho sinh viên tự học, tự dựng bài.
25. Chuyên môn Piano IV 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Chuyên môn Piano I, II và III.
- Nội dung:
+ Tiếp tục có yêu cầu cao hơn đối với sinh viên trong việc xử lý tác phẩm, đảm bảo hoàn chỉnh phần kỹ thuật và thể hiện nội dung phong cách của từng tác giả.
+ Rèn luyện cho sinh viên sự quán xuyến, đảm bảo những tác phẩm có quy mô lớn cũng như đảm bảo một chương trình lớn, đa dạng về phong cách.
+ Bên cạnh yêu cầu chung, giảng viên cần có hướng đi sâu cho từng sinh viên tốt nghiệp (hướng biểu diễn hoặc hướng sư phạm) như cơ sở đã định hướng từ năm thứ III.
+ Cần bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp tổng kết kiến thức toàn diện về nghệ thuật biểu diễn Piano.
+ Chú trọng rèn luyện cho sinh viên khả năng làm việc tự lập, tự nghiên cứu (trong cả biểu diễn và sư phạm).
+ Hoàn chỉnh chương trình biểu diễn tốt nghiệp có độ dài không dưới 45 phút.
26. Hòa thanh 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về hòa thanh và nắm vững những kiến thức cơ bản về việc sử dụng hợp âm trong âm nhạc cổ điển cũng như những hiểu biết về những thủ pháp hòa âm trong các tác phẩm của từng giai đoạn phát triển âm nhạc. Nội dung học phần bao gồm: giới thiệu về hệ thống công năng đầy đủ của điệu trưởng và điệu thứ; hợp âm át kép, chuyển giọng tạm, chuyển giọng cấp 1, chuyển giọng cấp 2, chuyển giọng cấp 3, chuyển giọng đẳng âm bẩy giảm và bẩy át.
27. Phức điệu 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp và hoàn thành học phần Hòa thanh của chương trình đại học.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về phức điệu trong các tác phẩm của từng giai đoạn phát triển âm nhạc. Nội dung học phần bao gồm: giới thiệu về đặc điểm và một số thủ pháp phức điệu chính của đối vị nghiêm khắc như: phức điệu tương phản, phức điệu mô phỏng, phức điệu nghiêm khắc, đối vị tương phản, một số hình thức mô phỏng, phức điệu tự do: Invention, Fuga, Fughetta, Fugato, các thủ pháp phức điệu trong các tác phẩm cho thanh nhạc và khí nhạc; sự kết hợp giữa âm nhạc phức điệu và âm nhạc chủ điệu.
28. Kỹ năng nghe 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nội dung: Giúp sinh viên tăng cường khả năng thực hành, khả năng nhận biết âm sắc nhạc cụ, công năng hòa thanh, nối tiếp hòa thanh, phân tích cấu trúc tác phẩm thông qua việc nghe tác phẩm trực tiếp.
29. Phương pháp sư phạm Piano 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong lĩnh vực sư phạm chuyên ngành, đồng thời nắm vững nghiệp vụ sư phạm cần thiết của một giảng viên.
30. Hòa tấu đệm 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức về kỹ năng ứng dụng trong việc đệm cho các nhạc cụ ở các thể loại concerto, nhạc thính phòng và các thể loại thanh nhạc như: romance, cantate.
31. Hòa tấu thính phòng 6 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Hòa tấu đệm .
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về hòa tấu thính phòng, kỹ năng hòa tấu với các loại nhạc cụ cơ bản; những hiểu biết về nghệ thuật hòa tấu thính phòng, các tác phẩm thính phòng, phong cách tác giả của từng thời kỳ âm nhạc từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XX. Học phần này giúp sinh viên củng cố và phát triển khả năng thị tấu, tai nghe, bản lĩnh chủ động, quán xuyến tác phẩm trong thể hiện nội dung tác phẩm. Các thể loại chủ yếu trong học phần bao gồm: sonate viết cho đàn dây (violon, viola, cello); Piano và các loại kèn, các bản tam tấu, tứ tấu trong đó có Piano.
32. Lịch sử nghệ thuật đàn Piano 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về lịch sử nghệ thuật Piano; lịch sử phát triển sáng tác, nghệ thuật biểu diễn, và nghệ thuật sư phạm Piano. Trong quá trình học tập, sinh viên cũng được phân tích, tìm hiểu sự nghiệp sáng tác cho đàn Piano của những nhà soạn nhạc, nghệ sỹ biểu diễn, những nhà sư phạm Piano tiêu biểu và những lý luận cơ bản qua các giai
đoạn phát triển từ đàn clavecin qua thời kỳ Phục Hưng; nghệ thuật Piano Tây Âu của trường phái lãng mạn, trường phái ấn tượng; âm nhạc cận đại cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX; trường phái Piano Nga trong thế kỷ XVIII-XIX và đầu thế kỷ XX; quá trình phát triển nghệ thuật Piano ở Việt Nam.
4.1.1. Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp, hệ chính quy đúng với chuyên ngành được đào tạo.
4.1.2. Các học phần được thiết kế theo đơn vị học trình, mỗi đơn vị học trình bằng 15 tiết lý thuyết, mỗi tiết lý thuyết bằng 2 tiết thực hành.
4.2. Hướng dẫn tổ chức đào tạo:
4.2.1. Chương trình được thực hiện kết hợp niên chế và học phần. Các học phần được thiết kế phù hợp với đặc điểm của từng cơ sở đào tạo, trên nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống từ thấp lên cao.
4.2.2.Trên cơ sở bảo đảm số đơn vị học trình (đvht) theo quy định tại điểm 2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình, ngoài các học phần bắt buộc, các đvht còn lại thuộc phần kiến thức tự chọn gồm:
+ Kiến thức đại cương: 21 đvht
+ Kiến thức ngành: 38 đvht
Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn để xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.
4.2.3. Thang điểm đánh giá kết quả học tập được tính theo thang điểm: 10 .
- Điểm trực tiếp của cán bộ giảng dạy được làm tròn đến một con số thập phân.
- Điểm trung bình của Hội đồng chấm thi được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
4.2.4. Điểm của các học phần sẽ được tích lũy thành điểm trung bình chung của từng năm để xếp loại học tập, xét học bổng hàng năm và được tích lũy trong toàn khóa để xếp loại tốt nghiệp.
4.2.5. Hình thức thi tốt nghiệp: Biểu diễn trực tiếp trước Hội đồng giám khảo. Chương trình biểu diễn tốt nghiệp có thời gian từ 45 phút trở lên.
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Biểu diễn nhạc cụ phương Tây (Perfomance of Western Instruments)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 19 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương trình khung giáo dục đại học ngành Biểu diễn nhạc cụ phương Tây trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân âm nhạc chuyên nghiệp ngành Biểu diễn nhạc cụ phương Tây có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo.
1.2. Mục tiêu cụ thể: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Biểu diễn nhạc cụ phương Tây phải đạt được các yêu cầu sau:
1.2.1. Phẩm chất đạo đức:
Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp. Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.
1.2.2. Kiến thức:
Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn ; nắm vững hệ thống kiến thức về lĩnh vực Âm nhạc nói chung và Biểu diễn nhạc cụ phương Tây nói riêng.
1.2.3. Kỹ năng:
Nắm vững kỹ thuật biểu diễn nhạc cụ phương Tây ở trình độ đại học. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành các nghệ sĩ chuyên nghiệp tại các đơn vị nghệ thuật và tham gia giảng dạy tại các trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp .
2. Khung chương trình đào tạo:
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế:
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 205 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).
- Thời gian đào tạo : 4 năm
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.2.1 | Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (Chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh) | 75 |
2.2.2 | Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu | 130 |
| Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành | 26 |
Kiến thức ngành (bao gồm cả kiến thức chuyên ngành) | 84 | |
Thực tập nghề nghiệp | 10 | |
Khóa luận (hoặc chương trình biểu diễn) tốt nghiệp | 10 |
3. Khối lượng kiến thức bắt buộc:
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc:
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 54 đvht*
1 | Triết học Mác - Lênin | 6 |
2 | Kinh tế Chính trị Mác - Lênin | 5 |
3 | Chủ nghĩa Xã hội khoa học | 4 |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 4 |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 |
6 | Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng | 2 |
7 | Đại cương Mỹ học | 3 |
8 | Tin học cơ bản | 3 |
9 | Ngoại ngữ (tiếng Anh) | 10 |
10 | Cơ sở Văn hóa Việt Nam | 4 |
11 | Lịch sử Nghệ thuật đại cương | 3 |
12 | Giáo dục học đại cương | 3 |
13 | Phương pháp nghiên cứu khoa học | 4 |
14 | Giáo dục Thể chất | 5 |
15 | Giáo dục quốc phòng - an ninh | 165 tiết |
* Chưa tính các học phần 14 và 15.
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 112 đvht
- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành âm nhạc 26 đvht
1 | Lịch sử âm nhạc thế giới I | 5 |
2 | Lịch sử âm nhạc thế giới II | 5 |
3 | Phân tích âm nhạc I | 4 |
4 | Phân tích âm nhạc II | 4 |
5 | Lịch sử âm nhạc phương Đông | 4 |
6 | Âm nhạc Việt Nam | 4 |
- Kiến thức ngành 46 đvht
1 | Hòa thanh | 4 |
2 | Chỉ huy cơ bản | 2 |
3 | Kỹ năng nghe | 4 |
4 | Phương pháp sư phạm chuyên ngành | 4 |
5 | Lịch sử Nghệ thuật nhạc cụ | 4 |
6 | Hòa tấu thính phòng I | 4 |
7 | Hòa tấu thính phòng II | 4 |
8 | Hòa tấu thính phòng III | 4 |
9 | Hòa tấu dàn nhạc I | 4 |
10 | Hòa tấu dàn nhạc II | 4 |
11 | Hòa tấu dàn nhạc III | 4 |
12 | Hòa tấu dàn nhạc IV | 4 |
- Kiến thức chuyên ngành 20 đvht
Violon (violin), Violon Alto (Viola), Violoncelle (Violoncello), Contrebasse (Doublebass), Flute (Flute), Hautbois (Oboe), Clarinette (Clarinet), Fagotte (Bassoon), Trompette (Trumpet), Cor (French Horn), Trombone (Trombone), Tuba (Tuba), Gõ giao hưởng, Accordeựon (Accordion), Guitare (Guitar)…
Phần kiến thức chuyên ngành gồm các học phần:
1 | Chuyên môn I | 5 |
2 | Chuyên môn II | 5 |
3 | Chuyên môn III | 5 |
4 | Chuyên môn IV | 5 |
- Thực tập nghề nghiệp: 10 đvht
- Khóa luận (hoặc chương trình biểu diễn) tốt nghiệp: 10 đvht
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc:
1. Triết học Mác-Lênin 6 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn Triết học Mác - Lênin dùng cho các khối ngành Khoa học xã hội, Nhân văn, Tự nhiên, Kỹ thuật; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
2. Kinh tế Chính trị Mác-Lênin 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn Triết học Mác - Lênin dùng cho các khối ngành Khoa học xã hội, Nhân văn, Tự nhiên, Kỹ thuật; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
3. Chủ nghĩa Xã hội khoa học 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Chủ nghĩa Xã hội khoa học trình độ đại học.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trình độ đại học dùng cho các đại học, học viện và các trường đại học.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ Đại học, Cao đẳng.
6. Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết : Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Nội dung:
+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin về văn hóa.
+ Vai trò của Văn hóa trong sự nghiệp Cách mạng của giai cấp công nhân.
+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn).
+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.
+ Những thành tựu lớn về xây dựng Văn hóa từ trước tới nay.
+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.
+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
7. Đại cương Mỹ học 3 đvht
- Điền kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản, hiện đại, hệ thống và tương đối toàn diện về Mỹ học nhằm tạo cho người học ý thức, khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp cho cuộc sống, cho bản thân và cho nghệ thuật.
8. Tin học cơ bản 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tin học. Học phần bao gồm các nội dung sau: một số khái niệm về tin học và máy tính; sử dụng hệ điều hành MS DOS và Windows); soạn thảo văn bản trên máy tính; sử dụng bảng tính EXCEL; khai thác các dịch vụ cơ bản của mạng toàn cầu INTERNET. Ngoài ra, giúp sinh viên hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng máy vi tính và các phần mềm thông dụng.
9. Ngoại ngữ (Tiếng Anh) 10 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về tiếng anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc Trung học phổ thông.
10. Cơ sở văn hóa Việt Nam 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam; tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.
11. Lịch sử Nghệ thuật đại cương 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về nguồn gốc và quá trình phát triển nghệ thuật; những đặc thù của các loại hình nghệ thuật; những kiến thức cơ bản về nghệ thuật của nhân loại...Giúp sinh viên có những kiến thức toàn diện để ứng dụng trong học tập cũng như trong cuộc sống.
12. Giáo dục học đại cương 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về Giáo dục học: chức năng giáo dục, đối tượng, nhiệm vụ, mục đích, phương pháp nghiên cứu giáo dục; hệ thống giáo dục quốc dân; những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học, nguyên tắc dạy học, nội dung và phương pháp quản lý; vai trò của Hiệu trưởng, vai trò của giáo viên, vai trò của sinh viên.
13. Phương pháp nghiên cứu khoa học 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết : Không.
- Nội dung:
+ Những khái niệm cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học.
+ Chức năng cơ bản của nghiên cứu khoa học, các đặc điểm của nghiên cứu khoa học và các loại hình nghiên cứu khoa học.
+ Khái niệm đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
+ Khái niệm chung về giả thuyết nghiên cứu.
+ Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, bao gồm: phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm, quan hệ giữa loại hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
+ Trình tự nghiên cứu khoa học: Lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương, kế hoạch nghiên cứu, các phương tiện và điều kiện nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu.
14. Giáo dục Thể chất 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn I) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục Thể chất giai đoạn II các trường đại học và cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).
15. Giáo dục quốc phòng - an ninh 165 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.
16. Lịch sử âm nhạc thế giới I 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của nền Âm nhạc thế giới, trong đó chủ yếu là âm nhạc châu Âu từ thời cổ đại đến nay. Học xong học phần này, sinh viên sẽ nắm được những đặc điểm chính về phong cách, quan điểm thẩm mỹ cũng như bút pháp sáng tác trong từng thời kỳ âm nhạc, trường phái âm nhạc: âm nhạc thời kỳ Cổ đại, âm nhạc thời Trung cổ, âm nhạc thời Phục hưng, âm nhạc châu âu thế kỷ XVIII, âm nhạc châu Âu nửa đầu thế kỷ XIX.
17. Lịch sử âm nhạc thế giới II 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Âm nhạc thế giới I.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển âm nhạc châu Âu nửa cuối thế kỷ XIX, âm nhạc châu Âu nửa đầu thế kỷ XX, khái quát âm nhạc châu Âu và Bắc Mỹ nửa sau thế kỷ XX.
18. Phân tích âm nhạc I 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hình thức âm nhạc, những đặc điểm về thể loại, cấu trúc, phong cách sáng tác của từng thời kỳ và của từng tác giả. Thông qua các tác phẩm viết cho Piano, viết cho các nhạc cụ khác và thanh nhạc có phần đệm piano của các tác giả châu âu và Việt Nam, sinh viên nắm được những nguyên tắc chung trong phương pháp phân tích tác phẩm, những đặc điểm cơ bản để phân biệt hình thức và thể loại, cách xây dựng chủ đề và xác định chức năng từng phần trong cấu trúc âm nhạc ở các thời kỳ: Ba rôc, Cổ điển (classique ), Lãng mạn.
19. Phân tích Âm nhạc II 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Phân tích âm nhạc I.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hình thức âm nhạc, những đặc điểm về thể loại, cấu trúc, phong cách sáng tác của từng thời kỳ và của từng tác giả. Thông qua các tác phẩm viết cho Piano, viết cho các nhạc cụ khác và thanh nhạc có phần đệm Piano của các tác giả châu âu và Việt Nam, sinh viên nắm được những nguyên tắc chung trong phương pháp phân tích tác phẩm, những đặc điểm cơ bản phân biệt hình thức và thể loại, cách xây dựng chủ đề và xác định chức năng từng phần trong cấu trúc âm nhạc ở thời kỳ sau lãng mạn, âm nhạc Việt nam đương đại.
20. Lịch sử âm nhạc phương Đông 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển âm nhạc phương đông từ thời nguyên thuỷ, cổ đại đến thời kỳ cận đại; về thể loại và những đặc trưng cơ bản trong âm nhạc các nước, các dân tộc, các khu vực thuộc khu vực phương Đông (bao gồm toàn bộ châu á và một phần Bắc Phi). Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ có khả năng nhận biết về những mối quan hệ giao lưu, ảnh hưởng qua lại giữa âm nhạc phương Đông và âm nhạc phương Tây, âm nhạc Đông Nam á. Học phần này cũng trình bày một cách đại cương về âm nhạc Trung Quốc, âm nhạc bán đảo Triều Tiên, âm nhạc Nhật Bản, âm nhạc khu vực Đông Nam á, âm nhạc khu vực Nam á - ấn Độ, âm nhạc khu vực Tây á, âm nhạc khu vực Trung á và Bắc á .
21. Âm nhạc Việt Nam 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về âm nhạc Việt Nam qua các thời kỳ từ thời đại Hùng Vương đến thế kỷ 20. Sau khi học xong học phần này, sinh viên sẽ nắm được những đặc điểm cơ bản của các thể loại bài bản cổ cũng như các tác phẩm mới; phương thức tổ chức dàn nhạc, hòa tấu các nhạc cụ qua các thời kỳ, bao gồm:
+ Khái quát về âm nhạc Việt Nam và Lịch sử âm nhạc Việt Nam.
+ Âm nhạc Việt Nam thời đại Hùng Vương và thời Bắc thuộc (từ cuối thế kỷ thứ III trước công nguyên đến sau thế kỷ X sau công nguyên).
+ Âm nhạc Việt Nam thời phong kiến (từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX).
+ Âm nhạc Việt Nam thời Pháp thuộc (từ giữa thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945).
+ Âm nhạc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay).
22. Hòa thanh 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hòa thanh, từ đó nắm vững những kiến thức cơ bản về phương pháp sử dụng hợp âm trong âm nhạc cổ điển cũng như những hiểu biết về những thủ pháp hòa âm trong các tác phẩm của từng giai đoạn phát triển âm nhạc. Nội dung học phần bao gồm: giới thiệu về Hệ thống công năng đầy đủ của điệu trưởng và điệu thứ, hợp âm át kép, chuyển giọng tạm, chuyển giọng cấp 1, chuyển giọng cấp 2, chuyển giọng cấp 3, chuyển giọng đẳng âm bẩy giảm và bẩy át.
23. Chỉ huy cơ bản 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những hiểu biết về nguồn gốc, xuất xứ của môn học chỉ huy cơ bản; sự giống nhau và khác nhau giữa chỉ huy dàn nhạc và chỉ huy hợp xướng; tính năng nhạc cụ và kỹ thuật cơ bản chỉ huy hợp xướng; kỹ thuật xử lý tác phẩm.
24. Kỹ năng nghe 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nội dung: Tăng cường cho sinh viên khả năng thực hành, khả năng nhận biết âm sắc nhạc cụ, công năng hòa thanh, nối tiếp hòa thanh, phân tích cấu trúc tác phẩm thông qua nghe tác phẩm trực tiếp. Học phần sẽ luyện cho sinh viên các kỹ năng: nghe quãng diatonique, tiết tấu, hợp âm, melodie, âm sắc (timbre), nghe hai-ba bè dưới dạng chủ điệu và phức điệu, cách tiến hành hòa âm (harmonic propgression), cấu trúc công năng trong tác phẩm (harmonic structure of phrase).
25. Phương pháp sư phạm chuyên ngành 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong lĩnh vực sư phạm chuyên ngành, đồng thời giúp sinh viên nắm vững những kiến thức nghiệp vụ sư phạm cần thiết đối với một giảng viên.
26. Lịch sử Nghệ thuật nhạc cụ 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử nghệ thuật biểu diễn, lịch sử phát triển sáng tác và nghệ thuật sư phạm của ngành. Trong quá trình học tập, sinh viên cũng sẽ được phân tích, tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của những nhà soạn nhạc, nghệ sỹ biểu diễn, những nhà sư phạm tiêu biểu qua các giai đoạn phát triển từ thời kỳ Phục Hưng, trường phái lãng mạn, trường phái ấn tượng, đến âm nhạc cận đại cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX; các trường phái biểu diễn nhạc cụ phương Tây tiêu biểu của các khu vực từ thế kỷ XVIII cho tới thế kỷ XX; sự hình thành và phát triển nghệ thuật biểu diễn nhạc cụ phương Tây ở Việt Nam.
27. Hòa tấu thính phòng I 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kỹ năng hòa tấu thính phòng. Các thể loại chủ yếu trong học phần bao gồm: các hình thức hòa tấu từ 02 nhạc cụ đến nhóm hòa tấu nhỏ tấu thuộc các thể loại đơn giản như ba đoạn đơn, ba đoạn phức, tổ khúc cổ thuộc các tác phẩm của các tác giả thời kỳ tiền cổ điển - cổ điển, lãng mạn (trong đó có thể là một loại nhạc cụ hoặc hòa tấu nhiều nhạc cụ khác nhau).
28. Hòa tấu thính phòng II 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Hòa tấu thính phòng I
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kỹ năng hòa tấu thính phòng trong các tác phẩm từ thời kỳ lãng mạn đến thời kỳ cận đại, đương đại của các tác giả thuộc nhiều trường phái khác nhau như: Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Đông Bắc á… Các thể loại chủ yếu trong học phần bao gồm các hình thức hòa tấu tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu, sonate.
29. Hòa tấu thính phòng III 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Hòa tấu thính phòng I và II.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kỹ năng hòa tấu thính phòng trong các tác phẩm từ thời kỳ lãng mạn đến cận đại, đương đại của các tác giả thuộc nhiều trường phái khác nhau như: Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc á… Học phần tiếp tục củng cố và phát triển khả năng thị tấu, tai nghe, bản lĩnh chủ động, quán xuyến tác phẩm trong việc thể hiện nội dung tác phẩm. Các thể loại chủ yếu trong học phần bao gồm: các hình thức hòa tấu tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu, sonate và các hình thức dàn nhạc thính phòng.
30. Hòa tấu dàn nhạc I 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kỹ năng hòa tấu dàn nhạc: rèn luyện kỹ năng thị tấu, những kỹ thuật dàn nhạc chủ yếu như:
+ ý thức hòa tấu, sự chính xác về tiết tấu, cao độ, độ chính xác về tốc độ.
+ Làm quen với các tác phẩm thời kỳ cổ điển, giai đoạn đầu của thời kỳ lãng mạn.
+ Các thể loại chủ yếu trong học phần bao gồm: các hình thức hòa tấu dàn nhạc nhỏ, dàn nhạc lớn, độc tấu nhạc cụ (solo) với dàn nhạc.
31. Hòa tấu dàn nhạc II 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Hòa tấu dàn nhạc I.
- Nội dung: Tiếp tục phát triển kỹ năng của nhạc công, bao gồm:
+ Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng chơi nhạc cụ trong dàn nhạc, kỹ năng nghe trong dàn nhạc có quy mô lớn, kỹ năng thị tấu trong dàn nhạc, kỹ năng phối hợp với các nhạc cụ trong dàn nhạc lớn.
+ Tiếp tục hoàn thiện các kỹ thuật hòa tấu và phát triển những hiểu biết của sinh viên về phong cách tác giả và cách xử lý các tác phẩm viết cho hòa tấu dàn nhạc từ thời kỳ cổ điển đến thời kỳ lãng mạn và cận đại.
+ Chú trọng việc tạo điều kiện cho sinh viên được thực hành nghề nghiệp trước công chúng.
32. Hòa tấu dàn nhạc III 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Hòa tấu dàn nhạc I và II.
- Nội dung: Tiếp tục hoàn thiện các kỹ thuật hòa tấu và nâng cao những hiểu biết của sinh viên về phong cách tác giả và cách xử lý các tác phẩm viết cho hoà tấu dàn nhạc từ thời kỳ cổ điển đến lãng mạn và cận đại; chú trọng việc tạo điều kiện cho sinh viên được thực hành nghề nghiệp trước công chúng.
33. Hòa tấu dàn nhạc IV 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Hòa tấu dàn nhạc I, II và III.
- Nội dung: Sinh viên được thực hành nhiều trên các tác phẩm, rèn luyện bản lĩnh của người nhạc công, có kinh nghiệm và thích ứng với mọi yêu cầu của dàn nhạc và chỉ huy dàn nhạc. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được thực hành thường xuyên, trực tiếp với vai trò chỉ huy dàn nhạc và biểu diễn trước công chúng, nắm vững một số lượng cần thiết về các tác phẩm hòa tấu dàn nhạc tiêu biểu của thế giới và Việt Nam, gồm:
Violon (violin), Violon Alto (Viola), Violoncelle (Violoncello), Contrebasse (Doublebass), Flute (Flute), Hautbois (Oboe), Clarinette (Clarinet), Fagotte (Bassoon), Trompette (Trumpet), Cor (French Horn), Trombone (Trombone), Tuba (Tuba), Gõ giao hưởng, Accordeựon (Accordion), Guitare (Guitar)… và các học phần : Phương pháp sư phạm chuyên ngành, Lịch sử nghệ thuật nhạc cụ, Hòa tấu thính phòng, Hoà tấu dàn nhạc.
34. Chuyên môn I 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp.
- Nội dung: Nâng cao và hoàn thiện kỹ thuật trong nghệ thuật biễu diễn, chú ý:
+ Yêu cầu ở một mức độ cao hơn và mang tính chuyên nghiệp hơn trong việc thể hiện nội dung phong cách và tính nghệ thuật của các tác phẩm.
+ Trong chương trình có tăng cường các bài kỹ thuật, các tác phẩm có quy mô lớn, các tác phẩm thuộc thời kỳ cổ điển và lãng mạn.
35. Chuyên môn II 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Chuyên môn I
- Nội dung: Nâng cao và hoàn thiện các kỹ thuật cơ bản; nâng cao khả năng xử lý tác phẩm và thể hiện phong cách của từng tác giả; bước đầu nâng cao khả năng nắm bắt các trường phái về nghệ thuật biểu diễn khác nhau.
36. Chuyên môn III 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Chuyên môn I và II.
- Nội dung:
+ Tiếp tục củng cố, nâng cao và hoàn thiện các vấn đề cơ bản về kỹ thuật và hoàn chỉnh về chất lượng trong việc trình bày tác phẩm.
+ Đi sâu vào việc xử lý tác phẩm và thể hiện phong cách của từng tác giả.
+ Chú ý cho sinh viên được tiếp xúc với nhiều trường phái khác nhau, đặc biệt tăng cường tiếp cận với trường phái Âm nhạc cận đại, hiện đại thế kỷ XX.
+ Thực hiện kiểm tra bài kỹ thuật bắt buộc sau học phần này và giao bài cho sinh viên tự học, tự dựng bài.
37. Chuyên môn IV 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Chuyên môn I, II và III.
- Nội dung:
+ Tiếp tục yêu cầu cao hơn trong việc xử lý tác phẩm, đảm bảo hoàn chỉnh phần kỹ thuật và phần thể hiện nội dung nghệ thuật biểu diễn .
+ Sinh viên cần nắm vững phương pháp xử lý những tác phẩm có quy mô lớn cũng như đảm bảo một chương trình lớn, đa dạng về phong cách.
+ Bên cạnh yêu cầu chung, giảng viên cần có hướng đi sâu cho từng sinh viên trước khi tốt nghiệp (hướng biểu diễn hoặc hướng sư phạm) như cơ sở đã định hướng từ học phần chuyên môn III.
+ Cần bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp tổng kết kiến thức toàn diện về nghệ thuật biểu diễn .
+ Chú trọng rèn luyện cho sinh viên khả năng làm việc tự lập, tự nghiên cứu (trong cả lĩnh vực biểu diễn lẫn hoạt động sư phạm).
+ Hoàn chỉnh chương trình biểu diễn tốt nghiệp có độ dài từ 40 phút đến 45 phút.
4.1.1. Sinh viên có trình độ Trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp, hệ chính quy đúng với chuyên ngành được đào tạo.
4.1.2. Các học phần được thiết kế theo đơn vị học trình, mỗi đơn vị học trình bằng 15 tiết lý thuyết, mỗi tiết lý thuyết bằng 2 tiết thực hành.
4.2. Hướng dẫn tổ chức đào tạo:
4.2.1. Chương trình được thực hiện kết hợp niên chế và học phần. Các học phần được thiết kế phù hợp với đặc điểm của từng cơ sở đào tạo trên nguyên tắc các học phần được xây dựng trên cơ sở từ thấp lên cao.
4.2.2. Căn cứ quy định tại điểm 2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình: Các học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương là 54 đvht; thuộc khối kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành là 26 đvht; thuộc khối kiến thức ngành là 46 đvht và thuộc khối kiến thức chuyên ngành là 20 đvht. Như vậy, số đơn vị học trình của phần kiến thức tự chọn là: kiến thức đại cương: 21 đvht, kiến thức ngành: 18 đvht sẽ do Hiệu trưởng các trường đại học quyết định, lựa chọn khi xây dựng chương trình giáo dục sao cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.
4.2.3. Thang điểm đánh giá kết quả học tập được tính theo thang điểm: 10 điểm.
- Điểm trực tiếp của cán bộ giảng dạy được làm tròn đến một con số thập phân.
- Điểm trung bình của Hội đồng chấm thi được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
4.2.4. Điểm của các học phần sẽ được tích lũy thành điểm trung bình chung của từng năm để xếp loại học tập, xét học bổng hàng năm và được tích lũy trong toàn khoá học để xếp loại tốt nghiệp.
4.2.5. Hình thức thi tốt nghiệp: Biểu diễn trực tiếp trước Hội đồng giám khảo. Chương trình biểu diễn tốt nghiệp có thời gian không dưới 40 phút đối với từng chuyên ngành.
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Huấn luyện Múa (Pedagogy of dance/ dance Teaching)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 19 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương trình khung giáo dục đại học ngành Huấn luyện Múa trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Huấn luyện Múa đáp ứng nhu cầu huấn luyện diễn viên múa chuyên nghiệp phục vụ sự nghiệp phát triển của nền nghệ thuật múa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.2. Mục tiêu cụ thể: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Huấn luyện Múa phải đạt được các yêu cầu sau:
1.2.1. Phẩm chất đạo đức:
Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp. Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.
1.2.2. Kiến thức:
Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, nắm vững hệ thống kiến thức về phương pháp Huấn luyện Múa cho học sinh, diễn viên trong các trường và các cơ sở hoạt động nghệ thuật múa.
1.2.3. Kỹ năng:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng trực tiếp tổ chức giảng dạy các môn: Kỹ thuật Múa dân gian dân tộc Việt Nam, Múa cổ điển châu Âu nhằm đào tạo diễn viên múa chuyên nghiệp có trình độ trung cấp, cao đẳng đáp ứng yêu cầu của các hình thức và các đối tượng đào tạo.
2. Khung chương trình đào tạo:
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế:
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 214 (đvht) chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết)
- Thời gian đào tạo: 4 năm
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.2.1. | Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (Chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh) | 75 |
2.2.2. | Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu | 139 |
| Kiến thức cơ sở của ngành | 33 |
Kiến thức ngành | 90 | |
Thực tập nghề nghiệp | 6 | |
Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp | 10 |
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc:
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 61 đvht*
1 | Triết học Mác - Lênin | 6 |
2 | Kinh tế Chính trị Mác - Lênin | 5 |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 4 |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 4 |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 |
6 | Ngoại ngữ (tiếng Anh) | 10 |
7 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | 4 |
8 | Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng | 2 |
9 | Tin học đại cương | 3 |
10 | Tâm lý học nghệ thuật | 4 |
11 | Mỹ học đại cương | 3 |
12 | Lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam | 3 |
13 | Lịch sử nghệ thuật tạo hình thế giới | 4 |
14 | Lịch sử Âm nhạc Việt Nam | 3 |
15 | Lịch sử Âm nhạc thế giới | 3 |
16 | Giáo dục Thể chất | 5 |
17 | Giáo dục quốc phòng - an ninh | 165 tiết |
* Chưa tính các học phần 16 và 17.
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 119 đvht
- Kiến thức cơ sở của ngành 33 đvht
1 | Phân tích tác phẩm Âm nhạc | 6 |
2 | Lịch sử Múa Việt Nam | 2 |
3 | Lịch sử Múa thế giới | 4 |
4 | Múa tính cách châu Âu | 6 |
5 | Kỹ thuật Múa đôi trong Múa cổ điển châu Âu | 3 |
6 | Múa di sản Sân khấu truyền thống Việt Nam | 6 |
7 | Giáo dục học | 3 |
8 | Giải phẫu học | 3 |
- Kiến thức ngành 70 đvht
1 | Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu Âu 1 | 3 |
2 | Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu Âu 2 | 3 |
3 | Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu Âu 3 | 4 |
4 | Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu Âu 4 | 6 |
5 | Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu Âu 5 | 6 |
6 | Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu Âu 6 | 5 |
7 | Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu Âu 7 | 5 |
8 | Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu Âu 8 | 3 |
9 | Phương pháp Huấn luyện Múa Dân gian dân tộc 1 | 4 |
10 | Phương pháp Huấn luyện Múa Dân gian dân tộc 2 | 4 |
11 | Phương pháp Huấn luyện Múa Dân gian dân tộc 3 | 4 |
12 | Phương pháp Huấn luyện Múa Dân gian dân tộc 4 | 5 |
13 | Phương pháp Huấn luyện Múa Dân gian dân tộc 5 | 5 |
14 | Phương pháp Huấn luyện Múa Dân gian dân tộc 6 | 5 |
15 | Phương pháp Huấn luyện Múa Dân gian dân tộc 7 | 6 |
16 | Phương pháp Huấn luyện Múa Dân gian dân tộc 8 | 2 |
- Thực tập nghề nghiệp: 6 đvht
- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp): 10đvht
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc:
1. Triết học Mác - Lênin 6 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn Triết học Mác - Lênin dùng cho các khối ngành Khoa học xã hội, Nhân văn, Tự nhiên, Kỹ thuật; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
2. Kinh tế Chính trị Mác - Lênin 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn Triết học Mác - Lênin dùng cho các khối ngành Khoa học xã hội, Nhân văn, Tự nhiên, Kỹ thuật; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
3. Chủ nghĩa Xã hội khoa học 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 27 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trình độ đại học dùng cho các đại học, học viện và các trường đại học.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ Đại học, Cao đẳng.
6. Ngoại ngữ (Tiếng Anh) 10 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dẽ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc Trung học phổ thông.
7. Cơ sở văn hóa Việt Nam 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Trình bày biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.
8. Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nội dung:
+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin về văn hóa.
+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.
+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối Văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn).
+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.
+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.
+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.
+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
9. Tin học đại cương 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tin học bao gồm: một số khái niệm về tin học và máy tính; sử dụng hệ điều hành MS DOS và Windows; soạn thảo văn bản trên máy tính; sử dụng bảng tính EXCEL; khai thác các dịch vụ cơ bản của mạng toàn cầu INTERNET. Ngoài ra, giúp sinh viên hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng máy vi tính và các phần mềm thông dụng.
10. Tâm lý học nghệ thuật 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về hoạt động tâm lý nói chung và tâm lý trong hoạt động nghệ thuật nói riêng. Trên cơ sở nhận thức nội dung học phần như một khoa học về tâm lý con người, sinh viên nghệ thuật sẽ có tư duy sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật. Nội dung học phần gồm: hoạt động giao tiếp nhân cách; hoạt động nhận thức; các thuộc tính tâm lý của nhân cách; tâm lý học nghệ thuật.
11. Mỹ học đại cương 3 đvht
- Điền kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hiện đại, hệ thống và tương đối toàn diện về Mỹ học nhằm tạo cho người học có ý thức, khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp cho cuộc sống, cho bản thân và cho nghệ thuật.
12. Lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật tạo hình Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử và mối quan hệ giữa nghệ thuật tạo hình với sân khấu - điện ảnh, gồm:
+ Nghệ thuật tạo hình trước năm 1945.
+ Nghệ thuật tạo hình Việt Nam trong thời gian kháng chiến chống Pháp và từ năm 1945 - 1975.
+ Nghệ thuật tạo hình Việt Nam từ năm 1975 đến nay.
13. Lịch sử Nghệ thuật tạo hình thế giới 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức về quá trình phát triển của lịch sử tạo hình thế giới thông qua sự phát triển tác phẩm của các danh họa, các trường phái hội hoạ tiêu biểu như:: nghệ thuật tạo hình thời Cổ đại, thời Phục hưng, nghệ thuật tạo hình Thế kỷ XVIII và XIX, nghệ thuật tạo hình phương Đông (ấn Độ, Nhật Bản, Trung Hoa), nghệ thuật tạo hình Hy Lạp - La Mã...
14. Lịch sử Âm nhạc Việt Nam 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Âm nhạc Việt Nam qua các thời đại Hùng Vương cho đến nay. Sinh viên cần nắm được những đặc điểm cơ bản trong các thể loại bài bản cổ cũng như tác phẩm mới, phương thức tổ chức dàn nhạc, hòa tấu các nhạc cụ qua các thời kỳ.
15. Lịch sử Âm nhạc thế giới 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển âm nhạc thế giới, trong đó chủ yếu là âm nhạc châu Âu từ thời Cổ đại đến nay với những đặc điểm chính về phong cách, quan điểm thẩm mỹ cũng như biện pháp sáng tác trong từng thời kỳ âm nhạc, trường phái âm nhạc: âm nhạc Cổ đại, âm nhạc thời Trung cổ, âm nhạc thời Phục hưng, âm nhạc châu Âu thế kỷ XVIII, âm nhạc châu Âu nửa đầu thế kỷ XIX.
16. Giáo dục Thể chất 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn I) dùng cho các trường đại học và các trường cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục Thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).
17. Giáo dục quốc phòng - an ninh 165 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.
18. Phân tích tác phẩm Âm nhạc 6 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, nguyên tắc kết cấu của các hình thức Âm nhạc. Trên cơ sở đó, sinh viên phân tích được các tác phẩm âm nhạc ở các hình thức từ đơn giản đến phức tạp, đặc biệt các hình thức gắn bó, liên quan mật thiết với nghệ thuật múa, giúp sinh viên hoàn thành có hiệu quả chương trình học tập các kiến thức thuộc chuyên ngành Huấn luyện Múa.
19. Lịch sử Múa Việt Nam 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của nghệ thuật múa của các dân tộc Việt Nam với những thành tựu qua các thời đại của nền nghệ thuật múa Việt Nam trong quá khứ và hiện tại, đặc biệt đi sâu giới thiệu lịch sử múa thời kỳ Cách mạng Việt Nam từ sau tháng 8 năm 1945 đến nay; thực trạng và phương hướng phát triển nghệ thuật múa trong những năm tới.
20. Lịch sử Múa thế giới 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản, khái quát về Lịch sử Múa thế giới; sự hình thành các trung tâm, trường phái nổi tiếng nhất có ảnh hưởng to lớn đến sự nghiệp phát triển nghệ thuật múa của nhiều nước như: Italia, Pháp, Nga, nước Nga Xô Viết… Trên cơ sở những kiến thức trên, sinh viên rút ra được và tham khảo kế thừa những truyền thống quý báu của nền nghệ thuật múa thế giới làm phong phú cho kiến thức của những nhà giáo tương lai.
21. Múa tính cách châu Âu 6 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử, đặc trưng ngôn ngữ Múa, phong cách Múa của một số dân tộc tiêu biểu của Châu Âu: Nga, Balan, Itali, Ucraina, Tây Ban Nha, Zigan. Trên cơ sở đó, sinh viên tiếp thu được các động tác, bài tập trong và ngoài gióng tập, các hình thức múa dân gian, múa sân khấu cổ điển, các hình thức múa đơn, múa đôi và múa tập thể... làm phong phú kiến thức về múa, giúp sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện múa trong tương lai.
22. Kỹ thuật Múa đôi trong múa cổ điển châu âu 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Môn Múa đôi là phần kỹ thuật phối hợp của diễn viên nam và nữ trong múa cổ điển châu âu nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về luật động, thủ pháp, kết cấu và kỹ thuật thường thể hiện trong các Pas de deux, Adagio... mà hai người phải thể hiện trong các vở vũ kịch như: Hồ Thiên Nga, Spartac, Gizelle, Hằng Nga ngủ...
23. Múa di sản Sân khấu truyền thống Việt Nam 6 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Môn học giới thiệu khái quát về đặc trưng và vai trò của múa di sản trong sân khấu truyền thống Việt Nam. Trên cơ sở này, sinh viên nắm được một số nguyên tắc hoạt động cơ bản trong hệ thống múa di sản sân khấu truyền thống. Sau đó nghiên cứu một số trích đoạn tiêu biểu trong sân khấu Chèo, Tuồng như: Thúy Vân giả dại, Thị Màu, Tuấn đuốc, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo... để sinh viên nâng cao kiến thức múa, làm phong phú vốn kiến thức cho sinh viên thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện múa sau này.
24. Giáo dục học 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên khái niệm về Giáo dục học; vai trò của giáo dục trong việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên; những quan điểm duy vật biện chứng về lý luận dạy học và lý luận giáo dục.
25. Giải phẫu học 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc, hình thể con người là đối tượng của cơ thể trong thiết kế ngôn ngữ múa (ngôn ngữ của động tác cơ thể). Trên cơ sở hiểu biết về cấu trúc cơ thể, người huấn luyện múa hướng dẫn học sinh vận động theo quy luật, phục vụ cho công tác huấn luyện diễn viên múa sử dụng động tác cơ thể trong hoạt động nghệ thuật múa. Trên cơ sở một số động tác tư thế của vận động cơ thể để biểu hiện tính cách, tình cảm con người trong sử dụng ngôn ngữ múa để xây dựng hình tượng nghệ thuật.
26. Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu âu 1 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung:
+ Những kiến thức khái quát về múa cổ điển châu âu.
+ Các nội dung về phương pháp huấn luyện múa cổ điển châu âu.
+ Những vấn đề lý luận có tính định hướng.
+ Những kiến thức, kỹ năng chuyên môn để tổ chức, hướng dẫn, lên lớp cho sinh viên trong năm học đầu tiên của trường đào tạo nghệ thuật múa (tham khảo chương trình Trung học 8 năm của Liên Xô (cũ) và giáo trình 6 năm của Việt Nam).
27. Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu âu 2 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu âu 1.
- Nội dung: Nhằm tiếp tục bổ sung, cung cấp cho sinh viên những kiến thức trên 2 lĩnh vực:
+ Những kiến thức lý thuyết mang tính định hướng: Tư chất nghề nghiệp đòi hỏi đối với người giáo viên múa cổ điển châu âu - phương pháp làm việc với âm nhạc trên lớp học...nhằm phát triển tính âm nhạc cho sinh viên...
+ Những kiến thức kỹ năng nghiệp vụ để tổ chức, lên lớp, giảng dạy cho học sinh các lớp năm thứ hai của các trường trung cấp đào tạo diễn viên Múa.
28. Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu âu 3 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu âu 1 và 2.
- Nội dung:
+ Biên soạn một chuỗi bài tập có chung một mục đích huấn luyện dựa trên cơ sở của các động tác xuyên suốt.
+ Những kiến thức lý thuyết và kỹ năng nghiệp vụ đảm bảo cho việc giảng dạy đối với các lớp học sinh năm học thứ 3 ở các trường trung cấp đào tạo diễn viên Múa.
29. Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu âu 4 6 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu âu 1, 2 và 3.
- Nội dung: Giúp sinh viên:
+ Sau khi sinh viên nắm vững các động tác kỹ thuật cơ bản, cần phát triển kỹ năng phối hợp một cách tổng thể, hài hòa giữa các bộ phận của cơ thể: đầu, tay, thân trên...
+ Nắm được những điểm chủ yếu trong phương pháp huấn luyện, tập giảng dạy phần kỹ thuật như quay nhỏ, phần nhảy...
+ Chủ động trong công việc giảng dạy trên lớp cho học sinh năm thứ 4 và năm thứ 5 các trường Trung cấp đào tạo diễn viên Múa.
30. Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu âu 5 6 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu âu 1, 2, 3 và 4.
- Nội dung:
+ Các thể loại bài học - bài tập có cấu trúc phức tạp dành cho các lớp chuẩn bị tốt nghiệp.
+ Hệ thống động tác, ngôn ngữ kỹ thuật múa được tiến hành mang theo tính tổng thể trong biểu diễn và tính đa dạng về tiết tấu, cũng như có sự kết hợp với âm nhạc.
+ Kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành trong phạm vi 2 năm học tiếp theo của các trường đào tạo diễn viên múa hệ Trung cấp .
31. Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu âu 6 6 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu âu 1, 2, 3, 4 và 5.
- Nội dung:
+ Hoàn thành toàn bộ kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ đối với việc lên lớp giảng dạy cho sinh viên lớp chuẩn bị tốt nghiệp (học kỳ thứ 6).
+ Phương pháp biên soạn một số hình thức thức bài tập đòi hỏi phải tuân theo những quy luật kết cấu phần âm nhạc - những bài tập biên soạn với sự sáng tạo của giáo viên: Phần bài tập thể loại múa Adagio dành cho các lớp sinh viên lớp tốt nghiệp... và một số hình thức bài tập khác: Allegro có dung lượng lớn - Ouverture... Koga... Đây là những hình thức bài tập phức tạp để áp dụng cho những lớp sinh viên khi tốt nghiệp hoặc khi tổ chức các buổi báo cáo kết quả học tập.
32. Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu âu 7 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu âu 1, 2, 3, 4, 5 và 6.
- Nội dung:
+ Biên soạn tiếp một số thể loại bài tập dùng cho việc giảng dạy và nâng cao kỹ thuật, củng cố phong cách, tính diễn cảm, chất nghệ sĩ cho sinh viên các lớp chuẩn bị tốt nghiệp.
+ Phương pháp biên soạn bài tập về kỹ thuật múa đơn nam hoặc đơn nữ dựa trên hình thức âm nhạc cổ điển: âm nhạc biến tấu (Variation) trong các vở diễn kịch múa cổ điển châu Âu... (Người đẹp ngủ.. Sự cẩn thận vô ích-Zizen).
+ Phương pháp biên soạn bài tập kỹ thuật múa cổ điển châu Âu dựa theo hình thức âm nhạc cổ điển: âm nhạc Adagio được trích từ hình thức múa Pas de deux của các vở kịch múa cổ điển châu Âu (Người đẹp ngủ... Kẹp hạt dẻ... Cướp biển...).
+ Những vấn đề thuộc về phương pháp giảng dạy phần kỹ thuật múa cứng trong múa cổ điển châu Âu. Phần này đặc biệt giành cho công việc đào tạo diễn viên nữ của các trường múa hệ Trung cấp.
Thi kết thúc học phần 7 mang tính chất tổng kết các học phần 1, 2, 3, 4, 5 và 6.
33. Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu âu 8 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu âu 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7.
- Nội dung:
+ Biên soạn, hoàn thành các loại bài tập để bảo vệ tốt nghiệp trong phạm vi thực hành nghiệp vụ (đối với những sinh viên được phép bảo vệ tốt nghiệp bằng lĩnh vực phương pháp huấn luyện múa cổ điển châu Âu).
+ Tổng kết các vấn đề chuyên môn. Sinh viên sẽ viết một tiểu luận chuyên đề trong phạm vi hẹp thuộc lĩnh vực nghiệp vụ để bảo vệ tốt nghiệp.
34. Phương pháp Huấn luyện Múa dân gian dân tộc 1 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức dạy học Múa dân gian dân tộc với các nội dung cơ bản sau:
+ Kiến thức khái quát về Múa dân gian dân tộc Việt Nam: Nguồn gốc, sự đa dạng phong phú của múa dân gian dân tộc Việt Nam; mối quan hệ của múa dân gian dân tộc Việt Nam với các loại hình nghệ thuật; việc kế thừa múa dân gian dân tộc trong vĩnh vực đào tạo.
+ Những kiến thức sư phạm trong Múa dân gian dân tộc: Khái niệm về dạy học Múa dân gian dân tộc; ý nghĩa, nhiệm vụ của dạy và học Múa dân gian dân tộc; quá trình dạy và học Múa dân gian dân tộc; các nguyên tắc dạy học Múa dân gian dân tộc.
Học phần này chủ yếu thực hiện nguyên tắc bảo đảm tính cơ bản, tính khoa học trong dạy học Múa dân gian dân tộc, giúp sinh viên bước đầu làm quen với công việc dẫn lớp; các kỹ năng biên luyện bài tập trong các dạng kết cấu đơn giản; hệ thống hóa kiến thức về các hệ thống Múa dân gian dân tộc Việt, Tày, H’Mông, Xơ Đăng (nhóm Xơ Trung).
35. Phương pháp Huấn luyện Múa dân gian dân tộc 2 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Phương pháp Huấn luyện Múa dân gian dân tộc 1.
- Nội dung: Giúp sinh viên:
+ Vận dụng, củng cố những kiến thức đã được trang bị trong học phần Phương pháp Huấn luyện Múa dân gian dân tộc 1 làm cơ sở cho sự phát triển, nâng cao các kỹ năng dạy học, biên luyện bài tập trong học phần này.
+ Thực hiện nguyên tắc dạy học bảo đảm tính dân tộc trong múa dân gian dân tộc; tập trung thực hiện kết cấu, biên luyện bài tập trong học phần này.
+ Khái quát các phương pháp dạy học Múa dân gian dân tộc: khái niệm, ý nghĩa, nội dung, hình thức.
+ Hệ thống hóa kiến thức về các hệ thống Múa dân gian dân tộc: tiếp theo các hệ thống Múa dân tộc Việt, Tày, H’Mông, Xơ Đăng (nhóm Tơ Đrá) là hệ thống Múa Thái.
36. Phương pháp Huấn luyện Múa dân gian dân tộc 3 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Phương pháp Huấn luyện Múa dân gian dân tộc 1 và 2.
- Nội dung: Giúp sinh viên:
+ Rèn luyện, củng cố những kiến thức đã được trang bị trong các học phần Phương pháp Huấn luyện Múa dân gian dân tộc 1 và Phương pháp Huấn luyện Múa dân gian dân tộc 2 làm cơ sở cho sự phát triển, nâng cao các kỹ năng dạy học, biên luyện bài tập trong học phần này.
+ Thực hiện các nguyên tắc dạy học múa phải bảo đảm tính thẩm mỹ, tính biểu diễn; cái đẹp trong đường nét, cái hồn trong động tác, tạo hình, tuyến đội hình, biến đổi linh hoạt dần.
+ Phương pháp trình bày trực quan bằng ngôn ngữ hình tượng.
+ Hệ thống hóa kiến thức về các hệ thống múa dân gian dân tộc: tiếp theo các hệ thống múa Việt, Tày, H’Mông, Thái là các hệ thống múa Ba Na, Gia Rai, Cor.
37. Phương pháp Huấn luyện Múa dân gian dân tộc 4 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Phương pháp Huấn luyện Múa dân gian dân tộc 1, 2 và 3.
- Nội dung:
+ Trên cơ sở những kiến thức được trang bị, sinh viên được phát triển, nâng cao kỹ năng dạy học, biên luyện các bài tập đội hình phong phú, phức tạp hơn; các động tác có hồn, tinh tế, linh họat hơn; có sự phân đoạn, biến đổi sắc thái, tiết tấu.
+ Kết hợp phương pháp trực quan với phương pháp thuyết minh và vấn đáp.
+ Hệ thống hóa kiến thức về các hệ thống Múa dân gian dân tộc: tiếp theo các hệ thống múa Việt, Tày, H’Mông, Ba Na, Gia Rai, Cor là các hệ thống Múa Cao Lan, Khơ Mú.
38. Phương pháp Huấn luyện Múa dân gian dân tộc 5 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Phương pháp huấn luyện Múa dân gian Dân tộc 1, 2, 3 và 4.
- Nội dung: Giúp sinh viên:
+ Rèn luyện, củng cố những kiến thức đã được trang bị; nâng cao sức biểu hiện của dạng bài có tính cách, ít người hoặc nhiều người, phù hợp với nội dung hình thức âm nhạc, tăng thêm kỹ năng kỹ xảo Múa dân gian dân tộc.
+ Kết hợp thực hiện phương pháp luyện tập và ôn tập để củng cố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo Múa dân gian dân tộc.
+ Hệ thống hóa kiến thức về các hệ thống múa dân gian dân tộc: tiếp theo các hệ thống múa Việt, Tày, H’Mông là các hệ thống múa Chăm Hroi, Cơ Tu, Ê Đê, Khơ Me, Lô Lô.
39. Phương pháp Huấn luyện Múa dân gian dân tộc 6 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Phương pháp huấn luyện Múa dân gian dân tộc 1, 2, 3, 4 và 5.
- Nội dung: Giúp sinh viên:
+ Tăng cường biên luyện các phần kỹ năng, kỹ xảo và phát triển các động tác khó, phức tạp (Múa phần H’Mông và Ba Na, Chăm Hroi, Tây Nguyên); sự biểu hiện tinh tế bên trong (nón Thái - Cơ Tu và 2 quạt Việt của nữ).
+ Khơi sâu, nhấn mạnh đặc điểm phong cách múa dân tộc.
+ Tăng cường phương pháp kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo học sinh.
+ Hệ thống hóa kiến thức các hệ thống múa dân gian dân tộc: tiếp theo các hệ thống múa Khơ Me, Chăm Hroi, Ê Đê, H’Mông, Cơ Tu là các hệ thống múa Dao, Chăm.
40. Phương pháp Huấn luyện Múa dân gian dân tộc 7 6 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Phương pháp Huấn luyện Múa dân gian dân tộc 1, 2, 3, 4, 5 và 6.
- Nội dung: Giúp sinh viên:
+ Khái quát toàn bộ kiến thức lý thuyết và thực hành để sinh viên có chiều sâu về kiến thức; hệ thống ôn tập toàn bộ các hệ thống múa để sinh viên nắm vững, đặc biệt những nét cốt lõi cơ bản, biết phân biệt rạch ròi phong cách, tính cách và thể hiện được sự nhuần nhuyễn, tinh tế, có kỹ xảo.
+ Mỗi sinh viên phải thành thạo các kỹ năng sư phạm: biên luyện được các dạng kết cấu bài tập, tiểu phẩm huấn luyện; cả lớp sẽ tạo nên một chương trình thi với hình thức phong phú, phản ảnh được nội dung kết quả của quá trình học tập, đạt yêu cầu khi kết thúc học phần. Mỗi sinh viên phải trả 1 bài thi và diễn đạt để thể hiện được tư cách của một giáo viên múa: dẫn lớp, điều khiển, phân tích động tác, bài tập với âm nhạc, thị phạm, nhận xét, đánh giá học sinh.
41. Phương pháp Huấn luyện Múa dân gian dân tộc 8 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Phương pháp Huấn luyện Múa dân gian dân tộc 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7.
- Nội dung: Tập trung sinh viên trên lớp để dựng bài thi tốt nghiệp theo kế hoạch, thời gian đã đặt ra. Mỗi sinh viên sẽ phải thi tốt nghiệp bằng một bài thi huấn luyện và một tiểu luận đảm bảo đạt yêu cầu như mục đích của học phần và mục tiêu đào tạo đã đề ra; phản ánh được kết quả của quá trình học tập, sáng tạo.
Chương trình khung giáo dục đại học ngành Huấn luyện Múa là cơ sở để thiết kế các chương trình giáo dục ngành Huấn luyện Múa trình độ đại học đáp ứng nhu cầu cụ thể của các cơ sở đào tạo khác nhau.
4.1. Về khối lượng kiến thức tự chọn:
Trên cơ sở quy định tại mục 2.2, khối lượng kiến thức tự chọn gồm:
+ Phần kiến thức đại cương: 14 đvht
+ Phần kiến thức ngành: 20 đvht
Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.
Trong suốt thời gian học, sinh viên sẽ phải tham gia 2 đợt thực tập nghiệp vụ, được phân bổ như sau:
- Đợt kiến tập giảng dạy: Sinh viên sẽ tham quan, dự lớp các học phần Múa cổ điển châu Âu, Múa dân gian dân tộc tại các cơ sở đào tạo diễn viên múa chuyên nghiệp. Thời gian kiến tập vào đầu năm học thứ 3 với thời lượng: 2 đvht.
- Đợt thực tập nghiệp vụ giảng dạy: được thực hiện vào đầu học kỳ II của năm học thứ 4. Sinh viên sẽ phải tham gia trực tiếp giảng dạy một trong hai lĩnh vực Múa cổ điển châu Âu hoặc Múa dân gian dân tộc tại các cơ sở đào tạo diễn viên múa, với thời lượng: 6 đvht
- Sinh viên học ngành Huấn luyện Múa sẽ phải hoàn thành toàn bộ số học phần Phương pháp Huấn luyện Múa cổ điển châu Âu và phương pháp Huấn luyện Múa dân gian dân tộc. Song trong quá trình học tập, tùy theo năng lực, sở trường cụ thể của bản thân mà sinh viên có thể chọn một trong 2 khối lượng kiến thức chuyên môn đó để bảo vệ tốt nghiệp.
- Phần bảo vệ tốt nghiệp chuyên môn bao gồm:
+ Những bài tập thực hành về kỹ năng giảng dạy chuyên môn.
+ Trình bày 1 tiểu luận về kỹ năng giảng dạy chuyên môn.
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Biểu diễn Kịch - Điện ảnh (Acting for Screen & Stage)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 19 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương trình khung giáo dục đại học ngành Biểu diễn Kịch - Điện ảnh trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Biểu diễn Kịch - Điện ảnh có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu hoạt động, biểu diễn trong lĩnh vực kịch nói, điện ảnh.
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Biểu diễn Kịch - Điện ảnh phải đạt được các yêu cầu sau:
1.2.1. Phẩm chất đạo đức:
Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp. Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.
1.2.2. Kiến thức:
Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, nắm vững hệ thống kiến thức về Biểu diễn Kịch - Điện ảnh, giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ trình độ và kiến thức để làm việc trong các cơ sở hoạt động Văn hóa nghệ thuật.
1.2.3. Kỹ năng:
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên nắm vững các kỹ năng về nghệ thuật biểu diễn trong lĩnh vực Kịch nói, Điện ảnh, có năng lực độc lập sáng tạo khi thể hiện vai diễn trong các lĩnh vực trên.
2. Khung chương trình đào tạo:
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế:
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 205 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết)
- Thời gian đào tạo : 4 năm
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.2.1 | Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (Chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh) | 75 |
2.2.2 | Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu | 130 |
| Kiến thức cơ sở khối ngành và của ngành | 44 |
Kiến thức ngành (bao gồm cả kiến thức chuyên ngành) | 72 | |
Thực tập nghề nghiệp | 4 | |
Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp | 10 |
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc:
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 54 đvht*
1 | Triết học Mác-Lênin | 6 |
2 | Kinh tế Chính trị Mác-Lênin | 5 |
3 | Chủ nghĩa Xã hội khoa học | 4 |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 4 |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 |
6 | Ngoại ngữ (Tiếng Anh) | 10 |
7 | Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng | 2 |
8 | Cơ sở Văn hóa Việt Nam | 4 |
9 | Lịch sử Sân khấu Việt Nam | 3 |
10 | Lịch sử Sân khấu Thế giới | 4 |
11 | Lịch sử Điện ảnh Việt Nam | 4 |
12 | Lịch sử Điện ảnh Thế giới | 5 |
13 | Giáo dục Thể chất | 5 |
14 | Giáo dục quốc phòng - an ninh | 165 tiết |
* Chưa tính các học phần 13 và 14.
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 116 đvht
- Kiến thức cơ sở của ngành 44 đvht
1 | Hình thể 1 (kỹ thuật cơ bản) | 6 |
2 | Hình thể 2 (kỹ thuật thể hiện) | 6 |
3 | Hình thể 3 (Múa) | 4 |
4 | Tiếng nói trong Kịch - Điện ảnh 1 (kỹ thuật cơ bản) | 6 |
5 | Tiếng nói trong Kịch - Điện ảnh 2 (kỹ thuật thể hiện) | 6 |
6 | Tiếng nói trong Kịch - Điện ảnh 3 (Thanh nhạc) | 4 |
7 | Hóa trang | 4 |
8 | Phân tích tác phẩm Kịch (kịch bản văn học) | 4 |
9 | Phân tích tác phẩm Điện ảnh (phim truyện) | 4 |
- Kiến thức ngành 58 đvht
1 | Kỹ thuật biểu diễn Kịch-Điện ảnh 1 (kỹ thuật cơ bản: các đơn nguyên tâm lý biểu diễn - tiểu phẩm sinh viên tự sáng tạo) | 8 |
2 | Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 2 (kỹ thuật cơ bản: các đơn nguyên tâm lý biểu diễn - tiểu phẩm dịch sang hành động từ các chất liệu văn học - truyện ngắn, tiểu thuyết v.v...) | 8 |
3 | Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 3 (thực hành sáng tạo vai diễn trong các trích đoạn kịch nói Việt Nam đương đại) | 4 |
4 | Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 4 (thực hành sáng tạo vai diễn trong các trích đoạn phim truyện Việt Nam đương đại) | 4 |
5 | Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 5 (thực hành sáng tạo vai diễn trong các trích đoạn kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử, dân gian, dân tộc) | 4 |
6 | Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 6 (thực hành sáng tạo vai diễn trong các trích đoạn phim truyện Việt Nam về đề tài lịch sử, dân gian, dân tộc) | 4 |
7 | Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 7 (thực hành sáng tạo vai diễn trong các trích đoạn kịch đương đại nước ngoài) | 8 |
8 | Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 8 (thực hành sáng tạo vai diễn trong các trích đoạn kịch cổ điển nước ngoài) | 8 |
9 | Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 9 (xây dựng hình tượng nhân vật trong một vở diễn Sân khấu đầy đủ hoặc trong một phim truyện hoàn chỉnh) | 10 |
- Thực tập nghề nghiệp: 4 ĐVHT
- Khóa luận hoặc thi tốt nghiệp: 10 ĐVHT
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc:
1. Triết học Mác-Lênin 6 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn Triết học Mác - Lênin dùng cho các khối ngành Khoa học xã hội, Nhân văn, Tự nhiên, Kỹ thuật; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
2. Kinh tế Chính trị Mác-Lênin 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn Triết học Mác - Lênin dùng cho các khối ngành Khoa học xã hội, Nhân văn, Tự nhiên, Kỹ thuật; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
3. Chủ nghĩa Xã hội khoa học 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trình độ đại học dùng cho các đại học, học viện và các trường đại học
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ Đại học, Cao đẳng.
6. Ngoại ngữ (tiếng Anh) 10 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về tiếng anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc Trung học phổ thông.
7. Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nội dung:
+ Những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa.
+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.
+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn)
+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.
+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước đến nay.
+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.
+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
8. Cơ sở Văn hóa Việt Nam 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Văn hóa học, văn hóa Việt Nam và tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Trình bày biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam
9. Lịch sử Sân khấu Việt Nam 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Giới thiệu quá trình hình thành và những giai đoạn phát triển quan trọng (trong mọi mặt hoạt động như: soạn kịch, biểu diễn và đạo diễn...) của nền Sân khấu Việt Nam.
10. Lịch sử Sân khấu thế giới 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Giới thiệu lịch sử phát triển của nghệ thuật sân khấu thế giới theo phân kỳ lịch sử nghệ thuật và tập trung giới thiệu nền sân khấu tiêu biểu của một số nước trong các giai đoạn phát triển khác nhau.
11. Lịch sử Điện ảnh Việt Nam 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của điện ảnh Việt Nam qua những giai đoạn lịch sử; những đặc điểm cơ bản, những quy luật phát triển của nền điện ảnh Việt Nam; những vấn đề của điện ảnh Việt Nam trong thập kỷ 80; giúp sinh viên hệ thống hóa quá trình hình thành và phát triển nền điện ảnh Việt Nam. Đó là cơ sở lý luận giúp sinh viên sáng tạo trong quá trình phát triển nghề nghiệp của mình. Học phần gồm:
+ Những giai đoạn phát triển chủ yếu của điện ảnh Việt Nam từ năm 1953 đến năm 1990.
+ Những đặc điểm cơ bản của nền điện ảnh Việt Nam từ năm 1953 đến năm 1990.
+ Quy luật phát triển của nền điện ảnh Việt Nam từ năm 1953 đến 1990.
+ Những vần đề của điện ảnh Việt Nam thập kỷ 80.
12. Lịch sử Điện ảnh thế giới 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không
- Nội dung: Giới thiệu những nét cơ bản của lịch sử hình thành và phát triển, những trào lưu và khuynh hướng sáng tác của nghệ thuật điện ảnh Thế giới, đại diện là một số nước như: Pháp, Mỹ, ý, Liên Xô, một số nước Tây Âu khác và một số nước châu á, nhằm phát huy khả năng tìm tòi sáng tạo nghệ thuật và nghiên cứu khoa học của sinh viên.
13. Giáo dục Thể chất 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn I) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục Thể chất giai đoạn II các trường đại học và cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).
14. Giáo dục quốc phòng - an ninh 165 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.
15. Hình thể 1 (kỹ thuật cơ bản) 6 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Gồm các bài rèn luyện cơ thể theo từng bước, từng bộ phận trên cơ thể người, nhằm giải phóng sự căng cứng của cơ bắp, tăng cường sức bền bỉ, tính linh hoạt và vẻ đẹp hình thể của người diễn viên tương lai.
16. Hình thể 2 (kỹ thuật thể hiện) 6 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Hình thể 1.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên phần lý thuyết và hướng dẫn các bài kỹ thuật thao tác, thể hiện các hoạt động hình thể của diễn viên trên sân khấu và trong biểu diễn điện ảnh nhằm mục đích: thao tác đúng tác phong, an toàn, hợp logic giữa nội tâm và ngoại hình, có sức biểu cảm nghệ thuật cần thiết.
17. Hình thể 3 (Múa) 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Hình thể 1 và 2.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức tối thiểu về vũ đạo như luật động, tiết tấu, nhịp điệu, phong cách múa... để sau khi hoàn thành nội dung học phần, sinh viên có thể thực hành được một số điệu nhảy thông dụng.
18. Tiếng nói trong Kịch - Điện ảnh 1 (kỹ thuật cơ bản) 6 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: gồm một số bài tập rèn luyện bộ máy phát âm, kỹ thuật lấy hơi, giữ hơi, nhả chữ; khắc phục những khuyết tật nhỏ trong cách phát âm; điều chỉnh phát âm đúng giọng chuẩn thuần Việt và ngữ âm Hà Nội.
19. Tiếng nói trong Kịch - Điện ảnh 2 (kỹ thuật thể hiện) 6 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Tiếng nói trong Kịch - Điện ảnh 1.
- Nội dung: Phân tích lời đối thoại, độc thoại trong kịch bản sân khấu, điện ảnh; nhấn mạnh vai trò của hành động bằng lời và các sắc thái biểu cảm của chúng; thực hành đối thoại, độc thoại trong các trích đoạn kịch đã phân tích; thực hành kỹ thuật lồng tiếng trong điện ảnh thông qua một số trường đoạn phim.
20. Tiếng nói trong Kịch - Điện ảnh 3 (Thanh nhạc) 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Tiếng nói trong Kịch - Điện ảnh 1 và 2.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức tối thiểu về thanh nhạc như: luyện thanh, hát đúng tầm cữ giọng tự nhiên, kỹ thuật thể hiện ca từ trong phong cách âm nhạc của một bài hát... để sau khi hoàn thành nội dung học phần, sinh viên có thể biết cách thể hiện một số bài hát.
21. Hóa trang 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Học phần gồm các bài lý thuyết và thực hành về nghệ thuật hóa trang biểu diễn: từ việc phân tích những đặc điểm giải phẫu cơ, xương mặt, đầu tóc… cho đến việc biết sử dụng các chất liệu, vật liệu hóa trang để tạo ra những khuôn mặt phù hợp với tính cách bên ngoài của đối tượng sẽ được miêu tả trên sân khấu hoặc trong phim truyện.
22. Phân tích tác phẩm Kịch (kịch bản văn học) 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung:
+ Cơ sở lý luận: Phân tích tác phẩm kịch như một tác phẩm văn chương và tác phẩm sân khấu. Theo đó, là những vấn đề đặc trưng của kịch như ngôn ngữ đối thoại, tính hành động, mâu thuẫn, xung đột, hệ thống hình tượng và tính cách nhân vật, hình tượng nghệ thuật của tác phẩm kịch v.v...
+ Đối tượng phân tích: Là các tác phẩm tiêu biểu nhất cho một khuynh hướng sáng tác, một thời kỳ văn học và sân khấu nhất định trên thế giới và ở Việt Nam.
23. Phân tích tác phẩm Điện ảnh (phim truyện) 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung:
+ Cơ sở lý luận: Phân tích tác phẩm điện ảnh như đặc trưng ngôn ngữ hình ảnh, tính hình tượng của một tác phẩm điện ảnh, nhân vật trong phim, những vấn đề thể loại trong điện ảnh v.v...
+ Đối tượng phân tích: Là các tác phẩm điện ảnh, chủ yếu là những phim truyện tiêu biểu cho một khuynh hướng sáng tác, một trào lưu điện ảnh. Để phù hợp và hữu ích cho đối tượng học tập là những sinh viên - diễn viên, trong quá trình phân tích phim, sẽ ưu tiên nêu bật nghệ thuật xây dựng tích cách, hình tượng nhân vật trong các tác phẩm trong danh mục phim cần phân tích.
24. Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 1 (kỹ thuật cơ bản: các đơn nguyên tâm lý biểu diễn-tiểu phẩm sinh viên tự sáng tạo) 8 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Giới thiệu phần lý thuyết và thực hành các bài tập rèn luyện kỹ năng cơ bản về nghệ thuật biểu diễn. Nội dung cơ bản của học phần được thiết kế theo hệ thống các đơn nguyên tâm lý biểu diễn như: cảm thụ, phá đoán, giao lưu, tưởng tượng, thích ứng..., trong đó đặc biệt nhấn mạnh yếu tố hành động là ngôn ngữ đặc trưng của nghệ thuật biểu diễn. Các bài tập thực hành (tiểu phẩm Sân khấu) theo nội dung trên do sinh viên tự sáng tạo.
25. Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 2 (kỹ thuật cơ bản: các đơn nguyên tâm lý biểu diễn-tiểu phẩm dịch sang hành động từ các chất liệu văn học- truyện ngắn, tiểu thuyết v.v...) 8 đvht
- Điều kiện tiên quyết : Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 1.
- Nội dung: Học phần này tiếp nối nội dung cơ bản của học phần Kỹ thuật biểu diễn Kịch- Điện ảnh 1, nhưng khác về chất liệu và cách thức tổ chức các bài tập thực hành: sinh viên được quyền sử dụng các chất liệu văn học (truyện, tiểu thuyết...) để dịch sang hành động dựa trên nội dung các sự kiện và nhân vật mà nhà văn đã quan sát, mô tả (hay theo cách gọi khác thì đó là Tiểu phẩm sân khấu chuyển thể từ văn học)
26. Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 3 (thực hành sáng tạo vai diễn trong các trích đoạn kịch nói Việt Nam đương đại) 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết : Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 1 và 2.
- Nội dung: Giới thiệu cho sinh viên những nguyên tắc cơ bản trong việc tiếp cận với kịch bản văn học và nhân vật kịch. Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng nội dung kịch bản và nhân vật kịch, sinh viên được trang bị kiến thức và phương pháp nghiên cứu, từ đó trực tiếp thực hành sáng tạo các vai diễn thích hợp được trích từ các tác phẩm kịch nói Việt Nam đương đại.
27. Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 4 (thực hành sáng tạo vai diễn trong các trích đoạn phim truyện Việt Nam đương đại) 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết : Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 1, 2 và 3.
- Nội dung: Tiếp tục giới thiệu những nguyên tắc cơ bản trong việc tiếp cận với kịch bản phim truyện và nhân vật của nó. Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng nội dung kịch bản và nhân vật, sinh viên được trang bị kiến thức và phương pháp nghiên cứu sẽ trực tiếp thực hành sáng tạo các vai diễn thích hợp được trích từ các kịch bản phân cảnh trong phim truyện Việt Nam đương đại; thực hành biểu diễn trước phương tiện ghi hình.
28. Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 5 (thực hành sáng tạo vai diễn trong các trích đoạn kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử, dân gian, dân tộc) 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết : Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 1, 2, 3 và 4.
- Nội dung: Tiếp tục giới thiệu những nguyên tắc cơ bản trong việc tiếp cận với kịch bản văn học và nhân vật kịch. Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng nội dung kịch bản và nhân vật kịch, sinh viên được trang bị kiến thức và phương pháp nghiên cứu sẽ trực tiếp thực hành sáng tạo các vai diễn thích hợp được trích từ các tác phẩm kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử, dân gian, dân tộc.
29. Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 6 (thực hành sáng tạo vai diễn trong các trích đoạn phim truyện Việt Nam về đề tài lịch sử, dân gian, dân tộc)
4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 1,2, 3,4 và 5.
- Nội dung: Tiếp tục giới thiệu những nguyên tắc cơ bản trong việc tiếp cận với kịch bản phim truyện và nhân vật của nó. Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng nội dung kịch bản và nhân vật, sinh viên được trang bị kiến thức và phương pháp nghiên cứu sẽ trực tiếp thực hành sáng tạo các vai diễn thích hợp được trích từ các kịch bản phân cảnh trong phim truyện Việt nam về đề tài lịch sử, dân gian, dân tộc; thực hành biểu diễn trước phương tiện ghi hình.
30. Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 7 (thực hành sáng tạo vai diễn trong các trích đoạn kịch nói đương đại nước ngoài) 8 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 1, 2, 3, 4, 5 và 6.
- Nội dung: Tiếp tục giới thiệu những nguyên tắc cơ bản trong việc tiếp cận với kịch bản văn học và nhân vật kịch. Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng nội dung kịch bản và nhân vật kịch, sinh viên được trang bị kiến thức và phương pháp nghiên cứu sẽ trực tiếp thực hành sáng tạo các vai diễn thích hợp được trích từ các tác phẩm kịch nói đương đại nước ngoài.
31. Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 8 (thực hành sáng tạo vai diễn trong các trích đoạn kịch cổ điển nước ngoài) 8 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7.
- Nội dung: Tiếp tục giới thiệu những nguyên tắc cơ bản trong việc tiếp cận với kịch bản văn học và nhân vật kịch. Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng nội dung kịch bản và nhân vật kịch, sinh viên được trang bị kiến thức và phương pháp nghiên cứu sẽ trực tiếp thực hành sáng tạo các vai diễn thích hợp được trích từ các tác phẩm kịch cổ điển nước ngoài.
32. Kỹ thuật biểu diễn Kịch - Điện ảnh 9 (xây dựng hình tượng nhân vật trong một vở diễn Sân khấu đầy đủ hoặc trong một phim truyện hoàn chỉnh) 10 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật biểu diễn Kịch-Điện ảnh 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
- Nội dung: Tiếp tục hướng dẫn sinh viên thực hành sáng tạo vai diễn, nhưng vì là giai đoạn gần cuối của quá trình đào tạo, nên theo thuật ngữ chuyên môn thì có thể gọi là đề tài tiền tốt nghiệp. Trong học phần này, sau khi đã được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp, sinh viên có nhiệm vụ thực hành sáng tạo một vai diễn trong quá trình xây dựng một vở diễn sân khấu đầy đủ, liên tục từ màn đầu đến sự kiện kết thúc của một vở kịch, hoặc trong một phim truyện hoàn chỉnh mà người diễn viên thể hiện đầy đủ vai diễn của mình trong các cảnh phim mà nhân vật đó xuất hiện.
Sản phẩm thực hành sáng tạo này của sinh viên được công diễn hoặc trình chiếu trước khán giả.
4.1. Phạm vi áp dụng của chương trình khung:
Chương trình khung này được thiết kế để đào tạo cử nhân ngành Biểu diễn Kịch - Điện ảnh trình độ đại học, hệ chính quy có thể áp dụng liên thông hai lĩnh vực nhưng cùng một ngành nghề, đó là biểu diễn trong sân khấu Kịch nói và trong Điện ảnh. Thời gian đào tạo là 4 năm được tổ chức theo niên chế và theo quy trình liên tục từ học kỳ 1 đến học kỳ 8. Do đó, khi bố trí kế hoạch học tập - triển khai các học phần theo chương trình khung này cần lưu ý những điểm dưới đây:
4.1.1. Đối với khối kiến thức giáo dục đại cương:
Cần đảm bảo một lượng kiến thức nền tối thiểu vững chắc, có hệ thống. Học phần nào học trước, học phần nào học sau cần được sắp xếp trên nguyên tắc tương hỗ, bổ trợ cho nhau.
Trong khối kiến thức giáo dục đại cương (54 đvht), ngoài 8 học phần bắt buộc là các học phần thuộc nhóm môn Mác- Lênin và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Ngoại ngữ, Giáo dục Thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh, chương trình khung này còn được thiết kế có chọn lọc thêm 2 học phần bắt buộc theo quy định của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Đường lối Văn hoá-Văn nghệ của Đảng và Cơ sở Văn hoá Việt nam. Cở sở đào tạo chỉ chọn thêm 4 học phần bắt buộc thuộc nhóm môn Lịch sử ngành là: Lịch sử Sân khấu Việt Nam, Lịch sử Sân khấu thế giới, Lịch sử Điện ảnh Việt Nam và Lịch sử Điện ảnh Thế giới. Như vậy, trong tổng số 75 đvht của khối kiến thức giáo dục đại cương có 21 đvht để các cơ sở đào tạo tự chọn những học phần thích hợp với đặc thù của trường mình. (Xem phần giới thiệu các học phần tự chọn ở mục 4.2.1)
4.1.2. Đối với khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:
Nhóm các học phần thuốc khối kiến thức cơ sở của khối ngành và nhóm ngành tuy chiếm tỷ lệ không cao (44 đvht, không có các học phần tự chọn) nhưng là nhóm học phần có ý nghĩa rất quan trọng, chúng hỗ trợ trực tiếp cho nhóm các học phần kiến thức ngành. Do đó, khi biên soạn nội dung các học phần này cần lưu ý đến tính hướng nghiệp thiết thực cho người học.
Khối kiến thức ngành được thiết kế với tỷ lệ tương đối hợp lý (58 đvht), ngoài ra còn 14 đvht để các cơ sở đào tạo tự chọn (Xem mục 4.2.2). Tất cả các học phần chuyên môn tuy được xác định ranh giới ở mức độ tương đối giữa kịch nói và điện ảnh, nhưng đều nhằm mục tiêu đào tạo một ngành nghề và đối tượng cụ thể là diễn viên, chuyên hoạt động biểu diễn trong các lĩnh vực Sân khấu, Điện ảnh và Truyền hình. Vì vậy, nội dung các học phần cần được hướng dẫn cho người học trên nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; đảm bảo tính liên tục, hệ thống, không đốt cháy giai đoạn ; tạo nền kỹ năng cơ bản cho người học một cách bền vững để sau khi hoàn thành chương trình đào tạo này, cử nhân ngành Biểu diễn Kịch - Điện ảnh có đủ năng lực độc lập sáng tạo theo ngành nghề đã được đào tạo chuyên sâu.
4.2. Giới thiệu các học phần tự chọn:
4.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương:
Các học phần tự chọn thuộc kiến thức đại cương 21 đvht
Chọn 21 đvht trong các học phần sau:
1 | Tin học đại cương | 3 |
2 | Pháp luật Việt Nam đại cương | 3 |
3 | Tiếng Việt thực hành | 4 |
4 | Lịch sử văn học Việt Nam | 3 |
5 | Lịch sử văn học Thế giới | 4 |
6 | Lịch sử triết học phương Đông | 3 |
7 | Lịch sử văn minh thế giới | 4 |
8 | Mỹ học đại cương | 3 |
9 | Tâm lý học nghệ thuật | 4 |
10 | Lịch sử Nghệ thuật tạo hình Việt Nam | 3 |
11 | Lịch sử nghệ thuật tạo hình thế giới | 4 |
12 | Sân khấu học đại cương | 3 |
13 | Điện ảnh học đại cương | 3 |
14 | Phương pháp Sân khấu Kịch hát dân tộc | 3 |
15 | Lý luận Kịch | 3 |
16 | Âm nhạc cơ bản (nhạc lý, xướng âm) | 4 |
4.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:
Các học phần tự chọn thuộc kiến thức ngành 14 đvht
1 | Sáng tạo vai diễn trong phim truyện Truyền hình | 4 |
2 | Kỹ thuật thể hiện trong Truyền hình (dẫn chương trình, giới thiệu, bình luận tác phẩm nghệ thuật…) | 4 |
3 | Kỹ thuật đài từ trong lồng tiếng phim Sân khấu | 3 |
4 | Kỹ thuật lồng tiếng trong phim truyện | 3 |
Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Quay phim (Cinematography)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 19/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1.1.Mục tiêu chung:
Chương trình khung giáo dục đại học ngành Quay phim trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Quay phim có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực quay phim điện ảnh chuyên nghiệp, phục vụ sự nghiệp phát triển nền nghệ thuật điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.2. Mục tiêu cụ thể: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Quay phim phải đạt được các yêu cầu sau:
1.2.1. Phẩm chất đạo đức:
Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp. Nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.
1.2.2. Kiến thức:
Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, nắm vững hệ thống các kiến thức chung, kiến thức cơ sở và kiến thức ngành Quay phim ở bậc đại học.
1.2.3. Kỹ năng:
Nắm vững các kỹ năng về kỹ thuật và nghệ thuật quay phim. Có năng lực độc lập sáng tạo, tư duy khoa học, tạo hiệu quả trong nghệ thuật quay phim trên các lĩnh vực như: điện ảnh, truyền hình và văn hóa - xã hội.
2. Khung chương trình đào tạo:
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế:
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 205 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất (5 đvht) và giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).
- Thời gian đào tạo: 4 năm
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.2.1 | Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (Chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh) | 75 |
2.2.2 | Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu | 130 |
| Kiến thức cơ sở của ngành. | 35 |
Kiến thức ngành. | 81 | |
Thực tập nghề nghiệp. | 4 | |
Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp | 10 |
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc:
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 51 đvht*
1 | Triết học Mác-Lênin | 6 |
2 | Kinh tế chính trị Mác-Lênin | 5 |
3 | Chủ nghĩa Xã hội Khoa học | 4 |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 4 |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 |
6 | Ngoại ngữ (tiếng Anh) | 10 |
7 | Cơ sở Văn hóa Việt Nam | 4 |
8 | Đường lối Văn hóa – Văn nghệ của Đảng | 2 |
9 | Phân tích tác phẩm văn học | 4 |
10 | Lịch sử Điện ảnh Việt Nam | 4 |
11 | Lịch sử Điện ảnh Thế giới | 5 |
12 | Giáo dục Thể chất | 5 |
13 | Giáo dục quốc phòng - an ninh | 165 tiết |
* Chưa tính các học phần 12 và 13.
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 100 đvht
- Kiến thức cơ sở của ngành 35 đvht
1 | Thiết kế mỹ thuật điện ảnh | 3 |
2 | Quy trình công nghệ sản xuất phim | 2 |
3 | Kỹ thuật ánh sáng và màu sắc | 3 |
4 | Nghiệp vụ biên kịch | 6 |
5 | Nghiệp vụ đạo diễn | 6 |
6 | Phân tích tác phẩm phim | 4 |
7 | Máy quay phim nhựa | 4 |
8 | Cảm quang | 4 |
9 | Kỹ thuật máy quay Video | 3 |
- Kiến thức ngành 51 đvht
1 | Nghệ thuật bố cục nhiếp ảnh 1 | 7 |
2 | Nghệ thuật bố cục nhiếp ảnh 2 | 10 |
3 | Nghệ thuật quay phim 1 | 5 |
4 | Nghệ thuật quay phim 2 | 7 |
5 | Nghệ thuật quay phim 3 | 8 |
6 | Nghệ thuật quay phim 4 | 10 |
7 | Quay phối hợp 1 (kỹ xảo điện ảnh) | 4 |
- Thực tập nghề nghiệp : 4 đvht
- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp) : 10 đvht
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc:
1. Triết học Mác-Lênin 6 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn Triết học Mác - Lênin dùng cho các khối ngành Khoa học xã hội, Nhân văn, Tự nhiên, Kỹ thuật; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
2. Kinh tế Chính trị Mác-Lênin 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn Triết học Mác - Lênin dùng cho các khối ngành Khoa học xã hội, Nhân văn, Tự nhiên, Kỹ thuật; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
3. Chủ nghĩa Xã hội Khoa học 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trình độ đại học dùng cho các đại học, học viện và các trường đại học.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ Đại học, Cao đẳng.
6. Ngoại ngữ (tiếng Anh) 10 đvht
- Điều kiện tiên quyết: không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dẽ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt trình độ Trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc Trung học phổ thông.
7. Cơ sở văn hóa Việt Nam 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Trình bày biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam
8. Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết : Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nội dung:
+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa.
+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.
+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn).
+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.
+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.
+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.
+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
9. Phân tích tác phẩm văn học 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên cơ sở lý luận để phân tích một tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật của ngôn từ; cách xây dựng một tác phẩm văn học từ nội dung, hình thức, đề tài, chủ đề tư tưởng, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, thể loại, khuynh hướng và phong cách sáng tác - hình thành nhận thức về sáng tác tác phẩm văn học, gồm các phần:
+ Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật của ngôn từ.
+ Nội dung của tác phẩm văn học: đề tài, chủ đề, tư tưởng.
+ Nhân vật trong tác phẩm văn học.
+ Kết cấu của tác phẩm văn học.
+ Ngôn ngữ của tác phẩm văn học.
+ Thể loại của tác phẩm văn học.
10. Lịch sử Điện ảnh Việt Nam 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về quá trình hình thành và phát triển của điện ảnh Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; những đặc điểm cơ bản, quy luật phát triển của nền điện ảnh Việt Nam; những vấn đề của điện ảnh Việt Nam trong thập kỷ 80, từ đó giúp sinh viên hệ thống hoá quá trình hình thành và phát triển của nền điện ảnh Việt Nam. Đó vừa là cơ sở lý luận, vừa là nền tảng cho công việc sáng tạo trong quá trình phát triển nghề nghiệp của sinh viên. Nội dung học phần gồm:
+ Những giai đoạn phát triển chủ yếu của điện ảnh Việt Nam từ năm 1953 đến năm 1990.
+ Những đặc điểm cơ bản của nền điện ảnh Việt Nam từ năm 1953 đến năm 1990.
+ Khái quát chung về quy luật phát triển của nền điện ảnh Việt Nam từ năm 1953 đến năm 1990.
+ Những vần đề của Điện ảnh Việt Nam thập kỷ 80.
11. Lịch sử Điện ảnh Thế giới 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển, trào lưu và khuynh hướng sáng tác của nghệ thuật điện ảnh Thế giới, đại diện là một số nước như: Pháp, Mỹ, ý, Liên Xô, một số nước Tây Âu và một số nước châu á khác, nhằm phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật và nghiên cứu khoa học của sinh viên.
12. Giáo dục Thể chất 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn I) dùng cho các trường đại học và các trường cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục Thể chất giai đoạn II các trường đại học và cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).
13. Giáo dục quốc phòng - an ninh 165 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.
14. Thiết kế mỹ thuật Điện ảnh 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về vai trò, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của họa sỹ thiết kế mỹ thuật trong phim; các công việc thiết kế từng công đoạn và tổng thể từ việc xử lý kịch bản, ý đồ phác thảo, xử lý bối cảnh, đạo cụ, phục trang, hóa trang đến tính cách và tâm lý nhân vật; mối quan hệ giữa sáng tác với các thành phần chủ chốt trong đoàn phim như đạo diễn, quay phim, tạo nên một sự thống nhất về phong cách sáng tác cho bộ phim trong việc tạo hình. Trong học phần, ở từng thời gian sinh viên sẽ được giới thiệu tiếp về công tác thiết kế mỹ thuật hiện đại giúp nâng cao, mở rộng kiến thức cho sinh viên.
Nội dung học phần gồm:
+ Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của người họa sỹ thiết kế Mỹ thuật trong phim.
+ Xử lý việc tạo hình trang phục, đạo cụ và hóa trang nhân vật.
+ Bối cảnh trang trí phim, tính cách và tâm lý nhân vật.
+ Xử lý kịch bản văn học và phác thảo thiết kế.
+ Quan hệ giữa hoạ sỹ thiết kế với đạo diễn và quay phim.
+ Thiết kế mỹ thuật trong phim lịch sử và phim Truyền hình.
+ Công tác thiết kế Mỹ thuật hiện nay.
15. Quy trình công nghệ sản xuất phim 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không
- Nội dung:
+ Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất phim, chức năng các thành phần làm phim; các cung đoạn của quy trình sản xuất: tiền kỳ, hậu kỳ phim, in tráng, thu thanh, lồng tiếng, tiếng động và tổ chức sản xuất phim.
+ Khái quát quá trình phát triển công nghệ kỹ thuật điện ảnh, những thành tựu kỹ thuật mới áp dụng để làm phim của thế giới, gồm: quy trình công nghệ sản xuất của bộ phim; in tráng phim; thu thanh lồng tiếng; tổ chức sản xuất phim; khái quát về quá trình phát triển kỹ thuật điện ảnh và những thành tựu mới trong giai đoạn hiện nay; những bước tiến mới trong kỹ thuật làm phim trên thế giới.
16. Kỹ thuật ánh sáng và màu sắc 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung:
+ Giới thiệu về cấu tạo sóng, ánh sáng và màu sắc; các dụng cụ thiết bị kỹ thuật dùng để tạo nên ánh sáng và màu sắc, để đo ánh sáng và màu sắc; những khả năng sử dụng, thời gian sử dụng, độ bền của các máy đo sóng và màu sắc.
+ Giới thiệu hiệu quả từ kỹ thuật, tổng hợp các điều kiện kỹ thuật, vật liệu và các phương tiện kỹ thuật khác nhằm phục vụ cho việc lộ sáng trên phim nhựa hoặc băng từ tái tạo ánh sáng và màu sắc phục vụ cho ý đồ nghệ thuật tạo hình quay phim. Cụ thể là:
Phần thứ nhất: đại lượng vật lý về ánh sáng: sóng và ánh sáng; các đại lượng đo ánh sáng; màu và các nhiệt độ màu của các nguồn sáng.
Phần thứ hai: các dụng cụ chiếu sáng - đo sáng: đèn sợi đốt, đèn phóng điện, đèn huỳnh quang, điều khiển phân bổ ánh sáng của các bộ đèn, dụng cụ đo sáng, đo nhiệt độ màu.
Phần thứ ba: chiếu sáng trong nhà - ngoài trời: thiết kế sơ bộ chiếu sáng trong nhà, chiếu sáng ngoài trời.
Phần thứ tư: chiếu sáng và tái hiện màu sắc dùng trong điện ảnh: tính chất động của chiếu sáng điện ảnh, màu sắc và tái hiện màu sắc, tổng hợp cộng, trừ màu, khái niệm về lộ sáng, tổng hợp các yếu tố kỹ thuật để lộ sáng.
17. Nghiệp vụ biên kịch 6 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức lý thuyết và thực hành cơ bản về phương pháp xây dựng kịch bản điện ảnh từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ ngắn đến dài, từ phim câm đến phim tiếng và một số thể loại khác - công việc chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản điện ảnh. Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ hiểu được cách thức và giá trị của kịch bản điện ảnh. Phần thực hành là các bài tập do sinh viên tự viết về những câu chuyện ấn tượng nhất của mình và một tiểu phẩm ngắn do sinh viên tự sáng tác (có thể dùng để quay bài tập chiếu sáng trong nghệ thuật Quay phim I). Cụ thể là:
+ Phần thứ nhất: Kịch bản phim câm: tầm quan trọng của yếu tố phim câm trong Điện ảnh; phương pháp kể truyện bằng hình ảnh; một số tình huống điển hình, không nhất thiết phải dùng đối thoại.
Bài tập: sinh viên tự viết một câu chuyện mà mình có ấn tượng nhất trong đời.
+ Phần thứ hai: kịch bản phim có âm thanh: ý nghĩa của việc sử dụng âm thanh trong phim; đối thoại và diễn xuất; vai trò của đoạn và trường đoạn; làm bài tập.
+ Phần thứ ba: kịch bản phim ngắn: những quan niệm về phim ngắn và kịch bản ngắn; vai trò của tính kịch, cốt truyện và nhân vật.
Bài tập: Viết một tiểu phẩm ngắn.
+ Phần thứ tư: kịch bản phim tài liệu - khoa học: các thể loại phim tài liệu và khoa học, ý nghĩa của lời bình, những hình thức chủ yếu của phim tài liệu và khoa học; làm bài tập.
+ Phần thứ năm: Chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản điện ảnh: tầm quan trọng của việc đưa tác phẩm văn học lên màn ảnh (chuyển thể); các phương pháp cơ bản trong chuyển thể tác phẩm văn học; tác phẩm văn học và kịch bản vô tuyến truyền hình nhiều tập; làm bài tập.
+ Phần thứ sáu: kịch bản phim truyện dài: các loại và các thể loại kịch bản phim truyện; phương pháp sáng tác kịch bản phim truyện dài.
Bài tập: sinh viên hoàn thiện một tiểu phẩm và nộp trước khi thi hết môn.
18. Nghiệp vụ đạo diễn 6 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về lao động sáng tạo nghệ thuật của người đạo diễn từ việc xác định ý tưởng văn học, nắm bắt nhu cầu thưởng thức của xã hội, đến ý đồ nghệ thuật của đạo diễn làm phân cảnh, xử lý nghệ thuật tạo hình, âm thanh, cũng như mối quan hệ với các thành phần chủ chốt khác của đoàn phim, từ công tác diễn viên đến nghệ thuật mông-ta-giơ và cho đến khi hoàn thành bộ phim. Trong phần thực hành, sinh viên phải thực hiện làm phân cảnh cho một truyện ngắn hoặc một đoạn truyện, gồm: khái niệm nhập môn, lao động sáng tạo của đạo diễn, chi tiết trong điện ảnh, dàn cảnh Điện ảnh và công tác diễn viên, cách quan sát và ghi hình, nghệ thuật mông-ta-giơ.
19. Phân tích tác phẩm phim 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Giới thiệu cho sinh viên phần lý thuyết, xem phim và thảo luận trên cơ sở chọn lựa một số phim tiêu biểu của thế giới hoặc trong nước đã đạt được những thành công lớn về nội dung tư tưởng, ý đồ nghệ thuật và đi sâu phân tích cách tạo dựng hệ thống sự kiện; các hình thức bộc lộ tính cách nhân vật, chất kịch trong tác phẩm điện ảnh; phân tích hiện thực và thực tế những phim lịch sử. Trên cơ sở đó, tạo cho sinh viên có được những kiến thức cơ bản, then chốt về nghề nghiệp phục vụ cho việc làm phim trong tương lai, gồm: mông-ta-giơ, hệ thống sự kiện, vấn đề xây dựng nhân vật trong nghệ thuật điện ảnh Việt Nam từ trước đến nay (các mô hình, các thủ pháp xây dựng…), chất kịch trong điện ảnh, sự bộc lộ tính cách qua sự đối lập, hiện thực và thực tế, phim lịch sử, ý nghĩa của các chi tiết.
20. Máy quay phim nhựa 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức lý thuyết và thực hành trên chiếc máy quay phim nhựa, tính năng, tác dụng, hoạt động lý, cơ học của máy quay; cấu tạo và ý nghĩa sử dụng tạo hiệu quả nghệ thuật của các bộ phận cấu thành của máy như móc kéo phim đơn, kép, độ mở của séc tơ liên quan đến tần số máy quay và lộ sáng; các mô tơ và công tơ mét chỉ tần số nhanh, chậm và số phim được sử dụng; chức năng và giá trị sử dụng của các loại ống kính máy quay; hiệu quả quang học giúp tạo hiệu quả nghệ thuật qua kỹ thuật; nguồn năng lượng để hoạt động máy, cách bảo quản và tu bổ. Đồng thời, giới thiệu cho sinh viên các loại máy quay phim và các thiết bị phụ kèm theo máy được sử dụng trong các loại hình điện ảnh khác nhau. Phần thực hành sẽ là các thao tác kỹ thuật và sinh viên có thể làm bài tập kỹ thuật quay phim, gồm: nguyên lý cấu tạo và hoạt động; chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận chi tiết trong máy quay; hệ thống quang học ghi hình và ngắm hình; cấu tạo và tính năng của ống kính máy quay; những yếu tố, chi tiết tạo nên khả năng nâng cao chất lượng ghi hình trong máy quay; các thể loại máy quay: đặc tính kỹ thuật, thể loại máy và thiết bị phụ trợ; khai thác và bảo quản máy quay.
21. Cảm quang 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức lý thuyết và thực hành về cấu tạo và tính năng các loại phim nhựa đen trắng, mầu, trực hình, âm bản, dương bản; các giá trị kỹ thuật của các chức năng, cấu tạo phim nhựa; cách tiếp nhận hình ảnh trên hạt bạc; những kiến thức cơ bản về màu sắc; những nguyên tắc cơ bản về kỹ thuật in tráng phim và nhân bản in. Đặc biệt giới thiệu cho sinh viên về điểm xác định lộ sáng nhằm giúp cho hiệu quả nghệ thuật tạo hình của người quay phim phù hợp với ý đồ tạo hình của bộ phim. Phần thực hành là 02 bài tập xác định các thông số cảm quang của phim nhựa đen trắng và màu, gồm: hình ảnh của đối tượng quay phim, chụp ảnh; một vài nguyên tắc cơ bản về kỹ thuật phim nhựa và in tráng phim sau khi quay; kiến thức cơ bản về màu sắc, phương pháp đánh giá chất lượng của phim màu.
22. Kỹ thuật máy quay Video 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức lý thuyết và thực hành về kỹ thuật truyền hình – video; nguyên lý cấu tạo và tiếp nhận hình ảnh bằng băng từ và tín hiệu điện tử; các chức năng của các bộ phận của máy, chức năng tiếp nhận và lĩnh hội màu sắc; ánh sáng và cân bằng mầu, khuôn hình và góc độ máy và các thiết bị kèm theo máy quay video. Trong phần thực hành, sinh viên sẽ thực hiện bài tập quay về các cơ cảnh, cách chuyển động và động tác máy.v.v., gồm: khái niệm về kỹ thuật Video; khuôn hình, cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong máy quay Video; nguyên lý tái tạo hình ảnh điện tử; đặc trưng hình ảnh kỹ thuật số; ánh sáng, chân máy và các thiết bị kèm theo.
23. Nghệ thuật bố cục Nhiếp ảnh 1 7 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức lý thuyết và thực hành về nghệ thuật nhiếp ảnh; cơ sở tạo hình tĩnh là nền móng để phát triển tiến dần sang hình ảnh động của điện ảnh. Đây là phần kiến thức chuẩn bị cho đào tạo chuyên môn ngành Quay phim. Các bài giảng sẽ đi từ thấp lên cao dần, từ đơn lẻ một bức ảnh để chuyển dần sang liên hoàn ảnh tĩnh; bắt đầu từ kỹ thuật máy ảnh, cách làm buồng tối in tráng ảnh đến bố cục khuôn hình; cách sử dụng ánh sáng tự nhiên ngoài trời, nội thất đến tập chiếu sáng nội (tự tạo trong studio); nội dung và hình thức của các thể loại ảnh. Phần thực hành sẽ được thực hiện song song với phần lý thuyết hàng tuần, bắt đầu bằng tự chụp, dần dần các bài tập sẽ được chụp theo sự hướng dẫn và được soi chiếu ngược lại với lý thuyết, từ đó nâng cao dần để hình thành kỹ năng nghề nghiệp. Nội dung cụ thể gồm: khái niệm khuôn hình nhiếp ảnh, kỹ thuật máy ảnh, chụp và làm ảnh; bố cục khuôn hình nhiếp ảnh; ánh sáng trong nhiếp ảnh; khái niệm, nội dung và hình thức thể loại ảnh.
24. Nghệ thuật bố cục Nhiếp ảnh 2 10 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Nghệ thuật bố cục nhiếp ảnh 1.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức lý thuyết và thực hành về liên hoàn ảnh tĩnh - bước khởi đầu quan trọng cho việc tập sự sáng tác từ những ảnh tĩnh đơn được ghép nối liên hoàn có nội dung, chủ đề kết cấu chặt chẽ. Ngoài ra, giới thiệu một số ứng dụng mới của kỹ thuật điện tử tạo nên hình ảnh. Trong phần thực hành, ngoài việc làm ảnh liên hoàn ngoại, sinh viên sẽ được tập làm ảnh liên hoàn với chiếu sáng nội nhằm nâng cao khả năng sử dụng ánh sáng nội, phục vụ cho ý đồ nghệ thuật tạo hình theo cốt truyện. Thể loại và thẩm mỹ nhiếp ảnh (xử lý ánh sáng trong nhiếp ảnh), gồm: khái niệm về ảnh liên hoàn; đặc trưng kết cấu trong ảnh liên hoàn; tác dụng của ảnh liên hoàn; đề tài, khả năng và giá trị của chúng; sự hình thành ấn tượng trong ngôn ngữ tạo hình; một số ứng dụng mới của kỹ thuật điện tử với hình ảnh.
25. Nghệ thuật Quay phim 1 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật ánh sáng màu sắc cảm quang, Máy quay phim nhựa, Kỹ thuật máy quay Video, Nghệ thuật bố cục nhiếp ảnh 2
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức lý thuyết và thực hành về khuôn hình điện ảnh, tính liên tục động và sự phát triển trong nội dung khuôn hình, ánh sáng và cách chiếu sáng trong khuôn hình điện ảnh. Phần thực hành là tổng hợp các kiến thức về kỹ thuật ánh sáng, phim nhựa và thực hiện bài tập chiếu sáng nội với độ dài ngắn nhằm giúp cho sinh viên thuần thục kỹ năng kỹ thuật, phục vụ cho nội dung và hiệu quả nghệ thuật.
Khuôn hình Điện ảnh gồm:
+ Khái niệm khuôn hình Điện ảnh.
+ Sự phát triển của nội dung khuôn hình Điện ảnh.
+ ánh sáng và chiếu sáng trong khuôn hình Điện ảnh.
26. Nghệ thuật Quay phim 2 7 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Nghệ thuật Quay phim 1
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức lý thuyết và thực hành về khả năng, hiệu quả của góc độ máy; các thủ pháp quay và chuyển động máy quay, mối tương quan của các đối tượng quay trong khuôn hình và ý nghĩa vị trí của tít, tiêu đề phim. Phần thực hành là các thao tác kỹ thuật máy quay, áp dụng các yếu tố kỹ thuật khác phục vụ quay và biết sử dụng các thiết bị kỹ thuật quay phim, các thủ pháp và cỡ cảnh quay. Kỹ thuật quay cơ bản trong nghệ thuật quay phim gồm:
+ Vai trò và góc độ máy quay.
+ Tương quan của các đối tượng.
+ Chuyển động máy quay.
+ Tít và tiêu đề của phim.
27. Nghệ thuật Quay phim 3 8 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Nghệ thuật Quay phim 1 và 2.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức lý thuyết và thực hành về khả năng tái hiện và nâng cao hiệu quả nghệ thuật của hình ảnh, xử lý tông phim và hiệu quả màu sắc của bộ phim; vai trò sáng tạo của người quay phim trong quá trình xử lý và giải quyết tạo hình. Phần thực hành là bài tập "Bố cục" để sinh viên thực hiện. Gồm các phần:
+ Khả năng tái hiện màu sắc trên phim.
+ Vai trò sáng tạo của quay phim.
28. Nghệ thuật Quay phim 4 10 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Nghệ thuật quay phim 1, 2 và 3.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức lý thuyết và thực hành về phối hợp, tổng hợp các yếu tố của nghệ thuật điện ảnh; xử lý và giải quyết nâng cao hiệu quả của hình ảnh và âm thanh mang tính đồng bộ nhằm đạt đến hiệu quả nghệ thuật cao nhất cho bộ phim. Trong phần thực hành, sinh viên sẽ tự làm một bài tập có chủ đề với điều kiện chiếu sáng nội thật và sử dụng ánh sáng phụ bằng đèn chiếu sáng. Trong thực tập tốt nghiệp, sinh viên có thể nắm bắt quy trình sản xuất phim hoặc thực tập trong đoàn làm phim. Cụ thể gồm các phần: Khái niệm âm thanh trong phim, sự tổng hợp của nghệ thuật Điện ảnh.
29. Quay phối hợp 1 (Kỹ xảo Điện ảnh ) 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Nghệ thuật quay phim 1, 2, 3 và 4.
- Nội dung:
+ Vai trò, vị trí, yêu cầu của bộ môn quay phối hợp (kỹ xảo) nhằm đáp ứng yêu cầu sáng tạo nghệ thuật của các thể loại phim.
+ Những thủ pháp đơn giản nhất để tạo hiệu quả kỹ xảo trên phim.
+ Những hiệu quả của việc quay kỹ xảo dựa trên phương pháp lộ sáng nhiều lần.
+ Phương pháp quay kỹ xảo dựa trên những hình ảnh nền do máy chiếu phim cung cấp.
+ Những trang thiết bị kỹ thuật phục vụ quay kỹ xảo.
4.1. Phạm vi áp dụng của chương trình khung:
- Chương trình khung này được thiết kế để đào tạo cử nhân ngành Quay phim ở trình độ đại học, hệ chính quy. Thời gian đào tạo là 4 năm, được tổ chức học tập theo niên chế và theo quy trình liên tục từ học kỳ 1 đến học kỳ 8.
- Các học phần bắt buộc đã được quy định tại mục 3.1 nhằm đạt được những kiến thức cơ bản cần thiết, có hệ thống. Học phần nào học trước, học phần nào học sau được bố trí phù hợp để sinh viên có thể tiếp thu kiến thức từ dễ đến khó, từ cơ sở đến chuyên sâu trên nguyên tắc tương hỗ, bổ trợ cho nhau. Tỷ lệ của các học phần bắt buộc trong chương trình khung ngành Quay phim chiếm 63%, còn lại 37 % là những học phần tự chọn. Tỉ lệ này đã tạo điều kiện thuận lợi và rộng mở cho các trường đại học trong việc thiết kế các chương trình chuyên ngành sau này, cũng như việc bổ sung các học phần tự chọn khi các ngành khoa học xã hội cũng như khoa học- kỹ thuật ngày càng phát triển trong tương lai.
- Trong khối kiến thức Giáo dục đại cương gồm 51 đvht, ngoài 8 môn học bắt buộc thuộc nhóm môn Mác-Lênin, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Ngoại ngữ, Giáo dục Thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh, còn hai học phần bắt buộc theo quy định của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch là Đường lối Văn hoá - Văn nghệ của Đảng và Cơ sở Văn hoá Việt Nam và ba môn thiết yếu gồm: Phân tích tác phẩm văn học, Lịch sử điện ảnh Việt Nam và Lịch sử điện ảnh thế giới. Như vậy, số học trình còn lại 24 đvht là dành cho các cơ sở đào tạo tự chọn những môn học, học phần thích hợp với đặc thù của từng chuyên ngành, của từng trường.
- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: Bao gồm khối kiến thức cơ sở của ngành gồm 35 đvht không có các học phần tự chọn. Khối lượng kiến thức này rất quan trọng và hỗ trợ trực tiếp cho khối kiến thức ngành, là cơ sở nền hình thành nghề nghiệp. Khối kiến thức ngành gồm 51 đvht bắt buộc và 30 đvht tự chọn thuộc các chuyên ngành. Đối với các chuyên ngành quay phim Truyện nhựa, Truyền hình - Video, Khoa học - Giáo khoa, Tài liệu - Thời sự.
Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn khi xây dựng chương trình đào tạo sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.
4.2. Giới thiệu các học phần theo chuyên ngành và tự chọn:
- Các học phần tự chọn thuộc kiến thức đại cương 24 đvht
+ Chọn 24 đvht trong các học phần sau:
1 | Tâm lý học nghệ thuật | 3 |
2 | Mỹ học đại cương | 3 |
3 | Lịch sử Văn học Việt Nam | 4 |
4 | Lịch sử Văn học Thế giới | 6 |
5 | Nhập môn Tin học | 2 |
6 | Pháp luật Việt Nam đại cương | 3 |
7 | Lịch sử Triết học phương Đông | 3 |
8 | Lịch sử văn minh Thế giới | 4 |
9 | Lịch sử âm nhạc | 3 |
10 | Tiếng Việt thực hành | 4 |
11 | Lịch sử Triết học phương Tây | 3 |
12 | Lịch sử Việt Nam đại cương | 3 |
13 | Đại cương Lịch sử Thế giới | 4 |
14 | Tin học Nghệ thuật | 4 |
15 | Kinh tế học đại cương | 3 |
16 | Nhập môn Xã hội học | 4 |
17 | Đại cương dân tộc học | 3 |
18 | Lịch sử Nghệ thuật tạo hình Việt Nam | 3 |
19 | Lịch sử Nghệ thuật tạo hình Thế giới | 4 |
20 | Đồ hoạ vi tính | 3 |
21 | Âm thanh Điện ảnh (Nhạc phim) | 3 |
22 | Dựng phim | 3 |
- Các học phần tự chọn theo chuyên ngành 30 đvht
1. Chuyên ngành Quay phim truyện nhựa, gồm các học phần | ||
1 | Quay phim truyện 1 | 8 |
2 | Quay phim truyện 2 | 8 |
3 | Quay phối hợp 2 (phim nhựa) | 7 |
4 | Quay hiệu quả đặc biệt 1 (hoặc 2) | 7 |
2. Chuyên ngành Quay phim truyền hình - Video gồm các học phần | ||
1 | Quay phim Video | 8 |
2 | Quay phim truyền hình | 8 |
3 | Quay phối hợp 2 (phim Video - Truyền hình) | 7 |
4 | Quay hiệu quả đặc biệt 1 (hoặc 2) | 7 |
3. Chuyên ngành Quay phim Khoa học - Giáo khoa, gồm các học phần | ||
1 | Quay phim khoa học - giáo khoa 1 | 8 |
2 | Quay phim khoa học - giáo khoa 2 | 8 |
3 | Quay phối hợp 2 (phim khoa học- giáo khoa) | 7 |
4 | Quay hiệu quả đặc biệt 1 (hoặc 2) | 7 |
4. Chuyên ngành Quay phim Tài liệu - Thời sự | ||
1 | Quay phim Tài liệu | 8 |
2 | Quay phim Thời sự | 8 |
3 | Quay phối hợp 2 (phim Tài liệu-Thời sự) | 7 |
4 | Quay hiệu quả đặc biệt 1 (hoặc 2) | 7 |
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Thư viện - Thông tin (Library - Information)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 19 /2008/QĐ - BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1.1. Mục tiêu chung:
Chương trình khung giáo dục đại học ngành Thư viện-Thông tin trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Thư viện - Thông tin có trình độ lý luận và nghiệp vụ về tổ chức các hoạt động trong thư viện hoặc cơ quan thông tin. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong các cơ quan thư viện, thông tin.
1.2. Mục tiêu cụ thể: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Thư viện - Thông tin phải đạt được các yêu cầu sau:
1.2.1. Phẩm chất đạo đức:
Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp. Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Thông tin.
1.2.2. Kiến thức:
Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, nắm vững hệ thống cơ sở lý luận và kiến thức chuyên môn về Thư viện học, Thông tin học, Thư mục học.
1.2.3. Kỹ năng:
Có kỹ năng thực hành, thành thạo các khâu nghiệp vụ của hoạt động thư viện và thông tin tư liệu; có khả năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại trong công tác thư viện - thông tin.
2. Khung chương trình đào tạo:
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế:
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 205 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết)
- Thời gian đào tạo: 4 năm
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo
đvht
2.2.1 | Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (Chưa kể phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh) | 85 |
2.2.2 | Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu | 120 |
| Kiến thức cơ sở của ngành | 22 |
Kiến thức ngành | 78 | |
Thực tập nghề nghiệp | 10 | |
Khoá luận (hoặc thi) tốt nghiệp | 10 |
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc:
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương: 54 đvht*
1 | Triết học Mác - Lênin | 6 |
2 | Kinh tế chính trị Mác - Lênin | 5 |
3 | Chủ nghĩa Xã hội Khoa học | 4 |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 4 |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 |
6 | Ngoại ngữ (tiếng Anh) | 10 |
7 | Tin học văn phòng | 5 |
8 | Xã hội học đại cương | 3 |
9 | Văn hóa học đại cương | 2 |
10 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | 4 |
11 | Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng | 2 |
12 | Lịch sử văn học Việt Nam | 4 |
13 | Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam | 2 |
14 | Giáo dục Thể chất | 5 |
15 | Giáo dục quốc phòng - an ninh | 165 tiết |
* Chưa tính các học phần 14 và 15.
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu: 97 đvht
- Kiến thức cơ sở của ngành: 22 đvht
1 | Thư viện học đại cương | 4 |
2 | Thông tin học đại cương | 4 |
3 | Thư mục học đại cương | 4 |
4 | Pháp chế Thư viện - Thông tin | 2 |
5 | Toán học trong hoạt động Thư viện - Thông tin | 3 |
6 | Phương pháp nghiên cứu khoa học về Thư viện - Thông tin | 2 |
7 | Tin học tư liệu | 3 |
- Kiến thức ngành: 55 đvht
1 | Xây dựng và phát triển vốn tài liệu | 3 |
2 | Biên mục mô tả | 4 |
3 | Phân loại tài liệu | 5 |
4 | Tổ chức và bảo quản kho tài liệu | 3 |
5 | Xử lý nội dung tài liệu I (Định chủ đề và định từ khoá) | 4 |
6 | Xử lý nội dung tài liệu II (Tóm tắt, chú giải và tổng luận) | 3 |
7 | Lưu trữ thông tin và bộ máy tra cứu | 4 |
8 | Tra cứu thông tin | 4 |
9 | Công tác người đọc và dịch vụ thông tin | 4 |
10 | Phần mềm tư liệu | 4 |
11 | Khai thác mạng thông tin máy tính | 3 |
12 | Trụ sở, trang thiết bị thư viện | 2 |
13 | Quản lý thư viện và trung tâm thông tin | 4 |
14 | Tiếng Anh chuyên ngành | 8 |
- Thực tập nghề nghiệp: 10 đvht
- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp): 10 đvht
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc:
1. Triết học Mác - Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn Triết học Mác - Lênin dùng cho các khối ngành Khoa học xã hội, Nhân văn, Tự nhiên, Kỹ thuật; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
2. Kinh tế Chính trị Mác - Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn Triết học Mác - Lênin dùng cho các khối ngành Khoa học xã hội, Nhân văn, Tự nhiên, Kỹ thuật; Chương trình môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; Chương trình môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trình độ đại học dùng cho các Đại học, Học viện và các trường Đại học
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ Đại học, Cao đẳng
6. Ngoại ngữ (tiếng Anh): 10 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về tiếng anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông.
7. Tin học văn phòng: 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tin học và một số khái niệm về máy tính; sử dụng hệ điều hành MS DOS và Windows; soạn thảo văn bản trên máy tính; sử dụng bảng tính EXCEL; khai thác các dịch vụ cơ bản của mạng toàn cầu INTERNET. Ngoài ra, giúp sinh viên hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng máy vi tính và các phần mềm thông dụng nhất.
8. Xã hội học đại cương: 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức khái quát về lịch sử hình thành, phát triển của khoa học Xã hội học, đối tượng và phương pháp nghiên cứu Xã hội học. Một số lĩnh vực nghiên cứu Xã hội học như: Xã hội học đô thị và nông thôn, Xã hội học hôn nhân và gia đình, Xã hội học truyền thông, Xã hội học văn hóa...
9. Văn hóa học đại cương: 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết : Không.
- Nội dung:
+ Khái niệm văn hóa và Văn hóa học.
+ Các thành tố của văn hóa.
+ Đặc điểm của văn hóa.
+ Sự hình thành và phát triển của văn hóa.
+ Giao lưu và tiếp biến văn hóa, sự hội nhập văn hóa trong thời đại hiện nay
+ Vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội.
10. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam và tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, trình bày biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.
11. Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng: 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nội dung:
+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hoá.
+ Vai trò của Văn hóa trong sự nghiệp Cách mạng của giai cấp công nhân.
+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn).
+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hoá.
+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hoá từ trước tới nay.
+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.
+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
12. Lịch sử văn học Việt Nam: 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung:
+ Phần lịch sử văn học Việt Nam.
+ Văn học thời kỳ Lý-Trần (thế kỷ XI - XIV).
+ Văn học thời Lê (thế kỷ XV -XVIII).
+ Văn học thời Nguyễn (thế kỷ XIX).
+ Văn học thời thuộc Pháp (nửa đầu thế kỷ XX).
+ Văn học Cách mạng (từ năm 1945 đến nay).
+ Những đặc điểm chung của lịch sử văn học Việt Nam.
13. Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam: 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết về lịch sử tư tưởng phương Đông: Trung Quốc, ấn Độ, Hồi giáo (ISLAM) và Việt Nam, để trên cơ sở đó hiểu rõ hơn các môn học cụ thể, đồng thời góp phần vào việc bồi dưỡng thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn cho sinh viên.
14- Giáo dục Thể chất 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn I) dùng cho các trường Đại học và các trường cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/ GD - ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục Thể chất giai đoạn II các trường đại học và cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao)
15. Giáo dục quốc phòng - an ninh: 165 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.
16. Thư viện học đại cương: 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết : Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản của thư viện học: đối tượng, phương pháp nghiên cứu Thư viện học; bản chất, chức năng, vai trò xã hội của thư viện, những hiểu biết cơ bản về tính quy luật của sự phát triển sự nghiệp thư viện và những yếu tố tác động đến sự phát triển đó; những hiểu biết khái quát về sự nghiệp thư viện Việt Nam và trên thế giới hiện nay.
17. Thông tin học đại cương: 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Thư viện học đại cương.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hệ thống về thông tin, các quá trình thông tin, thông tin học và các khoa học liên quan đến các quá trình xử lý thông tin trong dây chuyền thông tin tư liệu, các đơn vị thông tin, người dùng tin cũng như vai trò và mối quan hệ của thông tin trong tiến trình phát triển của xã hội.
18. Thư mục học đại cương: 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Thư viện học đại cương, Biên mục mô tả, Phân loại tài liệu.
- Nội dung : Trang bị cho sinh viên cơ sở lý luận của thư mục học, quá trình hình thành và phát triển của thư mục và thư mục học; giúp sinh viên nắm được cách thức tổ chức hoạt động thư mục trong các thư viện và trung tâm thông tin, đồng thời biết biên soạn thư mục, phục vụ tra cứu thư mục và thông tin thư mục cho người dùng tin.
19. Pháp chế Thư viện - Thông tin: 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Thư viện học đại cương, Thông tin học đại cương, Thư mục học đại cương.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về công dụng, cơ quan ban hành, phạm vi thi hành của một số văn bản pháp lý của nước ta; tầm quan trọng của luật pháp thư viện - thông tin; lịch sử luật pháp thư viện - thông tin trên thế giới và ở Việt Nam; những văn bản pháp quy hiện hành về công tác thư viện - thông tin của Việt Nam; pháp luật của một số lĩnh vực liên quan đến thư viện - thông tin: lưu chiểu, bản quyền, sở hữu trí tuệ, lao động; tình hình luật pháp thư viện - thông tin hiện nay của một số nước trên thế giới.
20. Toán học trong hoạt động Thư viện - Thông tin: 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết : Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức của Toán rời rạc và các phương pháp toán học cơ bản thường dùng trong xử lý thông tin, xử lý dữ liệu, số liệu, áp dụng trong thực tiễn của hoạt động thư viện - thông tin, đặc biệt trong điều kiện tin học hoá. Nội dung gồm bốn phần:
+ Ngôn ngữ của toán học và phương pháp biểu diễn thông tin: tập hợp, quan hệ, ánh xạ và giải tích tổ hợp.
+ Logíc mệnh đề và các hệ thống tìm tin.
+ Đại số Boole và các mạch tổ hợp.
+ Phương pháp trình bày và đánh giá các kết quả thực nghiệm, lý thuyết điều tra chọn mẫu.
21. Phương pháp nghiên cứu khoa học về Thư viện - Thông tin 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Thông tin học đại cương, Toán học trong hoạt động Thư viện - Thông tin.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về phương pháp luận môn học và một số phương pháp chính thường dùng trong nghiên cứu khoa học thư viện như: lập đề cương nghiên cứu, phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu - phân tích tư liệu, phương pháp đánh giá giám định, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn.
22. Tin học tư liệu: 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Biên mục mô tả, Toán học trong hoạt động Thư viện-Thông tin.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những nội dung cơ bản của tin học tư liệu như: các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin tự động hoá, thông tin và dữ liệu, cấu trúc dữ liệu, cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các đặc trưng của phần mềm tư liệu và phần mềm tích hợp quản trị thư viện, khổ mẫu biên mục đọc máy MARC, các mô hình dữ liệu và vấn đề thiết kế cơ sở dữ liệu.
23. Xây dựng và phát triển vốn tài liệu: 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Thư viện học đại cương.
- Nội dung:
+ Vốn tài liệu là một trong những bộ phận cấu thành thư viện và có ảnh hưởng tới các hoạt động của thư viện.
+ Bổ sung tài liệu nhằm tăng tiềm lực cho thư viện, tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu sử dụng ngày càng cao.
+ Vai trò, vị trí của vốn tài liệu với xã hội cũng như các hoạt động thư viện, hiểu được các giai đoạn của quá trình bổ sung cũng như các hình thức và phương pháp tiến hành bổ sung.
24. Biên mục mô tả: 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết : Xây dựng và phát triển vốn tài liệu.
- Nội dung:
+ Trang bị cho sinh viên những khái niệm chung, hiện đại về biên mục nói chung và biên mục mô tả nói riêng, lịch sử biên mục Việt Nam và thế giới, các qui tắc và phương pháp mô tả tài liệu thuộc mọi loại hình, xây dựng và quản trị các công cụ thư mục (mục lục, thư mục, chỉ dẫn thư mục, cơ sở dữ liệu thư mục), tin học hoá biên mục (mô đun biên mục trong hệ quản trị thư viện tích hợp), tổ chức công tác biên mục trong thư viện và cơ quan thông tin.
+ Về kỹ năng: giúp sinh viên nắm vững kỹ năng biên mục mô tả truyền thống và hiện đại, đặc biệt là biên mục theo AACR2 và MARC21 là hai chuẩn nghiệp vụ biên mục đang và sẽ áp dụng ngày càng phổ biến ở Việt Nam.
25. Phân loại tài liệu: 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Xây dựng và phát triển vốn tài liệu, Biên mục mô tả.
- Nội dung: Giới thiệu cho sinh viên một cách có hệ thống lý luận chung về phân loại, những vấn đề cơ bản của lý luận phân loại khoa học, phân loại tài liệu; tiến trình phát triển của sự phân loại khoa học và phân loại tài liệu trên thế giới và ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; lịch sử ra đời và cấu trúc các bảng phân loại tiêu biểu trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Giúp cho sinh viên nắm vững phương pháp phân loại tài liệu, cách thức tổ chức phân loại và định ký hiệu phân loại cho các loại hình tài liệu khác nhau (tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử) của các cơ quan Thông tin - Thư viện. Với 2 đvht dành cho phần thực hành sẽ giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng sử dụng các bảng phân loại và tổ chức quy trình phân loại tài liệu, định ký hiệu phân loại cho các loại hình tài liệu có trong thư viện.
26. Tổ chức và Bảo quản kho tài liệu: 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Xây dựng và phát triển vốn tài liệu, Biên mục mô tả, Phân loại tài liệu.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và rèn luyện kỹ năng thực hành tổ chức, sắp xếp vốn tài liệu, đăng ký, kiểm kê và bảo quản tài liệu. Nội dung bao gồm: Phương pháp tổ chức vốn tài liệu; đăng ký và kiểm kê tài liệu; lý thuyết chung về bảo quản tài liệu; các phương thức bảo quản tài liệu.
27. Xử lý nội dung tài liệu I (Định chủ đề và định từ khoá): 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Phân loại tài liệu.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và rèn luyện kỹ năng thực hành về định chủ đề và định từ khoá. Nội dung bao gồm: khái quát chung về định chủ đề và định từ khoá; phương pháp định chủ đề tài liệu; giới thiệu một số bảng đề mục chủ đề, từ điển từ chuẩn và từ điển từ khoá qui ước; phương pháp định từ khoá tài liệu.
28. Xử lý nội dung tài liệu II (Tóm tắt, chú giải và tổng luận): 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Xử lý nội dung tài liệu I.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các hình thức xử lý nội dung tài liệu như: tóm tắt, chú giải, tổng luận tài liệu; trình bày phương pháp chung để biên soạn bài tóm tắt, chú giải, tổng luận, trong đó giới thiệu phương pháp riêng để biên soạn các loại tóm tắt, chú giải thường dùng trong hoạt động thông tin - thư viện, đồng thời rèn luyện kỹ năng thực hành về các loại tóm tắt và chú giải được sử dụng để tạo ra các sản phẩm thông tin.
29. Lưu trữ thông tin và bộ máy tra cứu: 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết : Xử lý nội dung tài liệu I và II.
- Nội dung : Nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, tác dụng và phương pháp tổ chức, xây dựng, quản trị bộ máy tra cứu thông tin từ truyền thống đến hiện đại trong các cơ quan thông tin, thư viện: kho tài liệu tra cứu, hệ thống mục lục và các bộ phiếu, hồ sơ trả lời câu hỏi, các nguồn tra cứu điện tử trên CD-ROM, trên các mạng máy tính…
30. Tra cứu thông tin: 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết : Lưu trữ thông tin và bộ máy tra cứu, Toán học trong hoạt động thư viện - thông tin, Tin học tư liệu.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về lý thuyết tìm tin, nắm được các loại ngôn ngữ tìm tin, công cụ cũng như phương thức tìm tin cơ bản, định hướng được các nguồn tin và thành thạo kỹ năng tìm tin truyền thống cũng như tìm tin tự động hoá.
31. Công tác người đọc và dịch vụ thông tin: 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết : Tra cứu thông tin.
- Nội dung : Trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về người dùng tin, người đọc, sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện; đồng thời giúp sinh viên nắm vững các hình thức và phương pháp làm việc với người đọc cũng như tổ chức các dịch vụ cung cấp sản phẩm thông tin - thư viện.
32. Phần mềm tư liệu: 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết : Xử lý nội dung tài liệu, Toán học trong hoạt động Thư viện - Thông tin.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu và phần mềm tư liệu, sau đó học cách sử dụng một phần mềm tư liệu cụ thể đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta, đó là hệ quản trị cơ sở dữ liệu văn bản CDS/ISIS chạy trên môi trường DOS và Windows. Yêu cầu sinh viên phải biết sử dụng phần mềm này để: xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu mới, cập nhật dữ liệu, tìm kiếm dữ liệu, trao đổi dữ liệu.
33. Khai thác mạng thông tin máy tính: 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết : Tin học tư liệu, Phần mềm tư liệu
- Nội dung : Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về quá trình hình thành và phát triển các mạng thông tin, các nguyên lý và công nghệ tìm tin tự động hoá và kỹ năng thực hành cần thiết, bao gồm: ngôn ngữ trong tìm tin trên mạng, quá trình tìm tin trực tuyến, chiến lược tìm tin, Internet và dịch vụ WWW, tìm tin trên Internet (máy tìm tin, danh mục chủ đề,...), thư điện tử, nhóm thảo luận.
Thực hành sử dụng các lệnh tìm và toán tử của DIALOG (trên CDROM và trên mạng trực tuyến), sử dụng Winisis để khai thác cơ sở dữ liệu trên mạng VISTA, sử dụng danh mục và máy tìm tin (Vinaseek, PanVietnam, Google, Altavista...)
34. Trụ sở, trang thiết bị thư viện: 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Thông tin học đại cương, Công tác người đọc và Dịch vụ thông tin.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về trụ sở thư viện và trung tâm thông tin như đặc điểm và yêu cầu của các phòng ban: phòng đọc, phòng mượn, phòng kho và các phòng nghiệp vụ; giới thiệu về các trang thiết bị truyền thống và hiện đại như: các loại bàn ghế, giá, tủ; các kỹ thuật in ấn, sao chụp, máy đọc microfilm, microfich; kỹ thuật thông tin liên lạc; máy tính, CD ROM.
35- Quản lý thư viện và trung tâm thông tin: 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết : Thông tin học đại cương, Công tác người đọc và dịch vụ thông tin.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý thư viện và trung tâm thông tin. Cụ thể: trình bày khái quát về tổ chức, quản lý và tổ chức quản lý trong thư viện - thông tin. Hướng dẫn sinh viên cách tổ chức và phân công lao động khoa học trong thư viện - thông tin; hướng dẫn cách lập kế hoạch, làm thống kê, viết báo cáo; công tác kiểm tra, đánh giá và công tác chỉ đạo nghiệp vụ thư viện - thông tin.
36. Tiếng Anh chuyên ngành: 8 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh, Thông tin học đại cương, Thư mục học đại cương.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên một số vốn từ vựng tiếng Anh sử dụng trong ngành Thư viện - Thông tin.
4.1. Về khối lượng kiến thức tự chọn:
Trên cơ sở những quy định tại mục 2.2, khối lượng kiến thức tự chọn gồm:
+ Phần kiến thức đại cương: 31 đvht
+ Phần kiến thức ngành: 23 đvht
Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.
4.2. Phần Thực tập nghề nghiệp:
Trong cả khoá học 4 năm, sinh viên ngành Thư viện - Thông tin phải tham gia thực tập 2 đợt:
+ Đợt I: vào cuối năm thứ 3, kéo dài 1,5 tháng. Sinh viên viết thu hoạch dưới dạng một bài tiểu luận, có sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Đợt II: vào học kỳ 2 năm thứ tư, kéo dài 3 tháng. Một số sinh viên khá giỏi sẽ được chọn viết khoá luận tốt nghiệp trong thời gian này./.
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Bảo tồn - Bảo tàng (Conservation and Museology)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 19 /2008/ QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1.1. Mục tiêu chung:
Chương trình khung giáo dục đại học ngành Bảo tồn - Bảo tàng trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Bảo tồn - Bảo tàng có trình độ lý luận, nghiệp vụ, có thể thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại bảo tàng, khu di tích và các cơ quan, tổ chức văn hóa khác có liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc.
1.2. Mục tiêu cụ thể: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Bảo tồn - Bảo tàng phải đạt được các yêu cầu sau:
1.2.1. Phẩm chất đạo đức:
Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp. Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Thông tin.
1.2.2. Kiến thức:
- Nắm vững kiến thức các môn khoa học cơ bản, đặc biệt về lịch sử và văn hóa Việt Nam.
- Nắm vững hệ thống kiến thức về lý luận và nghiệp vụ bảo tàng, bảo tàng học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, cổ vật và các thành tựu khoa học kỹ thuật mới để vận dụng vào hoạt động của ngành Bảo tồn - Bảo tàng Việt Nam.
- Nắm vững qui trình nghiệp vụ, qui phạm kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu của ngành Bảo tồn - Bảo tàng.
1.2.3. Kỹ năng:
Sau khi ra trường, cử nhân ngành Bảo tồn - Bảo tàng có thể đảm nhận các khâu trong công tác nghiệp vụ như: nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày hiện vật ở các bảo tàng trung ương, bảo tàng tỉnh (thành phố) và hệ thống bảo tàng chuyên ngành; thực thi qui trình nghiên cứu, kiểm kê, phân loại, tu sửa, bảo quản và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa; biết nhận diện, phân loại và quản lý cổ vật; tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục đối với công chúng thông qua bảo tàng di tích, cổ vật.
2. Khung chương trình đào tạo:
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế:
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 205 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết)
- Thời gian đào tạo: 4 năm
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo: đvht
2.2.1. | Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (Chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh) | 85 |
2.2.2. | Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu | 120 |
| Kiến thức cơ sở của ngành. |
|
Kiến thức ngành (bao gồm cả kiến thức chuyên ngành). | 76 | |
Thực tập nghề nghiệp. | 10 | |
Khoá luận (hoặc thi) tốt nghiệp. | 10 |
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc:
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương
55 đvht*
1 | Triết học Mác - Lênin | 6 |
2 | Kinh tế chính trị Mác - Lênin | 5 |
3 | Chủ nghĩa Xã hội khoa học | 4 |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 4 |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 |
6 | Ngoại ngữ (tiếng Anh) | 10 |
7 | Tin học văn phòng | 5 |
8 | Xã hội học đại cương | 3 |
9 | Văn hóa học đại cương | 2 |
10 | Cơ sở Văn hóa Việt Nam | 4 |
11 | Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng | 2 |
12 | Lịch sử văn học Việt Nam | 4 |
13 | Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam | 3 |
14 | Giáo dục Thể chất | 5 |
15 | Giáo dục quốc phòng - an ninh | 165 tiết |
* Chưa tính các học phần 14 và 15.
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 108 đvht
- Kiến thức cơ sở của ngành: 24 đvht
1 | Khảo cổ học đại cương | 3 |
2 | Dân tộc học đại cương | 3 |
3 | Cơ sở ngữ văn Hán Nôm | 4 |
4 | Lịch sử Mỹ thuật thế giới | 3 |
5 | Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam | 3 |
6 | Tín ngưỡng và Tôn giáo ở Việt Nam | 3 |
7 | Phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận sử học | 2 |
8 | Văn bản và Lưu trữ học đại cương | 3 |
- Kiến thức ngành: 64 đvht
1 | Bảo tàng học đại cương | 5 |
2 | Đại cương về bảo tồn di tích lịch sử văn hoá | 2 |
3 | Lịch sử sự nghiệp Bảo tồn - Bảo tàng Việt Nam | 2 |
4 | Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam | 4 |
5 | Đại cương về cổ vật | 2 |
6 | Cổ vật ở Việt Nam | 4 |
7 | Cổ tiền học | 2 |
8 | Quản lý bảo tàng | 2 |
9 | Sưu tầm hiện vật bảo tàng | 3 |
10 | Kiểm kê hiện vật bảo tàng | 3 |
11 | Tổ chức kho bảo quản hiện vật bảo tàng | 4 |
12 | Trưng bày hiện vật bảo tàng | 4 |
13 | Công tác giáo dục của bảo tàng | 3 |
14 | Kiểm kê và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa | 3 |
15 | Bảo quản, tu sửa di tích lịch sử văn hóa | 3 |
16 | Khai thác, phát huy các giá trị của di tích lịch sử văn hóa | 2 |
17 | Lễ hội truyền thống Việt Nam | 2 |
18 | Xây dựng, quản lý bộ sưu tập hiện vật bảo tàng | 2 |
19 | Hán Nôm chuyên ngành I | 4 |
20 | Hán Nôm chuyên ngành II | 4 |
21 | Tiếng Anh chuyên ngành | 4 |
- Thực tập nghề nghiệp: 10 đvht
- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp): 10 đvht
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc
1. Triết học Mác-Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn Triết học Mác - Lênin dùng cho các khối ngành Khoa học xã hội, Nhân văn, Tự nhiên, Kỹ thuật; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
2. Kinh tế Chính trị Mác-Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác - Lênin dùng cho các khối ngành Khoa học xã hội, Nhân văn, Tự nhiên, Kỹ thuật; chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
3. Chủ nghĩa Xã hội khoa học: 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trình độ đại học dùng cho các Đại học, Học viện và các trường Đại học.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ Đại học, Cao đẳng
6. Ngoại ngữ (tiếng Anh): 10 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về tiếng anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc Trung học phổ thông.
7. Tin học văn phòng: 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tin học. Học phần bao gồm các nội dung: một số khái niệm về tin học và máy tính; sử dụng hệ điều hành MS DOS và Windows; soạn thảo văn bản trên máy tính; sử dụng bảng tính EXCEL; khai thác các dịch vụ cơ bản của mạng toàn cầu INTERNET. Ngoài ra, giúp sinh viên hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng máy vi tính và các phần mềm thông dụng nhất.
8. Xã hội học đại cương: 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức khái quát về lịch sử hình thành, phát triển khoa học Xã hội học, đối tượng và phương pháp nghiên cứu Xã hội học. Một số lĩnh vực nghiên cứu Xã hội học như: Xã hội học đô thị và nông thôn, Xã hội học hôn nhân và gia đình, Xã hội học truyền thông, Xã hội học văn hóa...
9. Văn hoá học đại cương: 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không
- Nội dung:
+ Khái niệm Văn hóa và Văn hóa học.
+ Các thành tố của văn hóa.
+ Đặc điểm của văn hóa.
+ Sự hình thành và phát triển của văn hóa.
+ Giao lưu và tiếp biến văn hóa, sự hội nhập văn hóa trong thời đại hiện nay
+ Vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội.
10. Cơ sở Văn hóa Việt Nam: 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam và tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Trình bày biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.
11. Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng: 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nội dung:
+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa.
+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.
+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối Văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn).
+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.
+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.
+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.
+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
12. Lịch sử văn học Việt Nam: 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung:
+ Lịch sử văn học Việt Nam.
+ Văn học thời kỳ Lý - Trần (thế kỷ XI - XIV).
+ Văn học thời Lê (thế kỷ XV -XVIII).
+ Văn học thời Nguyễn (thế kỷ XIX).
+ Văn học thời thuộc Pháp (nửa đầu thế kỷ XX).
+ Văn học Cách mạng (từ năm 1945 đến nay).
+ Những đặc điểm chung của lịch sử văn học Việt Nam.
13. Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam: 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết về lịch sử tư tưởng phương Đông: Trung Quốc, ấn Độ, Hồi giáo (ISLAM) và Việt Nam. Trên cơ sở đó, sinh viên hiểu rõ hơn các môn học cụ thể trong chương trình, góp phần bồi dưỡng thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn cho sinh viên.
14. Giáo dục Thể chất: 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn I) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục Thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).
15. Giáo dục quốc phòng - an ninh: 165 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.
16. Khảo cổ học đại cương: 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Khảo cổ học như: khái niệm, đối tượng, điều tra khai quật khảo cổ, phương pháp nghiên cứu Khảo cổ học, nguồn gốc loài người, các nguồn tư liệu, hiện vật Khảo cổ học; đặc trưng các thời đại khảo cổ của thế giới và Việt Nam; mối quan hệ giữa Khảo cổ học và Bảo tàng học.
17. Dân tộc học đại cương: 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Dân tộc học như: khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của Dân tộc học; các tiêu chí, các loại hình cộng đồng tộc người, các dân tộc trên thế giới và ở Việt Nam; quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam; mối quan hệ giữa Dân tộc học và Bảo tàng học.
18. Cơ sở ngữ văn Hán Nôm: 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ văn Hán Nôm, nguồn gốc và kết cấu chữ Hán, cách tra từ điển, giới thiệu các bộ cơ bản của chữ Hán và bài khóa minh hoạ, nghiên cứu ba mặt: hình thể - âm đọc - ý nghĩa.
19. Lịch sử Mỹ thuật thế giới: 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm của mỹ thuật qua các thời kỳ lịch sử của thế giới (từ thời nguyên thủy cho đến nay); những trào lưu phong cách và một số tác giả, tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của nền mỹ thuật phương Đông và phương Tây; sự ảnh hưởng của chúng đối với nền mỹ thuật Việt Nam.
20. Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam: 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử văn học Việt Nam, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Lịch sử Mỹ thuật thế giới.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử mỹ thuật truyền thống như: khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu mỹ thuật, giá trị và đặc điểm mỹ thuật của các loại hình kiến trúc, điêu khắc, trang trí, mỹ thuật truyền thống và hiện đại; mỹ thuật tộc người.
21. Tín ngưỡng và Tôn giáo ở Việt Nam: 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Dân tộc học đại cương.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam như: khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng, các loại tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Kitô giáo) và vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống văn hóa hiện nay.
22. Phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận sử học: 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử văn học Việt Nam.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khái niệm khoa học và phương pháp nghiên cứu khoa học; phương pháp thu thập và xử lý thông tin; phương pháp luận sử học, mối quan hệ của khoa học lịch sử, sử liệu học và bảo tàng học; phương pháp nghiên cứu khoa học của bảo tàng học.
23. Văn bản và Lưu trữ học đại cương: 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn bản và lưu trữ học như: khái niệm, chức năng, các loại hình văn bản, hình thức và nội dung của văn bản; phương pháp soạn thảo văn bản và lập hồ sơ; phân loại phông lưu trữ; công cụ tra cứu phông và phương pháp xác định giá trị tài liệu lưu trữ.
24. Bảo tàng học đại cương: 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Khảo cổ học đại cương, Dân tộc học đại cương, Văn bản và Lưu trữ học đại cương.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý luận Bảo tàng học như: khái niệm bảo tàng và Bảo tàng học; đối tượng, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc của bảo tàng học; đặc trưng, các chức năng xã hội và vai trò của chúng trong hoạt động bảo tàng.
25. Đại cương về bảo tồn di tích Lịch sử Văn hóa: 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bảo tồn di tích lịch sử văn hóa như: khái niệm, chức năng bảo tồn di tích; các hoạt động bảo tồn di tích trên thế giới và ở Việt Nam; các khâu nghiệp vụ bảo tồn di tích và bảo tàng di tích.
26. Lịch sử sự nghiệp Bảo tồn - Bảo tàng Việt Nam: 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Bảo tàng học đại cương, Đại cương về bảo tồn di tích lịch sử văn hóa.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những thành tựu của sự nghiệp bảo tồn - bảo tàng ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử (trước và sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến nay) như: sự nghiệp bảo tồn - bảo vệ di tích lịch sử văn hóa; xây dựng bảo tàng; thành lập các cơ quan, các trung tâm bảo tồn di tích; đào tạo đội ngũ cán bộ bảo tồn bảo tàng; biên soạn giáo trình và xây dựng hệ thống các văn bản pháp qui của ngành Bảo tồn - Bảo tàng Việt Nam, đặc biệt là Luật di sản Văn hóa.
27. Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam: 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Đại cương về bảo tồn di tích lịch sử văn hóa.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản: khái niệm di tích, phân loại di tích lịch sử văn hóa ở Việt Nam, đặc điểm của từng loại hình di tích (di tích khảo cổ, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và di tích danh lam thắng cảnh).
28. Đại cương về cổ vật: 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Khảo cổ học đại cương.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: khái niệm, tiêu chí, giá trị cổ vật; những đặc trưng, chức năng và sự phân loại cổ vật; phương pháp nghiên cứu, giám định các loại hình cổ vật.
29. Cổ vật ở Việt Nam: 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Đại cương về cổ vật.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm cơ bản của từng loại hình cổ vật ở Việt Nam và cổ vật của nước ngoài ở Việt Nam, sự nhận diện chúng; làm rõ những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của các loại cổ vật: bằng đá, đồng, gỗ, giấy, vải và tranh tượng cổ; công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của cổ vật trong tình hình hiện nay.
30. Cổ tiền học: 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Cổ vật ở Việt Nam.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn gốc, đặc điểm, lịch sử nghiên cứu và giá trị của tiền cổ; sự nhận diện các loại tiền cổ ở Việt Nam; đơn vị tiền, kỹ thuật đúc tiền, phương pháp giám định tiền thật, giả của Việt Nam và Trung Quốc.
31. Quản lý bảo tàng: 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử sự nghiệp Bảo tồn - Bảo tàng Việt Nam.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học quản lý; nội dung, nguyên tắc và đặc điểm của quản lý bảo tàng; pháp chế và marketing bảo tàng.
32. Sưu tầm hiện vật bảo tàng: 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Bảo tàng học đại cương, Quản lý bảo tàng.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành công tác sưu tầm hiện vật bảo tàng như: khái niệm, vị trí, nội dung, nhiệm vụ; tính chất nghiên cứu, đối tượng sưu tầm; nguyên tắc và các phương pháp sưu tầm hiện vật bảo tàng; việc lập kế hoạch, đề cương sưu tầm, cách ghi chép, lập hồ sơ khoa học - pháp lý cho hiện vật bảo tàng trong quá trình sưu tầm.
33. Kiểm kê hiện vật bảo tàng: 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sưu tầm hiện vật bảo tàng.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác kiểm kê hiện vật bảo tàng như khái niệm, nhiệm vụ, nội dung của công tác kiểm kê hiện vật bảo tàng; cách đánh số cho hiện vật; cách thức xây dựng hệ thống phiếu tra cứu; lập phiếu kiểm kê khoa học và miêu tả khoa học các hiện vật bảo tàng.
34. Tổ chức kho bảo quản hiện vật bảo tàng: 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Kiểm kê hiện vật bảo tàng.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác tổ chức kho bảo quản hiện vật bảo tàng như: mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức kho bảo tàng; khái niệm và cấu trúc kho bảo tàng; phân loại, sắp xếp và bảo quản hiện vật bảo tàng; các phương pháp và kỹ thuật bảo quản, đóng gói, vận chuyển hiện vật bảo tàng.
35. Trưng bày hiện vật bảo tàng: 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Tổ chức kho bảo quản hiện vật bảo tàng.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác trưng bày hiện vật bảo tàng như: khái niệm, các phương pháp trưng bày; thiết kế khoa học trưng bày (soạn thảo đề cương, xây dựng kế hoạch đề cương, kế hoạch trưng bày); các giải pháp về kiến trúc và nghệ thuật trưng bày; tổ chức thi công lắp ráp trưng bày.
36. Công tác giáo dục của bảo tàng: 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Trưng bày hiện vật bảo tàng.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác giáo dục của bảo tàng như: khái niệm, nội dung, mục đích, nhiệm vụ; đặc trưng và các hình thức, biện pháp giáo dục của bảo tàng; phương pháp điều tra xã hội học đối với khách tham quan bảo tàng.
37. Kiểm kê và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa: 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác kiểm kê và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa như: khái niệm, vị trí, mục đích, tính chất và nội dung của công tác kiểm kê di tích lịch sử văn hóa; phương pháp khảo sát di tích và lập hồ sơ khoa học di tích; xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.
38. Bảo quản, tu sửa di tích lịch sử Văn hóa: 3 đvvht
- Điều kiện tiên quyết: Kiểm kê và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bảo quản, tu sửa di tích lịch sử văn hóa như: khái niệm bảo quản, tu sửa di tích; những nguyên nhân làm biến đổi, hủy hoại di tích; những nguyên tắc và phương pháp bảo quản, tu sửa di tích; qui trình khoa học tiến hành bảo quản, tu sửa di tích.
39. Khai thác, phát huy các giá trị của di tích lịch sử văn hóa: 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Bảo quản, tu sửa di tích lịch sử văn hóa.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về việc khai thác, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa như: khái niệm, vị trí, ý nghĩa, mục đích và các hình thức khai thác, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa.
40. Lễ hội truyền thống Việt Nam: 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lễ hội và lễ hội truyền thống ở Việt Nam như: khái niệm, xác định nguồn gốc, bản chất, chức năng, cấu trúc của lễ hội; sự phân loại lễ hội và đặc trưng của từng loại lễ hội truyền thống; công tác tổ chức, quản lý và phát huy lễ hội truyền thống ở Việt Nam.
41. Xây dựng, quản lý bộ sưu tập hiện vật Bảo tàng: 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Tổ chức kho bảo quản hiện vật bảo tàng.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về xây dựng, quản lý bộ sưu tập hiện vật bảo tàng như: khái niệm chung; các yếu tố cấu thành; giá trị và vai trò của sưu tập trong hoạt động bảo tàng; những nguyên tắc xây dựng sưu tập; công tác quản lý và khai thác hiện vật, sưu tập bảo tàng.
42. Hán Nôm chuyên ngành I: 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Cơ sở ngữ văn Hán Nôm.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Hán Nôm chuyên ngành Bảo tồn - Bảo tàng thông qua các tác phẩm kinh điển về lịch sử, văn học cổ của Việt Nam và Trung Quốc.
43. Hán Nôm chuyên ngành II: 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Hán Nôm chuyên ngành I.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các loại hình di sản văn hóa Hán Nôm ở nước ta: nội dung, cấu trúc của văn bia, sắc phong, hoành phi, câu đối, gia phả, ngọc phả, thần phả, chiếu, dụ... và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Hán Nôm.
44. Tiếng Anh chuyên ngành: 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên một khối lượng từ vựng tiếng Anh tối thiểu về di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội, phong tục tập quán, cổ vật, hệ thống bảo tàng ở Việt Nam và một số bảo tàng nổi tiếng trên thế giới.
4.1. Về khối lượng kiến thức tự chọn
Trên cơ sở những quy định tại mục 2.2, khối lượng kiến thức tự chọn gồm:
+ Phần kiến thức đại cương: 30 đvht
+ Phần kiến thức ngành: 12 đvht
Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.
4.2. Phần thực tập nghề nghiệp
Trong cả khoá học 4 năm, sinh viên ngành Bảo tồn - Bảo tàng phải thực hiện 2 đợt thực tập:
- Đợt 1 (1,5 tháng): Học kỳ II - năm thứ 3: Sinh viên viết thu hoạch dưới dạng một bài tiểu luận, có sự hướng dẫn của giảng viên.
- Đợt 2 (3 tháng): Học kỳ II - năm thứ 4.
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Phát hành xuất bản phẩm (Issue of Publications)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 19 /2008/ QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1.1. Mục tiêu chung:
Chương trình khung giáo dục đại học ngành Phát hành xuất bản phẩm trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Phát hành xuất bản phẩm có năng lực chuyên môn và khả năng tổ chức hoạt động phát hành xuất bản phẩm trên thị trường.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Phát hành xuất bản phẩm phải đạt được các yêu cầu sau:
1.2.1. Phẩm chất đạo đức:
Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp. Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Thông tin.
1.2.2. Kiến thức:
- Nắm vững kiến thức các môn khoa học cơ bản, các kiến thức về kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nắm vững hệ thống kiến thức nghiệp vụ về Phát hành xuất bản phẩm cũng như các thành tựu nghiên cứu và ứng dụng mới.
1.2.3. Kỹ năng:
- Nghiên cứu nhu cầu khách hàng và thị trường xuất bản phẩm.
- Nghiên cứu các mặt hàng xuất bản phẩm và tổ chức khai thác, quảng cáo, tuyên truyền, sắp xếp, phân loại trình bầy xuất bản phẩm.
- Soạn thảo hợp đồng, thanh quyết toán trong kinh doanh...
2. Khung chương trình đào tạo:
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế:
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 205 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).
- Thời gian đào tạo : 4 năm
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.2.1 | Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (Chưa kể phần Giáo dục Thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh) | 85 |
2.2.2 | Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu | 120 |
| Kiến thức cơ sở của ngành | 21 |
Kiến thức ngành | 79 | |
Thực tập nghề nghiệp | 10 | |
Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp | 10 |
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc:
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 55 đvht*
1 | Triết học Mác - Lênin | 6 |
2 | Kinh tế chính trị Mác - Lênin | 5 |
3 | Chủ nghĩa Xã hội khoa học | 4 |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 4 |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 |
6 | Ngoại ngữ (tiếng Anh) | 10 |
7 | Tin học văn phòng | 5 |
8 | Xã hội học đại cương | 3 |
9 | Văn hóa học đại cương | 2 |
10 | Cơ sở Văn hóa Việt Nam | 4 |
11 | Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng | 2 |
12 | Lịch sử văn học Việt Nam | 4 |
13 | Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam | 3 |
14 | Giáo dục Thể chất | 5 |
15 | Giáo dục quốc phòng - an ninh | 165 tiết |
* Chưa tính các học phần 14 và 15.
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 100 đvht
- Kiến thức cơ sở của ngành 21 đvht
1 | Kinh tế vĩ mô | 3 |
2 | Kinh tế vi mô | 3 |
3 | Kinh tế văn hóa | 3 |
4 | Toán học trong Phát hành xuất bản phẩm | 3 |
5 | Thông tin trong Phát hành xuất bản phẩm | 3 |
6 | Đại cương về Xuất bản | 3 |
7 | Lịch sử phát hành sách Việt Nam | 3 |
- Kiến thức ngành 59 đvht
1 | Tiếng Anh chuyên ngành | 5 |
2 | Đại cương về Phát hành xuất bản phẩm | 4 |
3 | Pháp luật Xuất bản và Phát hành xuất bản phẩm | 4 |
4 | Các mặt hàng sách | 5 |
5 | Các mặt hàng băng đĩa | 2 |
6 | Tài chính doanh nghiệp Phát hành xuất bản phẩm | 5 |
7 | Tổ chức khai thác mặt hàng xuất bản phẩm | 5 |
8 | Tuyên truyền giới thiệu xuất bản phẩm | 3 |
9 | Marketing Phát hành xuất bản phẩm | 4 |
10 | Tổ chức tiêu thụ xuất bản phẩm | 5 |
11 | Kế toán doanh nghiệp xuất bản phẩm | 5 |
12 | Nghiệp vụ xuất nhập khẩu xuất bản phẩm | 4 |
13 | Phân tích hoạt động Phát hành xuất bản phẩm | 4 |
14 | Quản trị doanh nghiệp Phát hành xuất bản phẩm | 4
|
- Thực tập nghề nghiệp: 10 đvht
- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp): 10 đvht
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc:
1. Triết học Mác-Lênin 6 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn Triết học Mác - Lênin dùng cho các khối ngành Khoa học xã hội, Nhân văn, Tự nhiên, Kỹ thuật; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
2. Kinh tế Chính trị Mác-Lênin 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn Triết học Mác - Lênin dùng cho các khối ngành Khoa học xã hội, Nhân văn, Tự nhiên, Kỹ thuật; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
3. Chủ nghĩa Xã hội khoa học 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trình độ đại học dùng cho các Đại học, Học viện và các trường Đại học.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ Đại học, Cao đẳng.
6. Ngoại ngữ (tiếng Anh) 10 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông.
7. Tin học văn phòng 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tin học, gồm: một số khái niệm về tin học và máy tính; sử dụng hệ điều hành MS DOS và Windows; soạn thảo văn bản trên máy tính; sử dụng bảng tính EXCEL; khai thác các dịch vụ cơ bản của mạng toàn cầu INTERNET. Ngoài ra, giúp sinh viên hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng máy vi tính và các phần mềm thông dụng nhất.
8. Xã hội học đại cương 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên một cách khái quát lịch sử hình thành, phát triển khoa học Xã hội học, đối tượng và phương pháp nghiên cứu Xã hội học. Một số lĩnh vực nghiên cứu Xã hội học như: Xã hội học đô thị và nông thôn, Xã hội học hôn nhân và gia đình, Xã hội học truyền thông, Xã hội học văn hóa...
9. Văn hóa học đại cương 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung:
+ Khái niệm văn hóa và văn hóa học.
+ Các thành tố của văn hóa.
+ Đặc điểm của văn hóa.
+ Sự hình thành và phát triển của văn hóa.
+ Giao lưu và tiếp biến văn hoá, sự hội nhập văn hóa trong thời đại hiện nay.
+ Vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội.
10. Cơ sở Văn hóa Việt Nam 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Trình bày biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.
11. Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết : Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nội dung:
+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa.
+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.
+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối Văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn).
+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hoá.
+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.
+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.
+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
12. Lịch sử Văn học Việt Nam 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung:
+ Phần Lịch sử văn học Việt Nam.
+ Văn học thời kỳ Lý-Trần (thế kỷ XI - XIV).
+ Văn học thời Lê (thế kỷ XV - XVIII).
+ Văn học thời Nguyễn (thế kỷ XIX).
+ Văn học thời thuộc Pháp (nửa đầu thế kỷ XX).
+ Văn học Cách mạng (từ năm 1945 đến nay).
+ Những đặc điểm chung của Lịch sử văn học Việt Nam.
13. Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết về lịch sử tư tưởng phương Đông: Trung Quốc, ấn Độ, Hồi giáo (ISLAM) và Việt Nam để trên cơ sở đó, sinh viên hiểu rõ hơn các môn học cụ thể của mình, đồng thời góp phần bồi dưỡng thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn cho sinh viên.
14. Giáo dục Thể chất 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn I) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục Thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).
15. Giáo dục quốc phòng - an ninh 165 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.
16. Kinh tế vĩ mô 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không
- Nội dung:
+ Nghiên cứu nền kinh tế dưới góc độ tổng thể: tăng trưởng, thất nghiệp, ảnh hưởng của các chính sách kinh tế.
+ Nghiên cứu hệ thống lý thuyết kinh tế, tổng sản phẩm kinh tế quốc dân, tổng cung - tổng cầu và chính sách tài khoá của Chính phủ.
17. Kinh tế vi mô 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vĩ mô.
- Nội dung:
+ Doanh nghiệp và những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp.
+ Thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.
+ Cung, cầu sản phẩm hàng hoá (lý thuyết người tiêu dùng, lý thuyết của hãng).
+ Thị trường sản phẩm hàng hoá, vấn đề cạnh tranh và độc quyền, những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp.
18. Kinh tế văn hóa 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Vai trò của văn hoá trong sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và kinh tế xuất bản nói riêng; các quy luật kinh tế với sự điều hành và phát triển văn hoá; mối quan hệ kinh tế trong văn hoá.
19. Toán học trong Phát hành xuất bản phẩm 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức về toán giải tích, tổ hợp, ngẫu nhiên và xác suất; các quy luật phân phối xác suất và lý thuyết mẫu áp dụng trong phát hành xuất bản phẩm; các bài toán ứng dụng trong kinh doanh xuất bản phẩm.
20. Thông tin trong Phát hành xuất bản phẩm 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung:
+ Lý luận về Thông tin học.
+ Các sản phẩm thông tin kinh tế.
+ Các phương pháp thông tin và người dùng tin trong phát hành xuất bản phẩm.
+ Phương pháp truyền phát thông tin trong ngành Xuất bản và Phát hành xuất bản phẩm.
21. Đại cương về Xuất bản 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung:
+ Lý luận về xuất bản trong cơ chế thị trường, xuất bản theo định hướng quốc gia.
+ Quy trình biên tập xuất bản, khai thác bản thảo, xử lý, biên tập, đánh giá và thẩm định bản thảo.
+ Kỹ năng biên tập các loại sách.
22. Lịch sử Phát hành sách Việt Nam 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức về quá trình ra đời và phát triển của ngành Phát hành sách Việt Nam; phát hành sách trong các thời kỳ lịch sử, những thành tựu và đặc điểm chính; sự thay đổi của các hình thức, các biện pháp phát hành sách trong các giai đoạn lịch sử cho phù hợp với mục tiêu và nhu cầu sách của xã hội.
23. Tiếng Anh chuyên ngành 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Ngoại ngữ (tiếng Anh)
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên hệ thống các thuật ngữ chuyên ngành bằng tiếng Anh; thực hành soạn thảo hợp đồng mua bán xuất bản phẩm với quốc tế, giao tiếp kinh doanh và đàm phán cũng như thực hiện thanh toán quốc tế.
24. Đại cương về Phát hành xuất bản phẩm: 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Đại cương về Xuất bản.
- Nội dung:
Cơ sở lý luận Phát hành xuất bản phẩm trong cơ chế thị trường; đặc điểm của Phát hành xuất bản phẩm trong nền kinh tế thị trường và mục tiêu của Phát hành xuất bản phẩm; thị trường xuất bản phẩm; các nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm cơ bản: nghiệp vụ đầu vào, nghiệp vụ đầu ra và tổ chức quản lý phát hành xuất bản phẩm.
25. Pháp luật Xuất bản và Phát hành xuất bản phẩm 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung:
+ Luật kinh tế.
+ Sự ra đời và ý nghĩa của các luật xuất bản, bản quyền tác giả, các điều khoản quy định đối với xuất bản và quyền sở hữu xuất bản phẩm.
26. Các mặt hàng sách 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Đại cương về Phát hành xuất bản phẩm.
- Nội dung:
+ Cơ sở để phân loại mặt hàng sách, các loại mặt hàng sách cơ bản: chính trị xã hội; khoa học công nghệ; văn học nghệ thuật và thiếu nhi; mặt hàng sách giáo dục.
+ Đặc điểm, tính chất và nhu cầu về sách trên thị trường.
+ Các nhóm đối tượng sử dụng sách cơ bản, biện pháp phát hành các mặt hàng sách.
27. Các mặt hàng băng đĩa 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Các mặt hàng sách.
- Nội dung:
+ Các loại băng, đĩa.
+ Đặc điểm, tính chất của băng, đĩa; cơ sở khoa học xác định các loại băng đĩa, CD, CD.ROOM,VCD, DVD...
+ Nhu cầu và thị trường băng, đĩa trong nền kinh tế thị trường.
+ Các biện pháp phát hành băng đĩa.
28. Tài chính doanh nghiệp Phát hành xuất bản phẩm 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Các mặt hàng sách, Các mặt hàng băng đĩa.
- Nội dung:
+ Lý luận về tài chính doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, các nguồn tài chính cơ bản.
+ Sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn trong doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm.
+ Phương pháp khai thác, huy động nguồn tài chính.
29. Tổ chức khai thác mặt hàng xuất bản phẩm 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Tài chính doanh nghiệp Phát hành xuất bản phẩm.
- Nội dung:
+ Nghiên cứu nhu cầu xuất bản phẩm trên thị trường.
+ Tổ chức mặt hàng, các nguồn hàng và phương thức khai thác xuất bản phẩm; khai thác từ nhà xuất bản, từ đối tượng liên kết, từ nước ngoài và từ cá nhân chủ sở hữu tác phẩm cũng như tác giả.
+ Tổ chức ký hợp đồng mua xuất bản phẩm và nhập hàng.
30. Tuyên truyền, giới thiệu xuất bản phẩm 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Tổ chức khai thác mặt hàng xuất bản phẩm.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên cơ sở lý luận của tuyên truyền, giới thiệu xuất bản phẩm. Các công cụ, phương tiện và phương pháp tuyền truyền: tuyên truyền miệng; tuyên truyền trực quan; tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền qua trang trí, trình bày sách ở cửa hàng.
31. Marketing Phát hành xuất bản phẩm 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Tổ chức khai thác mặt hàng xuất bản phẩm.
- Nội dung:
+ Lý thuyết marketing; tư tưởng định hướng marketing; xác định khách hàng, thị trường.
+ Các chiến lược marketing.
+ Phương pháp Marketing Phát hành xuất bản phẩm.
32. Tổ chức tiêu thụ xuất bản phẩm 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Tuyên truyền, giới thiệu xuất bản phẩm và Marketing Phát hành xuất bản phẩm.
- Nội dung:
+ Bản chất tiêu thụ xuất bản phẩm trong cơ chế thị trường.
+ Chức năng tiêu thụ xuất bản phẩm: di chuyển, chuyển giao quyền sở hữu và thông tin.
+ Các kênh phân phối xuất bản phẩm.
+ Các hình thức tiêu thụ: cố định, lưu động, bán rong.
+ Các kỹ năng giao tiếp ứng xử trong bán xuất bản phẩm.
+ Các biện pháp bán xuất bản phẩm: khuyến mại, hội trợ triển lãm, bán tự chọn, bán qua các công cụ và phương tiện, bán qua mạng INTERNET.
33. Kế toán doanh nghiệp xuất bản phẩm 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Tổ chức tiêu thụ xuất bản phẩm.
- Nội dung:
+ Nguyên lý chung về hạch toán, kế toán.
+ Hệ thống tài khoản kế toán, phương pháp kế toán và lập các báo biểu kế toán trong Phát hành xuất bản phẩm.
+ Kế toán tài sản cố định.
+ Kế toán tiền lương.
+ Kế toán đầu vào của hàng hóa.
+ Kế toán bán hàng.
34. Nghiệp vụ xuất nhập khẩu xuất bản phẩm 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Thương mại quốc tế.
- Nội dung:
+ Nghiên cứu thị trường thế giới và nhu cầu sử dụng xuất bản phẩm nhập khẩu.
+ Đàm phán giao dịch để mua và bán xuất bản phẩm với nước ngoài.
+ Hợp đồng, mua xuất bản phẩm với thế giới.
+ Tổ chức thanh toán và giao nhận hàng hoá xuất bản phẩm.
35. Phân tích hoạt động Phát hành xuất bản phẩm 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Kế toán doanh nghiệp xuất bản phẩm và tài chính doanh nghiệp Phát hành xuất bản phẩm.
- Nội dung:
+ Đánh giá tổng hợp các hiện tượng và quá trình kinh doanh.
+ Phân tích môi trường, yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất bản phẩm.
+ Phân tích làm rõ chi phí kinh doanh, hiệu quả lao động và hiệu quả kinh doanh.
36. Quản trị doanh nghiệp Phát hành xuất bản phẩm 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Tổ chức tiêu thụ xuất bản phẩm.
- Nội dung:
+ Lý luận quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
+ Tổ chức bộ máy nhân sự.
+ Quản lý lao động, quản lý tài chính và quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Phát hành xuất bản phẩm.
+ Các biện pháp quản trị: Thông qua biện pháp hành chính, biện pháp giáo dục, biện pháp dùng đòn bẩy kinh tế.
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung ngành phát hành xuất bản phẩm trình độ đại học để thiết kế chương trình đào tạo cụ thể:
4.1. Về khối lượng kiến thức tự chọn:
Trên cơ sở những quy định tại mục 2.2, khối lượng kiến thức tự chọn gồm:
+ Phần kiến thức đại cương: 30 đvht
+ Phần kiến thức ngành: 20 đvht
Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.
4.2. Phần thực tập nghề nghiệp:
Trong toàn bộ khoá học, sinh viên đi thực tập 2 đợt.
- Đợt 1: Thực tập giữa khoá (dạng kiến tập)
Thời gian: 7 tuần vào cuối học kỳ VI (năm thứ 3)
- Đợt 2: Thực tập tốt nghiệp
Thời gian: 12 tuần vào học kỳ VII (học kỳ I năm thứ 4).
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Hội họa (Painting)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 19/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1.1. Mục tiêu chung:
Chương trình khung giáo dục đại học ngành Hội hoạ trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân mỹ thuật ngành Hội họa có trình độ và khả năng sáng tạo các tác phẩm mỹ thuật và phục vụ các hoạt động mỹ thuật khác của xã hội. Sinh viên tốt nghiệp được học bổ sung chương trình quy định về kiến thức sư phạm, đủ điều kiện để giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về mỹ thuật.
1.2. Mục tiêu cụ thể: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Hội họa phải đạt được các yêu cầu sau:
1.2.1. Phẩm chất đạo đức:
Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp. Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.
1.2.2. Kiến thức:
Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, những kiến thức cơ bản của ngành Hội họa cũng như những kiến thức khoa học đại cương khác.
1.2.3. Kỹ năng:
Có kỹ năng sáng tạo tác phẩm mỹ thuật với các chất liệu chủ yếu: sơn dầu, lụa và sơn mài; tổ chức được các lớp bồi dưỡng và phục vụ các hoạt động khác về Mỹ thuật.
2. Khung chương trình đào tạo:
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế:
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 255 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).
- Thời gian đào tạo: 5 năm
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo: đvht
2.2.1 | Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (Chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh) | 75 |
2.2.2 | Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu | 180 |
| Kiến thức cơ sở của ngành. | 19 |
Kiến thức ngành (bao gồm cả kiến thức chuyên ngành) | 126 | |
Thực tập nghề nghiệp. | 20 | |
Khoá luận (hoặc thi) tốt nghiệp. | 15 |
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc:
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương: 66 đvht*
1 | Triết học Mác - Lênin | 6 |
2 | Kinh tế Chính trị Mác - Lênin | 5 |
3 | Chủ nghĩa Xã hội khoa học | 4 |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 4 |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 |
6 | Lịch sử Triết học phương Đông | 3 |
7 | Lịch sử Triết học phương Tây | 3 |
8 | Cơ sở Văn hóa Việt Nam | 4 |
9 | Nghệ thuật học đại cương | 3 |
10 | Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam | 4 |
11 | Lịch sử Mỹ thuật Thế giới | 6 |
12 | Mỹ thuật học | 3 |
13 | Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng | 2 |
14 | Ngoại ngữ (tiếng Anh) | 10 |
15 | Nhập môn tin học | 3 |
16 | Mỹ học đại cương | 3 |
17 | Giáo dục Thể chất | 5 |
18 | Giáo dục quốc phòng - an ninh | 165 tiết |
*Chưa tính các học phần 17 và 18.
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 166 đvht
- Kiến thức cơ sở của ngành 19 đvht
1 | Giải phẫu tạo hình | 6 |
2 | Định luật xa gần | 4 |
3 | Đạc họa | 2 |
4 | Lý thuyết bố cục | 3 |
5 | Nghiên cứu Mỹ thuật cổ | 2 |
6 | Điêu khắc | 2 |
- Kiến thức ngành 112 đvht
1 | Hình họa 1 | 4 |
2 | Hình họa 2 | 8 |
3 | Hình họa 3 | 7 |
4 | Hình họa 4 | 6 |
5 | Hình họa 5 | 10 |
6 | Hình họa 6 | 9 |
7 | Hình họa 7 | 10 |
8 | Hình họa 8 | 7 |
9 | Hình họa 9 | 4 |
10 | Trang trí 1 | 5 |
11 | Trang trí 2 | 4 |
12 | Trang trí 3 | 2 |
13 | Trang trí 4 | 6 |
14 | Sáng tác 1 | 3 |
15 | Sáng tác 2 | 3 |
16 | Sáng tác 3 | 4 |
17 | Sáng tác 4 | 8 |
18 | Sáng tác 5 | 8 |
19 | Sáng tác 6 | 4 |
- Thực tập nghề nghiệp: 20 đvht
- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp): 15 đvht
3.2 Mô tả nội dung các học phần bắt buộc:
1. Triết học Mác-Lênin 6 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn Triết học Mác - Lênin dùng cho các khối ngành Khoa học xã hội, Nhân văn, Tự nhiên, Kỹ thuật; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
2. Kinh tế Chính trị Mác-Lênin 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn Triết học Mác - Lênin dùng cho các khối ngành Khoa học xã hội, Nhân văn, Tự nhiên, Kỹ thuật; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
3. Chủ nghĩa Xã hội khoa học 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trình độ đại học dùng cho các Đại học, Học viện và các trường Đại học.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ Đại học, Cao đẳng.
6. Lịch sử triết học phương Đông 3 đvht
- Điền kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Bao gồm các kiến thức cơ bản về triết học phương Đông, cụ thể là 2 nền triết học lớn (ấn Độ và Trung Quốc), giúp sinh viên hiểu được sự ra đời, phát triển và đặc trưng của triết học phương Đông. Thông qua đó, người học có thể liên hệ thấy sự đan xen phức tạp, phủ định, kế thừa và phát triển của triết học đồng thời xây dựng cho người học có một cách nhìn khoa học đối với Triết học cũng như mọi di sản tinh thần của xã hội.
7. Lịch sử triết học phương Tây 3 đvht
- Điền kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của triết học phương Tây từ thời cổ đại đến thời cận đại, với mục đích giúp người học hiểu được logic phát triển của triết học phương Tây. Qua đó người học cũng hiểu rõ hơn những tiền đề trực tiếp cho sự kế thừa và phát triển của triết học Mác-Lênin.
8. Cơ sở văn hóa Việt Nam 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Trình bày sự biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của các vùng văn hóa ở Việt Nam.
9. Nghệ thuật học đại cương 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức về nguồn gốc nghệ thuật; những đặc thù của các loại hình nghệ thuật; một số thông tin về nghệ thuật của nhân loại,…tạo điều kiện để sinh viên có những hiểu biết toàn diện, ứng dụng vào học tập cũng như trong cuộc sống.
10. Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nôi dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức về quá trình hình thành và phát triển của mỹ thuật Việt Nam. Thông qua việc giới thiệu bối cảnh lịch sử, thành tựu nghệ thuật của các giai đoạn như: mỹ thuật thời nguyên thuỷ, thời phong kiến, thời Pháp thuộc và từ Cách mạng tháng 8 đến nay, nêu bật đặc điểm và truyền thống nghệ thuật của dân tộc Việt Nam. Qua học phần trên, sinh viên có cái nhìn tổng quát về mỹ thuật Việt Nam cũng như thêm yêu quý và trân trọng nghệ thuật dân tộc.
11. Lịch sử Mỹ thuật Thế giới 6 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về thành tựu và đặc điểm của mỹ thuật cổ đại, mỹ thuật phục hưng, những trường phái mỹ thuật lớn, góp phần làm thay đổi diện mạo của mỹ thuật. Thông qua giới thiệu những trung tâm mỹ thuật tiêu biểu của châu á như: ấn độ, Trung Quốc, Nhật Bản,… tạo điều kiện để sinh viên có cái nhìn tổng quát về mỹ thuật thế giới, đặc biệt là những thành tựu mỹ thuật tiêu biểu.
12. Mỹ thuật học 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Nghệ thuật học đại cương.
- Nội dung: Trang bị kiến thức để sinh viên hiểu được tác dụng riêng biệt của các yếu tố trong nghệ thuật tạo hình như: đường nét, hình khối, màu sắc, cảm xúc thẩm mỹ, ý tưởng nghệ thuật, trên cơ sở tổng hợp các yếu tố tạo hình, sự kết hợp chặt chẽ nội dung ý tưởng và hình thức biểu đạt mang cá tính, bản sắc, khí chất riêng. Đó là cơ sở tạo nên phong cách của họa sỹ.
13. Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nội dung:
+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin về văn hóa.
+ Vai trò của Văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.
+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn).
+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo Văn hóa.
+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.
+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.
+ Phương hướng cụ thể để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
14. Ngoại ngữ (tiếng Anh) 10 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về tiếng anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc Trung học phổ thông.
15. Nhập môn tin học 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là kỹ năng sử dụng các phần mềm xử lý văn bản và xử lý bảng tính cấp cao.
16. Mỹ học đại cương 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị kiến thức để sinh viên có thể phân tích, tìm hiểu quá trình xác định đối tượng mỹ học trong lịch sử; đối tượng mỹ học theo quan điểm hiện đại; khái quát về quan điểm thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ, khách thể thẩm mỹ; đặc trưng của nghệ thuật; các loại hình tượng nghệ thuật; nghệ sỹ với các hình thức biểu đạt, cá tính, bản sắc, khí chất và cơ sở tạo ra phong cách riêng của nghệ sỹ. Từ đó, giúp sinh viên có kiến thức, hiểu biết về các hoạt động thẩm mỹ của con người thông qua mục tiêu giáo dục thẩm mỹ bằng hệ thống quan điểm thẩm mỹ tiến bộ, hiện đại.
17. Giáo dục Thể chất 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn I) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục Thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).
18. Giáo dục quốc phòng - an ninh 165 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.
19. Giải phẫu tạo hình 6 đvht
- Điều kiện tiên quyết: đã học một số bài vẽ nghiên cứu hình họa về người.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức về cấu trúc, tỷ lệ con người, cấu tạo của cơ, xương và sự thay đổi khi con người vận động. Thông qua những hiểu biết về giải phẫu người, sinh viên có điều kiện để học tập tốt hơn các môn học hình họa cũng như các môn học khác.
20. Định luật xa gần 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về luật phối cảnh và phương pháp biểu hiện không gian trên mặt phẳng. Thông qua đó, sinh viên có cái nhìn chính xác, khoa học hơn trong không gian tự nhiên cũng như không gian của các tác phẩm, tạo điều kiện để sinh viên học tốt hơn môn học sáng tác cũng như các môn học khác.
21. Đạc họa 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên phương pháp đo đạc, cách rút tỷ lệ, vẽ các mặt cắt, mặt đứng, xây dựng được bản vẽ kiến trúc chính xác, khoa học. Thông qua đó, sinh viên học tập được những giá trị nghệ thuật của các công trình kiến trúc cổ.
22. Lý thuyết bố cục 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên các nguyên tắc và quy luật về bố cục; sử dụng được các yếu tố tạo hình như: đường nét, hình thể, màu sắc, để bố cục một tác phẩm có không gian, có ý tưởng, có cảm xúc của người vẽ. Từ những hiểu biết về một số phương pháp bố cục cơ bản đó, sinh viên sẽ có những sáng tạo riêng.
23. Nghiên cứu Mỹ thuật cổ 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức để nghiên cứu một số di tích tiêu biểu để nhận biết những nét độc đáo, điển hình của nghệ thuật cổ Việt Nam; biết học tập những vốn quý trong nghệ thuật cổ để áp dụng vào các bài học khác.
24. Hình họa 1 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Có trình độ tương đương với Trung cấp Mỹ thuật.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức để nghiên cứu tượng sọ người, tượng phác mảng, chân dung người mẫu nam, nữ bằng thạch cao. Thông qua các bài vẽ nghiên cứu về sọ người, về tượng phác mỏng, sinh viên sẽ hiểu kỹ các hình khối cơ bản của đầu người. Sử dụng được chất liệu chì mềm để vẽ nghiên cứu hình khối và không gian.
25. Hình họa 2 8 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 1
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức để vẽ nghiên cứu chân dung mẫu người nam, mẫu người nữ, tĩnh vật đen trắng và sơn dầu. Trên cơ sở đó, sinh viên nắm được phương pháp sử dụng màu sắc để diễn tả hình, khối, không gian; từng bước làm quen và tập sử dụng chất liệu sơn dầu để diễn tả hình khối các bộ phận của chân dung người mẫu cũng như của các loại hoa quả trong bài vẽ tĩnh vật, chú ý tới hòa sắc chung và ánh sáng không gian toàn bộ. Thông qua những hiểu biết về hình, khối chân dung người mẫu, sinh viên vẽ bán thân người mẫu khỏa thân, sử dụng màu đậm nhạt để diễn tả được khối của người mẫu mặc quần áo (cần lưu ý vẽ những mảng sáng tối lớn, không vẽ những nếp quần áo phụ không cần thiết); củng cố những hiểu biết về phương pháp sử dụng chất liệu sơn dầu cũng như chì mềm.
26. Điêu khắc 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Học phần Hình họa 1 và 2.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức để nặn chân dung một mẫu người nam (già hoặc trẻ) với tỷ lệ bằng với mẫu người thật. Học phần này giúp sinh viên hiểu kỹ hơn về khối của chân dung người (trán, mũi, mắt, mồm... ). Qua đó tạo điều kiện để sinh viên nghiên cứu sâu hơn trong các học phần về Hình họa.
27. Hình họa 3 7 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 1 và 2.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức để nghiên cứu mẫu người nam, nữ cả người khoả thân, vẽ bằng chất liệu than vẽ và sơn dầu. Thông qua đó, sinh viên hiểu biết và vẽ được toàn bộ con người với những dáng khác nhau, bước đầu dùng chất liệu than vẽ để diễn tả được sự phong phú của các chất khác nhau của cơ thể và của không gian; và sử dụng chất liệu sơn dầu thành thạo hơn, có chú ý tới sự thay đổi nóng lạnh của màu sắc.
28. Hình họa 4 6 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 1, 2 và 3.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức để nghiên cứu chân dung, bán thân mẫu nam, mẫu nữ khoả thân và mặc quần áo bằng chất liệu than vẽ và sơn dầu. Sau khi đã vẽ nghiên cứu toàn bộ cơ thể con người, sinh viên cần nhắc lại các bài chân dung và bán thân để nghiên cứu sâu hơn về hình khối, màu sắc, không gian; đồng thời chú ý diễn tả được đặc điểm và tình cảm của người mẫu.
29. Hình họa 5 10 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 1, 2, 3 và 4.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức để nghiên cứu mẫu người nam, nữ cả người khoả thân và mặc quần áo bằng chất liệu than vẽ và sơn dầu; nghiên cứu sâu cơ thể con người với nhiều dáng khác nhau, (đứng, ngồi, nằm..) và hướng chiếu ánh sáng thay đổi. Thông qua chú ý diễn tả ánh sáng, không gian và các chất khác nhau của cơ thể con người (da, thịt, tóc, đầu, xương …), sinh viên sử dụng thành thạo chất liệu than vẽ và chất liệu sơn dầu.
30. Hình họa 6 9 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 1, 2, 3, 4 và 5.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức để tiếp tục nghiên cứu mẫu người nam, nữ cả người khoả thân và mặc quần áo bằng chất liệu than vẽ và sơn dầu. Nghiên cứu sâu cơ thể con người, với nhiều dáng khác nhau và các chiều hướng ánh sáng thay đổi. Từ đó, sinh viên diễn tả đặc điểm cơ thể và tình cảm của người mẫu. Trong khi nghiên cứu kỹ các bộ phận của cơ thể, cần luôn chú ý tới tỉ lệ, đậm nhạt, ánh sáng và không gian toàn bộ, biết lược bỏ những chi tiết không cần thiết, tập trung diễn tả những hình khối chính, điển hình cho người mẫu bằng cách sử dụng chất liệu than vẽ mềm mại, tinh tế.
31. Hình họa 7 10 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 1, 2, 3, 4, 5 và 6.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức để nghiên cứu mẫu người nam, nữ cả người khoả thân và mặc quần áo bằng chất liệu than vẽ và sơn dầu (vẽ trong phòng và vẽ cả ngoài trời); nghiên cứu hình, khối của hai người mẫu cạnh nhau, so sánh để diễn tả đặc điểm của từng người; phối hợp diễn tả sao cho thể hiện được toàn bộ không gian, ánh sáng, xa gần, sau trước…Trên cơ sở đó, sinh viên vẽ một bộ phận nào đó của người mẫu nhưng không chỉ đối chiếu với người mẫu đó mà cần đối chiếu với cả người mẫu khác. Cần luôn so sánh tỷ lệ để vẽ đúng đặc điểm của từng người mẫu.
32. Hình họa 8 7 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức để nghiên cứu mẫu người nam, nữ cả người khoả thân bằng than vẽ và sơn dầu; nghiên cứu sâu về cơ thể con người dưới góc độ ánh sáng khác nhau. Sinh viên có thể vẽ kỹ những chi tiết cần thiết để hiểu sâu hơn về cấu trúc hình khối, ví dụ: bàn tay, bàn chân, đặc điểm của chân dung người mẫu,…Tuy nhiên cần luôn chú ý đến tương quan tỷ lệ và không gian tổng thể. Cần sử dụng thành thạo hơn chất liệu than vẽ và sơn dầu.
33. Hình họa 9 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức để nghiên cứu mẫu đôi nam, đôi nữ cả người khoả thân và mặc quần áo bằng chất liệu sơn dầu. Trên cơ sở đó, sinh viên sử dụng chất liệu sơn dầu để diễn tả hình khối, ánh sáng, trong một không gian tổng thể. Sinh viên thực hiện các bài trong học phần này cần đạt kết quả cao hơn so với các học phần trước, màu sắc cần hài hoà, tạo khối tinh tế và luôn chú ý tới toàn bộ của bài vẽ.
34. Trang trí 1 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức để nghiên cứu vốn cổ, nghiên cứu hoa lá, nghiên cứu động vật (đơn giản và cách điệu). Thông qua những nghiên cứu trên, sinh viên cảm thụ được vẻ đẹp và sự thay đổi phong phú về hình, về màu sắc của thiên nhiên. Từ những hình mẫu ngoài thiên nhiên ấy, sinh viên được học để đơn giản hóa hay cách điệu tạo thành những họa tiết trang trí. Nghiên cứu vốn cổ giúp sinh viên hiểu biết thêm về tinh hoa nghệ thuật của dân tộc, cách sử dụng tài tình các họa tiết trang trí, trên cơ sở đó có ý thức hơn trong việc sáng tạo và sử dụng họa tiết trang trí trong học tập cũng như trong cuộc sống.
35. Trang trí 2 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Trang trí 1.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức để nghiên cứu lý thuyết về màu sắc, các quy tắc về bố cục trong trang trí, thể hiện được các bài trang trí cơ bản (hình vuông, trang trí đường diềm, trang trí vải hoa,…); từ đó ứng dụng những hiểu biết vào các bài trang trí mang tính ứng dụng. Những kiến thức này giúp sinh viên từng bước có ý thức hơn về thẩm mỹ và sáng tạo trong nghệ thuật.
36. Trang trí 3 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Trang trí 1 và 2.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức để nghiên cứu và thể hiện một bài trang trí ứng dụng, cụ thể là bài vẽ tranh cổ động. Tranh cổ động được dùng để tuyên truyền và quảng cáo phục vụ các yêu cầu của xã hội. Đây là một thể loại tranh được sử dụng rất phổ biến, tạo điều kiện để sinh viên kết hợp thể hiện được nội dung và hình thức mang tính sáng tạo nghệ thuật.
37. Trang trí 4 6 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Trang trí 1, 2, 3 và học phần lý thuyết bố cục.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức để nghiên cứu và thể hiện các bài vẽ tranh với hình thức mang tính trang trí như: tranh tĩnh vật, tranh phong cảnh, tranh bố cục có nội dung (gắn với hình tượng con người), trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng hợp về sử dụng màu sắc, phân bố mảng màu, mảng đậm nhạt, kết hợp với đường nét để xây dựng được tranh mang tính trang trí. Tranh trang trí có đặc tính riêng: đường nét, màu sắc, hình vẽ đều được đơn giản hóa, cách điệu theo ý thức sáng tạo của người vẽ, sử dụng không gian ước lệ, phù hợp với nội dung và hình thức của tranh.
38. Sáng tác 1 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết bố cục và học phần Hình họa, Trang trí.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về chất liệu sơn mài, như: màu sắc, cách sử dụng màu sắc, các loại dụng cụ vẽ sơn mài, cách hom bó vóc sơn mài… Trên cơ sở những kiến thức ban đầu ấy, sinh viên thể hiện một bài chép tranh dân gian, một bài tranh chân dung bằng chất liệu sơn mài và một tranh phong cảnh (sơn khắc).
39. Sáng tác 2 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác 1.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức để nghiên cứu và tập sáng tạo tranh bằng hai chất liệu sơn dầu và lụa. Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ thuật thể hiện chất liệu, vẽ được tranh phong cảnh sơn dầu, tranh bố cục có chủ đề bằng chất liệu sơn dầu và lụa. Trọng tâm của học phần này là kỹ năng sử dụng chất liệu.
40. Sáng tác 3 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác 1 và 2.
- Nội dung: Trên cơ sở những hiểu biết và cách sử dụng chất liệu sơn dầu, sinh viên tập sáng tạo những bức tranh chuyên sâu về chất liệu sơn dầu như: tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, tranh bố cục có chủ đề; nhận biết khả năng to lớn của chất liệu sơn dầu trong diễn tả không gian, ánh sáng, tạo chất, tạo khối... Trong 3 bài sáng tác của học phần này, sinh viên nên vẽ ở các thời điểm, không gian, ánh sáng khác nhau với những hòa sắc thay đổi để học tập được nhiều hơn.
41. Sáng tác 4 8 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác 1, 2 và 3.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức để nghiên cứu và sáng tác tranh phong cảnh, tranh có nội dung tự chọn, tranh có nội dung quy định, bằng chất liệu sơn mài. Sơn mài là chất liệu truyền thống của dân tộc đã được các thế hệ bảo tồn phát triển thành chất liệu của nghệ thuật tạo hình với khả năng diễn tả phong phú và độc đáo. Học phần này giúp simh viên biết sử dụng và phát huy khả năng của chất liệu để diễn tả hình thể, không gian, thông qua cảm xúc của người vẽ. Cần chú trọng tính trang trí và không gian ước lệ của thể loại tranh sơn mài.
42. Sáng tác 5 8 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác 1, 2, 3, và 4.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức để nghiên cứu và sáng tác tranh tĩnh vật, tranh chân dung, tranh phong cảnh, tranh có nội dung chủ đề bằng chất liệu lụa. Qua từng bài học, sinh viên nâng dần kiến thức về sử dụng chất liệu lụa cũng như về khả năng sáng tạo nghệ thuật. Cần nắm được đặc tính của chất liệu, không mạnh về tả chất, tạo khối, tả ánh sáng nhưng nhẹ nhàng, tinh tế và rất gợi cảm. Trên cơ sở những kiến thức ấy, sinh viên sáng tác được tranh mang tính khái quát cao, giàu tính ước lệ và trang trí.
43. Sáng tác 6 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác 1, 2, 3, 4 và 5.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức để nghiên cứu và sáng tác tranh có nội dung chủ đề bằng chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa. Thông qua các bài sáng tác, sinh viên hiểu và sử dụng thành thạo hơn các chất liệu trên, đồng thời phát huy khả năng sáng tạo riêng của mình trong sáng tác; chuẩn bị cơ sở kiến thức và kỹ năng cho tác phẩm chính là bài thi tốt nghiệp.
4.1. Chương trình khung đào tạo Hội họa được thiết kế để đào tạo chuyên ngành, có những đặc thù riêng:
- Trong giảng dạy phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, phần lý thuyết và thực hành không tách biệt nhau, giảng viên vừa truyền đạt lý thuyết vừa hướng dẫn cho từng sinh viên, do vậy giờ giảng dạy của giảng viên được gọi chung là “giờ lên lớp”.
- Các học phần trong phần kiến thức chuyên nghiệp cần bố trí hợp lý về thứ tự để có tác dụng hỗ trợ nhau, ví dụ:
+ Học phần Hình họa: được nghiên cứu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
+ Học phần Giải phẫu tạo hình nên bố trí thời gian học trước hoặc tương đương với các bài về Hình họa.
+ Học phần Điêu khắc (nặn luân phiên) nên bố trí thời gian học sau các bài hình họa nghiên cứu chân dung và bán thân người.
+ Các học phần thuộc phần Kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức cơ sở của ngành nên tập trung vào năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba, còn 2 năm học sau sinh viên sẽ học các học phần thuộc Kiến thức ngành.
4.2. Về khối lượng kiến thức tự chọn:
Trên cơ sở những quy định tại mục 2.2, khối lượng kiến thức tự chọn, gồm:
- Phần kiến thức đại cương: 9 đvht
- Phần kiến thức ngành: 14 đvht
Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.
4.3. Điều kiện cơ sở vật chất
- Phòng học chuyên môn (hình hoạ, trang trí, sáng tác,…) cần rộng rãi, đủ ánh sáng, số lượng sinh viên khoảng từ 10 đến 15 người/ 1 lớp.
- Dụng cụ học tập rất quan trọng và cần thiết đối với sinh viên (họa phẩm, giá vẽ, bảng vẽ, hộp màu,…).
- Mẫu vẽ: cần người mẫu có hình thể đẹp, cân đối (nam, nữ).
4.4. Định hướng phương pháp giảng dạy
Kết hợp chặt chẽ lý thuyết và thực hành kỹ năng nghề nghiệp, phát huy sáng tạo trong các học phần, đặc biệt là học phần sáng tác. Cần chú ý đến cá tính riêng trong sáng tạo nghệ thuật của sinh viên.
4.5. Định hướng về đánh giá kết quả học tập
- Đối với các học phần chuyên môn, sau mỗi học phần đều chấm điểm (thang điểm 10).
- Điểm tổng kết học kỳ bằng điểm trung bình chung của tất cả các học phần.
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Đồ họa ứng dụng (Applied Graphic Design)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 19 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1.1. Mục tiêu chung:
Chương trình khung giáo dục đại học ngành Đồ họa ứng dụng trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Đồ họa ứng dụng có trình độ và khả năng sáng tạo, thiết kế tác phẩm đồ họa đồng thời phục vụ những hoạt động Mỹ thuật ứng dụng khác của xã hội. Sinh viên tốt nghiệp được bổ sung chương trình quy định về kiến thức sư phạm, đủ điều kiện giảng dạy tại các cơ sở đào tạo mỹ thuật ứng dụng.
1.2. Mục tiêu cụ thể: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Đồ họa ứng dụng phải đạt được các yêu cầu sau:
1.2.1. Phẩm chất đạo đức:
Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, có lòng say mê yêu nghề. Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hoá nghệ thuật.
1.2.2. Kiến thức:
Có khả năng tư duy hình tượng nghệ thuật, có trình độ cơ bản vững vàng, có năng lực sáng tạo trong sáng tác thiết kế đồ hoạ ứng dụng.
1.2.3. Kỹ năng:
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Đồ họa ứng dụng có thể sáng tác, thiết kế đồ họa công thương nghiệp, đồ họa văn hoá có kỹ thuật và mỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của ngành Mỹ thuật ứng dụng.
2. Khung chương trình đào tạo:
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế:
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 255 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).
- Thời gian đào tạo: 5 năm
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.2.1. | Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (Chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh) | 75 |
2.2.2. | Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu | 180 |
| Kiến thức cơ sở ngành | 56 |
Kiến thức ngành | 89 | |
Thực tập nghề nghiệp | 20 | |
Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp | 15 |
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc:
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 68 đvht*
1 | Triết học Mác - Lênin | 6 |
2 | Kinh tế Chính trị Mác - Lênin | 5 |
3 | Chủ nghĩa Xã hội Khoa học | 4 |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 4 |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 |
6 | Đường lối Văn hoá - Văn nghệ của Đảng | 2 |
7 | Lịch sử triết học phương Đông | 3 |
8 | Lịch sử triết học Phương Tây | 3 |
9 | Cơ sở Văn hoá Việt Nam | 4 |
10 | Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam | 4 |
11 | Lịch sử Mỹ thuật thế giới | 4 |
12 | Mỹ học đại cương | 3 |
13 | Lịch sử Mỹ thuật ứng dụng | 4 |
14 | Thẩm mỹ công nghiệp | 3 |
15 | Ngoại ngữ (tiếng Anh) | 10 |
16 | Nhập môn tin học | 3 |
17 | Tin học chuyên ngành | 3 |
18 | Giáo dục Thể chất | 5 |
19 | Giáo dục quốc phòng - an ninh | 165 tiết |
* Chưa tính các học phần 18, 19
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 162 đvht
- Kiến thức cơ sở của ngành 56 đvht
1 | Giải phẫu tạo hình | 4 |
2 | Định luật xa gần | 4 |
3 | Hình hoạ 1 | 5 |
4 | Hình hoạ 2 | 5 |
5 | Hình hoạ 3 | 5 |
6 | Hình hoạ 4 | 6 |
7 | Hình hoạ 5 | 6 |
8 | Hình hoạ 6 | 6 |
9 | Cơ sở tạo hình 1 | 5 |
10 | Cơ sở tạo hình 2 | 4 |
11 | Cơ sở tạo hình 3 | 6 |
- Kiến thức ngành 71 đvht
1 | Vẽ kỹ thuật | 3 |
2 | Nguyên lý thị giác 1 | 4 |
3 | Nguyên lý thị giác 2 | 4 |
4 | Nghệ thuật chữ | 3 |
5 | Đồ hoạ ảnh | 4 |
6 | Đồ hoạ vi tính 1 | 5 |
7 | Đồ hoạ vi tính 2 | 5 |
8 | Sáng tác thiết kế 1 | 5 |
9 | Sáng tác thiết kế 2 | 4 |
10 | Sáng tác thiết kế 3 | 4 |
11 | Sáng tác thiết kế 4 | 4 |
12 | Sáng tác thiết kế 5 | 4 |
13 | Sáng tác thiết kế 6 | 4 |
14 | Sáng tác thiết kế 7 | 4 |
15 | Sáng tác thiết kế 8 | 4 |
16 | Sáng tác thiết kế 9 | 5 |
17 | Sáng tác thiết kế 10 | 5 |
- Thực tập nghề nghiệp: 20 đvht
- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp): 15 đvht
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc
1. Triết học Mác-Lênin 6 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn Triết học Mác - Lênin dùng cho các khối ngành Khoa học xã hội, Nhân văn, Tự nhiên, Kỹ thuật; chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
2. Kinh tế Chính trị Mác-Lênin 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn Triết học Mác - Lênin dùng cho các khối ngành Khoa học xã hội, Nhân văn, Tự nhiên, Kỹ thuật; chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
3. Chủ nghĩa Xã hội khoa học 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Chủ nghĩa Xã hội khoa học trình độ Đại học.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trình độ đại học dùng cho các Đại học, Học viện và các trường Đại học
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ Đại học, Cao đẳng.
6. Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng 2 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Nội dung:
+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin về văn hóa.
+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.
+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn).
+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.
+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.
+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.
+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
7. Lịch sử Triết học phương Đông 3 đvht
- Điền kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Bao gồm các kiến thức cơ bản về Triết học phương Đông, cụ thể là 2 nền Triết học lớn ấn Độ và Trung Quốc giúp cho sinh viên hiểu được sự ra đời, phát triển và đặc trưng của triết học phương Đông. Thông qua đó người học có thể liên hệ thấy sự đan xen phức tạp, phủ định, kế thừa và phát triển của Triết học đồng thời xây dựng cho người học có một cách nhìn khoa học với di sản triết học, cũng như mọi di sản tinh thần của xã hội.
8. Lịch sử Triết học phương Tây 3 đvht
- Điền kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của Triết học phương Tây từ thời cổ đại đến thời cận đại. Nội dung trình bày với mục đích làm cho người học hiểu được logic phát triển của Triết học phương Tây. Qua đó người học cũng hiểu rõ hơn những tiền đề trực tiếp cho sự kế thừa và phát triển của Triết học Mác-Lênin.
9. Cơ sở văn hóa Việt Nam 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam cùng với tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Trình bày những biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.
10. Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về quá trình hình thành và phát triển của Mỹ thuật Việt Nam. Thông qua việc giới thiệu bối cảnh lịch sử, thành tựu nghệ thuật của các giai đoạn như: mỹ thuật thời nguyên thuỷ, thời phong kiến, thời Pháp thuộc và từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay, nêu bật đặc điểm và truyền thống nghệ thuật của dân tộc Việt Nam. Qua đó, sinh viên có cái nhìn tổng quát về mỹ thuật Việt Nam cũng như thêm yêu quý và trân trọng nghệ thuật dân tộc.
11. Lịch sử Mỹ thuật thế giới 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thành tựu và đặc điểm của mỹ thuật cổ đại, mỹ thuật Phục hưng, những trường phái mỹ thuật lớn góp phần làm thay đổi diện mạo của mỹ thuật. Giới thiệu những trung tâm mỹ thuật tiêu biểu của châu á như: ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản,… tạo điều kiện để sinh viên có cái nhìn tổng quát về mỹ thuật thế giới, đặc biệt là những thành tựu mỹ thuật tiêu biểu.
12. Mỹ học đại cương 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Giúp sinh viên phân tích, tìm hiểu quá trình xác định đối tượng của Mỹ học trong lịch sử; đối tượng của Mỹ học theo quan điểm hiện đại; khái quát về quan điểm thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ, khách thể thẩm mỹ; đặc trưng của nghệ thuật; các loại hình tượng nghệ thuật; nghệ sỹ với các hình thức biểu đạt, cá tính, bản sắc, khí chất và cơ sở tạo ra phong cách riêng của nghệ sỹ. Trên cơ sở đó, sinh viên có kiến thức và hiểu biết về các hoạt động thẩm mỹ của con người thông qua mục tiêu giáo dục thẩm mỹ bằng hệ thống quan điểm thẩm mỹ tiến bộ, hiện đại.
13. Lịch sử Mỹ thuật ứng dụng 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về mỹ thuật ứng dụng, lịch sử mỹ thuật công nghiệp thế giới qua các cuộc cách mạng công nghiệp và bước quá độ hình thành ngành nghề mới mẻ này; khám phá các thành tựu mỹ thuật công nghiệp và chân dung các nhà tạo dáng công nghiệp quốc tế.
14. Thẩm mỹ Công nghiệp 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị kiến thức để sinh viên hiểu được thẩm mỹ công nghiệp là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng sản phẩm và tìm hiểu sự ra đời của nền sản xuất công nghiệp và thẩm mỹ công nghiệp, các trào lưu khuynh hướng trong thẩm mỹ công nghiệp, các nguyên lý và phạm trù tương hỗ của thẩm mỹ công nghiệp, các quy luật phát triển sự đồng hành với thủ công, thẩm mỹ công nghiệp trong tương lai.
15. Ngoại ngữ (tiếng Anh) 10 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm ở cấp trung học phổ thông.
16. Nhập môn tin học 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là kỹ năng sử dụng các phần mềm xử lý văn bản và xử lý bảng tính cấp cao.
17. Tin học chuyên ngành 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Nhập môn tin học.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phần mềm Corel Draw và Photoshop để ứng dụng vào việc tập sáng tạo tác phẩm nghệ thuật.
18. Giáo dục Thể chất 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn I) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục Thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao)
19. Giáo dục quốc phòng - an ninh 165 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.
20. Giải phẫu tạo hình 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về cấu trúc, tỷ lệ con người, cấu tạo cơ, xương và sự thay đổi khi con người vận động.
21. Định luật xa gần 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về luật phối cảnh và phương pháp biểu hiện không gian trên mặt phẳng. Thông qua đó sinh viên có cái nhìn chính xác, khoa học hơn trong không gian tự nhiên cũng như không gian kiến trúc, tạo điều kiện để sinh viên học tốt môn Sáng tác thiết kế.
22. Hình họa 1 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Vẽ nghiên cứu: Khối cầu, khối trụ, khối lập phương, khối chóp bằng bút chì.
23. Hình họa 2 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Hình hoạ 1.
- Nội dung: Vẽ nghiên cứu tượng đầu người phạt mảng, tượng chân dung nam, nữ, thanh niên, tượng người lột da, tượng toàn thân bằng bút chì.
24. Hình họa 3 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 1 và 2.
- Nội dung: Vẽ chân dung bán thân ông già bằng bút chì.
25. Hình họa 4 6 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 1, 2 và 3.
- Nội dung: Vẽ nghiên cứu mẫu bán thân nam, nữ thanh niên bằng than vẽ và màu dầu.
26. Hình họa 5 6 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 1, 2, 3 và 4.
- Nội dung: Vẽ nghiên cứu mẫu người nam, nữ khỏa thân bằng bút chì, than vẽ.
27. Hình họa 6 6 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 1, 2, 3, 4 và 5.
- Nội dung: Vẽ nghiên cứu mẫu nam, nữ thanh niên khoả thân dáng ngồi và đứng bằng màu dầu.
28. Cơ sở tạo hình 1 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên về những quan niệm về màu sắc, hiểu biết vòng tròn màu và giải phổ màu, nắm được màu gốc, sáu cặp hài hòa, biết xử lý các trạng thái tâm lý về màu và nắm được khả năng biểu hiện của màu và các tương quan về màu.
29. Cơ sở tạo hình 2 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Cơ sở tạo hình 1.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên sự hiểu biết về mối quan hệ biện chứng giữa cái đẹp trong thiên nhiên và sự sáng tạo của con người trong nghệ thuật qua phương pháp nghiên cứu thiên nhiên bằng ký họa cách điệu hóa từ vẽ thực, vẽ nét, vẽ mảng, biểu tượng hóa bằng bút lông, mực nho, bút sắt, màu đen…
30. Cơ sở tạo hình 3 6 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Cơ sở tạo hình 1và 2.
- Nội dung: Vẽ nghiên cứu hoa, lá, động vật, nghiên cứu cấu trúc, diễn tả chất liệu bằng thuốc nước, mực nho, bút sắt.
31. Vẽ kỹ thuật 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên lý thuyết cơ bản của môn vẽ kỹ thuật theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam, từ đó sinh viên có khả năng đọc và hiểu các bản vẽ thiết kế, có trình độ lập bản vẽ kỹ thuật chi tiết.
32. Nguyên lý thị giác 1 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên phương pháp bố cục trên mặt phẳng bằng ngôn ngữ tạo hình: điểm, đường nét, mảng, khối. Qua đó, sinh viên biết kết hợp giữa lý thuyết và hệ thống bài tập về hình và nền, chính - phụ, đối lập - hoà hợp, số lượng - chất lượng… trong các loại bố cục hàng lối, đăng đối, tự do với kết cấu ở các dạng hình: vô hướng, định hướng, đối lập, đa hướng, chuyển động và các hình tổng hợp.
33. Nguyên lý thị giác 2 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Nguyên lý thị giác 1.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên phương pháp luận cơ sở tạo hình khối trong không gian; nhận thức thị giác về khối trong không gian: lực thị giác, trường thị giác - nắm được mối quan hệ giữa hình với không gian, mối quan hệ tương phản, mối quan hệ mảng chính, mảng phụ, mối quan hệ giữa điểm, đường nét, mảng lồi lõm (âm dương), các quan hệ tỷ lệ sức căng, tính hài hòa, thống nhất; phương pháp sử dụng chất liệu, các tổ hợp hình khối... đảm bảo tính khúc chiết, nêu bật được chủ thể và đạt được sự hài hòa, thống nhất mang tính thẩm mỹ.
34. Nghệ thuật chữ 3 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Nguyên lý thị giác 1 và 2.
- Nội dung: Trang bị kiến thức để sinh viên hiểu rõ vai trò của mẫu chữ La tinh đối với đời sống con người, đặc biệt đối với chữ trong lĩnh vực đồ họa quảng cáo. Trên cơ sở đó, sinh viên nắm được các nguyên tắc cấu trúc của chữ, các phương pháp xử lý chữ tạo hiệu quả thị giác.
35. Đồ họa ảnh 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Không
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên nguyên lý chung của máy ảnh, phim, giấy ảnh; cấu tạo của máy ảnh cơ, kỹ thuật số, các loại ống kính và tính năng của chúng (ống kính Normal, tele góc rộng). Từ đó sinh viên nắm được kỹ thuật chụp ảnh, kỹ thuật bóng tối và kỹ xảo, phương pháp sử dụng ảnh màu và đen trắng trong đồ họa quảng cáo.
36. Đồ họa vi tính 1 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Nghệ thuật chữ.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên Corelw là phần mềm rất mạnh để thực hiện thành công những ý tưởng thiết kế. Chương trình này cũng giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về đồ họa vi tính, từ đó có thể tự tra cứu thêm những tư liệu tham khảo của phần mềm này có trên thị trường.
37. Đồ họa vi tính 2 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Đồ họa vi tính 1.
- Nội dung: Sau khi sinh viên đã nắm được khởi đầu với Corelw 11.0, tạo được đối tượng Graphic chọn, nhân bản, biến đổi, trong học phần này sinh viên thao tác với các đối tượng, chỉnh dạng đối tượng... sử dụng các hiệu ứng. Corelw là chương trình đồ họa đa năng chạy trên nền Windows với chức năng tạo và xử lý các đối tượng về Vertor với công cụ vẽ tô và tạo hiệu ứng đa dạng phù hợp với thiết kế đồ họa ứng dụng.
38. Sáng tác thiết kế 1 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Nghệ thuật chữ, Đồ họa vi tính 1 và 2.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên nghiên cứu và tập thiết kế sáng tác nhãn hiệu hàng hóa, bao bì, túi xách, giấy gói hàng.
39. Sáng tác thiết kế 2 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác thiết kế 1.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức về nghiên cứu nghệ thuật thể hiện biểu tượng, các dạng thức của biểu trưng và sự chuẩn hoá thiết kế. Trên cơ sở đó, sinh viên tập sáng tác một biểu trưng cho một công ty hay một nhà máy xí nghiệp.
40. Sáng tác thiết kế 3 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác thiết kế 1và 2.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức về nghiên cứu sáng tác áp phích quảng cáo hàng hóa, tờ rơi cho một mặt hàng công thương nghiệp.
41. Sáng tác thiết kế 4 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác thiết kế 1, 2 và 3 .
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức về nghiên cứu sáng tác măng séc cho một tờ báo, tạp chí; trình bày bìa, minh họa cho một nhà xuất bản.
42. Sáng tác thiết kế 5 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác thiết kế 1, 2, 3 và 4.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức về nghiên cứu và sáng tác đồ họa văn phòng gồm: giấy viết thư, phong bì, giấy mời, danh thiếp.
43. Sáng tác thiết kế 6 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác thiết kế 1, 2, 3, 4 và 5.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức về nghiên cứu, tìm hiểu các thể loại tranh in khắc gỗ đen trắng, màu, tranh in đá, cao su, thạch cao, kim loại. Trên cơ sở đó, đó sinh viên tập sáng tác tranh phong cảnh (khắc thạch cao).
44. Sáng tác thiết kế 7 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác thiết kế 1, 2, 3, 4, 5 và 6
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức về sáng tác thiết kế lịch treo tường, lịch năm, lịch tháng, lịch mùa, lịch để bàn.
45. Sáng tác thiết kế 8 4 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác thiết kế 1, 2, 3 , 4, 5, 6 và 7.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức lịch sử và chức năng của tem thư: hình thức và kỹ thuật thể hiện. Tiếp đó, sinh viên tập sáng tác một bộ tem về đề tài phong cảnh, hoặc cá cảnh (có 4 mẫu).
46. Sáng tác thiết kế 9 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác thiết kế 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức về sáng tác áp phích văn hóa, quảng cáo cho điện ảnh, sân khấu, thể dục, thể thao, khu du lịch, di sản văn hóa.
47. Sáng tác thiết kế 10 5 đvht
- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác thiết kế 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9.
- Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức về sáng tác tranh cổ động chính trị nhằm tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước: bầu cử, làm nghĩa vụ quân sự, lao động sản xuất.
4.1. Chương trình khung đào tạo ngành Đồ họa ứng dụng được thiết kế để đào tạo chuyên môn nghệ thuật, có những đặc thù riêng:
- Trong giảng dạy phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, phần lý thuyết và thực hành không tách biệt nhau, giảng viên vừa truyền đạt lý thuyết vừa hướng dẫn cho từng sinh viên, do vậy giờ giảng của giảng viên được gọi chung là “giờ lên lớp”.
- Học phần Hình họa được nghiên cứu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Học phần Giải phẫu tạo hình cần bố trí thời gian học gắn với môn vẽ hình họa mẫu người.
- Các học phần thuộc kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức cơ sở của ngành nên tập trung học vào 3 học kỳ đầu. Thời gian sau dành cho sinh viên học các học phần thuộc kiến thức ngành.
4.2. Về khối lượng kiến thức tự chọn
Trên cơ sở những quy định tại mục 2.2, khối lượng kiến thức tự chọn gồm:
+ Phần kiến thức đại cương 7 đvht
+ Phần kiến thức ngành 18 đvht
Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.
4.3. Điều kiện cơ sở vật chất
Phòng học chuyên môn cần đảm bảo đủ rộng, đủ ánh sáng. Số sinh viên trong lớp Hình họa nên có khoảng 15-20 sinh viên/1 lớp, lớp Sáng tác thiết kế khoảng 10 - 15 sinh viên/1 lớp.
- Dụng cụ học tập cần thiết đối với sinh viên: họa phẩm, giá vẽ, bảng vẽ, hộp màu, bút vẽ.
- Mẫu vẽ hình họa: Người mẫu phải có hình thể cân đối, đẹp.
4.4. Định hướng phương pháp giảng dạy
Kết hợp chặt chẽ lý thuyết và thực hành, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo của sinh viên trên cơ sở nắm vững kiến thức và khả năng tư duy nghề nghiệp. Sáng tác thiết kế đồ họa phải mang tính ứng dụng cao, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật.
4.5. Định hướng về đánh giá kết quả học tập
Đối với các học phần chuyên môn, sau mỗi học phần đều có nhận xét đánh giá và chấm điểm (thang điểm 10)./.
- 1Dự thảo Thông tư về Quy chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng về văn hoá nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030 bằng ngân sách Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2Thông tư 11/2018/TT-BLĐTBXH về chương trình môn học Tin học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Công văn 918/VPCP-KGVX năm 2019 về Đề án Đặt hàng đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực văn hoá nghệ thuật do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 3Quyết định 45/2002/QĐ-BGDĐT về Chương trình các môn Triết học Mác - Lê nin dùng cho các khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành.
- 4Quyết định 34/2003/QĐ-BGDĐT ban hành Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Quyết định 35/2003/QĐ-BGDĐT ban hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ Đại học, Cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Quyết định 81/2007/QĐ-BGDĐT về Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 8Quyết định 41/2003/QĐ-BGDĐT về Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trình độ đại học dùng trong đại học, học viện và trường đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Dự thảo Thông tư về Quy chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng về văn hoá nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030 bằng ngân sách Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành
- 10Thông tư 11/2018/TT-BLĐTBXH về chương trình môn học Tin học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 11Công văn 918/VPCP-KGVX năm 2019 về Đề án Đặt hàng đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực văn hoá nghệ thuật do Văn phòng Chính phủ ban hành
Quyết định 19/2008/QĐ-BGDĐT về bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành văn hoá - nghệ thuật - thông tin trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 19/2008/QĐ-BGDĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/04/2008
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Bành Tiến Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 253 đến số 254
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra